Bài giảng tội phạm học | Trường đại học Luật, đại học Quốc gia Hà Nội

Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 1/24
hoa_dại
GHI CHÉP THỦA ĐI HỌC
Bài giảng Tội phạm học
Posted on 05/08/2020 by HOA VIEN VIEN Bình luận về bài viết này
(bài giảng Tội phạm học – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)
Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ (2015 – 2018)
BÀI GIẢNG TỘI PHẠM HỌC
Thời lượng: 30 tiết
Mục lục
BÀI GIẢNG TỘI PHẠM HỌC.. 1
Vấn đề 1: Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu tội phạm học. 2
1. Khái niệm tội phạm học. 2
2. Khái niệm.. 2
3. Đặc điểm.. 2
4. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. 2
III. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học. 3
Vấn đề 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học. 3
1. Trường phái tội phạm học cổ điển. 3
2. Nội dung chính. 4
3. Nguyên nhân của tội phạm theo quan điểm của các học giả tội phạm học cổ điển. 4
4. Trường phái tội phạm học thực chứng. 5
5. Nội dung chính. 5
6. Nguyên nhân của tội phạm theo quan điểm của các nhà tội phạm học thực chứng. 5
Vấn đề 3: Tình hình tội phạm.. 7
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 2/24
1. Khái niệm.. 7
2. Các thông số cơ bản của tình hình tội phạm.. 7
3. Thực trạng của tội phạm.. 7
4. Diễn biến của tội phạm.. 9
Vấn đề 4: Nguyên nhân của tội phạm.. 13
1. Khái niệm.. 13
2. Tình huống cụ thể. 13
3. Khái niệm.. 13
4. Phân loại tình huống cụ thể. 13
5. Vai trò của tình huống cụ thể trong cơ chế của hành vi phạm tội 14
III. Nạn nhân của tội phạm.. 14
Vấn đề 5: Nhân thân người phạm tội 14
1. Khái niệm.. 14
2. Ý nghĩa của nghiên cứu nhân thân người phạm tội 14
Vấn đề 6: Dự báo tội phạm.. 14
1. Khái niệm.. 14
2. Cơ sở khoa học của việc dự báo tội phạm.. 15
III. Phương pháp dự báo tội phạm.. 15
Vấn đề 7: Phòng ngừa tội phạm.. 15
1. Khái niệm.. 15
Ngày 09/04/2017
Giảng viên: cô …
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 3/24
Vấn ề 1: Khái niệm, ối tượng và phương pháp
nghiên cứu tội phạm học
I. Khái niệm tội phạm học
1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 8 Luật hình sự 2015: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Đặc điểm của tội phạm:
+ là hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ được quy định trong Bộ luật hình sự
+ có lỗi
+ phải chịu hình phạt
Cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan
Phân loại tội phạm: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên
nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
2. Đặc iểm
– Tội phạm học có các đặc điểm:
+ đối tượng nghiên cứu độc lập: tội phạm hiện thực (tức là tội phạm đã xảy ra trong thực tế), nguyên
nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 4/24
+ là khoa học liên ngành (hay đa ngành): là sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau. Với
tội phạm học, nó sử dụng các thành tựu của các ngành khoa học khác như: xã hội học, tâm lý học, sinh
vật học
+ là khoa học thực nghiệm: là khoa học mà kiến thức của nó thu được từ nghiên cứu thực tế (chứ không
phải nghiên cứu lý thuyết), VD nghiên cứu số ợng người phạm tội, nhân thân người phạm tội, đặc
điểm sinh học của người phạm tội
+ mục đích: đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm (tức là ngăn ngừa, hạn chế tội phạm cả về số
ợng và mức độ nguy him)
II. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
– Tội phạm học nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau:
+ tình hình tội phạm: chính là tội phạm hiện thực, là bức tranh thực tế, toàn cảnh về tội phạm trong xã
hội, thường được thể hiện qua 2 con số: thực trạng tội phạm, và diễn biến tội phạm (trong1 khoảng thời
gian nhất định). Hai số liệu này đươc lấy từ các nguồn thống kê khác nhau, như của cơ quan công an, cơ
quan tòa án, từ các cuộc điều tra xã hội học
+ nguyên nhân của tội phạm
+ nhân thân người phạm tội
+ phòng ngừa tội phạm
+ kiểm soát tội phạm: sự kiểm soát của Chính phủ đối với tội phạm, các thiết chế xã hội như giáo dục gia
đình, thiết chế tôn giáo, chuẩn mực xã hội góp phần kiểm soát tội phạm
+ các học thuyết về tội phạm
+ nạn nhân học: nghiên cứu vai trò của nạn nhân trong hành vi phạm tội, như hiểu biết hạn chế của nạn
nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm, như nạn nhân quá dễ dãi, quá cả tin … Chú ý có những tội
phạm không có nạn nhân hoặc rất khó xác định nạn nhân như tội về ma túy, tội cờ bạc, tôi xâm phạm
môi trường, …
+ hình phạt học: nghiên cứu về vai trò của hình phạt: giáo dục, răn đe người phạm tội; đồng thời cũng
răn đe người khác có thể có ý định phạm tội
+ các tội phạm chuyên biệt: như tội phạm cổ cồn trắng (tội phạm về chức vụ, tội phạm rửa tiền, …), tội
phạm cổ cồn xanh (công nhân, nông dân, người làm lâm ngư nghiệp phạm tội)
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 5/24
III. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
Có nhiều phương pháp khác nhau, thường dùng 2 nhóm phương pháp sau:
+ nhóm phương pháp xã hội học: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực
nghiệm, phương pháp điều tra xã hội học, …
+ nhóm phương pháp thống kê
Trong nhóm phương pháp thống kê, chia thành:
+ phương pháp số tuyệt đối: dùng để xác định quy mô, khối lượng của hiện tượng, nghiên cứu tình hình
tội phạm. Sử dụng phương pháp số tuyệt đối để xác định thực trạng của tội phạm. VD trên địa bàn tỉnh
A từ năm 2010 đến 2015 đã xảy ra 5.670 vụ phạm tội với 2.367 người phạm tội
+ phương pháp số tương đối: sử dụng các công thức toán học
Sử dụng phương pháp số tương đối động thái định gốc để xác định diễn biến của tội phạm theo
công thức sau:
Ydb = [Mi / Mo] x 100%
Trong đó:
Mi: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định (động thái, tức là để so sánh số liệu giữa các
năm với nhau)
Mo: số vụ hoặc số người phạm tội trong năm gốc (định gốc, tức là so sánh với 1 năm “gốc”)
Sử dụng phương pháp số tương đối để xác định cơ cấu tội phạm theo công thức:
Ycc = [Mbp / M ] x 100%
Trong đó:
Mbp: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng nhóm, loại tội phạm
M : tổng số vụ hoặc tổng số người phạm tội
Sử dụng số tương đối để xác định hệ số tội phạm (chỉ số tội phạm): hệ số tội phạm là mức độ
phbiến của tội phạm trong dân cư, thường xác định trong 10.000 dân hoặc 100.000 dân + phương
pháp số trung bình và phương pháp số trung vị
——————–
Ngày 16/04/2017
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 6/24
Giảng viên: cô …
Vấn ề 2: Lịch sử hình thành và phát triển của ti
phm học
I. Trường phái tội phm học cổ iển
Thời gian tồn tại: từ 1700 đến 1880
Học giả tiêu biểu:
+ Cesare Beccaria: được coi là ông tổ của tội phạm học cổ điển, với tác phẩm kinh điển “Tội phạm và
hình phạt” năm 1764
+ Jeremy Bentham: học trò của Cesare Beccaria, với tác phẩm nổi tiếng “Lời giới thiệu tới các nguyên tắc
của đạo đức và luật pháp” năm 1798
1. Nội dung chính
Khoảng thế kỷ 18, ở châu Âu xuất hiện “thời kỳ khai sáng”. Đây là giai đoạn của Triết học, chi
phihầu hết tri thức của nhân loại.
Theo quan điểm của triết học thì nguyên nhân của tội phạm là do tự do ý chí và suy nghĩ lý trí.
Quan điểm này đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hin yếu tố “có lỗi” “lỗi cố ý” trong PL hình sự.
2. Nguyên nhân của tội phạm theo quan iểm của các học giả tội
phạm học cổ iển
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 7/24
a. Cesare Beccaria
Cesare Beccaria cũng thừa nhận và khẳng định suy cho cùng nguyên nhân của tội phạm là do các
yếutố thuộc về cá nhân. Năm 1764, Cesare Beccaria xuất bản cuốn sách: “Tội phạm và hình phạt”, trong
đó có nhiều quan điểm tiến bộ, ông cũng đề cao vai trò phòng ngừa tội phạm của hình phạt.
Theo Cesare Beccaria, hình phạt là phương tiện để phòng ngừa tội phạm hiệu quả, cách tốt nhất
đểphòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng người có đạo đức
tốt và cải thiện nền giáo dục, bên cạnh đó cần cải thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng nhân đạo.
Cesare Beccaria đưa ra nhiều quan điểm tiến bộ:
+ không có bất kỳ ai được đứng trên luật pháp, kể cả giới quý tộc và những nhà lãnh đạo
+ đồng thời mọi người đều bình đẳng, nên việc người này quyết định tước đoạt mạng sống của người
khác là vô lý, nên Cesare Beccaria đề nghị bỏ án tử hình
+ phòng ngừa tội phạm tốt hơn là trừng trị tội phạm
+ khi quyết định hình phạt phải căn cứ vào hành vi phạm tội chứ không được căn cứ vào chủ thphm
tội
+ thẩm phán là người áp dụng PL chứ không phải là người ban hành PL (rất phù hợp với quan điểm của
hệ thống Civil Law, nhưng lại trái với quan điểm của Common law)
+ khi quyết định hình phạt phải dựa trên “niềm vui thích” và “sự đau khổ”: khi 1 người thực hiện hành
vi phạm tội vui thích như thế nào, thì khi họ phải chịu hình phạt họ sẽ phải chịu đau khổ tương ứng
như vậy
==> đến tận ngày nay tư tưởng của Cesare Beccaria vẫn được nhiều quốc gia tuân theo để xây dựng hệ
thống tư pháp dân chủ và hiệu quả
b. Jeremy Bentham
Theo Jeremy Bentham thì nguyên nhân của tội phạm cũng là do tự do ý chí và suy nghĩ lý trí. Tên
tuicủa ông gắn liền với “thuyết vị lợi” (thuyết thực dụng): trước khi thực hiện hành vi phạm tội, con
người bao giờ cũng cân nhắc giữa cái được và cái mất, nếu cái được nhiều hơn cái mất thì họ sẽ thc
hiện hành vi, ngược lại nếu cái được ít hơn cái mất thì họ sẽ không thực hiện hành vi ==> do đó hình
phạt phải tương ứng với hành vi phạm tội và đây là biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả
Jeremy Bentham đề ra 3 giải pháp phòng ngừa tội phạm:
+ cải cách lại hệ thống nhà tù: xây dựng nhà thù theo kiến trúc “hình xoáy ốc”, theo đó người quản tù
đứng ở vị trí trung tâm của “xoáy ốc” để quan sát mọi hành vi của tù nhân (bị coi là vi phạm nhân
quyền vì ngay cả tù nhân cũng vẫn còn 1 số quyền con người)
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 8/24
+ xăm trổ lên người phạm tội: để ngăn ngừa nguy cơ người phạm tội tái phạm (tuy nhiên lại bị coi là vi
phạm nhân quyền)
+ xây dựng đội cảnh sát tuần tra: biện pháp này được sử dụng rộng rãi trên thế giới đến tận ngày nay
II. Trường phái tội phạm học thực chứng
Thời gian tồn tại: chia làm 2 giai đoạn
+ 1880 – 1930: giai đoạn đầu
+ 1930 – nay: thời kỳ hiện tại
Học giả tiêu biểu:
+ Cesare Lombroso: cha đẻ của tội phạm học thực chứng, với tác phẩm “Người phạm tội”
+ Enrico Ferri, Raaele Garofalo, Buckman Goring, …
1. Nội dung chính
Từ nửa cuối thế kỷ 19, triết học không còn giữ vai trò độc tôn, nhiều ngành khoa học mới xuất
hiện,trong đó nổi lên là sự xuất hiện của chủ nghĩa thực chứng: muốn tìm hiểu 1 sự vật, hiện tượng hoặc
tìm ra quy luật cần phải sử dụng phương pháp khoa học.
Theo chủ nghĩa thực chứng, con người không phải hoàn toàn được tự do lựa chọn thực hiện hành
viphạm tội, nói cách khác có những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của họ dẫn đến hành vi phạm tội
của họ. Nhiều nhà khoa học đã ứng dụng thành tựu của các ngành khoa học khác để nghiên cứu về con
người phạm tội, từ đó giải thích nguyên nhân của tội phạm, như ứng dụng các thành tựu của sinh vật
học, tâm lý học, xã hội học, …
2. Nguyên nhân của tội phạm theo quan iểm của các nhà tội
phạm học thực chứng
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 9/24
a. Các thuyết sinh học quyết nh
– Cesare Lombroso:
+ Là người đầu tiên kết hợp giữa chủ nghĩa thực chứng và nghiên cứu về sinh học của Darwin về nguồn
gốc loài người để giải thích nguyên nhân của tội phạm. Ông cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do
các yếu tố sinh học quyết định. Năm 1876, ông xuất bản cuốn sách “Người phạm tội”, trong đó đưa ra
khái niệm “người phạm tội bẩm sinh” hay người mắc bệnh “lại giống”.
+ Cesare Lombroso đã thay thế quan niệm của tội phạm học cổ điển (cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn
của cá nhân là nguyên nhân của tội phạm) bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm bắt
nguồn từ nguyên nhân loại cơ thể. Theo đó ông đã phát triển tội phạm học theo hướng mới, giải thích
nguyên nhân của tội phạm thông qua nghiên cứu và thí nghiệm, đó chính là trường tội phạm học thực
chứng. Cụ thể ông đã sử dụng rộng rãi các biện pháp và phương pháp thống kê trong việc xử lý các dữ
liệu về nhân chủng học, xã hội, kinh tế.
+ Bằng cách nghiên cứu hộp sọ, diện mạo khuôn mặt, hình dáng của những người tù (còn sống hoặc đã
chết), Cesare Lombroso cho rằng có thể đoán biết họ có phải là người phạm tội bẩm sinh hay không, tức
là có đồng thời 5 đặc điểm (cả nam và nữ):
Miệng rộng, hàm răng khỏe, trán dốc, ngắn (là những đặc điểm của loài ăn thịt sống)
Xương gò má nhô cao, mũi bẹt
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 10/24
Tai hình dáng quai xách (tai vểnh)
Mũi diều hâu, môi to dày, mắt gian xảo, lông mày rậm
Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài hơn cẳng chân (giống loài khỉ)
+ Cesare Lombroso cho rằng người phạm tội có đặc điểm giống với tổ tiên của loài người hơn là công
dân bình thường, đó là những dấu hiệu của bệnh “lại giống”, tức là quay trở lại với giống nòi của mình
(loài khỉ, vượn người), có những đặc điểm nổi bật của loài người ở giai đoạn phát triển thấp, trước khi
họ trở thành người.
+ Để phòng ngừa tội phạm, Cesare Lombroso cho rằng cần biệt lập những người phạm tội bẩm sinh
khỏi xã hội mà không cần chờ đến lúc họ phạm tội. Tuy nhiên ông ủng hộ quan điểm cần đối xử nhân
đạo với người phạm tội và phản đối việc áp dụng án tử hình đối với người phạm tội.
——————–
Ngày 23/04/2017
Giảng viên: cô …
(tiếp bài trước)
Ernst Kretschmer, William Sheldon: đưa ra trường phái “kiểu cơ thể”, theo đó kiểu “to, khỏe,
lựclưỡng” có nguy cơ phạm tội cao hơn so với 2 kiểu “gày gò, ốm yếu, vai hẹp” và “cao trung bình,
mũm mĩm, cổ to, mặt rộng”
Richard Louis Dugdale, Henry Goddard: đưa ra Thuyết phạm tội do thừa kế, theo đó người
phạm tộilà do kế thừa “gen xấu” từ thế hệ trước. Cơ sở là sự nghiên cứu của 1 số dòng họ có tỷ lệ người
phạm tội nhiều hơn so với các dòng học khác.
+ thuyết “phạm tội do thừa kế” dẫn tới sự hình thành và phát triển của phong trào “ưu sinh”, là phong
trào sinh sản có điều khiển để cải tạo chất lượng nòi giống. Theo đó để phòng ngừa tội phạm thì phải
không để cho gen xấu từ thế hệ trước truyền sang thế hệ sau, tức là “triệt sản” đối với người phạm tội.
Phong trào ưu sinh phát triển và lan rộng khắp nước Mỹ từ những năm 1920 đến trước thế chiến II. Sau
đó phong trào này lan sang châu Âu, là đỉnh điểm là khi phát xít Đức lợi dụng triệt để để tàn sát người
Do Thái và người tàn tật.
Patricia Jacobs: đưa ra Thuyết nhiễm sắc thể, theo đó người phạm tội là do có kiểu nhiễm sắc thể
bấhưng
a. Các thuyết tâm lý quyết định
Gabriel Tarde: đưa ra Thuyết bắt chước, theo đó nguyên nhân của tội phạm là do 1 người đã bắt
chướchành vi phạm tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát. Có 3 loại bắt chước:
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 11/24
+ những người có địa vị ngang bằng nhau và có tần số tiếp xúc thường xuyên với nhau thì có xu hướng
bắt chước nhau (cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số tiếp xúc của họ).
VD bạn bè thường có xu hướng bắt chước nhau
+ người ở tầng lớp dưới thường bắt chước người ở tầng lớp cao hơn. VD trẻ con bắt chước người lớn,
học sinh bắt chước thầy cô, người nông thôn bắt chước người thành thị
==> ngày nay vẫn còn giá trị: ở việc coi trọng giáo dục, coi trọng việc “làm gương” của cha mẹ, thầy cô
+ nếu có nhiều khuynh hướng, khuôn mẫu khác nhau thì con người sẽ chọn cái chiếm ưu thế hơn
==> ngày nay vẫn còn giá trị: tác động của phương tiện truyền thông, mạng xã hội, phim ảnh đến giới trẻ
Sigmund Freud: thuyết phân tâm học, cho rằng tồn tại năng lực tình dục thúc đẩy hành vi của
conngười. Năng lực tình dục đó được gọi là libido, trong libido có 2 lực lượng đối chọi nhau là bản năng
sống (eros-ớng tới hoạt động) và bản năng chết (thanatos-ớng tới hoạt động tự hủy diệt). Ông đưa
ra khái niệm bản năng, bản ngã, siêu bản ngã:
+ bản năng tượng trưng cho phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân
+ bản ngã tượng trưng cho cho phần ý thức và ý chí của cá nhân
+ siêu bản ngã biểu hiện cho phần giá trị văn hóa với chức năng như là lương tâm cá nhân
Theo Freud, hành vi tội phạm diễn ra khi ở 1 cá nhân, phần bản năng lấn át bản ngã trong khi siêu bản
ngã hoạt động kém hiệu quả
b. Thuyết xã hội quyết định
Emile Durkkeim: thuyết rối loạn tổ chức xã hội, theo đó hành vi phạm tội không phải do các yếu
tốthuộc về cá nhân mà là do các yếu tố thuộc về môi trường, về xã hội, cụ thể là do sự rối loạn, vô tổ
chức của xã hội, do sự phân công lao động xã hội không hợp lý. Quan điểm của Emile Durkkeim:
+ tội phạm là tồn tại tất yếu của xã hội: tức là tội phạm không thbiến mất, chỉ có thể hạn chế, đẩy lùi tội
phạm; nếu tội phạm biến mất thì xã hội cũng tiêu vong
+ tội phạm là thước đo cho sự phát triển của xã hội: VD trước đây chưa hề có khái niệm về “tội phạm
công nghệ cao”, chỉ đến khi khoa học phát triển thì mới xuất hiện loại tội phạm này. Chính về vậy quan
sát tội phạm có thể đánh giá được mức độ phát triển của xã hội đó.
Edwin Sutherland: đưa ra thuyết học lại từ xã hội, theo đó hành vi phạm tội là do sự “học lại”
hành vicủa một nhóm xã hội (khác với thuyết bắt chước là sự “học hỏi” từ 1 cá nhân khác)
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 12/24
Vấn ề 3: Tình hình tội phạm
I. Khái niệm
Các khái niệm: Tình hình tội phạm, tình trạng phạm tội có nghĩa tương tự nhau, nhưng khái niệm
Tìnhhình tội phạm được sử dụng nhiều hơn.
“Tình trạng” thường mang nghĩa tiêu cực.
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tình hình tội phạm:
+ Tình hình tội phạm là toàn bộ thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong 1 phạm vi không
gian và thời gian xác định (Giáo trình Đại học Luật Hà Nội)
+ Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm, hoặc 1 loại
tội phạm) đã xảy ra trong 1 đơn vị thông gian và đơn vị thời gian nhất định (GS TS Nguyễn Ngọc Hòa)
+ Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái PL hình sự, mang tính giai cấp, thay đổi theo quá
trình lịch sử và được thực hiện trong phạm vi không gian và thời gian nhất định
Đặc điểm:
+ dù theo quan điểm nào thì tình hình tội phạm đều có đặc điểm chung là xác định theo không gian và
thời gian xác định, tức là đánh giá về tình hình tội phạm phải dựa trên các dữ liệu trong phạm vi và thời
điểm nhất định
+ đối tượng của tình hình tội phạm luôn là tội phạm, VD tội trộm cắp, tội tham nhũng, tội phạm ma túy,
Chú ý: Quan niệm thứ 3 (nêu trên) hiện tại đã không còn được sử dụng, vì quan điểm này gây ra sự
nhầm lẫn giữa khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm. Cụ thể, nếu nói tình hình tội phạm có tính
trái PL hình sự là không chính xác, vì trong Bộ luật hình sự không hề có khái niệm “tình hình tội
phạm” (mà chỉ có các tội phạm); mặc dù tình hình tội phạm là tổng hợp của các tội phạm, nhưng nó
không phải là phép cộng đơn thuần. Hơn nữa việc coi “tình hình tội phạm mang tính giai cấp” là quan
điểm đồng nhất tình hình tội phạm với tội phạm, vì chỉ có tội phạm mới có tính giai cấp (tức là tội
phm những thời kỳ lịch sử khác nhau sẽ có sự khác nhau, VD ở thời kỳ bao cấp có tội “Làm giả tem
phiếu”, nhưng khi hết bao cấp thì tội này không còn nữa)
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 13/24
II. Các thông số cơ bản của tình hình tội phạm
– Gồm các thông số:
+ các thông số về ợng, gồm:
thực trạng
diễn biến
+ các thông số về chất, gồm:
cơ cấu
tính chất
——————–
Ngày 07/05/2017
Giảng viên: cô …
(tiếp bài trước)
1. Thực trạng của tội phạm
– Gồm 2 phần:
+ thực trạng về mức độ của tội phạm
+ thực trạng về tính chất của tội phạm
1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm
Là toàn bộ số vụ phạm tội và số người phạm tội đã xảy ra xác định trong 1 khoảng thời gian và
khônggian.
Để làm sáng tỏ thực trạng về mức độ của tội phạm, thông thường cần làm rõ 4 nội dung sau:
+ tội phạm rõ
+ tội phạm ẩn
+ hệ số tội phạm (hay Chỉ số tội phạm)
+ thông số về nạn nhân của tội phạm
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 14/24
a. Tội phạm rõ
– Là toàn bộ số vụ và số người phạm tội đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý hình sự. Số liệu thống kê về
tội phạm rõ ở VN thường lấy từ 2 nguồn sau:
+ số liệu thống kê của cơ quan công an, cơ quan điều tra, viện kiểm sát
+ số liệu thống kê của tòa án
b. Tội phạm ẩn
Khái niệm: Là toàn bộ những tội phạm đã xảy ra, chưa bị phát hiện, hoặc chưa bị xử lý về hình sự, và
vì vậy không có số liệu thống kê.
Tội phạm ẩn trong tình hình tội phạm được ví như phần chìm của tảng băng. Thông thường, số ợng
tội phạm ẩn gấp từ 6-8 lần số ợng tội phạm rõ.
Nguyên nhân của tội phạm ẩn: có thể chia làm 4 nhóm:
+ nguyên nhân từ phía người phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm bằng những thủ đoạn mới
tinh vi, xảo quyệt để che dấu tội phạm. VD tội phạm công nghệ cao
+ nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm: nạn nhân không khai báo do thiếu hiểu biết, do mặc cảm
tâm lý (như tội hiếp dâm), do sợ bị trả thù (bị thphạm đe dọa), do không tin tưởng cơ quan chức năng
có thể xử lý vụ việc (thủ phạm là người có chức quyền)
+ nguyên nhân từ phía người làm chứng: người chứng kiến không khai báo, tố giác tội phạm. Nguyên
nhân do nhận thức chưa đúng đắn, ngại phiền hà, hoặc bị đe dọa
+ nguyên nhân từ phía các cơ quan bảo vệ PL: do nhận hối lộ, ý muốn che dấu tội phạm trên địa bàn
mình quản lý, hoặc do tâm lý “ngại cấp trên”, VD như xe ô tô của cấp trên gây tai nạn; hoặc vì lý do
“nhạy cảm” có sự thay đổi tội danh này bằng tội danh khác, thường thấy ở các tội chống phá chế độ bị
thay đổi thành các tội khác như trốn thuế, mục đích để tránh cho nước ngoài đánh giá về nhân quyền
Chú ý: Trên thực tế, có nhiều trường hợp tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý hình sự, nhưng
không có trong thống kê hình sự. Những trường hợp này được coi là tội phạm rõ, do các nguyên nhân
sau:
+ bệnh thành tích: VD địa phương mà để xảy ra tội phạm nhiều sẽ bị coi là không đảm bảo an ninh, kém
thu hút đầu tư
+ do nguyên tắc thống kê: nguyên tắc thống kê là chỉ thống kê tội danh được áp dụng hình phạt cao nhất.
VD phạm nhân A bị kết tội hiếp dâm, cướp tài sản, và giết người, nhưng chỉ thống kê 1 tội danh giết
người
+ do thống kê nhầm, thống kê sai (do trình độ cán bộ thống kê hạn chế): VD tội phạm diễn ra vào năm
2010, nhưng đến 2013 với phát hiện ra, và đến năm 2015 với xét xử
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 15/24
Phương pháp xác định tội phạm ẩn: có nhiều phương pháp, trong đó thường sử dụng 2 phương pháp:
+ phương pháp điều tra về tội phạm tự ờng thuật: cam kết giữ bí mật danh tính người tham gia tự
ờng thuật, để họ tiết lộ thông tin về tội phạm
+ phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm: cam kết giữ bí mật danh tính nạn nhân để họ tiết lộ
thông tin về tội phạm
Chú ý: cả 2 phương pháp này đều có tính chính xác tương đối
Phân loại tội phạm ẩn: căn cứ vào nguyên nhân của tội phạm ẩn, có 2 loại:
+ tội phạm ẩn khách quan: do các nguyên nhân khác không phải do các cơ quan bảo vệ PL
+ tội phạm ẩn chủ quan: do cơ quan bảo vệ PL
c. Hệ số tội phạm (Chỉ số tội phạm)
Là chỉ số được xác định để tìm hiểu mức độ phbiến của tội phạm trong 1 địa bàn dân cư
và trong 1khoảng thời gian nhất định.
Hệ số tội phạm được tính theo tỷ lệ số vụ phạm tội trên 100.000 dân (hoặc 10.000 dân):Hệ
số tội phạm = [Số vụ phạm tội] x 100.000 / [Số dân]
d. Thông số về nạn nhân của tội phạm
– Nghiên cứu thông số này thường xác định 1 số nội dung sau:
+ số ợng nạn nhân của tội phạm
+ tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm
+ đặc điểm nhân thân của nạn nhân của tội phạm: như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia
đình, hoàn cảnh kinh tế, … của nạn nhân
+ mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội
+ …
1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm
Tính chất của tội phạm là những đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất của tình hình tội phạm đó. Tính
chtcủa tội phạm có thể rút ra được trên cơ sở nghiên cứu ơ cấu của tội phạm. Cơ cấu của tội phạm là
tỷ trng, mối tương quan giữa các nhóm, loại tội phạm trong tổng thể tội phạm chung, thống nhất
Công thức xác định cơ cấu của tội phạm:
Ycc = [Mbp / M ] x 100%
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 16/24
Trong đó:
Mbp: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng nhóm, loại tội phạm
M : tổng số vụ hoặc tổng số người phạm tội
– Cơ cấu của tội phạm có thể được xác định theo nhiều tiêu chí:
+ theo khách thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp
+ theo phân loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trng
+ theo tội danh
+ theo hình thức lỗi: cố ý, vô ý
+ theo hình thức phạm tội
+ theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội
+ …
2. Diễn biến của tội phạm
Diễn biến của tội phạm là xu hướng tăng / giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm đó. Diễn
biếncủa tội phạm là sự thay đổi về thực trạng của tội phạm, vì vậy diễn biến của tội phạm cũng gồm 2
phần: + diễn biến về mức độ của tội phạm
+ diễn biến về tính chất của tội phạm
Công thức xác định diễn biến của tội phạm theo phương pháp số tương đối động thái định
gốc:Ydb = [Mi / Mo] x 100% Trong đó:
Mi: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định (động thái, tức là để so sánh số liệu giữa các
năm với nhau)
Mo: số vụ hoặc số người phạm tội trong năm gốc (định gốc, tức là so sánh với 1 năm “gốc”)
Diễn biến của tội phạm có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Thông thường là 2 yếu tố: xã hội và
phápluật, đặc biệt là sự thay đổi của PL hình sự
——————–
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 17/24
Ngày 14/05/2017
Giảng viên: cô …
Bài tập
1. Dữ liệu về số người phạm tội trên địa bàn tỉnh X giai đoạn 2012 -2016 như sau:
Năm Số người phạm tội
2012 90
2013 70
2014 120
2015 200
2016 150
Vẽ biểu đồ mô tả xu hướng vận động, nêu nhận xét.
2. Dữ liệu về số vụ phạm tội cướp tài sản theo địa điểm phạm tội trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2012 –
2016 như sau:
STT
Địa điểm
Số vụ phạm tội
1
Tại nhà riêng
90
2
Tại bến xe, nhà ga
120
3
Tại nơi hoang
vắng
30
4
Tại địa điểm khác
60
Vẽ biểu đồ và nhận xét.
3. Năm 2016 địa phương A xảy ra 500 vụ phạm tội, dân số địa phương A là 1 triệu; địa phương B xảy
ra700 vụ phạm tội, dân số địa phương B là 1.8 triệu. Căn cứ vào số liệu trên, hãy so sánh tình hình tội
phạm của A và B. Bài làm (Phan Việt Hà làm)
Bài 1:
Áp dụng phương pháp số tương đối động thái định gốc:
ớc 1: Công thức Ydb
= [Mi / Mo] x 100%
Trong đó:
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 18/24
Mi: số người phạm tội trong từng năm
Mo: số người phạm tội trong năm gốc (năm 2012)
ớc 2: Tính số liệu thống kê
Y [2012] = 90 = 100%
Y[2013] = (70/90) x 100% = 78%
Y[2014] = (120/90) x 100% = 133%
Y[2015] = (200/90) x 100% = 222%
Y[2016] = (150/90) x 100% = 167%
ớc 3: Lập bảng thống kê
Năm
Số vụ
Tỷ lệ % <+,-> so với năm gốc
2012
90
100%
2013
70
78% < -22% >
2014
120
133% < +33%>
2015
200
222% < +122% >
2016
150
167% < +67%>
ớc 4: Vẽ biểu đồ
(h ps://hoavienvien.les.wordpress.com/2020/08/toi_pham_hoc_1.jpg)
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 19/24
ớc 5: Nhận xét
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy số người phạm tội trên địa bàn tỉnh X giai đoạn 2012-2016 có xu hướng
gia tăng. Trong đó tăng đột biến vào năm 2015 với tỷ lệ 222%, tăng 122% so với năm 2012. Đặc biệt năm
2013 lại giảm tương đối nhiều, giảm 22% so với năm 2012.
Do vậy ta phải tìm hiểu tại sao lại có sự gia tăng đột biến như vậy, đồng thời cũng tìm hiểu nguyên nhân
tại sao năm 2012 số người phạm tội lại giảm, để qua đó đề ra các biện pháp hạn chế và phòng ngừa ti
phm.
Bài 2:
Sử dụng phương pháp số tương đối để xác định cơ cấu tội phạm:
ớc 1: Công thức: Ycc =
[Mbp / M ] x 100%
Trong đó:
Mbp: số vụ phạm tội cướp tài sản theo từng địa điểm
M : tổng số vụ phạm tội cướp tài sản
ớc 2: Tính số liệu thống kê
Y [tổng thể] = 90 + 120 + 30 + 60 = 300 = 100%
Y[nhà riêng] = (90/300) x 100% = 30%
Y[bến xe] = (120/300) x 100% = 40%
Y[chỗ vắng] = (30/300) x 100% = 10%
Y[khác] = (60/300) x 100% = 20%
ớc 3: Lập bảng thống kê
Địa điểm phạm tội cướp tài
sản
Tỷ lệ %
Tại nhà riêng
30%
Tại bến xe, nhà ga
40%
Tại nơi hoang vắng
10%
Tại địa điểm khác
20%
lOMoARcPSD| 46667715
23:09 14/11/2023 Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 20/24
ớc 4: Vẽ biểu đồ
(h ps://hoavienvien.les.wordpress.com/2020/08/toi_pham_hoc_2.jpg)
ớc 5: Nhận xét
Qua biểu đồ trên cho thấy bến xe, nhà ga là địa điểm xảy ra nhiều vụ phạm tội cướp tài sản nhất, chiếm
40% tổng số vụ ớp tài sản; tiếp theo là tại nhà riêng của người dân với 30% tổng số vụ ớp tài sản; tại
địa điểm hoang vắng số vụ ớp tài sản là 10%, và 20% số vụ ớp tài sản diễn ra tại các địa điểm khác.
Từ đó rút ra để hạn chế và phòng ngừa tội phạm, các cơ quan chức năng cần tăng cường đảm bảo an
ninh tại bến xe, nhà ga, đây là các địa điểm tập trung đông người và phương tiện đi lại của dân cư các
địa phương, thành phần rất phức tạp. Ngoài ra cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của
người dân về nguy cơ trộm cướp tại nhà người dân, khuyến khích các tổ dân phố tập huấn nâng cao
cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.
Bài 3:
Sử dụng số tương đối để xác định hệ số tội phạm (chỉ số tội phạm).
Để so sánh tình hình tội phạm của địa phương A và địa phương B, ta sẽ xác định hệ số tội phạm của A
và B trong 100.000 dân:
+ Hệ số tội phạm của địa phương A năm 2016:
| 1/26

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại hoa_dại GHI CHÉP THỦA ĐI HỌC
Bài giảng Tội phạm học
Posted on 05/08/2020 by HOA VIEN VIEN
Bình luận về bài viết này
(bài giảng Tội phạm học – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017) Đại học Luật Hà Nội Lớp: K14CCQ (2015 – 2018)
BÀI GIẢNG TỘI PHẠM HỌC Thời lượng: 30 tiết Mục lục
BÀI GIẢNG TỘI PHẠM HỌC.. 1
Vấn đề 1: Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu tội phạm học. 2
1. Khái niệm tội phạm học. 2 2. Khái niệm.. 2 3. Đặc điểm.. 2
4. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. 2
III. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học. 3
Vấn đề 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học. 3
1. Trường phái tội phạm học cổ điển. 3 2. Nội dung chính. 4
3. Nguyên nhân của tội phạm theo quan điểm của các học giả tội phạm học cổ điển. 4
4. Trường phái tội phạm học thực chứng. 5 5. Nội dung chính. 5
6. Nguyên nhân của tội phạm theo quan điểm của các nhà tội phạm học thực chứng. 5
Vấn đề 3: Tình hình tội phạm.. 7
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 1/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại 1. Khái niệm.. 7
2. Các thông số cơ bản của tình hình tội phạm.. 7
3. Thực trạng của tội phạm.. 7
4. Diễn biến của tội phạm.. 9
Vấn đề 4: Nguyên nhân của tội phạm.. 13 1. Khái niệm.. 13
2. Tình huống cụ thể. 13 3. Khái niệm.. 13
4. Phân loại tình huống cụ thể. 13
5. Vai trò của tình huống cụ thể trong cơ chế của hành vi phạm tội 14
III. Nạn nhân của tội phạm.. 14
Vấn đề 5: Nhân thân người phạm tội 14 1. Khái niệm.. 14
2. Ý nghĩa của nghiên cứu nhân thân người phạm tội 14
Vấn đề 6: Dự báo tội phạm.. 14 1. Khái niệm.. 14
2. Cơ sở khoa học của việc dự báo tội phạm.. 15
III. Phương pháp dự báo tội phạm.. 15
Vấn đề 7: Phòng ngừa tội phạm.. 15 1. Khái niệm.. 15 Ngày 09/04/2017 Giảng viên: cô …
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 2/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
Vấn ề 1: Khái niệm, ối tượng và phương pháp
nghiên cứu tội phạm học
I. Khái niệm tội phạm học 1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 8 Luật hình sự 2015: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Đặc điểm của tội phạm:
+ là hành vi nguy hiểm cho xã hội
+ được quy định trong Bộ luật hình sự + có lỗi + phải chịu hình phạt
Cấu thành tội phạm: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan
Phân loại tội phạm: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng –
Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên
nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. 2. Đặc iểm
– Tội phạm học có các đặc điểm:
+ đối tượng nghiên cứu độc lập: tội phạm hiện thực (tức là tội phạm đã xảy ra trong thực tế), nguyên
nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 3/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
+ là khoa học liên ngành (hay đa ngành): là sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau. Với
tội phạm học, nó sử dụng các thành tựu của các ngành khoa học khác như: xã hội học, tâm lý học, sinh vật học
+ là khoa học thực nghiệm: là khoa học mà kiến thức của nó thu được từ nghiên cứu thực tế (chứ không
phải nghiên cứu lý thuyết), VD nghiên cứu số lượng người phạm tội, nhân thân người phạm tội, đặc
điểm sinh học của người phạm tội
+ mục đích: đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm (tức là ngăn ngừa, hạn chế tội phạm cả về số
lượng và mức độ nguy hiểm)
II. Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
– Tội phạm học nghiên cứu nhiều đối tượng khác nhau:
+ tình hình tội phạm: chính là tội phạm hiện thực, là bức tranh thực tế, toàn cảnh về tội phạm trong xã
hội, thường được thể hiện qua 2 con số: thực trạng tội phạm, và diễn biến tội phạm (trong1 khoảng thời
gian nhất định). Hai số liệu này đươc lấy từ các nguồn thống kê khác nhau, như của cơ quan công an, cơ
quan tòa án, từ các cuộc điều tra xã hội học
+ nguyên nhân của tội phạm
+ nhân thân người phạm tội + phòng ngừa tội phạm
+ kiểm soát tội phạm: sự kiểm soát của Chính phủ đối với tội phạm, các thiết chế xã hội như giáo dục gia
đình, thiết chế tôn giáo, chuẩn mực xã hội góp phần kiểm soát tội phạm
+ các học thuyết về tội phạm
+ nạn nhân học: nghiên cứu vai trò của nạn nhân trong hành vi phạm tội, như hiểu biết hạn chế của nạn
nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm, như nạn nhân quá dễ dãi, quá cả tin … Chú ý có những tội
phạm không có nạn nhân hoặc rất khó xác định nạn nhân như tội về ma túy, tội cờ bạc, tôi xâm phạm môi trường, …
+ hình phạt học: nghiên cứu về vai trò của hình phạt: giáo dục, răn đe người phạm tội; đồng thời cũng
răn đe người khác có thể có ý định phạm tội
+ các tội phạm chuyên biệt: như tội phạm cổ cồn trắng (tội phạm về chức vụ, tội phạm rửa tiền, …), tội
phạm cổ cồn xanh (công nhân, nông dân, người làm lâm ngư nghiệp phạm tội)
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 4/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
III. Phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
– Có nhiều phương pháp khác nhau, thường dùng 2 nhóm phương pháp sau:
+ nhóm phương pháp xã hội học: phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực
nghiệm, phương pháp điều tra xã hội học, …
+ nhóm phương pháp thống kê
– Trong nhóm phương pháp thống kê, chia thành:
+ phương pháp số tuyệt đối: dùng để xác định quy mô, khối lượng của hiện tượng, nghiên cứu tình hình
tội phạm. Sử dụng phương pháp số tuyệt đối để xác định thực trạng của tội phạm. VD trên địa bàn tỉnh
A từ năm 2010 đến 2015 đã xảy ra 5.670 vụ phạm tội với 2.367 người phạm tội
+ phương pháp số tương đối: sử dụng các công thức toán học
Sử dụng phương pháp số tương đối động thái định gốc để xác định diễn biến của tội phạm theo công thức sau: Ydb = [Mi / Mo] x 100% Trong đó:
Mi: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định (động thái, tức là để so sánh số liệu giữa các năm với nhau)
Mo: số vụ hoặc số người phạm tội trong năm gốc (định gốc, tức là so sánh với 1 năm “gốc”)
Sử dụng phương pháp số tương đối để xác định cơ cấu tội phạm theo công thức: Ycc = [Mbp / M ] x 100% Trong đó:
Mbp: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng nhóm, loại tội phạm
M : tổng số vụ hoặc tổng số người phạm tội
Sử dụng số tương đối để xác định hệ số tội phạm (chỉ số tội phạm): hệ số tội phạm là mức độ
phổ biến của tội phạm trong dân cư, thường xác định trong 10.000 dân hoặc 100.000 dân + phương
pháp số trung bình và phương pháp số trung vị ——————– Ngày 16/04/2017
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 5/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại Giảng viên: cô …
Vấn ề 2: Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học
I. Trường phái tội phạm học cổ iển
– Thời gian tồn tại: từ 1700 đến 1880 – Học giả tiêu biểu:
+ Cesare Beccaria: được coi là ông tổ của tội phạm học cổ điển, với tác phẩm kinh điển “Tội phạm và hình phạt” năm 1764
+ Jeremy Bentham: học trò của Cesare Beccaria, với tác phẩm nổi tiếng “Lời giới thiệu tới các nguyên tắc
của đạo đức và luật pháp” năm 1798 1. Nội dung chính
– Khoảng thế kỷ 18, ở châu Âu xuất hiện “thời kỳ khai sáng”. Đây là giai đoạn của Triết học, chi
phốihầu hết tri thức của nhân loại.
– Theo quan điểm của triết học thì nguyên nhân của tội phạm là do tự do ý chí và suy nghĩ lý trí.
Quan điểm này đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện ở yếu tố “có lỗi” “lỗi cố ý” trong PL hình sự.
2. Nguyên nhân của tội phạm theo quan iểm của các học giả tội
phạm học cổ iển
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 6/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
a. Cesare Beccaria
Cesare Beccaria cũng thừa nhận và khẳng định suy cho cùng nguyên nhân của tội phạm là do các
yếutố thuộc về cá nhân. Năm 1764, Cesare Beccaria xuất bản cuốn sách: “Tội phạm và hình phạt”, trong
đó có nhiều quan điểm tiến bộ, ông cũng đề cao vai trò phòng ngừa tội phạm của hình phạt. –
Theo Cesare Beccaria, hình phạt là phương tiện để phòng ngừa tội phạm hiệu quả, cách tốt nhất
đểphòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng người có đạo đức
tốt và cải thiện nền giáo dục, bên cạnh đó cần cải thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng nhân đạo.
Cesare Beccaria đưa ra nhiều quan điểm tiến bộ:
+ không có bất kỳ ai được đứng trên luật pháp, kể cả giới quý tộc và những nhà lãnh đạo
+ đồng thời mọi người đều bình đẳng, nên việc người này quyết định tước đoạt mạng sống của người
khác là vô lý, nên Cesare Beccaria đề nghị bỏ án tử hình
+ phòng ngừa tội phạm tốt hơn là trừng trị tội phạm
+ khi quyết định hình phạt phải căn cứ vào hành vi phạm tội chứ không được căn cứ vào chủ thể phạm tội
+ thẩm phán là người áp dụng PL chứ không phải là người ban hành PL (rất phù hợp với quan điểm của
hệ thống Civil Law, nhưng lại trái với quan điểm của Common law)
+ khi quyết định hình phạt phải dựa trên “niềm vui thích” và “sự đau khổ”: khi 1 người thực hiện hành
vi phạm tội vui thích như thế nào, thì khi họ phải chịu hình phạt họ sẽ phải chịu đau khổ tương ứng như vậy
==> đến tận ngày nay tư tưởng của Cesare Beccaria vẫn được nhiều quốc gia tuân theo để xây dựng hệ
thống tư pháp dân chủ và hiệu quả
b. Jeremy Bentham
– Theo Jeremy Bentham thì nguyên nhân của tội phạm cũng là do tự do ý chí và suy nghĩ lý trí. Tên
tuổicủa ông gắn liền với “thuyết vị lợi” (thuyết thực dụng): trước khi thực hiện hành vi phạm tội, con
người bao giờ cũng cân nhắc giữa cái được và cái mất, nếu cái được nhiều hơn cái mất thì họ sẽ thực
hiện hành vi, ngược lại nếu cái được ít hơn cái mất thì họ sẽ không thực hiện hành vi ==> do đó hình
phạt phải tương ứng với hành vi phạm tội và đây là biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả
– Jeremy Bentham đề ra 3 giải pháp phòng ngừa tội phạm:
+ cải cách lại hệ thống nhà tù: xây dựng nhà thù theo kiến trúc “hình xoáy ốc”, theo đó người quản tù
đứng ở vị trí trung tâm của “xoáy ốc” để quan sát mọi hành vi của tù nhân (bị coi là vi phạm nhân
quyền vì ngay cả tù nhân cũng vẫn còn 1 số quyền con người)
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 7/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
+ xăm trổ lên người phạm tội: để ngăn ngừa nguy cơ người phạm tội tái phạm (tuy nhiên lại bị coi là vi phạm nhân quyền)
+ xây dựng đội cảnh sát tuần tra: biện pháp này được sử dụng rộng rãi trên thế giới đến tận ngày nay
II. Trường phái tội phạm học thực chứng
– Thời gian tồn tại: chia làm 2 giai đoạn
+ 1880 – 1930: giai đoạn đầu
+ 1930 – nay: thời kỳ hiện tại – Học giả tiêu biểu:
+ Cesare Lombroso: cha đẻ của tội phạm học thực chứng, với tác phẩm “Người phạm tội”
+ Enrico Ferri, Raffaele Garofalo, Buckman Goring, … 1. Nội dung chính
Từ nửa cuối thế kỷ 19, triết học không còn giữ vai trò độc tôn, nhiều ngành khoa học mới xuất
hiện,trong đó nổi lên là sự xuất hiện của chủ nghĩa thực chứng: muốn tìm hiểu 1 sự vật, hiện tượng hoặc
tìm ra quy luật cần phải sử dụng phương pháp khoa học. –
Theo chủ nghĩa thực chứng, con người không phải hoàn toàn được tự do lựa chọn thực hiện hành
viphạm tội, nói cách khác có những nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của họ dẫn đến hành vi phạm tội
của họ. Nhiều nhà khoa học đã ứng dụng thành tựu của các ngành khoa học khác để nghiên cứu về con
người phạm tội, từ đó giải thích nguyên nhân của tội phạm, như ứng dụng các thành tựu của sinh vật
học, tâm lý học, xã hội học, …
2. Nguyên nhân của tội phạm theo quan iểm của các nhà tội
phạm học thực chứng
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 8/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
a. Các thuyết sinh học quyết ịnh – Cesare Lombroso:
+ Là người đầu tiên kết hợp giữa chủ nghĩa thực chứng và nghiên cứu về sinh học của Darwin về nguồn
gốc loài người để giải thích nguyên nhân của tội phạm. Ông cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do
các yếu tố sinh học quyết định. Năm 1876, ông xuất bản cuốn sách “Người phạm tội”, trong đó đưa ra
khái niệm “người phạm tội bẩm sinh” hay người mắc bệnh “lại giống”.
+ Cesare Lombroso đã thay thế quan niệm của tội phạm học cổ điển (cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn
của cá nhân là nguyên nhân của tội phạm) bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm bắt
nguồn từ nguyên nhân loại cơ thể. Theo đó ông đã phát triển tội phạm học theo hướng mới, giải thích
nguyên nhân của tội phạm thông qua nghiên cứu và thí nghiệm, đó chính là trường tội phạm học thực
chứng. Cụ thể ông đã sử dụng rộng rãi các biện pháp và phương pháp thống kê trong việc xử lý các dữ
liệu về nhân chủng học, xã hội, kinh tế.
+ Bằng cách nghiên cứu hộp sọ, diện mạo khuôn mặt, hình dáng của những người tù (còn sống hoặc đã
chết), Cesare Lombroso cho rằng có thể đoán biết họ có phải là người phạm tội bẩm sinh hay không, tức
là có đồng thời 5 đặc điểm (cả nam và nữ):
Miệng rộng, hàm răng khỏe, trán dốc, ngắn (là những đặc điểm của loài ăn thịt sống)
Xương gò má nhô cao, mũi bẹt
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 9/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
Tai hình dáng quai xách (tai vểnh)
Mũi diều hâu, môi to dày, mắt gian xảo, lông mày rậm
Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài hơn cẳng chân (giống loài khỉ)
+ Cesare Lombroso cho rằng người phạm tội có đặc điểm giống với tổ tiên của loài người hơn là công
dân bình thường, đó là những dấu hiệu của bệnh “lại giống”, tức là quay trở lại với giống nòi của mình
(loài khỉ, vượn người), có những đặc điểm nổi bật của loài người ở giai đoạn phát triển thấp, trước khi họ trở thành người.
+ Để phòng ngừa tội phạm, Cesare Lombroso cho rằng cần biệt lập những người phạm tội bẩm sinh
khỏi xã hội mà không cần chờ đến lúc họ phạm tội. Tuy nhiên ông ủng hộ quan điểm cần đối xử nhân
đạo với người phạm tội và phản đối việc áp dụng án tử hình đối với người phạm tội. ——————–
Ngày 23/04/2017 Giảng viên: cô … (tiếp bài trước)
Ernst Kretschmer, William Sheldon: đưa ra trường phái “kiểu cơ thể”, theo đó kiểu “to, khỏe,
lựclưỡng” có nguy cơ phạm tội cao hơn so với 2 kiểu “gày gò, ốm yếu, vai hẹp” và “cao trung bình,
mũm mĩm, cổ to, mặt rộng” –
Richard Louis Dugdale, Henry Goddard: đưa ra Thuyết phạm tội do thừa kế, theo đó người
phạm tộilà do kế thừa “gen xấu” từ thế hệ trước. Cơ sở là sự nghiên cứu của 1 số dòng họ có tỷ lệ người
phạm tội nhiều hơn so với các dòng học khác.
+ thuyết “phạm tội do thừa kế” dẫn tới sự hình thành và phát triển của phong trào “ưu sinh”, là phong
trào sinh sản có điều khiển để cải tạo chất lượng nòi giống. Theo đó để phòng ngừa tội phạm thì phải
không để cho gen xấu từ thế hệ trước truyền sang thế hệ sau, tức là “triệt sản” đối với người phạm tội.
Phong trào ưu sinh phát triển và lan rộng khắp nước Mỹ từ những năm 1920 đến trước thế chiến II. Sau
đó phong trào này lan sang châu Âu, là đỉnh điểm là khi phát xít Đức lợi dụng triệt để để tàn sát người
Do Thái và người tàn tật. –
Patricia Jacobs: đưa ra Thuyết nhiễm sắc thể, theo đó người phạm tội là do có kiểu nhiễm sắc thể bấtthường
a. Các thuyết tâm lý quyết định
Gabriel Tarde: đưa ra Thuyết bắt chước, theo đó nguyên nhân của tội phạm là do 1 người đã bắt
chướchành vi phạm tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát. Có 3 loại bắt chước:
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 10/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
+ những người có địa vị ngang bằng nhau và có tần số tiếp xúc thường xuyên với nhau thì có xu hướng
bắt chước nhau (cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số tiếp xúc của họ).
VD bạn bè thường có xu hướng bắt chước nhau
+ người ở tầng lớp dưới thường bắt chước người ở tầng lớp cao hơn. VD trẻ con bắt chước người lớn,
học sinh bắt chước thầy cô, người nông thôn bắt chước người thành thị
==> ngày nay vẫn còn giá trị: ở việc coi trọng giáo dục, coi trọng việc “làm gương” của cha mẹ, thầy cô
+ nếu có nhiều khuynh hướng, khuôn mẫu khác nhau thì con người sẽ chọn cái chiếm ưu thế hơn
==> ngày nay vẫn còn giá trị: tác động của phương tiện truyền thông, mạng xã hội, phim ảnh đến giới trẻ –
Sigmund Freud: thuyết phân tâm học, cho rằng tồn tại năng lực tình dục thúc đẩy hành vi của
conngười. Năng lực tình dục đó được gọi là libido, trong libido có 2 lực lượng đối chọi nhau là bản năng
sống (eros-hướng tới hoạt động) và bản năng chết (thanatos-hướng tới hoạt động tự hủy diệt). Ông đưa
ra khái niệm bản năng, bản ngã, siêu bản ngã:
+ bản năng tượng trưng cho phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân
+ bản ngã tượng trưng cho cho phần ý thức và ý chí của cá nhân
+ siêu bản ngã biểu hiện cho phần giá trị văn hóa với chức năng như là lương tâm cá nhân
Theo Freud, hành vi tội phạm diễn ra khi ở 1 cá nhân, phần bản năng lấn át bản ngã trong khi siêu bản
ngã hoạt động kém hiệu quả
b. Thuyết xã hội quyết định
Emile Durkkeim: thuyết rối loạn tổ chức xã hội, theo đó hành vi phạm tội không phải do các yếu
tốthuộc về cá nhân mà là do các yếu tố thuộc về môi trường, về xã hội, cụ thể là do sự rối loạn, vô tổ
chức của xã hội, do sự phân công lao động xã hội không hợp lý. Quan điểm của Emile Durkkeim:
+ tội phạm là tồn tại tất yếu của xã hội: tức là tội phạm không thể biến mất, chỉ có thể hạn chế, đẩy lùi tội
phạm; nếu tội phạm biến mất thì xã hội cũng tiêu vong
+ tội phạm là thước đo cho sự phát triển của xã hội: VD trước đây chưa hề có khái niệm về “tội phạm
công nghệ cao”, chỉ đến khi khoa học phát triển thì mới xuất hiện loại tội phạm này. Chính về vậy quan
sát tội phạm có thể đánh giá được mức độ phát triển của xã hội đó. –
Edwin Sutherland: đưa ra thuyết học lại từ xã hội, theo đó hành vi phạm tội là do sự “học lại”
hành vicủa một nhóm xã hội (khác với thuyết bắt chước là sự “học hỏi” từ 1 cá nhân khác)
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 11/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
Vấn ề 3: Tình hình tội phạm I. Khái niệm
– Các khái niệm: Tình hình tội phạm, tình trạng phạm tội có nghĩa tương tự nhau, nhưng khái niệm
Tìnhhình tội phạm được sử dụng nhiều hơn.
“Tình trạng” thường mang nghĩa tiêu cực.
– Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tình hình tội phạm:
+ Tình hình tội phạm là toàn bộ thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong 1 phạm vi không
gian và thời gian xác định (Giáo trình Đại học Luật Hà Nội)
+ Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm, hoặc 1 loại
tội phạm) đã xảy ra trong 1 đơn vị thông gian và đơn vị thời gian nhất định (GS TS Nguyễn Ngọc Hòa)
+ Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái PL hình sự, mang tính giai cấp, thay đổi theo quá
trình lịch sử và được thực hiện trong phạm vi không gian và thời gian nhất định – Đặc điểm:
+ dù theo quan điểm nào thì tình hình tội phạm đều có đặc điểm chung là xác định theo không gian và
thời gian xác định, tức là đánh giá về tình hình tội phạm phải dựa trên các dữ liệu trong phạm vi và thời điểm nhất định
+ đối tượng của tình hình tội phạm luôn là tội phạm, VD tội trộm cắp, tội tham nhũng, tội phạm ma túy, …
Chú ý: Quan niệm thứ 3 (nêu trên) hiện tại đã không còn được sử dụng, vì quan điểm này gây ra sự
nhầm lẫn giữa khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm. Cụ thể, nếu nói tình hình tội phạm có tính
trái PL hình sự là không chính xác, vì trong Bộ luật hình sự không hề có khái niệm “tình hình tội
phạm” (mà chỉ có các tội phạm); mặc dù tình hình tội phạm là tổng hợp của các tội phạm, nhưng nó
không phải là phép cộng đơn thuần. Hơn nữa việc coi “tình hình tội phạm mang tính giai cấp” là quan
điểm đồng nhất tình hình tội phạm với tội phạm, vì chỉ có tội phạm mới có tính giai cấp (tức là tội
phạm ở những thời kỳ lịch sử khác nhau sẽ có sự khác nhau, VD ở thời kỳ bao cấp có tội “Làm giả tem
phiếu”, nhưng khi hết bao cấp thì tội này không còn nữa)
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 12/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
II. Các thông số cơ bản của tình hình tội phạm – Gồm các thông số:
+ các thông số về lượng, gồm: thực trạng diễn biến
+ các thông số về chất, gồm: cơ cấu tính chất ——————– Ngày 07/05/2017 Giảng viên: cô … (tiếp bài trước)
1. Thực trạng của tội phạm – Gồm 2 phần:
+ thực trạng về mức độ của tội phạm
+ thực trạng về tính chất của tội phạm
1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm
– Là toàn bộ số vụ phạm tội và số người phạm tội đã xảy ra xác định trong 1 khoảng thời gian và khônggian.
– Để làm sáng tỏ thực trạng về mức độ của tội phạm, thông thường cần làm rõ 4 nội dung sau: + tội phạm rõ + tội phạm ẩn
+ hệ số tội phạm (hay Chỉ số tội phạm)
+ thông số về nạn nhân của tội phạm
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 13/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
a. Tội phạm rõ
– Là toàn bộ số vụ và số người phạm tội đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý hình sự. Số liệu thống kê về
tội phạm rõ ở VN thường lấy từ 2 nguồn sau:
+ số liệu thống kê của cơ quan công an, cơ quan điều tra, viện kiểm sát
+ số liệu thống kê của tòa án
b. Tội phạm ẩn
Khái niệm: Là toàn bộ những tội phạm đã xảy ra, chưa bị phát hiện, hoặc chưa bị xử lý về hình sự, và
vì vậy không có số liệu thống kê.
Tội phạm ẩn trong tình hình tội phạm được ví như phần chìm của tảng băng. Thông thường, số lượng
tội phạm ẩn gấp từ 6-8 lần số lượng tội phạm rõ.
Nguyên nhân của tội phạm ẩn: có thể chia làm 4 nhóm:
+ nguyên nhân từ phía người phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm bằng những thủ đoạn mới
tinh vi, xảo quyệt để che dấu tội phạm. VD tội phạm công nghệ cao
+ nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm: nạn nhân không khai báo do thiếu hiểu biết, do mặc cảm
tâm lý (như tội hiếp dâm), do sợ bị trả thù (bị thủ phạm đe dọa), do không tin tưởng cơ quan chức năng
có thể xử lý vụ việc (thủ phạm là người có chức quyền)
+ nguyên nhân từ phía người làm chứng: người chứng kiến không khai báo, tố giác tội phạm. Nguyên
nhân do nhận thức chưa đúng đắn, ngại phiền hà, hoặc bị đe dọa
+ nguyên nhân từ phía các cơ quan bảo vệ PL: do nhận hối lộ, ý muốn che dấu tội phạm trên địa bàn
mình quản lý, hoặc do tâm lý “ngại cấp trên”, VD như xe ô tô của cấp trên gây tai nạn; hoặc vì lý do
“nhạy cảm” có sự thay đổi tội danh này bằng tội danh khác, thường thấy ở các tội chống phá chế độ bị
thay đổi thành các tội khác như trốn thuế, mục đích để tránh cho nước ngoài đánh giá về nhân quyền
Chú ý: Trên thực tế, có nhiều trường hợp tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý hình sự, nhưng
không có trong thống kê hình sự. Những trường hợp này được coi là tội phạm rõ, do các nguyên nhân sau:
+ bệnh thành tích: VD địa phương mà để xảy ra tội phạm nhiều sẽ bị coi là không đảm bảo an ninh, kém thu hút đầu tư
+ do nguyên tắc thống kê: nguyên tắc thống kê là chỉ thống kê tội danh được áp dụng hình phạt cao nhất.
VD phạm nhân A bị kết tội hiếp dâm, cướp tài sản, và giết người, nhưng chỉ thống kê 1 tội danh giết người
+ do thống kê nhầm, thống kê sai (do trình độ cán bộ thống kê hạn chế): VD tội phạm diễn ra vào năm
2010, nhưng đến 2013 với phát hiện ra, và đến năm 2015 với xét xử
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 14/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
Phương pháp xác định tội phạm ẩn: có nhiều phương pháp, trong đó thường sử dụng 2 phương pháp:
+ phương pháp điều tra về tội phạm tự tường thuật: cam kết giữ bí mật danh tính người tham gia tự
tường thuật, để họ tiết lộ thông tin về tội phạm
+ phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm: cam kết giữ bí mật danh tính nạn nhân để họ tiết lộ thông tin về tội phạm
Chú ý: cả 2 phương pháp này đều có tính chính xác tương đối
– Phân loại tội phạm ẩn: căn cứ vào nguyên nhân của tội phạm ẩn, có 2 loại:
+ tội phạm ẩn khách quan: do các nguyên nhân khác không phải do các cơ quan bảo vệ PL
+ tội phạm ẩn chủ quan: do cơ quan bảo vệ PL
c. Hệ số tội phạm (Chỉ số tội phạm)
Là chỉ số được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong 1 địa bàn dân cư
và trong 1khoảng thời gian nhất định. –
Hệ số tội phạm được tính theo tỷ lệ số vụ phạm tội trên 100.000 dân (hoặc 10.000 dân):Hệ
số tội phạm = [Số vụ phạm tội] x 100.000 / [Số dân]
d. Thông số về nạn nhân của tội phạm
– Nghiên cứu thông số này thường xác định 1 số nội dung sau:
+ số lượng nạn nhân của tội phạm
+ tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm
+ đặc điểm nhân thân của nạn nhân của tội phạm: như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia
đình, hoàn cảnh kinh tế, … của nạn nhân
+ mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội + …
1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm
– Tính chất của tội phạm là những đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất của tình hình tội phạm đó. Tính
chấtcủa tội phạm có thể rút ra được trên cơ sở nghiên cứu ơ cấu của tội phạm. Cơ cấu của tội phạm là
tỷ trọng, mối tương quan giữa các nhóm, loại tội phạm trong tổng thể tội phạm chung, thống nhất
– Công thức xác định cơ cấu của tội phạm: Ycc = [Mbp / M ] x 100%
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 15/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại Trong đó:
Mbp: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng nhóm, loại tội phạm
M : tổng số vụ hoặc tổng số người phạm tội
– Cơ cấu của tội phạm có thể được xác định theo nhiều tiêu chí:
+ theo khách thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp
+ theo phân loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng + theo tội danh
+ theo hình thức lỗi: cố ý, vô ý
+ theo hình thức phạm tội
+ theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội + …
2. Diễn biến của tội phạm
Diễn biến của tội phạm là xu hướng tăng / giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm đó. Diễn
biếncủa tội phạm là sự thay đổi về thực trạng của tội phạm, vì vậy diễn biến của tội phạm cũng gồm 2
phần: + diễn biến về mức độ của tội phạm
+ diễn biến về tính chất của tội phạm –
Công thức xác định diễn biến của tội phạm theo phương pháp số tương đối động thái định
gốc:Ydb = [Mi / Mo] x 100% Trong đó:
Mi: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định (động thái, tức là để so sánh số liệu giữa các năm với nhau)
Mo: số vụ hoặc số người phạm tội trong năm gốc (định gốc, tức là so sánh với 1 năm “gốc”) –
Diễn biến của tội phạm có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Thông thường là 2 yếu tố: xã hội và
phápluật, đặc biệt là sự thay đổi của PL hình sự ——————–
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 16/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
Ngày 14/05/2017 Giảng viên: cô … Bài tập
1. Dữ liệu về số người phạm tội trên địa bàn tỉnh X giai đoạn 2012 -2016 như sau:
Năm Số người phạm tội 2012 90 2013 70 2014 120 2015 200 2016 150
Vẽ biểu đồ mô tả xu hướng vận động, nêu nhận xét.
2. Dữ liệu về số vụ phạm tội cướp tài sản theo địa điểm phạm tội trên địa bàn tỉnh A giai đoạn 2012 – 2016 như sau: STT Địa điểm Số vụ phạm tội 1 Tại nhà riêng 90 2 Tại bến xe, nhà ga 120 3 Tại nơi hoang 30 vắng 4 Tại địa điểm khác 60
Vẽ biểu đồ và nhận xét.
3. Năm 2016 địa phương A xảy ra 500 vụ phạm tội, dân số địa phương A là 1 triệu; địa phương B xảy
ra700 vụ phạm tội, dân số địa phương B là 1.8 triệu. Căn cứ vào số liệu trên, hãy so sánh tình hình tội
phạm của A và B. Bài làm (Phan Việt Hà làm) Bài 1:
Áp dụng phương pháp số tương đối động thái định gốc: Bước 1: Công thức Ydb = [Mi / Mo] x 100% Trong đó:
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 17/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại
Mi: số người phạm tội trong từng năm
Mo: số người phạm tội trong năm gốc (năm 2012)
Bước 2: Tính số liệu thống kê Y [2012] = 90 = 100%
Y[2013] = (70/90) x 100% = 78%
Y[2014] = (120/90) x 100% = 133%
Y[2015] = (200/90) x 100% = 222%
Y[2016] = (150/90) x 100% = 167%
Bước 3: Lập bảng thống kê Năm Số vụ
Tỷ lệ % <+,-> so với năm gốc 2012 90 100% 2013 70 78% < -22% > 2014 120 133% < +33%> 2015 200 222% < +122% > 2016 150 167% < +67%> Bước 4: Vẽ biểu đồ
(h ps://hoavienvien.files.wordpress.com/2020/08/toi_pham_hoc_1.jpg)
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 18/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại Bước 5: Nhận xét
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy số người phạm tội trên địa bàn tỉnh X giai đoạn 2012-2016 có xu hướng
gia tăng. Trong đó tăng đột biến vào năm 2015 với tỷ lệ 222%, tăng 122% so với năm 2012. Đặc biệt năm
2013 lại giảm tương đối nhiều, giảm 22% so với năm 2012.
Do vậy ta phải tìm hiểu tại sao lại có sự gia tăng đột biến như vậy, đồng thời cũng tìm hiểu nguyên nhân
tại sao năm 2012 số người phạm tội lại giảm, để qua đó đề ra các biện pháp hạn chế và phòng ngừa tội phạm. Bài 2:
Sử dụng phương pháp số tương đối để xác định cơ cấu tội phạm:
Bước 1: Công thức: Ycc = [Mbp / M ] x 100% Trong đó:
Mbp: số vụ phạm tội cướp tài sản theo từng địa điểm
M : tổng số vụ phạm tội cướp tài sản
Bước 2: Tính số liệu thống kê
Y [tổng thể] = 90 + 120 + 30 + 60 = 300 = 100%
Y[nhà riêng] = (90/300) x 100% = 30%
Y[bến xe] = (120/300) x 100% = 40%
Y[chỗ vắng] = (30/300) x 100% = 10%
Y[khác] = (60/300) x 100% = 20%
Bước 3: Lập bảng thống kê
Địa điểm phạm tội cướp tài Số vụ phạm tội Tỷ lệ % sản Tại nhà riêng 90 30% Tại bến xe, nhà ga 120 40% Tại nơi hoang vắng 30 10% Tại địa điểm khác 60 20%
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 19/24 lOMoAR cPSD| 46667715 23:09 14/11/2023
Bài giảng Tội phạm học | hoa_dại Bước 4: Vẽ biểu đồ
(h ps://hoavienvien.files.wordpress.com/2020/08/toi_pham_hoc_2.jpg) Bước 5: Nhận xét
Qua biểu đồ trên cho thấy bến xe, nhà ga là địa điểm xảy ra nhiều vụ phạm tội cướp tài sản nhất, chiếm
40% tổng số vụ cướp tài sản; tiếp theo là tại nhà riêng của người dân với 30% tổng số vụ cướp tài sản; tại
địa điểm hoang vắng số vụ cướp tài sản là 10%, và 20% số vụ cướp tài sản diễn ra tại các địa điểm khác.
Từ đó rút ra để hạn chế và phòng ngừa tội phạm, các cơ quan chức năng cần tăng cường đảm bảo an
ninh tại bến xe, nhà ga, đây là các địa điểm tập trung đông người và phương tiện đi lại của dân cư các
địa phương, thành phần rất phức tạp. Ngoài ra cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của
người dân về nguy cơ trộm cướp tại nhà người dân, khuyến khích các tổ dân phố tập huấn nâng cao
cảnh giác, phòng ngừa tội phạm. Bài 3:
Sử dụng số tương đối để xác định hệ số tội phạm (chỉ số tội phạm).
Để so sánh tình hình tội phạm của địa phương A và địa phương B, ta sẽ xác định hệ số tội phạm của A và B trong 100.000 dân:
+ Hệ số tội phạm của địa phương A năm 2016:
https://hoavienvien.wordpress.com/2020/08/05/bai-giang-toi-pham-hoc/ 20/24