Bài giảng tóm tắt các chương - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài giảng tóm tắt các chương - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
29 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài giảng tóm tắt các chương - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bài giảng tóm tắt các chương - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

310 155 lượt tải Tải xuống
Chương 1:
1. Khái niệm
Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc quy
định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường nhằm đảm bảo một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và
bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm
2. Lĩnh vực kinh tế mt tập trung vào 2 hướng tiếp cận
_ Dùng các công cụ, chính sách kinh tế để giải quyết các vấn đề sử dụng tài nguyên và môi trường
_ Tìm cách hạch toán chi phí, lợi ích môi trường trong hạch toán kinh tế của các dự án phát triển
3. Một số ứng dụng của ktmt:
_ Nghiên cứu khoa học
_ Quản lý nhà nước về môi trường
_ Quản lý môi trường cấp cộng đồng
_ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
4. Đối tượng _ Tài nguyên _ Môi trường _ Biến đổi khí hậu
5. Phân tích kinh tế
_ Nghiên cứu môi trường dựa trên ý tưởng phân tích kinh tế
_ Khai thác kinh tế học tại vi mô nhiều hơn
_ Trả lời câu hỏi: ra quyết định ntn? Tại sao có hậu quả vs mt? Làm thế nào để cân bằng trở lại?
6. Môi trường và phát triển
Phát triển
Khái niệm phát triển: Phát triển (phát triển kinh tế - xã hội) là quá trình nâng cao chất lượng
cuộc sống về vật chất và tinh thần của con người
Tăng trưởng là điều kiện cần để phát triển kinh tế, đặt phát triển kt trong quan hệ với mt, có một
số lựa chọn như: (Điều kiện đủ là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm được tính cân đối,
tính hiệu quả, tính mục tiêu, tính trước mắt và lâu dài)
_ Môi trường hay phát triển: nước đang phát triển, nghèo → thường chọn phát triển
_ Tăng trưởng bằng không hoặc âm (chủ nghĩa bảo vệ)
VD: Iceland, Thụy Sĩ,..
_ Phát triển và môi trường: một số nước cân bằng, đa số các nước hiện nay
Phát triển bền vững
_ Là đảm bảo nhu cầu hiện tại mà ko ảnh hưởng đến tương lai, tức đảm bảo ba lực tăng trưởng: kinh tế,
mt, xã hội
_ Tính bền vững của nền kinh tế:
Quy tắc tái chế tài nguyên thiên nhiên (đầu ra ngành này là đầu vào ngành khác)
Quy tắc sử dụng thay thế (dùng năng lượng tái tạo thay năng lượng ko tái tạo)
VD: nhà tre vedana ở Ninh Bình
Quy tắc cố định hóa dự trữ tài nguyên tái tạo theo thời gian: xem khả năng hấp thụ chất thải của
môi trường như một loại tài nguyên tái tạo (khả năng đồng hóa của môi trường)
Quy tắc sử dụng hiệu quả
VD: vườn hoa kỳ diệu tại Dubai
Mục tiêu phát triển bền vững:
Thỏa mãn nhu cầu thế hệ hiện tại không làm tổn hại khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai
7. Môi trường và nền kinh tế
Bản chất của môi trường:
Tính cơ cấu phức tạp: nhiều phần tử có bản chất khác nhau, bị chi phối bởi quy luật khác nhau
Tính động: các phân tử trong môi trường luôn tự vận động tương tác để thiết lập trạng thái cân
bằng, vd: núi lửa phun trào rồi tự dừng tự cân bằng
Tính mở: các phần tử trong môi trường luôn chuyển động từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái
này sang trạng thái khác
Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh: là khả năng tổ chức lại hoạt động của mk để thích ứng với
đk bên ngoài, vd tiến hóa
=> ý nghĩa việc hiểu bản chất:
_ Cần chú ý khi tác động vào hệ thống môi trường
_ Tạo điều kiện nghiên cứu điều chỉnh biên độ thay đổi của con người cách phù hợp với biên độ thay
đổi của môi trường
Phân loại mt:
-Theo chức năng:
+ Môi trường tự nhiên + Môi trường xã hội: thể chế + Môi trường nhân tạo: do con ng tạo
-Theo quy mô: toàn cầu, địa phương, cộng đồng
-Theo mục đích nghiên cứu sử dụng
-Theo thành phần
Biến đổi môi trường
_ Là quá trình biến đổi cấu trúc, thành phần của hệ môi trường
_ Các cấp độ biến đổi:
Ô nhiễm môi trường
Suy thoái môi trường: suy giảm về chất lượng và số lượng của môi trường, ảnh hưởng xấu đến
con ng, sinh vật
Sự cố môi trường: sự biến đổi bất thường của thiên nhiên hoặc tai biến rủi ro trong quá trình
hoạt động của con người: cháy rừng, tràn dầu
9. Chức năng của môi trường
_ Nơi cung cấp tài nguyên: tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo, các dạng thông tin
_ Nơi chứa chất thải: chất thải khí, rắn, lỏng. Ngoài ra còn có các dạng như nhiệt, tiếng ồn, hóa chất
nguyên tử, phân tử, hợp chất…
_ Không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan
10. Môi trường là tài sản kinh tế và xã hội (vai trò của môi trường)
Tài sản bao gồm vật thực, vật đang tồn tại sẽ như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu
đã được thỏa thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản.
_ Môi trường được xem như một tài sản tổng hợp cung cấp nhiều loại dịch vụ.
_ Là một tài sản rất đặc biệt vì nó cung cấp các hệ thống hỗ trợ sự sống duy trì sự tồn tại của con người
_ Là tài sản → nâng cao, ngăn chặn sự sụt giá quá mức giá trị của tài sản
11. Cân bằng vật chất
Tài nguyên
Là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc
tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người
Phân loại tài nguyên thiên nhiên
_ Có khả năng tái sinh: động vật, thực vật, vi sinh vật
_ Không có khả năng tái sinh
Tạo tiền đề tái sinh: nước, thổ nhưỡng, không khí, năng lượng mặt trời
Không thể tái sinh: Dầu khí, than đá, kim loại, thủy tinh…
Tìm cách sao cho M nhỏ nhất
Giảm G - hàng hóa dịch vụ
Giảm Rp - chất thải sản xuất
Tăng Rpr+Rcr - tái chế (tạo tuần hoàn)
Câu hỏi: Có ảnh hưởng đến ô nhiễm ko
0. Đốt rơm rạ có ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí không?
1. Thu gom rơm rạ bảo vệ môi trường, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất nấm rơm. Tăng tái chế
2. Sản xuất tinh dầu sả ------- xử lý bã thải làm đệm lót sinh học và phân bón sinh học. Tăng tái chế
3. Các trại trồng nấm bào ngư sau khi thu hoạch xong sẽ tiếp tục sử dụng chất thải để trồng nấm rơm.
Tăng tái chế
Trong kinh tế môi trường, WTP là ký hiệu của đại lượng nào: A
A. Mức sẵn lòng chi trả
B. Mức sẵn lòng nhận
C. Mức lượng cân bằng
D. Mức giá cân bằng
Sức chịu tải của môi trường là: D
A.Khả năng đồng hóa chất thải của môi trường
B.Khả năng nuôi sống lượng dân số tối đa mà hệ thống môi trường vẫn an toàn
C.Khả năng hỗ trợ sự sống cho mọi sinh vật trên trái đất
D.Giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi
Kinh tế môi trường là môn khoa học nghiên cứu j ? C
A- Các ng.nhân và giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
B- Các ng.nhân và giải pháp chính sách nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm mt
C- Các nguyên nhân và giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ, duy trì các chức năng của hệ thống môi trường
D- Các nguyên nhân và giải pháp kinh tế nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên
Chương 2:
1.Thị trường và tính hiệu quả
1.1. Thị trường:
_ Đặc điểm chung: tối đa lợi ích (lợi nhuận) bản thân
_ Phân loại thị trường: hoàn hảo, không hoàn hảo; thị trường đầu vào và đầu ra;....
_ WTP willingness to pay - giá sẵn lòng trả, giảm dần tương đương với lợi ích cận biên giảm dần
→ lợi ích nhận được chính là phần dưới đường cầu (WTP) và giá (giá nhân lượng)
1.2. Cầu và cung:
_ Cầu (- đường cầu; lượng cầu - điểm)
thường giá càng tăng nhu cầu càng giảm, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng vd như giá vàng,
giá đất càng tăng, càng sốt thì người ta càng mua → vấn đề về kỳ vọng.
đường cầu thị trường bằng tổng cầu cá nhân (cộng trục hoành - ngang)
Quy luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về một loại hàng
hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá này hạ xuống và ngược lại.
_ Cung: (dạng trên)
1.3. Hiệu quả kinh tế
Lợi ích
+ Lợi ích: Được hiểu như là svừa ý, sự hài lòng
do việc tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại
+ Lợi ích toàn bộ-tổng lợi ích –TB: tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ
đem lại
+ Lợi ích cận biên – MB: là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa, dịch vụ
Thặng dư tiêu dùng (gắn với lợi ích)
+ Thặng dư người tiêu dùng được tính bằng phần chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa cho người mua
và giá người mua phải trả cho hàng hóa đó
tại sao đó lại là thặng dư?
Tại sản lượng Qd, tổng lợi ích là dưới đường cầu. Giá thị trường là P*
→ thứ chúng ta trả là diện tích chữ nhật OQdEP*, nhưng lợi ích nhận đc là OQdEB
Chi phí:
Tổng chi phí TC: bao gồm giá thị trường của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra
lượng hàng hóa
Chi phí cố định – FC: là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi
Chi phí biến đổi – VC: là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc giảm của sản lượng
TC=FC+VC
Chi phí cận biên MC chi phí phải chi bổ sung để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng
hóa/dịch vụ; MC = Sự thay đổi tổng chi phí/sự thay đổi tổng sản lượng
Thặng dư nhà sản xuất (gắn với chi phí)
+ được tính bằng phần chênh lệch giữa giá người bán nhận được cho hàng hóa chi phí sản xuất
cho người bán
Diện tích OAEQS là tổng chi phí xã hội của sản xuất
Diện tích tam giác AEP* tổng thặng sản xuất (ký
hiệu là PS)
Hiệu quả kinh tế
-Lợi ích ròng xã hội
-Tổng lợi ích xã hội TSB
-Tổng chi phí xã hội TSC
-Lợi ích ròng xã hội NSB=TSB-TSC = CS + PS
Tại mức sản lượng cân bằng Q*, lợi ích ròng xã hội là lớn nhất hay còn gọi là phúc lợi xã hội lớn nhất,
đạt được khi lợi ích biên bằng với chi phí biên của quá trình sản xuất
2. Các dạng thất bại thị trường
Thất bại của thị trường điểm cân bằng của các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân
bổ nguồn lực có hiệu quả
2.1 Các dạng thất bại thị trường
a) Ngoại ứng
_ Ngoại ứng xảy ra khi giao dịch thị trường gây ra chi phí hay lợi ích đến bên thứ ba không được
xem xét đến. Đặc điểm: Không chủ ý và không được phản ánh
_ Ảnh hưởng ngoại ứng: xảy ra khi hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng áp đặt không tự nguyện chi phí
hoặc lợi ích lên người khác
_ Ngoại ứng tiêu cực:
- Gây ra chi phí cho bên thứ ba gọi là chi phí ngoại ứng EC, chi phí biên ngoại ứng MEC.
- Chi chi phí xã hội sẽ cao hơn chi phí tư nhân: MSC = MPC + MEC
MSC: chi phí biên xã hội MPC: cp biên tư nhân (cung thị trường) MEC: chi phí biên ngoại ứng
- Mức sản lượng (tư nhân) thị trường được xác định tại MPC = MPB
- Mức sản lượng tối ưu xã hội được xác định tại MSC = MPB
vd: một xưởng kinh doanh sản xuất giấy: bthg chi phí sản xuất giấy biên là MPC, sau đó vì xả thải nên
phải xử lý dẫn đến chi phí xử lý rác là MEC → lúc này tổng chi phí biên là MSC cũng là chi phí xã hội
gồm cả sản xuất giấy và xử lý vấn đề môi trường
Dù vậy, trong thực tế doanh nghiệp không bao giờ tự nguyện cộng thêm chi phí mục tiêu tối đa lợi
nhuận
Qe > Qo, tức khi phải cộng thêm chi phí thì doanh
nghiệp sẽ xu hướng giảm bớt lượng sản xuất hoặc
nên giảm để giảm chi phí
Po > Pe, tức giá tăng
Tại sao tổn thất hiệu quả là EoFE? vì
tại Qo, chi phí BOQoEo, lợi ích là AOQoEo, lợi ích
ròng là lợi ích trừ chi phí bằng diện tích ABEo
tại Qe, chi phí BOQeF, lợi ích AOQeE, lợi ích
ròng là EoFE (tổn thất hiệu quả xã hội)
→ Qe - Qo = EoFE
_ Ngoại ứng tích cực
- Ngoại ứng tích cực tạo ra lợi ích cho bên thứ ba gọi là lợi ích ngoại ứng MEB.
- Lợi ích xã hội phí xã hội sẽ cao hơn lợi ích tư nhân
MSB = MPB + MEB
MSB: lợi ích biên xã hội MPB: lợi ích biên tư nhân (cầu tt) MEB: lợi ích biên ngoại ứng
- Mức sản lượng thị trường: MPB = MPC
- Mức sản lượng tối ưu xã hội: MSB = MPC
Tại Qe: chi phí biên: AOQeE; lợi ích biên: BOQeF
→ là AEPo
Tại Qo: BOQoEo - AOQoEo = BAEo
→ Tại Qo-Qe =EFEo (FEEo là tổn thất hiệu quả)
Hay phép tính thể BOQoEo - AOQoEo - BOQeF +
AOQeE = FEEo
Tổng hợp lại ngoại ứng:
2.2. Bài tập
- TC: Hàm tổng chi phí
- TR: Hàm tổng doanh thu
- MC: Hàm chi phí cận biên cá nhân MC = dTC/dQ
- MR: Hàm doanh thu cận biên cá nhân MR = dTR/dQ
- EC: Hàm chi phí ngoại ứng
- MEC: Hàm chi phí cận biên ngoại ứng
- MSC: Hàm chi phí cận biên xã hội MSC = MC + MEC
- MNPB: hàm lợi ích (lợi nhuận) cận biên cá nhân MNPB = MR - MC
- MEB: Hàm lợi ích cận biên ngoại ứng
- MSB: Hàm lợi ích cận biên xã hội MSB = MB (hay MR) + MEB
- Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi: MR = MC
- Mức sản xuất tối ưu của xã hội tại MNPB = MEC, hay MSB = MSC
Bài tập
Bài 1. Doanh nghiệp hàm lợi nhuận cận biên 400-2Q/3. Doanh nghiệp xả thải vào hồ nước, gây
ra thiệt hại do ô nhiễm tương ứng Q2 đối với người nuôi cá. Hãy xác định mức sản xuất tối ưu đối
với xã hội của doanh nghiệp, và cho biết ai là người phải trả chi phí thiệt hại do ô nhiễm.
Bài 2. Giả sử hoạt động sản xuất xi măng trên thị trường có hàm chi phí cận biên MC= 16+0,04Q, hàm
lợi ích cận biên MB=40-0,08Q và hàm chi phí ngoại ứng cận biên MEC=8+0,04Q (Q: tấn; P: USD)
-Xác định mức sản xuất hiệu quả tư nhân và mức giá sản phẩm tương ứng
-Xác định mức hiệu quả xã hội và giá tương ứng
-So sánh phúc lợi xã hội tại mức hoạt động tối ưu tư nhân và xã hội để thấy được thiệt hại do hoạt động
sản xuất này gây ra cho xã hội
-Thể hiện kết quả trên đồ thị
Bài 3 Giả sử có một chủ nuôi ong cạnh một chủ vườn nhãn. Chủ vườn nhãn được lợi bởi lẽ một tổ ong
thụ phấn cho khoảng một ha nhãn. Chủ vườn nhãn không phải chi trả gì cho chủ nuôi ong vì ong được
thả tự do. Tuy nhiên, theo tính toán giữa số lượng ong và diện tích vườn nhãn hiện có thì số tổ ong quá
ít không đủ thụ phấn cho toàn bộ vườn nhãn, do vậy chủ vườn nhãn phải hoàn tất việc thụ phấn nhân
tạo, khoản chi phí này ước tính khoảng 10$ cho một ha nhãn. Còn đối với chủ nuôi ong, người ta xác
định được một hàm chi phí cận biên MC=10+2Q (Q số tổ ong). Mỗi tổ ong được tạo ra một lượng
mật là 10kg, giá thị trường là 2$ cho một cân mật ong.
-Hãy cho biết người nuôi ong nuôi bao nhiêu tổ ong
-Đó có phải là tổ ong hiệu quả không? Vì sao
-Để có hiệu quả về mặt xã hội hãy cho biết người nuôi ong nên nuôi bao nhiêu tổ?
-Vẽ đồ thị
Bài 4. Thị trường sản phẩm giấy ở một quốc gia được mô tả bởi các đường cung và đường cầu sau: QD
= -2P + 160 và QS = 2P + 40. Các chuyên gia kinh tế môi trường ước lượng chi phí ngoại ứng biên của
ngành sản xuất giấy là MEC=0,2Q+4.
Đơn vị tính của P và MEC là triệu đồng/tấn, đơn vị tính của Q là nghìn tấn/tháng.
- Xác định giá cả và sản lượng của thị trường giấy; giả định thị trường giấy là cạnh tranh hoàn hảo và
chính phủ chưa có chính sách nào để giám sát hay quy định việc xả thải. 100
- Xác định giá cả và mức sản lượng tối ưu dưới góc độ toàn xã hội. 60
- Tổn thất xã hội do ngành giấy gây ra là bao nhiêu mỗi tháng? Hãy vẽ một đồ thị.
- Khi sản xuất ở mức sản lượng tối ưu, ngành giấy có còn gây ra ô nhiễm môi trường không? Nếu có,
tổng chi phí ngoại ứng là bao nhiêu?
Bài 5: Giả sử có 1 doanh nghiệp đang tiến hành trồng rừng tại huyện XYZ với các hàm tương ứng như
sau: chi phí xã hội cận biên: 2Q + 2, lợi ích cận biên cá nhân: 22 - 2Q và lợi ích xã hội cận biên: 38 -
2Q (trong đó Q là giá trị diện tích tính bằng ha, P là giá tính bằng 100.000 đ/ha.
1. Xác định diện tích trồng rừng tối ưu đối với doanh nghiệp. Tại đó giá tương ứng là bao nhiêu?
2. Xác định diện tích trồng rừng tối ưu đối với xã hội. Tại đó P là bao nhiêu?
3. Tính phần lợi ích mà doanh nghiệp đã tạo ra cho xã hội.
4. Thể hiện các kết quả trên bằng đồ thị.
Bài 6. Giả sử có 1 doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm M gây ra ô nhiễm môi trường biết rằng hàm lợi
ích cá nhân cận biên là 100, chi phí cận biên của doanh nghiệp là 50 + 10Q, chi phí xã hội cận biên của
doanh nghiệp là 80 + 10Q (Q là đơn vị sản phẩm, P là giá tính bằng 1000 đ). Hãy:
1. Xác định mức sản xuất hiệu quả của doanh nghiệp. Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
2. Xác định mức sản xuất tối ưu đối với xã hội. Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
3. Tính phần thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra cho xã hội?
4. Thể hiện phần tính toán trên đồ thị.
2.3. Môi trường với vai trò là hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng:
Tính không cạnh tranh MC=0
Tính không loại trừ
Nếu gồm cả hai thì là hàng thuần túy, chỉ có một trong hai là không thuần túy
→ Chất lượng môi trường là hàng hóa công cộng vì có đủ tính chất. Gồm:
_ Hàng hóa công cộng quốc tế: mọi người trên thế giới có thể được hưởng lợi ích
_ Hàng hóa công cộng quốc gia
_ Hàng hóa công cộng địa phương
Các loại hàng hóa môi trường
_ Chuyên hữu và không cạnh tranh
_ Không chuyên hữu và cạnh tranh
_ Không chuyên hữu và không cạnh tranh
Phương thức cung hàng hóa công cộng
_ Miễn phí: nhà nước
_ Có thu phí: tư nhân cung cấp
→ Để tư nhân cung hhcc có thể làm giảm phúc lợi xh do số lượng người bị loại trừ hay số lượng hàng
hóa cung cấp không đủ
vd: việc trồng hoa ven đường của dn luôn đc khuyến khích trồng thêm
Cầu hhcc
là tổng mức sẵn lòng trả cho hàng hóa đó
Hiệu quả hàng hóa công cộng
khi hàng hóa công cộng được cung cấp một cách đầy đủ cho mọi người D=MC
Vấn đề của hàng hóa công:
Free rider; thiếu hiệu suất Pareto; hiện tượng bi kịch của mảnh đất công
2.4. Cấu trúc thị trường không hoàn hảo
_ Người sản xuất có khả năng chi phối giá
_ Bình thường hiệu quả tại MR=MC, nhưng tại thị trường không hoàn hảo P>MR
2.5. Thông tin bất đối xứng
Các bên không có thông tin như nhau
2.6. Thất bại của chính phủ
_ Chỉ quan tâm quyền lợi một nhóm người
_ không đủ khả năng thu thập thông tin đầy đủ
_ Thực thi luật môi trường khó khăn
2.7. Những vấn đề toàn cầu
3.Tiếp cận kinh tế trong kiểm soát môi trường
3.1. Nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả” (PPP) và nội hóa ngoại ứng
_ Đòi hỏi người gây ô nhiễm phải chi trả các chi phí phát sinh do vấn đề ô nhiễm môi trường mà họ
gây ra.Người gây ô nhiễm phải trả:
Chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm
Chi phí thiệt hại do vấn đề ô nhiễm gây ra
Ngoài ra có chi phí thực thi, có thể kể đến là các chi phí thực hiện quy định quản lý môi trường của nhà
nước: chi phí xác định mức ô nhiễm, chi phí xác định chủ thể gây ô nhiễm
3.2. Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng
_ Nội hóa các chi phí ngoại ứng là giải quyết chi phí ngoại ứng thông qua thanh toán hoặc đền bù bằng
một hình thức nào đó
_ Ô nhiễm tối ưu:
Hđ sx phải đạt được mức sản lượng tối ưu xã hội
Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm
a) Hoạt động sản xuất phải đạt được mức sản lượng tối ưu xã hội
b) Cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm
_ Thực tế thay đổi chi phí cho kiểm soát ô nhiễm cũng có thể đạt mức ô nhiễm thấp (W*)
_ Chi phí thiệt hại môi trường (DC – Damage Cost): là chi phí của tất cả các tác động bất lợi mà những
người sử dụng môi trường gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Những tác động bất lợi này
có nhiều dạng khác nhau và trong từng hoàn cảnh cụ thể cũng khác nhau
_ Chi phí thiệt hại môi trường biên (MDC) là mức thay đổi chi phí thiệt hại khi lượng chất thải hoặc
nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi một đơn vị.(Chi phí Thiệt hại biên (MDC) thể
hiện mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt hại
_ Chi phí kiểm soát môi trường hay chi phí giảm ô nhiễm (Abatement cost - AC): là những chi phí để
làm giảm lượng chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô
nhiễm ở môi trường xung quanh.
_ Chi phí giảm ô nhiễm biên MAC: thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được
một đơn vị chất thải gây ô nhiễm
Trường hợp 1: Quyền tài sản thuộc về người gây ô nhiễm
Tổng chi phí
= S
OF’FWm
Mức thiệt hại giảm
được = S
FWmEF’
Giới hạn về thỏa thuận:
W* ≤ W< Wm
Trường hợp 2: Quyền tài sản thuộc về người bị ô nhiễm
Tổng chi phí
= S
OF’FWm
Mức thiêt hại giảm
được =
SFEOF’
Giới hạn về thỏa
thuận: 0 < W ≤ W*
3.3. Đàm phán kiểm soát ô nhiễm - Định lý coase
_ Định Coase: Khi các bên thể mặc cả không phải chi phí thêm để làm cho cả 2 bên
cùng có lợi, cơ chế thị trường sẽ làm cho hoạt động chống ô nhiễm trở nên có hiệu quả bất kể quyền tài
sản được ấn định như thế nào
_ Hạn chế của định lý Coase:
- Không có mặc cả khi quyền tài sản không được phân định rõ ràng
- Chỉ có thể thực hiện được nếu chi phí đàm phán không đáng kể
- Khó khăn trong việc xác định người gây ô nhiễm và người bị ảnh hưởng ô nhiễm
- Khó khăn trong việc xác định được đường MAC và MDC
3.4.Vai trò của Chính phủ
Trong trường hợp các ngoại ứng là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng phải giải quyết thì buộc phải nhờ
đến vai trò chính phủ.
Gọi C là chi phí giao dịch của mặc cả
Gọi B là lợi ích thu được khi mặc cả
Gọi T là chi phí giao dịch của chính phủ
B > C có thể giao dịch (mặc cả)
C > B không thể mặc cả.
Lúc này cần có sự can thiệp của chính phủ. Tuy vậy nhờ chính phủ khi B > T < C để còn một phần chi
phí cho sự tham gia xử lý của chính phủ.
Trước tiên theo tình huống, mương nước thuộc về hợp tác xã
( trường hợp tài sản thuộc về người bị ô nhiễm)
1. Nhà máy có nhất thiết phải ngưng xả thải mương nước không?
Việc xả thải chỉ ngưng khi nhà máy ngừng sản xuất và điều này là không thể. Thay vào đó, nhà máy có
thể chỉ cần thương lượng với đôi bên để giảm chi phí xả thải hoặc hạn chế xả thải
2. Phương án có thể thực hiện để giải quyết vấn đề
Phương án 1: nhà máy xử lý toàn bộ vấn đề ô nhiễm
Phương án 2: thương lượng với htx
Phương án 3: ra tòa xử lý
Phương án 4: htx tự xử lý
3. Từng phương án
Phương án 1: htx ko cần làm gì
Phương án 2: htx cần tìm ra điểm xả thải tối ưu ô nhiễm
Phương án 3: khả năng htx thắng kiện là rất lớn, htx chỉ cần tìm luật sư giỏi đòi quyền lợi tối đa
Phương án 4: theo phương án này htx sẽ chịu thiệt, tốn rất nhiều chi phí
4. Định lý Coase áp dụng cho trường hợp 2. Nếu đàm phán không thành công thì hợp tác xã cần kiện
dn ra tòa vì quyền tài sản thuộc về htx nên sẽ có lợi hơn
Tình huống 2:
Áp dụng định lý Coase để giải quyết tình huống nếu một doanh nghiệp sản xuất máy móc trong
một nhà máy phải đối mặt với khiếu nại về tiếng ồn do các hộ gia đình lân cận có thể nghe thấy
tiếng ồn lớn của máy móc phát ra
Nhà máy không thể ngừng sản xuất, các hộ cũng không thể tiếp tục nghe ồn mãi
Theo tình huống, quyền tài sản chung, không rõ ràng tuy nhiên để giảm thiểu chi phí theo định lý
Coase, dn và các hộ gia đình lân cận có thể thương lượng với nhau. Như: định ra khoảng thời gian
không tiếng ồn, hoặc giảm cường độ tiếng ồn
Tuy nhiên nếu không thể thương lượng thì hộ gia đình có thể kiện ra tòa. Lúc này hai trường hợp có
thể xảy ra: hộ gia đình thua hoặc thắng
Công cụ nào sau đây được áp dụng theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả? B
A. Thuế thu nhập doanh nghiệp
B. Giấy phép xả thải không chuyển nhượng
C. Phí xử lý nước thải
D. Thuế giá trị gia tăng
Sức chịu tải của môi trường là: D
A. Khả năng đồng hóa chất thải của môi trường
B. Khả năng nuôi sống lượng dân số tối đa mà hệ thống môi trường vẫn an toàn
C. Khả năng hỗ trợ sự sống cho mọi sinh vật trên trái đất
D. Giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục
hồi
Chương 3: Kinh tế học kiểm soát ô nhiễm
1. Phân loại chất gây ô nhiễm
_ Khả năng đồng hóa của môi trường: Khả năng hấp thụ chất ô nhiễm của mt mà không gây ra
tác động bất lợi cho mt hay người sử dụng
_ : là giới hạn chịu đựng để tự phục hồi của mtSức chịu tải của môi trường
_ Chất gây ô nhiễm tồn đọng (stock pollutants)
Chất ô nhiễm mt có ít hoặc không có khả năng hấp thụ
vd: chất phóng xạ khi sự cố nhà máy điện hạt nhân fukushima I nổ gây ô nhiễm
_ Chất gây ô nhiễm không tồn đọng (fund pollutants)
Chất ô nhiễm mà mt có khả năng hấp thụ (miễn là tốc độ phát thải nhỏ hơn tốc độ hấp thụ thì chất
ô nhiễm không có khả năng tích tụ.)
vd: ô nhiễm tiếng ồn
_ Chất gây ô nhiễm tồn đọng một phần
(ở giữa hai cái trên)
_ Chất gây ô nhiễm có điểm nguồn và không có điểm nguồn
- Chất gây ô nhiễm có điểm nguồn: Xác định rõ ràng điểm phát thải
Ví dụ: Các nhà máy xử lý chất thải đô thị thường có cửa ống tháo xả các loại nước thải
- Chất gây ô nhiễm không có điểm nguồn: Không thể xác định được rõ ràng điểm phát thải
Ví dụ: hóa chất dùng trong nông nghiệp, chảy tản mát trong đất và gây ô nhiễm sông, hồ
_ Tổn thất môi trường không liên quan đến chất thải: vd đầu tư ngành dịch vụ trên mảnh đất rừng
Tiêu chuẩn của môi trường: giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan có thẩm quyền quy định.
_ Chất gây ô nhiễm địa phương, vùng và toàn cầu
_ Chất phát thải liên tục và không liên tục
_ Tổn thất môi trường không liên quan đến chất thải
2. Phân bổ ô nhiễm thị trường
_ Hàm thiệt hại
Hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệt hại của chất thải đó
+ Hàm thiệt hại theo lượng phát thải
+ Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ
+ Hàm thiệt hại biên
+ Tổng thiệt hại
_ Hàm chi phí giảm thải cận biên MAC: chi phí giảm biên
_ Tổng chi phí giảm thải (TAC) làm giảm nồng độ các chất
_ (MDC/MD)Hàm thiệt hại cận biên
thiệt hại đổi khi nồng độ ô nhiễm đổi
_ Phân bổ ô nhiễm hiệu quả về mặt chi phí
TEC=TAC+TDC
TEC min khi MAC=MDC → mức thải W*
MAC1 và MAC2 đại diện cho 2 nguồn phát thải (hoặc 1 nguồn phát thải tại hai thời điểm khác
nhau) có mức phát thải ban đầu là 15 tấn/tháng khi không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Ở mức
10 tấn phát thải (nghĩa là giảm được 5 tấn) MAC1 = $20 và MAC2=$25.
(diện tích bên dưới MAC là TAC)
Tổng chi phí (TAC) để giảm từ 15 tấn xuống 10 tấn là diện tích b đối với nguồn phát thải 1
($50/tháng) và diện tích a+b đối với nguồn 2 ($62,5/tháng). Chi phí tiết kiệm được khi áp dụng
công nghệ của nguồn 1 là a ($12,5/tháng).
3. Giải pháp của NN đối với ô nhiễm
Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính sách môi trường
+ Định mức chuẩn của công nghệ: các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ quy định một dạng kiểm soát
giảm thiểu áp dụng cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm
+ Định mức chuẩn mức thải: chuẩn mức thải là quy định giới hạn mang tính pháp lý về lượng chất
thải tối đa một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường
Chi phí thực thi
MD=10, MAC=600-5Wq
Để đạt mức thải hiệu quả xã hội là E*, nhà nước đặt
tiêu chuẩn xả thải 40kg mỗi tháng.
Giả sử nhà máy giảm thải theo quy định từ Eo đến
E* (diện tích dưới MAC, giới hạn bởi Eo và E*) thì
đó là chi phí thực thi. (ở đây là 80 nhân 400 chia 2
bằng 16000$)
Thiệt hại mt hay thiệt hại xã hội tại mức E* là diện
tích dưới MD, giới hạn tại E* (8000)
Thiệt hại xh tại mức Eo ban đầu là (72000)
→ Lợi ích tiêu chuẩn là 72-8-16=48000$
Bài tập:
Bài 1:
Giả sử có 2 hãng sản xuất ra sản phẩm gây ra ô nhiễm môi trường, người ta xác định được hàm chi
phí giảm thải cận biên của hãng 1 là 300 - Q1, hãng 2 là 200 - 2Q2/3 (trong đó Q là số đơn vị phát
thải tính bằng tấn). Hãy:
1. Cho biết tổng lượng phát thải mà 2 hãng thải ra khi không có sự can thiệp của các cơ quan quản
lý môi trường.
MAC1=0 → Q1=300; tương tự Q2=300
2. Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giảm tổng lượng phát thải xuống còn 300 tấn, giới
hạn cho mỗi hãng chỉ được phát thải 150 tấn. Vậy họ phải dùng hình thức gì? - hình thức áp
đặt mức tiêu chuẩn
3. Xác định giá mà mỗi hãng phải trả cho một đơn vị phát thải tại mức 150 tấn, tổng chi phí để phát
thải ở mức đó là bao nhiêu? (phải vẽ hình)
tức tại Q = 150 → MAC1 = 150; MAC2=100
→ TAC1 = 11250; TAC2=7500 → TAC = 18750
Bài 2: Giả sử 4 hãng sản xuất sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, người ta xác định được giá thành
chi phí giảm thải cận biên của 4 hãng như sau:
MAC1 = 700 – Q;
MAC2 = 1350 – Q/2;
MAC3 = 350 – Q
MAC4 = 700 – 2Q
(Trong đó Q: tấn; P tính theo $)
1.Khi không có sự can thiệp của cơ quan quản lý môi trường thì lượng phát thải ra môi trường của
các hãng là bao nhiêu?
2. Chứng minh rằng hãng 4 có khả năng giảm thải tốt hơn hãng 1 và kém hãng 3
3. Ở mức chuẩn thải quy định là 250 tấn. Xác định chi phí thải cho mỗi tấn mà mỗi hãng phải trả.
Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou) - gắn với bài tập ngoại ứng tiêu cực
Cách tiếp cận ô nhiễm tối ưu về người gây ô nhiễm cần phải giảm sản lượng về mức tối ưu xã hội
Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do
đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội Q*
Thuế là t* - thuế ô nhiễm tối ưu hay thuế Pigou t*=MECQ*
Nhà sản xuất phải nội hóa các ngoại ứng
mức thuế tối ưu sẽ được xác định tại mức thải W*, tại đó mức phí F = MAC = MDC
Nhà nước có thể quy định mức thải đồng nhất, chi phí thấp nhất đối với xã hội khi MAC1 = MAC2
= … = F
bài tập
Bài 5
Một doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường có chi phí cận biên của doanh nghiệp là
50+10Q (MPC), chi phí xã hội cận biên 80+10Q (MSC), giá sản phẩm là 100 (P=100=MB)
- Xác định mức sản xuất tối ưu đối với doanh nghiệp và xã hội
MB=MPC=> Q=5
MB=MSC => Q=2
- Xác định thiệt hại xã hội mà doanh nghiệp gây ra cho xã hội và vẽ đồ thị
Nhìn hình dưới MSC trên MC giới hạn bởi Q=5 và Q=2 trên MB
Nếu hỏi thuế t* thì cho T*=MEC tại Q*
(Q* là Q xh ở đây là 2; MSC=MPC+MEC)
Bài 4.
Giả sử một doanh nghiệp sản xuất ra loại hàng hóa M, có doanh thu cận biên là 50 - Q. Hàm tổng
chi phí của doanh nghiệp này là TC = 1/2Q2 + 10Q (trong đó Q là số sản phẩm, P là giá cho một
đơn vị sản phẩm). Doanh nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường với chi phí thiệt hại ứng với mỗi đơn
vị Q đầu ra là EC = 1/4Q2 .
1.Hãy xác định mức thuế theo phương pháp của Pigou, bằng tính toán và bảng đồ thị.
2. So sánh lợi nhuận của doanh nghiệp khi chưa tính thuế Pigou và khi đã tính thuế Pigou
Phí xả thải - gắn giảm thải gọi là phí Pigou
Là một loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất. Đây cũng là 1 dạng thuế
Pigou, có thể gọi là phí Pigou
Khi áp dụng phí xả thải, người gây ô nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp để nhằm tối thiểu hóa chi phí
của mình
Mức phí tối ưu sẽ được xác định tại mức thải W*, tại đó mức phí F=MAC=MDC
Nhà nước cũng có thể quy định mức thải đồng nhất, chi phí thấp nhất đối với xã hội khi
MAC1=MAC2=…=F
Phương án Tổng chi phí
giảm thải (TAC)
Tổng phí
(TF)
Tổng phí mt
(TAC +TF)
Phương án 1: Không chi phí giảm thải 30$*24=720$ 720$
Phương án 2: Giảm thải toàn bộ 1/2*72$*24=864$ 864$
Phương án 3: Nộp phí 14 đơn vị (tại mức
F=MAC). Chi phí giảm thải 10 đơn vị
1/2*30$*10=150$ 30$*14=420$ 570$
Bài 3:
Giả sử có 2 hãng sản xuất hóa chất có chất thải đổ xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước dòng sông
đó. Để giảm mức độ ô nhiễm, các hãng đã tự lắp đặt thiết bị xử lý nước. Cho biết chi phí giảm thải
cận biên của các hãng như sau:
MAC1=800-W
MAC2= 600-0,5W
Trong đó, W là lượng nước thải (m3), chi phí giảm thải tính bằng USD
a.Nếu cơ quan quản lý môi trường muốn tổng mức thải 2 hãng chỉ còn 1000m3 bằng biện pháp thu
một mức phí thải như nhau cho mỗi m3 nước thải, hãy xác định mức phí thải đó và lượng nước mà
mỗi hãng thải ra sông
khi chưa có mức thải: W1=800, W2=1200
→ tổng mức thải là 800+1200=2000m3 → lượng thải cần giảm là 1000m3
do mức phí thải là như nhau và tổng mức phát thải là 1000m3
→ MAC1=MAC2 W1+0,5W2 = 200 W1= 600 → P1=200
W1+W2 = 1000 W1+W2 = 1000 W2 = 400 P2=400
b.Xác định tổng chi phí giảm thải của 2 hãng trên
c.Nếu cơ quan quản lý vẫn muốn đạt mục tiêu môi trường như trước nhưng chỉ quy định mức thải
đồng đều cho 2 hãng thì chi phí giảm thải mỗi hãng là bao nhiêu
d.Thể hiện kết quả trên đồ thị
Giấy phép xả thải
+ “Quyền gây ô nhiễm” bằng với mức ô nhiễm mà xã hội mong muốn có thể được mua đi bán lại
giữa những người gây ô nhiễm
+ “Quyền gây ô nhiễm” của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các “giấy phép xả thải” do cơ
quan quản lý môi trường ban hành
+ Doanh nghiệp nào muốn thải nhiều hơn sẽ phải mua thêm giấy phép từ những doanh nghiệp
không có nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp nào có khả năng giảm thải tốt có thể thừa ra một số giấy
phép và được bán số giấy phép thừa đó
+ Doanh nghiệp nên bán giấy phép khi chi phí giảm ô nhiễm cận biên của họ thấp hơn giá giấy
phép và ngược lại nên mua giấy phép nếu chi phí này cao hơn giá giấy phép.
Trợ cấp
+ Được áp dụng cho các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực như trồng rừng, xử lý ô nhiễm…
Hệ thống đặt cọc – hoàn trả và việc tái sử dụng rác thải
+ Người tiêu dùng trả cho chủ cửa hàng, được hoàn lại sau đó: mua nước trả bình
Ký quỹ bảo vệ môi trường
+ Cá nhân tổ chức định kinh doanh sản xuất ngành được xác định gây ô nhiễm đều phải ký quỹ.
4. Bài tập: xác định mức phân bổ ô nhiễm hiệu quả về mặt chi phí, bài tập về thuế pigou,
phí thải
1) (9/5/23) 2 doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm A gây ô nhiễm môi trường, có các hàm chi
phí giảm thải cận biên như sau: MAC1 = 300 - W1; MAC2 = 200 - 2/3W
Tính lượng phát thải của haii doanh nghiệp thải ra khi không có sự can thiệp của cơ quan quản lý
nhà nước
Chính phủ bán giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng với giá 100$/tấn. Xác định chi phí giảm
thải của mỗi doanh nghiệp, biết rằng mỗi doanh nghiệp không được phát thải quá 200 tấn.
2) (25/4/23) Giả sử 2 hãng sản xuất sản phẩm nhựa có chất thải gây ô nhiễm môi trường; để
giảm ô nhiễm, 2 hãng phải chi phí để xử lý chất thải và người ta xác định được hàm chi phí
giảm thải cận biên của 2 hãng là: MAC1=200-W1 và MAC2=300-0,5W2 (W là lượng thải
tính bằng tấn và chi phí giảm thải tính bằng USD)
a.Tính tổng lượng chất thải mà 2 hãng thải vào môi trường khi không có sự quản lý của cơ quan
quản lý môi trường
b.Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giới hạn tổng lượng chất thải của cả 2 hãng là 350 tấn
bằng cách quy định chuẩn mức thải đồng đều thì lượng thải của mỗi hãng sẽ là bao nhiêu. Tính chi
phí giảm thải
c.Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giới hạn tổng lượng chất thải của cả 2 hãng là 350 tấn
bằng cách quy định một mức phí thải đồng đều thì lượng thải của mỗi hãng sẽ là bao nhiêu
d.Giả sử mỗi hãng được cấp 175 giấy phép xả thải (mỗi giấy phép xả được 1 tấn). Các giấy phép xả
thải có thể chuyển nhượng với giá mỗi giấy phép trên thị trường là 150USD/giấy. Hỏi:
-Tại sao 2 hãng lại muốn mua/bán giấy phép với nhau
-Mỗi hãng sẽ mua/bán bao nhiêu giấy phép
-Nếu 2 hãng trao đổi giấy phép cho nhau thì chi phí giảm thải và mua bán giấy phép của mỗi hãng
là bao nhiêu? Mỗi hãng sẽ có lợi ích bằng bao nhiêu nếu mua/bán giấy phép
3) (20/6) hai công ty sản xuất nhựa hại cùng thải ra chất thải gây ô nhiễm môi trường. Hàm chi
phí giảm thải cận biên của hai hãng lần lượt là: MAC1 = 200 - 2/3W1 và MAC2 = 600 - W2
(W là lượng chất thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải tính bằng USD)
a) Xác định tổng lượng chất thải của 2 công ty khi không có sự quản lý của nhà nước về môi
trường?
b) Giả sử cơ quan quản lý mô trường quy định cho mỗi công ty chỉ được thải ở mức 150 tấn thì chi
phí giảm thải của mỗi công ty để tuân thủ quy định là bao nhieue?
c) Nếu cơ quan quản lý môi trường quy định một mức phí thải đồng đều, f=100 USD/tấn thì mỗi
công ty sẽ thải bao nhiêu để tối đa hóa lợi ích của mình? Chi phí giảm thải của mỗi công ty là bao
nhiêu?
d) So sánh và n hận xét về chi phí giảm thỉa trong hai trường hợp trên
Thể hiện các kết quả trên bằng đồ thị.
4) Giả sử hoạt động khai thác sthan trên thị trường có hàm lợi ích biên MB = 20 - Q, hàm chi
phí cận biên là MC = 14 + Q và hàm chi phí cận biên ngoại ứng là Q (Q là sản lượng tính
bằng tấn, P là mức giá sản phẩm tính bằng triệu đồng)
a.Tính sản lượng khai thác than hiệu quả cá nhân? Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
b.Tính mức khai thác than hiệu quả xã hội? Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu
c.Tính phần thiệt hại mà hoạt động khai thác đó gây ra cho xã hội?
d.Để đưa hoạt động khai thác than về mức hiệu quả xã hội, cần áp dụng mức thuế là bao nhiêu?
e.Thể hiện kết quả trên đồ thị
3 Chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng trong phân tích chi phí - lợi ích:
_ r- Tỷ lệ chiết khấu
Để so sánh các lợi ích và chi phí xuất hiện ở các thời gian khác nhau bằng cách gắn chúng với 1
trong số để quy đổi về các giá trị hiện tại tương đương
Tỷ lệ chiết khấu dùng để điều chỉnh đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại
tương đương. Quá trình điều chỉnh này gọi là “Chiết khấu”
_ n: số năm trên trục thời gian
_ t: thời gian tương ứng
_ Bt: lợi ích tại năm t
_ Ct: chi phí tại năm t
NPV – Giá trị hiện tại ròng
NPV =
B/C – Tỷ suất lợi ích chi phí (BCR)
B/C = /
IRR – Hệ số hoàn vốn
B/C = / = 1
Bài tập:
1) 3 phương án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: giá trị hiện hành và giá trị hiện tại,
mức chiết khấu là 5%. Phương án nào được lựa chọn
Giá trị hiện hành của lợi ích ròng (triệu đô la/ năm)
Dự án 0 1 2 3 4 5
Xử lý bậc cao -100 0 30 50 60 60
Xử lý thông thường -50 25 35 35 35 35
Xử lý sơ cấp -25 5 10 10 10 10
2) Giả sử có một dự án khai thác gỗ từ rừng nguyên sinh trong 5 năm với số liệu được thể hiện
ở bảng dưới đây:
Chi phí và lợi ích
Năm
1
Năm 2 Năm 3 Năm
4
Năm 5
Chi phí khai thác 25 7 0 0 0
Chi phí môi trường 5 3 0 0 0
Lợi ích thu về 0 5 15 15 15
Lợi ích thực -30 -5 15 15 15
Biết rằng hệ số chiết khấu trong 5 năm đó là: r = 10%. Hãy xác định lợi ích hiện thực hiện tại
3) Một dự án khai thác khoáng sản dự định tiến hành trong một thời gian nào đó mà số liệu về chi
phí – lợi ích trong 7 năm đầu được cho bằng bảng sau:
Lợi ích hoặc chi phí Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
Chi phí xây dựng và khai thác 1700 500 600 700 800 900 1000 1100
Chi phí môi trường 200 350 300 400 400 500 500 300
Lợi ích do bán sản phẩm 0 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1600
Coi rằng hoạt động kinh doanh trong thị trường ổn định, tỷ lệ chiết khấu thị trường là 8%. Tính NPV
sau thời gian trên xét 2 trường hợp (và đưa ra nhận xét)
- Không tính đến chi phí môi trường
- Có tính đến chi phí môi trường
Chương 4 Kinh tế ô nhiễm môi trường nước
1. Các dạng tiếp nhận chất thải của nước
- Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo
- Nước ngầm: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất
- Đại dương: vùng rộng lớn của bề mặt Trái Đất có tầng nước mặn bao phủ
2. Ô nhiễm nguồn nước
là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
3. Suy thoái nguồn nước
là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của
nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó.
4. Để kiểm soát tải trọng, cần có hai hình thức:
(1) giám sát các điều kiện xung quanh trong nguồn nước;
(2) giám sát mức độ phát thải, hoặc nước thải
Lượng oxy hòa tan DO là một trong những thông số đánh giá tình trạng tốt xấu của nguồn nước. (DO
càng cao càng tốt)
_ Phí nước thải là công cụ kinh tế có thể áp dụng để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có điểm nguồn
5. Chính sách kiểm soát ô nhiễm nước
_ Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát
_ Công cụ kinh tế
_ Chính sách kiểm soát ô nhiễm nước truyền thống - kinh nghiệm ở một số khu vực
_ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải với các mức tiêu chuẩn phù hợp của từng nguồn
(ước tính 60.000 nguồn) khó khăn nảy sinh trong xác định tiêu chuẩn và phân bổ trách nhiệm kiểm
soát giữa các nguồn
_ Trợ cấp xử lý nước thải đô thị
Có chính sách trợ cấp cho các nhà máy xử lý nước thải. Chương trình này cũng gặp phải nhiều vấn đề,
từ thiếu sót trong việc phân bổ trợ cấp cho đến các ưu đãi do chương trình tạo ra.
+ Phân bổ quỹ:
+ Vận hành và bảo trì
+ Chi phí vốn
_ Quy định về tiền xử lý nước thải
_ Mua bán hạn ngạch ô nhiễm dựa trên lưu vực
Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển đảo - của Việt Nam B
A- Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản
B- Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người
C- Khai thác dầu khí ở thềm lục địa
D- Hoạt động du lịch
Chương 5: Kinh tế học trong quản lý chất độc hại và chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy
hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác),
hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con
người (Nguy cơ ung thư, Ảnh hưởng đến sinh sản)
2. Mục tiêu chính của hệ thống pháp luật hiện hành để kiểm soát các chất độc hại là bảo vệ sức khỏe
con người, bằng cách xác định rủi ro có thể chấp nhận được bằng cách cân bằng giữa chi phí và lợi ích
của việc kiểm soát việc sử dụng các chất hóa học.
_ Giảm thiểu chất thải nguy hại
_ Áp dụng sản xuất sạch hơn
_ Tái sử dụng và tái chế chất thải nguy hại
_ Xử lý chất thải nguy hại
_ Ngăn ngừa các rủi ro từ chất thải nguy hại
3. Phân loại
+ Theo tính chất nguy hại
Dễ nổ; Dễ cháy; Oxy hoá; Ăn mòn; Có độc tính; Có độc tính sinh thái; Dễ lây nhiễm.
+ Theo nguồn hoặc dòng thải chính (19 cái)
4. Kinh tế học về quản lý chất thải độc hại
_ Tiền lương thường phản ánh chính xác rủi ro khi thông tin được công khai
_ Các sản phẩm an toàn thường đắt hơn
_ Trách nhiệm của bên thứ ba
 Vai trò nhà nước quan trọng
5. Kinh tế học xử lý chất thải nguy hại
Chủ sở hữu nơi xử lý chất nguy hại muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ
+ Chọn địa điểm gần nguồn chất thải giảm chi phí vận chuyển
+ Chi phí đất thấp
+ Cộng đồng thu nhập thấp yêu cầu ít bồi thường để gia tăng mức độ tác động tiêu cực
6. Các hiệp ước quốc tế về quản lý chatas thải:
_ Công ước BASEL: về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy
chúng (Việt Nam đã tham gia ngày 13/3/1995)
_ Công ước STOCKHOLM Về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)
| 1/29

Preview text:

Chương 1: 1. Khái niệm
Kinh tế môi trường là một môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy
định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường nhằm đảm bảo một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và
bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm
2. Lĩnh vực kinh tế mt tập trung vào 2 hướng tiếp cận
_ Dùng các công cụ, chính sách kinh tế để giải quyết các vấn đề sử dụng tài nguyên và môi trường
_ Tìm cách hạch toán chi phí, lợi ích môi trường trong hạch toán kinh tế của các dự án phát triển
3. Một số ứng dụng của ktmt: _ Nghiên cứu khoa học
_ Quản lý nhà nước về môi trường
_ Quản lý môi trường cấp cộng đồng
_ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 4. Đối tượng _ Tài nguyên _ Môi trường _ Biến đổi khí hậu 5. Phân tích kinh tế
_ Nghiên cứu môi trường dựa trên ý tưởng phân tích kinh tế
_ Khai thác kinh tế học tại vi mô nhiều hơn
_ Trả lời câu hỏi: ra quyết định ntn? Tại sao có hậu quả vs mt? Làm thế nào để cân bằng trở lại?
6. Môi trường và phát triển Phát triển
Khái niệm phát triển: Phát triển (phát triển kinh tế - xã hội) là quá trình nâng cao chất lượng
cuộc sống về vật chất và tinh thần của con người
Tăng trưởng là điều kiện cần để phát triển kinh tế, đặt phát triển kt trong quan hệ với mt, có một
số lựa chọn như: (Điều kiện đủ là trong quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm được tính cân đối,
tính hiệu quả, tính mục tiêu, tính trước mắt và lâu dài)
_ Môi trường hay phát triển: nước đang phát triển, nghèo → thường chọn phát triển
_ Tăng trưởng bằng không hoặc âm (chủ nghĩa bảo vệ) VD: Iceland, Thụy Sĩ,..
_ Phát triển và môi trường: một số nước cân bằng, đa số các nước hiện nay Phát triển bền vững
_ Là đảm bảo nhu cầu hiện tại mà ko ảnh hưởng đến tương lai, tức đảm bảo ba lực tăng trưởng: kinh tế, mt, xã hội
_ Tính bền vững của nền kinh tế:
Quy tắc tái chế tài nguyên thiên nhiên (đầu ra ngành này là đầu vào ngành khác)
Quy tắc sử dụng thay thế (dùng năng lượng tái tạo thay năng lượng ko tái tạo)
VD: nhà tre vedana ở Ninh Bình
Quy tắc cố định hóa dự trữ tài nguyên tái tạo theo thời gian: xem khả năng hấp thụ chất thải của
môi trường như một loại tài nguyên tái tạo (khả năng đồng hóa của môi trường)
Quy tắc sử dụng hiệu quả
VD: vườn hoa kỳ diệu tại Dubai
Mục tiêu phát triển bền vững:
Thỏa mãn nhu cầu thế hệ hiện tại không làm tổn hại khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai
7. Môi trường và nền kinh tế
Bản chất của môi trường:
Tính cơ cấu phức tạp: nhiều phần tử có bản chất khác nhau, bị chi phối bởi quy luật khác nhau
Tính động: các phân tử trong môi trường luôn tự vận động tương tác để thiết lập trạng thái cân
bằng, vd: núi lửa phun trào rồi tự dừng tự cân bằng
Tính mở: các phần tử trong môi trường luôn chuyển động từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác
Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh: là khả năng tổ chức lại hoạt động của mk để thích ứng với
đk bên ngoài, vd tiến hóa
=> ý nghĩa việc hiểu bản chất:
_ Cần chú ý khi tác động vào hệ thống môi trường
_ Tạo điều kiện nghiên cứu điều chỉnh biên độ thay đổi của con người cách phù hợp với biên độ thay đổi của môi trường Phân loại mt: -Theo chức năng: + Môi trường tự nhiên
+ Môi trường xã hội: thể chế
+ Môi trường nhân tạo: do con ng tạo
-Theo quy mô: toàn cầu, địa phương, cộng đồng
-Theo mục đích nghiên cứu sử dụng -Theo thành phần Biến đổi môi trường
_ Là quá trình biến đổi cấu trúc, thành phần của hệ môi trường
_ Các cấp độ biến đổi: Ô nhiễm môi trường
Suy thoái môi trường: suy giảm về chất lượng và số lượng của môi trường, ảnh hưởng xấu đến con ng, sinh vật
Sự cố môi trường: sự biến đổi bất thường của thiên nhiên hoặc tai biến rủi ro trong quá trình
hoạt động của con người: cháy rừng, tràn dầu
9. Chức năng của môi trường
_ Nơi cung cấp tài nguyên: tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo, các dạng thông tin
_ Nơi chứa chất thải: chất thải khí, rắn, lỏng. Ngoài ra còn có các dạng như nhiệt, tiếng ồn, hóa chất
nguyên tử, phân tử, hợp chất…
_ Không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan
10. Môi trường là tài sản kinh tế và xã hội (vai trò của môi trường)
Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại sẽ có như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu
đã được thỏa thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản.
_ Môi trường được xem như một tài sản tổng hợp cung cấp nhiều loại dịch vụ.
_ Là một tài sản rất đặc biệt vì nó cung cấp các hệ thống hỗ trợ sự sống duy trì sự tồn tại của con người
_ Là tài sản → nâng cao, ngăn chặn sự sụt giá quá mức giá trị của tài sản 11. Cân bằng vật chất Tài nguyên
Là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc
tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người
Phân loại tài nguyên thiên nhiên
_ Có khả năng tái sinh: động vật, thực vật, vi sinh vật
_ Không có khả năng tái sinh
Tạo tiền đề tái sinh: nước, thổ nhưỡng, không khí, năng lượng mặt trời
Không thể tái sinh: Dầu khí, than đá, kim loại, thủy tinh…
Tìm cách sao cho M nhỏ nhất
Giảm G - hàng hóa dịch vụ
Giảm Rp - chất thải sản xuất
Tăng Rpr+Rcr - tái chế (tạo tuần hoàn)
Câu hỏi: Có ảnh hưởng đến ô nhiễm ko
0. Đốt rơm rạ có ảnh hưởng đến ô nhiễm không khí không? Có
1. Thu gom rơm rạ bảo vệ môi trường, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất nấm rơm. Tăng tái chế
2. Sản xuất tinh dầu sả ------- xử lý bã thải làm đệm lót sinh học và phân bón sinh học. Tăng tái chế
3. Các trại trồng nấm bào ngư sau khi thu hoạch xong sẽ tiếp tục sử dụng chất thải để trồng nấm rơm. Tăng tái chế
Trong kinh tế môi trường, WTP là ký hiệu của đại lượng nào: A A. Mức sẵn lòng chi trả C. Mức lượng cân bằng B. Mức sẵn lòng nhận D. Mức giá cân bằng
Sức chịu tải của môi trường là: D
A.Khả năng đồng hóa chất thải của môi trường
B.Khả năng nuôi sống lượng dân số tối đa mà hệ thống môi trường vẫn an toàn
C.Khả năng hỗ trợ sự sống cho mọi sinh vật trên trái đất
D.Giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi
Kinh tế môi trường là môn khoa học nghiên cứu j ? C
A- Các ng.nhân và giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
B- Các ng.nhân và giải pháp chính sách nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm mt
C- Các nguyên nhân và giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ, duy trì các chức năng của hệ thống môi trường
D- Các nguyên nhân và giải pháp kinh tế nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên Chương 2:
1.Thị trường và tính hiệu quả 1.1. Thị trường:
_ Đặc điểm chung: tối đa lợi ích (lợi nhuận) bản thân
_ Phân loại thị trường: hoàn hảo, không hoàn hảo; thị trường đầu vào và đầu ra;....
_ WTP willingness to pay - giá sẵn lòng trả, giảm dần tương đương với lợi ích cận biên giảm dần
→ lợi ích nhận được chính là phần dưới đường cầu (WTP) và giá (giá nhân lượng) 1.2. Cầu và cung:
_ Cầu (- đường cầu; lượng cầu - điểm)
thường giá càng tăng nhu cầu càng giảm, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng vd như giá vàng,
giá đất càng tăng, càng sốt thì người ta càng mua → vấn đề về kỳ vọng.
đường cầu thị trường bằng tổng cầu cá nhân (cộng trục hoành - ngang)
Quy luật cầu: Nếu các điều kiện khác được giữ nguyên, không thay đổi, lượng cầu về một loại hàng
hoá điển hình sẽ tăng lên khi mức giá của chính hàng hoá này hạ xuống và ngược lại. _ Cung: (dạng trên) 1.3. Hiệu quả kinh tế Lợi ích
+ Lợi ích: Được hiểu như là sự vừa ý, sự hài lòng
do việc tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại
+ Lợi ích toàn bộ-tổng lợi ích –TB: là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ đem lại
+ Lợi ích cận biên – MB: là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa, dịch vụ
Thặng dư tiêu dùng (gắn với lợi ích)
+ Thặng dư người tiêu dùng được tính bằng phần chênh lệch giữa giá trị của hàng hóa cho người mua
và giá người mua phải trả cho hàng hóa đó
tại sao đó lại là thặng dư?
Tại sản lượng Qd, tổng lợi ích là dưới đường cầu. Giá thị trường là P*
→ thứ chúng ta trả là diện tích chữ nhật OQdEP*, nhưng lợi ích nhận đc là OQdEB Chi phí:
Tổng chi phí – TC: bao gồm giá thị trường của toàn bộ các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra lượng hàng hóa
Chi phí cố định – FC: là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi
Chi phí biến đổi – VC: là những chi phí tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc giảm của sản lượng TC=FC+VC
Chi phí cận biên – MC là chi phí phải chi bổ sung để sản xuất thêm một đơn vị sản lượng hàng
hóa/dịch vụ; MC = Sự thay đổi tổng chi phí/sự thay đổi tổng sản lượng
Thặng dư nhà sản xuất (gắn với chi phí)
+ được tính bằng phần chênh lệch giữa giá mà người bán nhận được cho hàng hóa và chi phí sản xuất cho người bán
Diện tích OAEQS là tổng chi phí xã hội của sản xuất
Diện tích tam giác AEP* là tổng thặng dư sản xuất (ký hiệu là PS) Hiệu quả kinh tế -Lợi ích ròng xã hội
-Tổng lợi ích xã hội TSB -Tổng chi phí xã hội TSC
-Lợi ích ròng xã hội NSB=TSB-TSC = CS + PS
Tại mức sản lượng cân bằng Q*, lợi ích ròng xã hội là lớn nhất hay còn gọi là phúc lợi xã hội lớn nhất,
đạt được khi lợi ích biên bằng với chi phí biên của quá trình sản xuất
2. Các dạng thất bại thị trường
Thất bại của thị trường là điểm cân bằng của các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân
bổ nguồn lực có hiệu quả
2.1 Các dạng thất bại thị trường a) Ngoại ứng
_ Ngoại ứng xảy ra khi giao dịch thị trường gây ra chi phí hay lợi ích đến bên thứ ba mà không được
xem xét đến. Đặc điểm: Không chủ ý và không được phản ánh
_ Ảnh hưởng ngoại ứng: xảy ra khi hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng áp đặt không tự nguyện chi phí
hoặc lợi ích lên người khác _ Ngoại ứng tiêu cực:
- Gây ra chi phí cho bên thứ ba gọi là chi phí ngoại ứng EC, chi phí biên ngoại ứng MEC.
- Chi chi phí xã hội sẽ cao hơn chi phí tư nhân: MSC = MPC + MEC
MSC: chi phí biên xã hội MPC: cp biên tư nhân (cung thị trường) MEC: chi phí biên ngoại ứng
- Mức sản lượng (tư nhân) thị trường được xác định tại MPC = MPB
- Mức sản lượng tối ưu xã hội được xác định tại MSC = MPB
vd: một xưởng kinh doanh sản xuất giấy: bthg chi phí sản xuất giấy biên là MPC, sau đó vì xả thải nên
phải xử lý dẫn đến chi phí xử lý rác là MEC → lúc này tổng chi phí biên là MSC cũng là chi phí xã hội
gồm cả sản xuất giấy và xử lý vấn đề môi trường
Dù vậy, trong thực tế doanh nghiệp không bao giờ tự nguyện cộng thêm chi phí vì mục tiêu tối đa lợi nhuận
Qe > Qo, tức khi phải cộng thêm chi phí thì doanh
nghiệp sẽ có xu hướng giảm bớt lượng sản xuất hoặc
nên giảm để giảm chi phí Po > Pe, tức giá tăng
Tại sao tổn thất hiệu quả là EoFE? vì
tại Qo, chi phí là BOQoEo, lợi ích là AOQoEo, lợi ích
ròng là lợi ích trừ chi phí bằng diện tích ABEo
tại Qe, chi phí là BOQeF, lợi ích là AOQeE, lợi ích
ròng là EoFE (tổn thất hiệu quả xã hội) → Qe - Qo = EoFE _ Ngoại ứng tích cực
- Ngoại ứng tích cực tạo ra lợi ích cho bên thứ ba gọi là lợi ích ngoại ứng MEB.
- Lợi ích xã hội phí xã hội sẽ cao hơn lợi ích tư nhân MSB = MPB + MEB
MSB: lợi ích biên xã hội MPB: lợi ích biên tư nhân (cầu tt)
MEB: lợi ích biên ngoại ứng
- Mức sản lượng thị trường: MPB = MPC
- Mức sản lượng tối ưu xã hội: MSB = MPC
Tại Qe: chi phí biên: AOQeE; lợi ích biên: BOQeF → là AEPo
Tại Qo: BOQoEo - AOQoEo = BAEo
→ Tại Qo-Qe =EFEo (FEEo là tổn thất hiệu quả)
Hay phép tính có thể là BOQoEo - AOQoEo - BOQeF + AOQeE = FEEo
Tổng hợp lại ngoại ứng: 2.2. Bài tập - TC: Hàm tổng chi phí - TR: Hàm tổng doanh thu
- MC: Hàm chi phí cận biên cá nhân MC = dTC/dQ
- MR: Hàm doanh thu cận biên cá nhân MR = dTR/dQ
- EC: Hàm chi phí ngoại ứng
- MEC: Hàm chi phí cận biên ngoại ứng
- MSC: Hàm chi phí cận biên xã hội MSC = MC + MEC
- MNPB: hàm lợi ích (lợi nhuận) cận biên cá nhân MNPB = MR - MC
- MEB: Hàm lợi ích cận biên ngoại ứng
- MSB: Hàm lợi ích cận biên xã hội MSB = MB (hay MR) + MEB
- Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi: MR = MC
- Mức sản xuất tối ưu của xã hội tại MNPB = MEC, hay MSB = MSC Bài tập
Bài 1. Doanh nghiệp có hàm lợi nhuận cận biên là 400-2Q/3. Doanh nghiệp xả thải vào hồ nước, gây
ra thiệt hại do ô nhiễm tương ứng là Q2 đối với người nuôi cá. Hãy xác định mức sản xuất tối ưu đối
với xã hội của doanh nghiệp, và cho biết ai là người phải trả chi phí thiệt hại do ô nhiễm.
Bài 2. Giả sử hoạt động sản xuất xi măng trên thị trường có hàm chi phí cận biên MC= 16+0,04Q, hàm
lợi ích cận biên MB=40-0,08Q và hàm chi phí ngoại ứng cận biên MEC=8+0,04Q (Q: tấn; P: USD)
-Xác định mức sản xuất hiệu quả tư nhân và mức giá sản phẩm tương ứng
-Xác định mức hiệu quả xã hội và giá tương ứng
-So sánh phúc lợi xã hội tại mức hoạt động tối ưu tư nhân và xã hội để thấy được thiệt hại do hoạt động
sản xuất này gây ra cho xã hội
-Thể hiện kết quả trên đồ thị
Bài 3 Giả sử có một chủ nuôi ong cạnh một chủ vườn nhãn. Chủ vườn nhãn được lợi bởi lẽ một tổ ong
thụ phấn cho khoảng một ha nhãn. Chủ vườn nhãn không phải chi trả gì cho chủ nuôi ong vì ong được
thả tự do. Tuy nhiên, theo tính toán giữa số lượng ong và diện tích vườn nhãn hiện có thì số tổ ong quá
ít không đủ thụ phấn cho toàn bộ vườn nhãn, do vậy chủ vườn nhãn phải hoàn tất việc thụ phấn nhân
tạo, khoản chi phí này ước tính khoảng 10$ cho một ha nhãn. Còn đối với chủ nuôi ong, người ta xác
định được một hàm chi phí cận biên MC=10+2Q (Q là số tổ ong). Mỗi tổ ong được tạo ra một lượng
mật là 10kg, giá thị trường là 2$ cho một cân mật ong.
-Hãy cho biết người nuôi ong nuôi bao nhiêu tổ ong
-Đó có phải là tổ ong hiệu quả không? Vì sao
-Để có hiệu quả về mặt xã hội hãy cho biết người nuôi ong nên nuôi bao nhiêu tổ? -Vẽ đồ thị
Bài 4. Thị trường sản phẩm giấy ở một quốc gia được mô tả bởi các đường cung và đường cầu sau: QD
= -2P + 160 và QS = 2P + 40. Các chuyên gia kinh tế môi trường ước lượng chi phí ngoại ứng biên của
ngành sản xuất giấy là MEC=0,2Q+4.
Đơn vị tính của P và MEC là triệu đồng/tấn, đơn vị tính của Q là nghìn tấn/tháng.
- Xác định giá cả và sản lượng của thị trường giấy; giả định thị trường giấy là cạnh tranh hoàn hảo và
chính phủ chưa có chính sách nào để giám sát hay quy định việc xả thải. 100
- Xác định giá cả và mức sản lượng tối ưu dưới góc độ toàn xã hội. 60
- Tổn thất xã hội do ngành giấy gây ra là bao nhiêu mỗi tháng? Hãy vẽ một đồ thị.
- Khi sản xuất ở mức sản lượng tối ưu, ngành giấy có còn gây ra ô nhiễm môi trường không? Nếu có,
tổng chi phí ngoại ứng là bao nhiêu?
Bài 5: Giả sử có 1 doanh nghiệp đang tiến hành trồng rừng tại huyện XYZ với các hàm tương ứng như
sau: chi phí xã hội cận biên: 2Q + 2, lợi ích cận biên cá nhân: 22 - 2Q và lợi ích xã hội cận biên: 38 -
2Q (trong đó Q là giá trị diện tích tính bằng ha, P là giá tính bằng 100.000 đ/ha.
1. Xác định diện tích trồng rừng tối ưu đối với doanh nghiệp. Tại đó giá tương ứng là bao nhiêu?
2. Xác định diện tích trồng rừng tối ưu đối với xã hội. Tại đó P là bao nhiêu?
3. Tính phần lợi ích mà doanh nghiệp đã tạo ra cho xã hội.
4. Thể hiện các kết quả trên bằng đồ thị.
Bài 6. Giả sử có 1 doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm M gây ra ô nhiễm môi trường biết rằng hàm lợi
ích cá nhân cận biên là 100, chi phí cận biên của doanh nghiệp là 50 + 10Q, chi phí xã hội cận biên của
doanh nghiệp là 80 + 10Q (Q là đơn vị sản phẩm, P là giá tính bằng 1000 đ). Hãy:
1. Xác định mức sản xuất hiệu quả của doanh nghiệp. Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
2. Xác định mức sản xuất tối ưu đối với xã hội. Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
3. Tính phần thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra cho xã hội?
4. Thể hiện phần tính toán trên đồ thị.
2.3. Môi trường với vai trò là hàng hóa công cộng Hàng hóa công cộng: Tính không cạnh tranh MC=0 Tính không loại trừ
Nếu gồm cả hai thì là hàng thuần túy, chỉ có một trong hai là không thuần túy
→ Chất lượng môi trường là hàng hóa công cộng vì có đủ tính chất. Gồm:
_ Hàng hóa công cộng quốc tế: mọi người trên thế giới có thể được hưởng lợi ích
_ Hàng hóa công cộng quốc gia
_ Hàng hóa công cộng địa phương
Các loại hàng hóa môi trường
_ Chuyên hữu và không cạnh tranh
_ Không chuyên hữu và cạnh tranh
_ Không chuyên hữu và không cạnh tranh
Phương thức cung hàng hóa công cộng _ Miễn phí: nhà nước
_ Có thu phí: tư nhân cung cấp
→ Để tư nhân cung hhcc có thể làm giảm phúc lợi xh do số lượng người bị loại trừ hay số lượng hàng hóa cung cấp không đủ
vd: việc trồng hoa ven đường của dn luôn đc khuyến khích trồng thêm Cầu hhcc
là tổng mức sẵn lòng trả cho hàng hóa đó
Hiệu quả hàng hóa công cộng
khi hàng hóa công cộng được cung cấp một cách đầy đủ cho mọi người D=MC
Vấn đề của hàng hóa công:
Free rider; thiếu hiệu suất Pareto; hiện tượng bi kịch của mảnh đất công
2.4. Cấu trúc thị trường không hoàn hảo
_ Người sản xuất có khả năng chi phối giá
_ Bình thường hiệu quả tại MR=MC, nhưng tại thị trường không hoàn hảo P>MR
2.5. Thông tin bất đối xứng
Các bên không có thông tin như nhau
2.6. Thất bại của chính phủ
_ Chỉ quan tâm quyền lợi một nhóm người
_ không đủ khả năng thu thập thông tin đầy đủ
_ Thực thi luật môi trường khó khăn
2.7. Những vấn đề toàn cầu
3.Tiếp cận kinh tế trong kiểm soát môi trường
3.1. Nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả” (PPP) và nội hóa ngoại ứng
_ Đòi hỏi người gây ô nhiễm phải chi trả các chi phí phát sinh do vấn đề ô nhiễm môi trường mà họ
gây ra.Người gây ô nhiễm phải trả:
Chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm
Chi phí thiệt hại do vấn đề ô nhiễm gây ra
Ngoài ra có chi phí thực thi, có thể kể đến là các chi phí thực hiện quy định quản lý môi trường của nhà
nước: chi phí xác định mức ô nhiễm, chi phí xác định chủ thể gây ô nhiễm
3.2. Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng
_ Nội hóa các chi phí ngoại ứng là giải quyết chi phí ngoại ứng thông qua thanh toán hoặc đền bù bằng một hình thức nào đó _ Ô nhiễm tối ưu:
Hđ sx phải đạt được mức sản lượng tối ưu xã hội
Ô nhiễm tối ưu tại mức cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm
a) Hoạt động sản xuất phải đạt được mức sản lượng tối ưu xã hội
b) Cực tiểu hóa chi phí ô nhiễm
_ Thực tế thay đổi chi phí cho kiểm soát ô nhiễm cũng có thể đạt mức ô nhiễm thấp (W*)
_ Chi phí thiệt hại môi trường (DC – Damage Cost): là chi phí của tất cả các tác động bất lợi mà những
người sử dụng môi trường gánh chịu do môi trường bị ô nhiễm, suy thoái. Những tác động bất lợi này
có nhiều dạng khác nhau và trong từng hoàn cảnh cụ thể cũng khác nhau
_ Chi phí thiệt hại môi trường biên (MDC) là mức thay đổi chi phí thiệt hại khi lượng chất thải hoặc
nồng độ chất gây ô nhiễm trong môi trường thay đổi một đơn vị.(Chi phí Thiệt hại biên (MDC) thể
hiện mối quan hệ giữa mức ô nhiễm và mức thiệt hại
_ Chi phí kiểm soát môi trường hay chi phí giảm ô nhiễm (Abatement cost - AC): là những chi phí để
làm giảm lượng chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường hoặc làm giảm nồng độ các chất gây ô
nhiễm ở môi trường xung quanh.
_ Chi phí giảm ô nhiễm biên MAC: thể hiện sự gia tăng trong tổng chi phí giảm thải để làm giảm được
một đơn vị chất thải gây ô nhiễm
Trường hợp 1: Quyền tài sản thuộc về người gây ô nhiễm Tổng chi phí = SOF’FWm Mức thiệt hại giảm được = SFWmEF’
Giới hạn về thỏa thuận: W* ≤ W< Wm
Trường hợp 2: Quyền tài sản thuộc về người bị ô nhiễm Tổng chi phí = SOF’FWm Mức thiêt hại giảm được = SFEOF’ Giới hạn về thỏa thuận: 0 < W ≤ W*
3.3. Đàm phán kiểm soát ô nhiễm - Định lý coase
_ Định lý Coase: Khi các bên có thể mặc cả mà không phải chi phí gì thêm và để làm cho cả 2 bên
cùng có lợi, cơ chế thị trường sẽ làm cho hoạt động chống ô nhiễm trở nên có hiệu quả bất kể quyền tài
sản được ấn định như thế nào
_ Hạn chế của định lý Coase:
- Không có mặc cả khi quyền tài sản không được phân định rõ ràng
- Chỉ có thể thực hiện được nếu chi phí đàm phán không đáng kể
- Khó khăn trong việc xác định người gây ô nhiễm và người bị ảnh hưởng ô nhiễm
- Khó khăn trong việc xác định được đường MAC và MDC
3.4.Vai trò của Chính phủ
Trong trường hợp các ngoại ứng là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng phải giải quyết thì buộc phải nhờ đến vai trò chính phủ.
Gọi C là chi phí giao dịch của mặc cả
Gọi B là lợi ích thu được khi mặc cả
Gọi T là chi phí giao dịch của chính phủ
B > C có thể giao dịch (mặc cả)
C > B không thể mặc cả.
Lúc này cần có sự can thiệp của chính phủ. Tuy vậy nhờ chính phủ khi B > T < C để còn một phần chi
phí cho sự tham gia xử lý của chính phủ.
Trước tiên theo tình huống, mương nước thuộc về hợp tác xã
( trường hợp tài sản thuộc về người bị ô nhiễm)
1. Nhà máy có nhất thiết phải ngưng xả thải mương nước không?
Việc xả thải chỉ ngưng khi nhà máy ngừng sản xuất và điều này là không thể. Thay vào đó, nhà máy có
thể chỉ cần thương lượng với đôi bên để giảm chi phí xả thải hoặc hạn chế xả thải
2. Phương án có thể thực hiện để giải quyết vấn đề
Phương án 1: nhà máy xử lý toàn bộ vấn đề ô nhiễm
Phương án 2: thương lượng với htx
Phương án 3: ra tòa xử lý
Phương án 4: htx tự xử lý 3. Từng phương án
Phương án 1: htx ko cần làm gì
Phương án 2: htx cần tìm ra điểm xả thải tối ưu ô nhiễm
Phương án 3: khả năng htx thắng kiện là rất lớn, htx chỉ cần tìm luật sư giỏi đòi quyền lợi tối đa
Phương án 4: theo phương án này htx sẽ chịu thiệt, tốn rất nhiều chi phí
4. Định lý Coase áp dụng cho trường hợp 2. Nếu đàm phán không thành công thì hợp tác xã cần kiện
dn ra tòa vì quyền tài sản thuộc về htx nên sẽ có lợi hơn Tình huống 2:
Áp dụng định lý Coase để giải quyết tình huống nếu một doanh nghiệp sản xuất máy móc trong
một nhà máy phải đối mặt với khiếu nại về tiếng ồn do các hộ gia đình lân cận có thể nghe thấy
tiếng ồn lớn của máy móc phát ra
Nhà máy không thể ngừng sản xuất, các hộ cũng không thể tiếp tục nghe ồn mãi
Theo tình huống, quyền tài sản chung, không rõ ràng tuy nhiên để giảm thiểu chi phí theo định lý
Coase, dn và các hộ gia đình lân cận có thể thương lượng với nhau. Như: định ra khoảng thời gian
không tiếng ồn, hoặc giảm cường độ tiếng ồn
Tuy nhiên nếu không thể thương lượng thì hộ gia đình có thể kiện ra tòa. Lúc này hai trường hợp có
thể xảy ra: hộ gia đình thua hoặc thắng
Công cụ nào sau đây được áp dụng theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả? B
A. Thuế thu nhập doanh nghiệp
B. Giấy phép xả thải không chuyển nhượng
C. Phí xử lý nước thải D. Thuế giá trị gia tăng
Sức chịu tải của môi trường là: D
A. Khả năng đồng hóa chất thải của môi trường
B. Khả năng nuôi sống lượng dân số tối đa mà hệ thống môi trường vẫn an toàn
C. Khả năng hỗ trợ sự sống cho mọi sinh vật trên trái đất
D. Giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi
Chương 3: Kinh tế học kiểm soát ô nhiễm
1. Phân loại chất gây ô nhiễm
_ Khả năng đồng hóa của môi trường: Khả năng hấp thụ chất ô nhiễm của mt mà không gây ra
tác động bất lợi cho mt hay người sử dụng
_ Sức chịu tải của môi trường: là giới hạn chịu đựng để tự phục hồi của mt
_ Chất gây ô nhiễm tồn đọng (stock pollutants)
Chất ô nhiễm mt có ít hoặc không có khả năng hấp thụ
vd: chất phóng xạ khi sự cố nhà máy điện hạt nhân fukushima I nổ gây ô nhiễm
_ Chất gây ô nhiễm không tồn đọng (fund pollutants)
Chất ô nhiễm mà mt có khả năng hấp thụ (miễn là tốc độ phát thải nhỏ hơn tốc độ hấp thụ thì chất
ô nhiễm không có khả năng tích tụ.) vd: ô nhiễm tiếng ồn
_ Chất gây ô nhiễm tồn đọng một phần (ở giữa hai cái trên)
_ Chất gây ô nhiễm có điểm nguồn và không có điểm nguồn
- Chất gây ô nhiễm có điểm nguồn: Xác định rõ ràng điểm phát thải
Ví dụ: Các nhà máy xử lý chất thải đô thị thường có cửa ống tháo xả các loại nước thải
- Chất gây ô nhiễm không có điểm nguồn: Không thể xác định được rõ ràng điểm phát thải
Ví dụ: hóa chất dùng trong nông nghiệp, chảy tản mát trong đất và gây ô nhiễm sông, hồ
_ Tổn thất môi trường không liên quan đến chất thải: vd đầu tư ngành dịch vụ trên mảnh đất rừng
Tiêu chuẩn của môi trường: giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan có thẩm quyền quy định.
_ Chất gây ô nhiễm địa phương, vùng và toàn cầu
_ Chất phát thải liên tục và không liên tục
_ Tổn thất môi trường không liên quan đến chất thải
2. Phân bổ ô nhiễm thị trường _ Hàm thiệt hại
Hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệt hại của chất thải đó
+ Hàm thiệt hại theo lượng phát thải + Hàm thiệt hại biên
+ Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ + Tổng thiệt hại
_ Hàm chi phí giảm thải cận biên MAC: chi phí giảm biên
_ Tổng chi phí giảm thải (TAC) làm giảm nồng độ các chất
_ Hàm thiệt hại cận biên (MDC/MD)
thiệt hại đổi khi nồng độ ô nhiễm đổi
_ Phân bổ ô nhiễm hiệu quả về mặt chi phí TEC=TAC+TDC
TEC min khi MAC=MDC → mức thải W*
MAC1 và MAC2 đại diện cho 2 nguồn phát thải (hoặc 1 nguồn phát thải tại hai thời điểm khác
nhau) có mức phát thải ban đầu là 15 tấn/tháng khi không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Ở mức
10 tấn phát thải (nghĩa là giảm được 5 tấn) MAC1 = $20 và MAC2=$25.
(diện tích bên dưới MAC là TAC)
Tổng chi phí (TAC) để giảm từ 15 tấn xuống 10 tấn là diện tích b đối với nguồn phát thải 1
($50/tháng) và diện tích a+b đối với nguồn 2 ($62,5/tháng). Chi phí tiết kiệm được khi áp dụng
công nghệ của nguồn 1 là a ($12,5/tháng).
3. Giải pháp của NN đối với ô nhiễm
Sử dụng các tiêu chuẩn trong chính sách môi trường
+ Định mức chuẩn của công nghệ: các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ quy định một dạng kiểm soát
giảm thiểu áp dụng cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm
+ Định mức chuẩn mức thải: chuẩn mức thải là quy định giới hạn mang tính pháp lý về lượng chất
thải tối đa một doanh nghiệp được phép thải vào môi trường Chi phí thực thi MD=10, MAC=600-5Wq
Để đạt mức thải hiệu quả xã hội là E*, nhà nước đặt
tiêu chuẩn xả thải 40kg mỗi tháng.
Giả sử nhà máy giảm thải theo quy định từ Eo đến
E* (diện tích dưới MAC, giới hạn bởi Eo và E*) thì
đó là chi phí thực thi. (ở đây là 80 nhân 400 chia 2 bằng 16000$)
Thiệt hại mt hay thiệt hại xã hội tại mức E* là diện
tích dưới MD, giới hạn tại E* (8000)
Thiệt hại xh tại mức Eo ban đầu là (72000)
→ Lợi ích tiêu chuẩn là 72-8-16=48000$ Bài tập: Bài 1:
Giả sử có 2 hãng sản xuất ra sản phẩm gây ra ô nhiễm môi trường, người ta xác định được hàm chi
phí giảm thải cận biên của hãng 1 là 300 - Q1, hãng 2 là 200 - 2Q2/3 (trong đó Q là số đơn vị phát
thải tính bằng tấn). Hãy:
1. Cho biết tổng lượng phát thải mà 2 hãng thải ra khi không có sự can thiệp của các cơ quan quản lý môi trường.
MAC1=0 → Q1=300; tương tự Q2=300
2. Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giảm tổng lượng phát thải xuống còn 300 tấn, giới
hạn cho mỗi hãng chỉ được phát thải 150 tấn. Vậy họ phải dùng hình thức gì? - hình thức áp đặt mức tiêu chuẩn
3. Xác định giá mà mỗi hãng phải trả cho một đơn vị phát thải tại mức 150 tấn, tổng chi phí để phát
thải ở mức đó là bao nhiêu? (phải vẽ hình)
tức tại Q = 150 → MAC1 = 150; MAC2=100
→ TAC1 = 11250; TAC2=7500 → TAC = 18750
Bài 2: Giả sử 4 hãng sản xuất sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, người ta xác định được giá thành
chi phí giảm thải cận biên của 4 hãng như sau: MAC1 = 700 – Q; MAC2 = 1350 – Q/2; MAC3 = 350 – Q MAC4 = 700 – 2Q
(Trong đó Q: tấn; P tính theo $)
1.Khi không có sự can thiệp của cơ quan quản lý môi trường thì lượng phát thải ra môi trường của các hãng là bao nhiêu?
2. Chứng minh rằng hãng 4 có khả năng giảm thải tốt hơn hãng 1 và kém hãng 3
3. Ở mức chuẩn thải quy định là 250 tấn. Xác định chi phí thải cho mỗi tấn mà mỗi hãng phải trả.
Thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou) - gắn với bài tập ngoại ứng tiêu cực
Cách tiếp cận ô nhiễm tối ưu về người gây ô nhiễm cần phải giảm sản lượng về mức tối ưu xã hội
Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá trị bằng chi phí ngoại ứng do
đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội Q*
Thuế là t* - thuế ô nhiễm tối ưu hay thuế Pigou t*=MECQ*
Nhà sản xuất phải nội hóa các ngoại ứng
mức thuế tối ưu sẽ được xác định tại mức thải W*, tại đó mức phí F = MAC = MDC
Nhà nước có thể quy định mức thải đồng nhất, chi phí thấp nhất đối với xã hội khi MAC1 = MAC2 = … = F bài tập Bài 5
Một doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường có chi phí cận biên của doanh nghiệp là
50+10Q (MPC), chi phí xã hội cận biên 80+10Q (MSC), giá sản phẩm là 100 (P=100=MB)
- Xác định mức sản xuất tối ưu đối với doanh nghiệp và xã hội MB=MPC=> Q=5 MB=MSC => Q=2
- Xác định thiệt hại xã hội mà doanh nghiệp gây ra cho xã hội và vẽ đồ thị
Nhìn hình dưới MSC trên MC giới hạn bởi Q=5 và Q=2 trên MB
Nếu hỏi thuế t* thì cho T*=MEC tại Q*
(Q* là Q xh ở đây là 2; MSC=MPC+MEC) Bài 4.
Giả sử một doanh nghiệp sản xuất ra loại hàng hóa M, có doanh thu cận biên là 50 - Q. Hàm tổng
chi phí của doanh nghiệp này là TC = 1/2Q2 + 10Q (trong đó Q là số sản phẩm, P là giá cho một
đơn vị sản phẩm). Doanh nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường với chi phí thiệt hại ứng với mỗi đơn
vị Q đầu ra là EC = 1/4Q2 .
1.Hãy xác định mức thuế theo phương pháp của Pigou, bằng tính toán và bảng đồ thị.
2. So sánh lợi nhuận của doanh nghiệp khi chưa tính thuế Pigou và khi đã tính thuế Pigou
Phí xả thải - gắn giảm thải gọi là phí Pigou
Là một loại phí đánh vào lượng chất thải thực tế của người sản xuất. Đây cũng là 1 dạng thuế
Pigou, có thể gọi là phí Pigou
Khi áp dụng phí xả thải, người gây ô nhiễm sẽ có phản ứng phù hợp để nhằm tối thiểu hóa chi phí của mình
Mức phí tối ưu sẽ được xác định tại mức thải W*, tại đó mức phí F=MAC=MDC
Nhà nước cũng có thể quy định mức thải đồng nhất, chi phí thấp nhất đối với xã hội khi MAC1=MAC2=…=F Phương án Tổng chi phí Tổng phí Tổng phí mt giảm thải (TAC) (TF) (TAC +TF)
Phương án 1: Không chi phí giảm thải 30$*24=720$ 720$
Phương án 2: Giảm thải toàn bộ 1/2*72$*24=864$ 864$
Phương án 3: Nộp phí 14 đơn vị (tại mức 1/2*30$*10=150$ 30$*14=420$ 570$
F=MAC). Chi phí giảm thải 10 đơn vị Bài 3:
Giả sử có 2 hãng sản xuất hóa chất có chất thải đổ xuống sông gây ô nhiễm nguồn nước dòng sông
đó. Để giảm mức độ ô nhiễm, các hãng đã tự lắp đặt thiết bị xử lý nước. Cho biết chi phí giảm thải
cận biên của các hãng như sau: MAC1=800-W MAC2= 600-0,5W
Trong đó, W là lượng nước thải (m3), chi phí giảm thải tính bằng USD
a.Nếu cơ quan quản lý môi trường muốn tổng mức thải 2 hãng chỉ còn 1000m3 bằng biện pháp thu
một mức phí thải như nhau cho mỗi m3 nước thải, hãy xác định mức phí thải đó và lượng nước mà mỗi hãng thải ra sông
khi chưa có mức thải: W1=800, W2=1200
→ tổng mức thải là 800+1200=2000m3
→ lượng thải cần giảm là 1000m3
do mức phí thải là như nhau và tổng mức phát thải là 1000m3 → MAC1=MAC2 → W1+0,5W2 = 200 → W1= 600 → P1=200 W1+W2 = 1000 W1+W2 = 1000 W2 = 400 P2=400
b.Xác định tổng chi phí giảm thải của 2 hãng trên
c.Nếu cơ quan quản lý vẫn muốn đạt mục tiêu môi trường như trước nhưng chỉ quy định mức thải
đồng đều cho 2 hãng thì chi phí giảm thải mỗi hãng là bao nhiêu
d.Thể hiện kết quả trên đồ thị Giấy phép xả thải
+ “Quyền gây ô nhiễm” bằng với mức ô nhiễm mà xã hội mong muốn có thể được mua đi bán lại
giữa những người gây ô nhiễm
+ “Quyền gây ô nhiễm” của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các “giấy phép xả thải” do cơ
quan quản lý môi trường ban hành
+ Doanh nghiệp nào muốn thải nhiều hơn sẽ phải mua thêm giấy phép từ những doanh nghiệp
không có nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp nào có khả năng giảm thải tốt có thể thừa ra một số giấy
phép và được bán số giấy phép thừa đó
+ Doanh nghiệp nên bán giấy phép khi chi phí giảm ô nhiễm cận biên của họ thấp hơn giá giấy
phép và ngược lại nên mua giấy phép nếu chi phí này cao hơn giá giấy phép. Trợ cấp
+ Được áp dụng cho các hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực như trồng rừng, xử lý ô nhiễm…
Hệ thống đặt cọc – hoàn trả và việc tái sử dụng rác thải
+ Người tiêu dùng trả cho chủ cửa hàng, được hoàn lại sau đó: mua nước trả bình
Ký quỹ bảo vệ môi trường
+ Cá nhân tổ chức định kinh doanh sản xuất ngành được xác định gây ô nhiễm đều phải ký quỹ.
4. Bài tập: xác định mức phân bổ ô nhiễm hiệu quả về mặt chi phí, bài tập về thuế pigou, phí thải
1) (9/5/23) 2 doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm A gây ô nhiễm môi trường, có các hàm chi
phí giảm thải cận biên như sau: MAC1 = 300 - W1; MAC2 = 200 - 2/3W
Tính lượng phát thải của haii doanh nghiệp thải ra khi không có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ bán giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng với giá 100$/tấn. Xác định chi phí giảm
thải của mỗi doanh nghiệp, biết rằng mỗi doanh nghiệp không được phát thải quá 200 tấn.
2) (25/4/23) Giả sử 2 hãng sản xuất sản phẩm nhựa có chất thải gây ô nhiễm môi trường; để
giảm ô nhiễm, 2 hãng phải chi phí để xử lý chất thải và người ta xác định được hàm chi phí
giảm thải cận biên của 2 hãng là: MAC1=200-W1 và MAC2=300-0,5W2 (W là lượng thải
tính bằng tấn và chi phí giảm thải tính bằng USD)
a.Tính tổng lượng chất thải mà 2 hãng thải vào môi trường khi không có sự quản lý của cơ quan quản lý môi trường
b.Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giới hạn tổng lượng chất thải của cả 2 hãng là 350 tấn
bằng cách quy định chuẩn mức thải đồng đều thì lượng thải của mỗi hãng sẽ là bao nhiêu. Tính chi phí giảm thải
c.Giả sử cơ quan quản lý môi trường muốn giới hạn tổng lượng chất thải của cả 2 hãng là 350 tấn
bằng cách quy định một mức phí thải đồng đều thì lượng thải của mỗi hãng sẽ là bao nhiêu
d.Giả sử mỗi hãng được cấp 175 giấy phép xả thải (mỗi giấy phép xả được 1 tấn). Các giấy phép xả
thải có thể chuyển nhượng với giá mỗi giấy phép trên thị trường là 150USD/giấy. Hỏi:
-Tại sao 2 hãng lại muốn mua/bán giấy phép với nhau
-Mỗi hãng sẽ mua/bán bao nhiêu giấy phép
-Nếu 2 hãng trao đổi giấy phép cho nhau thì chi phí giảm thải và mua bán giấy phép của mỗi hãng
là bao nhiêu? Mỗi hãng sẽ có lợi ích bằng bao nhiêu nếu mua/bán giấy phép
3) (20/6) hai công ty sản xuất nhựa hại cùng thải ra chất thải gây ô nhiễm môi trường. Hàm chi
phí giảm thải cận biên của hai hãng lần lượt là: MAC1 = 200 - 2/3W1 và MAC2 = 600 - W2
(W là lượng chất thải tính bằng tấn, chi phí giảm thải tính bằng USD)
a) Xác định tổng lượng chất thải của 2 công ty khi không có sự quản lý của nhà nước về môi trường?
b) Giả sử cơ quan quản lý mô trường quy định cho mỗi công ty chỉ được thải ở mức 150 tấn thì chi
phí giảm thải của mỗi công ty để tuân thủ quy định là bao nhieue?
c) Nếu cơ quan quản lý môi trường quy định một mức phí thải đồng đều, f=100 USD/tấn thì mỗi
công ty sẽ thải bao nhiêu để tối đa hóa lợi ích của mình? Chi phí giảm thải của mỗi công ty là bao nhiêu?
d) So sánh và n hận xét về chi phí giảm thỉa trong hai trường hợp trên
Thể hiện các kết quả trên bằng đồ thị.
4) Giả sử hoạt động khai thác sthan trên thị trường có hàm lợi ích biên MB = 20 - Q, hàm chi
phí cận biên là MC = 14 + Q và hàm chi phí cận biên ngoại ứng là Q (Q là sản lượng tính
bằng tấn, P là mức giá sản phẩm tính bằng triệu đồng)
a.Tính sản lượng khai thác than hiệu quả cá nhân? Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu?
b.Tính mức khai thác than hiệu quả xã hội? Ở mức đó giá sản phẩm là bao nhiêu
c.Tính phần thiệt hại mà hoạt động khai thác đó gây ra cho xã hội?
d.Để đưa hoạt động khai thác than về mức hiệu quả xã hội, cần áp dụng mức thuế là bao nhiêu?
e.Thể hiện kết quả trên đồ thị
3 Chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng trong phân tích chi phí - lợi ích: _ r- Tỷ lệ chiết khấu
Để so sánh các lợi ích và chi phí xuất hiện ở các thời gian khác nhau bằng cách gắn chúng với 1
trong số để quy đổi về các giá trị hiện tại tương đương
Tỷ lệ chiết khấu dùng để điều chỉnh đưa các lợi ích và chi phí trong tương lai về giá trị hiện tại
tương đương. Quá trình điều chỉnh này gọi là “Chiết khấu”
_ n: số năm trên trục thời gian _ t: thời gian tương ứng _ Bt: lợi ích tại năm t _ Ct: chi phí tại năm t
NPV – Giá trị hiện tại ròng
B/C – Tỷ suất lợi ích chi phí (BCR) NPV = B/C = / IRR – Hệ số hoàn vốn B/C = / = 1 Bài tập:
1) 3 phương án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: giá trị hiện hành và giá trị hiện tại,
mức chiết khấu là 5%. Phương án nào được lựa chọn
Giá trị hiện hành của lợi ích ròng (triệu đô la/ năm) Dự án 0 1 2 3 4 5 Xử lý bậc cao -100 0 30 50 60 60 Xử lý thông thường -50 25 35 35 35 35 Xử lý sơ cấp -25 5 10 10 10 10
2) Giả sử có một dự án khai thác gỗ từ rừng nguyên sinh trong 5 năm với số liệu được thể hiện ở bảng dưới đây: Năm Năm 2 Năm 3 Năm Năm 5 1 4 Chi phí và lợi ích Chi phí khai thác 25 7 0 0 0 Chi phí môi trường 5 3 0 0 0 Lợi ích thu về 0 5 15 15 15 Lợi ích thực -30 -5 15 15 15
Biết rằng hệ số chiết khấu trong 5 năm đó là: r = 10%. Hãy xác định lợi ích hiện thực hiện tại
3) Một dự án khai thác khoáng sản dự định tiến hành trong một thời gian nào đó mà số liệu về chi
phí – lợi ích trong 7 năm đầu được cho bằng bảng sau: Lợi ích hoặc chi phí
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7
Chi phí xây dựng và khai thác 1700 500 600 700 800 900 1000 1100 Chi phí môi trường 200 350 300 400 400 500 500 300
Lợi ích do bán sản phẩm 0 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1600
Coi rằng hoạt động kinh doanh trong thị trường ổn định, tỷ lệ chiết khấu thị trường là 8%. Tính NPV
sau thời gian trên xét 2 trường hợp (và đưa ra nhận xét)
- Không tính đến chi phí môi trường
- Có tính đến chi phí môi trường
Chương 4 Kinh tế ô nhiễm môi trường nước
1. Các dạng tiếp nhận chất thải của nước
- Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo
- Nước ngầm: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất
- Đại dương: vùng rộng lớn của bề mặt Trái Đất có tầng nước mặn bao phủ 2. Ô nhiễm nguồn nước
là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. 3. Suy thoái nguồn nước
là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của
nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó.
4. Để kiểm soát tải trọng, cần có hai hình thức:
(1) giám sát các điều kiện xung quanh trong nguồn nước;
(2) giám sát mức độ phát thải, hoặc nước thải
Lượng oxy hòa tan DO là một trong những thông số đánh giá tình trạng tốt xấu của nguồn nước. (DO càng cao càng tốt)
_ Phí nước thải là công cụ kinh tế có thể áp dụng để kiểm soát ô nhiễm nguồn nước có điểm nguồn
5. Chính sách kiểm soát ô nhiễm nước
_ Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát _ Công cụ kinh tế
_ Chính sách kiểm soát ô nhiễm nước truyền thống - kinh nghiệm ở một số khu vực
_ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải với các mức tiêu chuẩn phù hợp của từng nguồn
(ước tính 60.000 nguồn) khó khăn nảy sinh trong xác định tiêu chuẩn và phân bổ trách nhiệm kiểm soát giữa các nguồn
_ Trợ cấp xử lý nước thải đô thị
Có chính sách trợ cấp cho các nhà máy xử lý nước thải. Chương trình này cũng gặp phải nhiều vấn đề,
từ thiếu sót trong việc phân bổ trợ cấp cho đến các ưu đãi do chương trình tạo ra. + Phân bổ quỹ: + Vận hành và bảo trì + Chi phí vốn
_ Quy định về tiền xử lý nước thải
_ Mua bán hạn ngạch ô nhiễm dựa trên lưu vực
Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển đảo - của Việt Nam B
A- Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản
B- Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người
C- Khai thác dầu khí ở thềm lục địa D- Hoạt động du lịch
Chương 5: Kinh tế học trong quản lý chất độc hại và chất thải nguy hại
1. Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy
hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác),
hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con
người (Nguy cơ ung thư, Ảnh hưởng đến sinh sản)
2. Mục tiêu chính của hệ thống pháp luật hiện hành để kiểm soát các chất độc hại là bảo vệ sức khỏe
con người, bằng cách xác định rủi ro có thể chấp nhận được bằng cách cân bằng giữa chi phí và lợi ích
của việc kiểm soát việc sử dụng các chất hóa học.
_ Giảm thiểu chất thải nguy hại
_ Xử lý chất thải nguy hại
_ Áp dụng sản xuất sạch hơn
_ Ngăn ngừa các rủi ro từ chất thải nguy hại
_ Tái sử dụng và tái chế chất thải nguy hại 3. Phân loại + Theo tính chất nguy hại
Dễ nổ; Dễ cháy; Oxy hoá; Ăn mòn; Có độc tính; Có độc tính sinh thái; Dễ lây nhiễm.
+ Theo nguồn hoặc dòng thải chính (19 cái)
4. Kinh tế học về quản lý chất thải độc hại
_ Tiền lương thường phản ánh chính xác rủi ro khi thông tin được công khai
_ Các sản phẩm an toàn thường đắt hơn
_ Trách nhiệm của bên thứ ba
Vai trò nhà nước quan trọng
5. Kinh tế học xử lý chất thải nguy hại
Chủ sở hữu nơi xử lý chất nguy hại muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ
+ Chọn địa điểm gần nguồn chất thải giảm chi phí vận chuyển + Chi phí đất thấp
+ Cộng đồng thu nhập thấp yêu cầu ít bồi thường để gia tăng mức độ tác động tiêu cực
6. Các hiệp ước quốc tế về quản lý chatas thải:
_ Công ước BASEL: về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy
chúng (Việt Nam đã tham gia ngày 13/3/1995)
_ Công ước STOCKHOLM Về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)