-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập lớn Văn hóa doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập lớn Văn hóa doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Bài tập lớn Văn hóa doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập lớn Văn hóa doanh nghiệp - Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------------------
MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH BÀI TẬP LỚN Giảng viên : ĐỖ MINH CƯƠNG
Họ và tên sinh viên : ĐẶNG THỊ LAN ANH Mã sinh viên : 21050365 Lớp học phần :
Hà Nội, tháng 2 năm 2023 2 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3
Lời cam đoan ......................................................................................................... 4
BÀI TẬP LỚN ...................................................................................................... 5
Chương 1: Phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh trong các doanh
nghiệp. ................................................................................................................ 5
Chương 2: Lựa chọn và phân tích văn hóa doanh nghiệp của 1 doanh
nghiệp thuộc ngành kinh doanh dịch vụ. (BIDV) ........................................ 13
1. Giới thiệu chung về BIDV .......................................................................... 14
2. Văn hóa doanh nghiệp của BIDV ............................................................... 15
Chương 3: Phân tích một vi phạm đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp
kinh doanh thực phẩm. Doanh nghiệp cần làm gì để khắc phục tình trạng
vi phạm này ...................................................................................................... 22
LỜI KẾT. ............................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 31 3 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN đã đưa môn học Văn hóa và đạo
đức kinh doanh vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới thầy PGS.TS Đỗ Minh Cương đã tận tâm, tận lực dạy dỗ và truyền đạt
những kiến thức bổ ích, quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức về cách hành xử, văn hóa và
đạo đức khi làm ở trong một doanh nghiệp, thầy đã rèn cho em những kĩ năng bổ
ích về giao tiếp, thuyết trình, có thêm nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả.
Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức học được trong học kỳ vừa qua
để hoàn thành bài tiểu luận, nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như có
những hạn chế về kiến thức, khả năng lý luận của mình trong bài tiểu luận chắc
chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến
đóng góp, phê bình từ phía thầy.
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy đã
giúp đỡ em trong quá trình học tập để em có kiến thức hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Sinh viên Đặng Thị Lan Anh 4 Lời cam đoan
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này còn có nhiều thiếu sót, kiến thức
còn sơ sài nhưng những nội dung trình bày sau đây là những kết quả trả lời mà em
đã làm được dựa vào những kiến thức và tìm hiểu thực tế.
Em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày dưới đây trong bài tiểu
luận môn Văn hóa và đạo đức kinh doanh này không phải là bản sao chép từ bất
kỳ tiểu luận nào có trước. Nếu không đúng sự thật, em xin chịu mọi trách nhiệm trước thầy. 5 BÀI TẬP LỚN
Chương 1: Phân tích vai trò của đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Việt Nam hiện đã và đang trở thành một nước mà nhiều doanh nghiệp nước
ngoài hướng tới. Với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng cao, khi mà càng có
nhiều đối tác nước ngoài muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam thì điều đó
không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có năng lực cạnh tranh cao về nguồn vốn,
chiến lược kinh doanh, công nghệ, chất lượng sản phẩm... mà còn đòi hỏi họ phải
có văn hóa và đạo đức doanh nghiệp được thể hiện qua uy tín, thương hiệu và đạo
đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là một yếu tố quan trọng để các doanh
nghiệp có thể giữ chân được khách hàng cũ, thu hút được khách hàng mới và tạo
dựng lòng tin trong lòng đối tác và khách hàng vào những lần hợp tác về sau. Có
một điều mà chúng ta luôn thắc mắc đó là “Vậy đạo đức kinh doanh” là gì? Tuy
gọi là đạo đức kinh doanh nhưng nó không hề tách rời khỏi nền tảng đạo đức của
xã hội, mà nó được dựa trên đạo đức xã hội để được lập lên những quy tắc, cách
ứng xử,... và cách ứng dụng đạo đức ấy vào trong kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
là hệ thống các tư tưởng, triết lý, nguyên tắc, quy phạm xã hội,... có tác dụng kiến
tạo, điều chỉnh, đánh giá các hành vi, hoạt động của con người và tổ chức trong
kinh doanh, để đảm bảo sự trung thực trong hoạt động kinh doanh, hợp tác của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần thể hiện được đạo đức trong kinh doanh của
mình qua hai yếu tố quan trọng nhất đó là tính trung thực và sự tôn trọng người.
Tính trung thực được thể hiện qua việc doanh nghiệp giữ chữ tín trong quan hệ,
thực hiện tốt những cam kết, không sản xuất và kinh doanh những mặt hàng kém
chất lượng, không bòn rút nguồn vốn đầu tư. Các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh
chấp hành luật pháp của Nhà nước, đóng thuế đầy đủ, và chỉ sản xuất những mặt
hàng kinh doanh mà pháp luật cho phép kinh doanh. Sự tôn trọng người được biểu 6
hiện ra ngoài bằng việc trong nội bộ doanh nghiệp thì tôn trọng phẩm giá, quyền
lợi chính đáng như lương thưởng của người lao động, bảo hiểm, hưu trí của người
công nhân, khuyến khích người lao động, cán bộ, công nhân viên phát huy khả
năng sáng tạo, bảo đảm an toàn khi tham gia lao động,..; đối với bên ngoài, doanh
nghiệp cần phải tôn trọng tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng, cạnh tranh
lành mạnh và công bằng với các doanh nghiệp đối thủ, hữu nghị hợp tác với đối
tác để đôi bên đều thực hiện được mục tiêu chung, gắn lợi ích của doanh nghiệp
với lợi ích của khách hàng,... Qua đó, ta có thể thấy được đạo đức kinh doanh là
một yếu tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, vai trò của nó là một thành tố
quan trọng để tạo lập nên doanh nghiệp. Vai trò của đạo đức kinh doanh được thể hiện như sau:
- Một là, đạo đức kinh doanh định hướng, kiến tạo mục đích, sứ mệnh của các chủ thể kinh doanh.
Mỗi một người dân Việt Nam từ khi sinh ra và lớn lên đều thấm nhuần một câu
nói “Tiên học lễ, hậu học văn”, điều đó có nghĩa là con người cần phải học lễ
nghĩa, cử chỉ, hành vi, cách ứng xử, đạo đức trước để trở thành một con người rồi
sau đó mới học văn, học viết, học kiến thức. Vậy nên đạo đức rất quan trọng, đó
là nền tảng và tài sản quý báu của mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp đều cần có
đạo đức trong kinh doanh để có thể phát triển nhân cách, thương hiệu của mình.
Doanh nghiệp nào được thành lập lên mục tiêu cuối cùng của họ đều là vì lợi
nhuận, sự giàu có, dựa vào việc hình thành đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
sẽ giúp họ có được định hướng rõ ràng, kiến tạo mục đích và sứ mệnh của mình.
Những ví dụ điển hình mà chúng ta có thể thấy được rõ từ các doanh nghiệp ở Việt
Nam như là Ngân hàng VPBank với slogan “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, câu
slogan này đã thể hiện được định hướng kinh doanh, mục tiêu và sứ mệnh của 7
ngân hàng: ngân hàng được thành lập vì mục tiêu giúp Việt Nam phát triển bền
vững, thịnh vượng, sứ mệnh của họ là giúp người dân có một nơi an toàn để trao
gửi niềm tin về tài chính, giúp người dân có thể tăng thêm thu nhập của mình thông
qua việc gửi tiết kiệm, đầu tư,... Vì thế họ có một bộ quy tắc ứng xử và đạo đức
nghề nghiệp được dựa trên 6 giá trị cốt lõi của mình là: khách hàng là trọng tâm,
hiệu quả, tham vọng, phát triển con người, tin cậy và tạo sự khác biệt; Hay tập
đoàn Vin Group với 6 giá trị cốt lõi là tín – tâm – trí – tốc – tinh – nhân,... Các
doanh nghiệp đã dựa vào đạo đức kinh doanh mà mình đề ra để đạt được mục tiêu
mà mình đề ra, hơn nữa họ còn duy trì điều đó để có thể mãi vững bước trên con
đường mà mình đã chọn, đạo đức kinh doanh góp phần giúp doanh nghiệp đi đúng
đường, đúng hướng, hoàn thành sứ mệnh đã đề ra. Ngoài mục đích kiếm lợi nhuận
ra, nhiều doanh nghiệp còn xác định sứ mệnh cao cả hơn thế như Steve Jobs đã
chia sẻ sứ mệnh của Apple là làm thay đổi thế giới được thể hiện qua việc đầu
những năm 2000 doanh nghiệp đã nhìn ra được công nghệ cảm ứng sẽ thay thế
điện thoại bấm phím bình thường, sự ưa chuộng của khách hàng đối với điện thoại
cảm ứng thông minh vì nó tiện lợi, thao tác được nhanh hơn so với điện thoại bấm,
trong khi Nokia lại không nhận ra được điều đó mà vẫn duy trì sản xuất dòng điện
thoại phím bấm nên họ đã bị Apple bỏ lại rất xa trên đường đua điện thoại công nghệ.
- Hai là, đạo đức kinh doanh định chuẩn về thái độ, phẩm chất, đức tính của
người làm kinh doanh hay chính là doanh nhân.
Doanh nhân là những người chèo lái doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát
triển, đi đến đích mà doanh nghiệp muốn đạt tới vậy nên doanh nhân phải là những
người thấm nhuần về đạo đức kinh doanh, có thái độ, phẩm chất, đức tính tốt của
một người làm kinh doanh. Đạo đức kinh doanh của doanh nhân có 5 phẩm chất 8 cơ bản sau:
+ Trung thực, ngay thẳng, chân thành: doanh nhân phải nói được làm được,
thực hiện đúng với những gì mình đã nói, đã đề nghị, dùng chân tâm để đối đãi
với khách hàng, nhân viên, đối tác, không dùng những mánh khóe, thủ đoạn để
làm hại đối thủ mà ngay thẳng, cạnh tranh công bằng, không dùng cách quảng cáo
sai sự thật để lừa người tiêu dùng. Vào tháng 11/2022, Elizabeth Homles [1] đã
phải trả một cái giá rất đắt khi lừa các nhà đầu tư đầu tư vào công ty Theranos của
mình để quảng cáo một dự án là công nghệ xét nghiệm máu với tổng lượng vốn
đầu tư là 900 triệu đôla, nhưng công nghệ này chẳng hề hoạt động được. Cô đã bị
thẩm phán kết án 11 năm 3 tháng tù vào ngày 18 tháng 11 vì tội lừa đảo nhà đầu
tư. Đây là một ví dụ điển hình về việc một doanh nhân không có chữ tín, ngay
thẳng không trung thực với đối tác và khách hàng.
+ Khát vọng cống hiến, tận tâm, máu lửa: Doanh nghiệp chính là đứa con đẻ
của mỗi một người doanh nhân dù là lớn hay nhỏ, vậy nên họ luôn có khát vọng
cống hiến hết mình vì doanh nghiệp, tận tâm điều hành doanh nghiệp, dốc sức vì
đứa con này. Không ai sinh ra là hoàn hảo và hiểu biết mọi thứ về kinh doanh, do
đó ngoài việc tự tin và quyết đoán trong công việc, doanh nhân cũng phải làm việc
rất nhiều giờ, còn nhiều hơn cả nhân viên. Nếu một nhân việc làm việc theo giờ
chỉ dành 30% thời gian để lắng nghe, trưởng phòng dành 60% thì doanh nhân (ở
đây có thể là giám đốc điều hành) cần đến 75% hoặc hơn thế, nếu thời gian lắng
nghe đã nhiều như vậy thì thời gian làm việc để phân tích dự án, đưa ra quyết định
còn chiếm nhiều thời gian của họ hơn thế nữa vì quyết định đó có thể ảnh hướng
đến sự sống còn của doanh nghiệp. Làm một doanh nhân không hề nhàn nhã, họ
có nhiều tiền nhưng cùng với đó họ phải đánh đổi nhiều thứ. Thời gian làm việc
của CEO Tim Cook [2] của Apple được ông bắt đầu vào lúc 4 giờ 30 phút sáng, 9
những nhân viên của Apple từng làm việc chung với ông đều phải công nhận rằng
ông là người tới công ty sớm nhất và cũng là người rời khỏi công ty cuối cùng.
Như vậy, ta mới có thể thấy được từ khát vọng cống hiến, tận tâm, máu lửa của
mỗi doanh nhân đã góp phần tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp.
+ Làm việc chuyên cần, kỷ luật, chuyên nghiệp, đổi mới, sáng tạo, theo đuổi
sự khác biệt: Thế giới ngày càng đổi mới nhanh tới mức khiến người ta chóng mặt,
để thích ứng đối với thời đại không ngừng bị thay thế, đào thải này, những doanh
nghiệp càng cần phải vận dụng nhiều chất xám của mình để sáng tạo ra những sản
phẩm dịch vụ mới mẻ để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng, tạo ra sự khác biệt
cho sản phẩm của mình so với sản phẩm của đối thủ, và luôn làm việc chăm chỉ,
tuân theo kỷ luật, thể hiện sự chuyên nghiệp với đối tác. Cùng với sự phát triển
của công nghệ, hiện tại chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là một người có
thể truyền bá xu hướng thời trang mới. Vậy nên ngành thời trang là một ngành có
tỷ lệ đổi mới, đào thải rất là cao,những phong cách ngày càng đa dạng và đẹp mắt,
thu hút những người, nhưng với sự chuyên nghiệp của mình, giám đốc sáng tạo
của Tods – ông Walter Chiapponi đã âm thầm tạo ta một nét thẩm mỹ gắn kết và
độc đáo cho hãng thời trang cao cấp của Ý Tods khi sử dụng từ “Quiet” (Yên lặng)
từ khi lên nắm quyền, vì theo ông: sang trọng là kiểu nói thầm chứ không bao giờ
la hét. Ông chia sẻ với báo chí rằng [3]: “Phong cách sống với tôi là đến từ thời
gian hằng ngày, ý tưởng của tôi là dựng lên một tủ quần áo hoàn toàn hoàn hảo,
dễ dàng thay đổi nhưng vẫn rất phù hợp với thời đại cho tất cả các phụ nữ.”.
+ Tôn trọng khách hàng, nhân viên, cổ đông, đối tác,...: Tôn trọng là điều tối
thiểu trong quan hệ đối nhân xử thế giữa người với người. Trong quan hệ với
khách hàng, cần phải tôn trọng tâm lý khách hàng, sản xuất ra sản phẩm dịch vụ
đáp ứng nhu cầu mua sắm của họ, cố gắng giải đáp tận tình những thắc mắc của 10
khách hàng, không cáu gắt, thái độ khi giao tiếp với khách. Đối với nhân viên, cổ
đông trong doanh nghiệp cần tôn trọng quyền của họ, tạo điều kiện thuận lợi trong
nơi làm việc như là cung cấp bữa trưa, có giờ nghỉ, lương thưởng đầy đủ,... Chỉ
khi cảm thấy được tôn trọng, họ mới có thể dốc sức làm việc vì mục tiêu chung
của doanh nghiệp. Quan hệ làm ăn trên thương trường vẫn luôn là mối quan hệ
win-win, nếu đối phương được lợi thì doanh nghiệp của mình cũng được lợi. Vậy
nên cần phải tôn trọng đối tác để có thể có một mối quan hệ hợp tác lâu dài, đôi
bên cùng có lợi, thu về được lợi nhuận mà mình mong muốn, không vì đối phương
ở thế yếu hơn mà thiếu đi sự tôn trọng, lấn át hay lợi dụng họ.
+ Có thiện tâm, trách nghiệm phát triển cộng đồng, xã hội: Trong mỗi con
người chúng ta đều có phần thiện dù ít hay nhiều, trong thế giới đầy rẫy những
nguy hiểm, bất công này, doanh nhân càng cần phải có lòng thiện, có trách nhiệm
để phát triển cộng đồng, xã hội. Như những tỷ phú Bill Gates hay tỷ phú Feeney
đã quyên góp tới khoảng 90% [4] tài sản lập ra quỹ Bill & Melinda Gates Foudatin
và quỹ Giving Pledge để đóng góp vào sự phát triển cộng đồng, xã hội.
Kinh tế thị trường một một chỉnh thể phức tạp tác động đến đạo đức kinh
doanh của những người làm kinh doanh, khiến họ có thể trở nên tốt hơn hoặc xấu
đi. Những doanh nhân chân chính luôn tôn trọng khách hàng, đối tác, nhân viên
của mình, đảm bảo chữ tín, cạnh tranh công bằng với đối thủ, có trách nhiệm đối
với xã hội, nhưng cũng có những doanh nhân luôn dùng thủ đoạn để tự làm giàu
cho bản thân, vụ lợi cho chính mình mà không thèm quan tâm đến vấn đề đạo đức,
lương tri, vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vậy nên, để trở thành một
doanh nhân thành đạt, một doanh nhân chân chính, được mọi người ngưỡng mộ,
trở thành tấm gương cho lớp trẻ thì cần phải có đạo đức kinh doanh ăn sâu vào
máu của mỗi một người doanh nhân. 11
- Ba là, đạo đức kinh doanh là hệ chuẩn, thước đó đánh giá hành vi phù hợp
hay không phù hợp, có đạo đức hay kém đạo đức trong kinh doanh.
Ngày nay, vì mục đích lợi nhuận mà rất nhiều doanh nghiệp sử dụng những chiêu
trò để thu về khoản tiền khổng lồ mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Ở
Việt Nam từng xảy ra những vụ bán chân gà từ những năm 1980 cho người dân,
tiêm thuốc vào thịt lợn để treo bán là thịt bò, bơm thuốc vào để khiến rau tăng
trưởng nhanh,... những điều này đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
của người tiêu dùng. Đây đều là những hành vi không hợp đạo đức, không coi
trọng con người, không phù hợp trong kinh doanh vì những doanh nghiệp này chỉ
nhìn thấy được cái lợi trước mắt mà không coi trọng lợi ích dài lâu, cũng như sự
phát triển của con người trong tương lai, mà chỉ chăm chăm muốn thu lợi ích về
mình. Nhưng những doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh lại khác. Họ có thể tạo
ra một xu hướng thực hành đạo đức như sống xanh, không dùng túi nilon, công
nghệ xanh, khu sống xanh,... Ví dụ như VinGroup phát triển hệ thống xe bus điện
vì một môi trường xanh, sản phẩm này đã được rất nhiều người ủng hộ từ trẻ em,
sinh viên, người đi làm tới người già vì thái độ phục vụ của nhân viên xe bus, luôn
cúi chào khi hành khách lên xuống xe, xe chạy êm, không cẩu thả khiến họ yên
tâm và quan trọng nhất việc sử dụng xe bus điện sẽ làm giảm lượng khí thải ô
nhiễm trong môi trường. Vì xã hội hướng tới một cuộc sống ngày càng trong xanh,
coi trọng sức khỏe của chính bản thân mình nên những doanh nghiệp cũng hướng
tới mục đích đó cùng với người tiêu dùng. Đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp
thể hiện ra chính là thước đo để người tiêu dùng đánh giá hành vi kinh doanh của
doanh nghiệp, và đầu tư vào những doanh nghiệp xứng đáng với số tiền mà họ đã phải bỏ ra.
- Bốn là, đạo đức kinh doanh là cơ sở, công cụ để kiềm chế tư dục, lòng tham, 12
giúp phòng ngừa tai họa cho chủ thể, giảm bớt các rủi ro đạo đức trong kinh doanh.
Điều gì cũng có hai mặt, lòng tham và khát vọng làm giàu cũng vậy, nó có
thể giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh nhưng cũng có thể khiến chủ thể kinh
doanh làm trái với pháp luật, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và môi
trường,... Lòng tham có thể khiến các chủ thể kinh doanh mờ mắt, bị ma mụ, hãm
sâu vào vòng xoáy tham vọng mà mặc kệ những chuẩn mực đạo đức của con
người, nhất là những người làm về tài chính, quản lý tiền bạc, tài sản có giá trị
lớn,... Ngày 27/11/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ấn định tội tham ô,
nhận hối lộ bị phạt 5 tới 20 năm tù khổ sai và số tiền nộp phạt gấp đôi số tiền nhận
tham ô, hối lộ; tội ăn trộm, trộm cắp có thể nhận án tử hình. Qua đó ta có thể thấy
ngay từ những ngày đầu của nước Việt ta, đạo đức về kinh doanh, tài chính đã
được Bác Hồ chú trọng quan tâm, từ đó ta thấy được tầm nghiêm trọng của việc
tham ô, trộm cắp, chỉ chăm chăm lợi ích tiền tài của bản thân. Vì để các doanh
nghiệp, doanh nhân có thể kiềm chế dục vọng tiền tài của bản thân, phòng ngừa
tai họa cho chủ thể, giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh thì cần phải có khuân
khổ và cam kết về đạo đức hành động, và có cả pháp luật để làm họ tỉnh táo nhốt
con quỷ tham lam trong người lại.
- Năm là, đạo đức kinh doanh với tư cách là một bộ phận cốt lõi của văn hóa
doanh nghiệp, là một phương thức để quản trị doanh nghiệp nhân văn và
hiệu quả, nhất là trong công việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xây
dựng thương hiệu, quản trị chiến lược,..
Đạo đức kinh doanh còn giúp doanh nghiệp gia tăng về lợi nhuận thu được và
tăng mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để có thể gia tăng về lợi nhuận 13
và mức độ phát triển của mình, các doanh nghiệp cần có bộ quy tắc ứng xử và đạo
đức doanh nghiệp để có thể lấy đó làm một phương thức quản trị doanh nghiệp
nhân văn, giúp cán bộ, công nhân viên có thể nhận thức rõ được hành vi đạo đức
của mình trong môi trường làm việc. Ví dụ như ở mỗi ngân hàng đều có một bộ
quy tắc ứng xử giành cho nhân viên, bởi nhân viên ở các chi nhánh chính là những
gương mặt đại diện cho ngân hàng, hành vi cử chỉ của họ khi tiếp xúc với khách
hàng có thể giúp làm tăng thiện cảm của khách hàng đối với ngân hàng, khiến
khách hàng tin tưởng vào ngân hàng, làm tăng giá trị thương hiệu của ngân hàng.
Đạo đức là nền tảng, là gốc của con người vì vậy đạo đức kinh doanh cũng là rễ
cây của một doanh nghiệp, doanh nghiệp có đạo đức doanh nghiệp tốt thì sẽ phát
triển thịnh vượng, cũng như rễ cây có chắc, khỏe thì thân cây mới to cao, cây mới
có thể phát triển thành nhiều nhánh, ra hoa, kết trái.
Chương 2: Lựa chọn và phân tích văn hóa doanh nghiệp của 1 doanh nghiệp
thuộc ngành kinh doanh dịch vụ. (BIDV)
Mỗi một doanh nghiệp được thành lập đều có văn hóa doanh nghiệp mang
nét đặc trưng riêng của mình sau nhiều năm hình thành, đổi mới và phát triển.
Nhũng nét trong văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng làm
nên thành công của doanh nghiệp đó, được thể hiện qua những biểu hiện văn hóa
hữu hình như phép ứng xử, cách thức giao tiếp,.. và những biểu hiện văn hóa vô
hình như các phẩm chất, nhận thức,..., từ đó khách hàng, đối tác làm ăn có thể một
phần dựa vào đó để quyết định có trao gửi niềm tin nơi doanh nghiệp hay không.
Văn hóa doanh nghiệp là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, đối tác, thể
hiện giá trị riêng của họ tới từng khách hàng. Là một doanh nghiệp đã hình thành
từ rất sớm trong thị trường tài chính của Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV cũng không nằm ngoài phạm vi đó. 14
Sau 65 năm thành lập, BIDV đa tạo nên một văn hóa doanh nghiệp đậm chất riêng
của mình, làm nên một thương hiệu ngân hàng năm trong những ngân hàng được
ưa chuộng sử dụng nhất tại Việt Nam.
1. Giới thiệu chung về BIDV:
BIDV là viết tắt của Bank for Investmet and Developmet of Vietnam JSC, cùng
với tên tiếng Việt là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. BIDV được thành lập vào ngày 26/4/1957, là một trong những định chế tài
chính lâu đời nhất trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam. Là một trong
những ngân hàng lâu đời nhất ở Việt Nam, BIDV đã mang về cho mình một số
lượng khách hàng khổng lồ, ấn tượng khi có tới 13,4 triệu khách hàng cá nhân và
355 nghìn khách hàng doanh nghiệp, chưa kể tới còn có khách hàng doanh nghiệp
lớn và khách hàng cao cấp, sống lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME
tăng trưởng nhanh và liên tục, đúng số 1 về thị phần tại Việt Nam [5]. Khách hàng
của BIDV không chỉ có người trẻ, doanh nghiệp mà còn có cả người già và trẻ em,
ngân hàng cũng tích cực hướng tới tầng lớp sinh viên được thể hiện qua việc ngân
hàng liên kết với các trường đại học để làm thẻ sinh viên tích hợp với thẻ ngân
hàng, giúp sinh viên và nhà trường thuận tiện hơn trong việc đóng học phí, chi trả phần thưởng,...
Sản phẩm dịch vụ tài chính của BIDV rất đa dạng từ gửi tiền, sản phẩm dịch
vụ vay, thanh toán và chuyển khoản, dịch vụ thẻ, bảo hiểm, ngân quỹ, ngoại hối
và thị trường vốn,... BIDV còn là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường chứng
khoán khi cho ra mắt cả sản phẩm dịch vụ chứng khoán cho phân khúc khách hàng
cá nhân, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc đầu tư chứng khoán. Là một
ngân hàng đi đầu, không thể không kể đến ngân hàng số của BIDV với giao diện 15
hiện đại và công nghệ không ngừng đổi mới.
BIDV đã và luôn không ngừng phát triển đổi mới, để thu hút được số lượng
lớn khách hàng như vậy thì ngoài sản phẩm dịch vụ đa dạng, văn hóa doanh nghiệp
của BIDV chính là một trong những yếu tố quyết định lên sự thành công của ngân
hàng ngày hôm nay. Văn hóa BIDV tạo ra bản sắc riêng, sự khác biệt của BIDV
giữa hàng trăm ngân hàng và các định chế tài chính ở Việt Nam và hàng trăm triệu
doanh nghiệp trên thế giới. Vì sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có tính chất rất dễ
sao chép nên chính sự khác biệt được thể hiện trong văn hóa doanh nghiệp đã tạo ra thế mạnh của BIDV.
2. Văn hóa doanh nghiệp của BIDV:
Giáo sư James.L.Heskett (nhà kinh tế học người Mỹ) từng viết trong cuốn
“Vòng tròn văn hóa” của mình rằng: Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm tới 20-
30% về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi mà so sánh với những
doanh nghiệp “có văn hóa tầm thường”. Từ khi được thành lập đến nay, BIDV
luôn khẳng định vị thế của mình là một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Sau
nhiều năm cố gắng phát triển, đổi mới, tái cơ cấu, trải qua nhiều thử thách, khó
khăn thì BIDV đã bồi đắp lên, đúc kết lại được những giá trị văn hóa mang đậm
bản sắc của mình. Văn hóa doanh nghiệp của BIDV được thể hiện qua những giá
trị văn hóa hữu hình và giá trị văn hóa vô hình.
2.1. Những giá trị văn hóa hữu hình.
Mỗi một doanh nghiệp đều có cái tên thuộc về riêng mình, qua đó để nói
nên mục tiêu, sứ mệnh mà chủ doanh nghiệp cùng với toàn thể doanh nghiệp
hướng tới. Về tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam được biết đến với cái tên quen thuộc BIDV, được đọc là “BIDV” trong đó I 16
là Investment (Đầu tư), D là Development (Phát triển) và V là Việt Nam, tên gọi
này đã thể hiện được mục đích và sản phẩm của ngân hàng là vì sự phát triển của
Việt Nam thông qua ngân hàng bằng việc đầu tư qua các hình thức như gửi tiết
kiệm, đầu tư, vay vốn,...
Slogan của ngân hàng chính là “Vững bước tiên phong, đồng hành phát
triển”. Slogan khẳng định và truyền tải thông điệp về sự kế thừa và tiếp nối sứ
mệnh phụng sự quốc gia, dân tộc của BIDV từ những ngày đầu thành lập, khẳng
định vị thế tiên phong, đi đầu của một ngân hàng có lịch sử hình thành và phát
triển lâu đời nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Qua nhiều năm
hoạt động, BIDV đã có cho mình một nền tảng và tiềm lực vững chắc để có thể
cam kết với khách hàng, đối tác rằng mình sẽ luôn đồng hành, đặt khách hàng, đối
tác là trung tâm, là trụ cột vững chắc trong chiến lược phát triển của ngân hàng
với sứ mệnh đem lại lợi ích, tiện ích tốt nhất, tạo ra và thúc đẩy sự phát triển bền
vững, từ đó đem lại những giá trị thiết thực và lâu dài cho mỗi cá nhân, tổ chức và
xã hội. Bác Hồ từng nói: Đoàn kết là sức mạnh. Vậy nên tiếp thu tư tưởng này của
Người, khẩu hiệu của BIDV không chỉ nhắm tới đối tượng khách hàng bên ngoài
mà còn có ý nghĩa đối với cả nội bộ ngân hàng. Khẩu hiệu “Vững bước tiên phong,
đồng hành phát triển” là thông điệp thể hiện mong muốn tiếp tục đồng hành, gắn
kết hợp tác với từng nhân viên, đội ngũ cán bộ trong nội bộ BIDV, sự gắn kết này
là sự gắn kết giữa lãnh đạo với tập thể người lao động, giữa các bộ phận, phòng
ban trong đơn vị, giữa các chi nhánh, đơn vị trong hệ thống. Từ đó, giữ vững khối
thống nhất trong nội bộ BIDV, cùng nhau nỗ lực, đoàn kết vì sự phát triển thành
công của cả tập thể và toàn hệ thống BIDV.
Logo của BIDV là sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh ngọc lục bảo và màu
vàng của hoa mai cũng là màu vàng của ngôi sao trên lá cờ Việt Nam. Trong đó 17
ngọc lục bảo là một trong tứ đại ngọc quý và giá trị nhất, màu xanh tượng trưng
cho màu của sự sống, trường tồn, từ đó thể hiện được giá trị của BIDV và khát
vọng xây dựng Ngân hàng Xanh với sự phát triển bền vững và tồn tại cùng với sự
phát triển của đất nước. Màu vàng của hoa mai là màu của ánh bình mình, khiến
diện mạo trở nên tươi mới, nhiệt huyết năng động nhưng không kém phần gần gũi
và hiện đại. Chữ V trong logo BIDV có chút cách điệu, khiến chúng ta liên tưởng
tới hình ảnh của một người đang chuyển động tiến lên về phía trước, từ đó khẳng
định trụ cột của ngân hàng là nguồn nhân lực và khách hàng, cũng qua đó thể hiện
hoạt động của ngân hàng không ngừng vận động, luân chuyển liên tục để sáng tạo
ra những giá trị mới về chất lượng nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ, luôn sẵn sàng đổi
mới, chuyển mình một cách mạnh mẽ trong thời đại kỷ nguyên số và hội nhập
quốc tế sâu rộng. Phần màu vàng trên biểu tượng là sự kết hợp giữa hoa mai và
ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam, vì cả ngôi sao và hoa mai đều có 5 cánh và màu
vàng tươi sáng. Đây cũng chính là khát vọng hội nhập, nâng tầm vị thế thương
hiệu của BIDV vì một Việt Nam giàu mạnh, vì một ngân hàng phát triển bền vững.
Hình 1. Logo của ngân hàng BIDV.
Với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và cả nước ngoài, tọa lạc tại
những vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi BIDV đã đem đến một sự tiện lợi cho
khách hàng, giúp họ thuận tiện chuyển tiền, thanh toán, đầu tư, hưởng ứng phương 18
án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ. Các chi nhánh cũng
chính là bộ mặt của ngân hàng được thể hiện qua những cử chỉ, lời nói, cách ứng
xử của từng nhân viên đối với khách hàng. BIDV đã có riêng cho mình một cuốn
sổ tay văn hóa, trong đó một phần không thể thiếu là hướng dẫn nhân viên trong
việc thể hiện những cử chỉ, lời nói, hành động của nhân viên đối với khách hàng,
từ đó lưu lại một ấn tượng tốt đẹp trong văn hóa giao tiếp trong lòng khách hàng.
Khi đến với những chi nhánh, trụ sở của BIDV, khách hàng sẽ cảm nhận được
cách bài trí khoa học, hiện đại, sang trọng và gần gũi với khách hàng.
Một ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tích cực thay đổi
để thích ứng với thời đại công nghệ số, ta không thể không nhắc đến trang web
của BIDV và ứng dụng BIDV SmartBanking của ngân hàng. Thiết kế của trang
web với màu sắc đặc trưng của BIDV cùng với sự thiết kế sắp xếp hợp lý đã thể
hiện sự chuyên nghiệp, năng lực thích ứng mạnh với kỷ nguyên số của BIDV và
giúp cho khách hàng thuận tiện hơn khi tìm hiểu về những sản phẩm dịch vụ,
khuyến mãi của ngân hàng. Ứng dụng BIDV SmartBanking còn giúp khách hàng
thuận tiện hơn trong việc thanh toán, chuyển tiền khi chỉ cần một chiếc điện thoại
được kết nối mạng là người ta có thể chuyển tiền tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào một
cách thuận tiện, dễ dàng cập nhật tin tức về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và
với độ an toàn, bảo mật cao vì ứng dụng yêu cầu khách hàng đổi mật khẩu 3 tháng
một lần, cần mã pin để xác nhận hoặc nhận diện khuôn mặt. Điều này đã khiến
cho việc thực hiện hành động của những kẻ có ý đồ xấu trong việc ăn cắp tài
khoản, trộm tiền trở nên khó khăn hơn. 19
Hình 2. Giao diện trang web của BIDV.
Những biểu hiện văn hóa hữu hình của BIDV còn được thể hiện qua các
hoạt động ngày lễ, phong trào, giải thưởng như ngày Truyền thống BIDV –
BIDV Day để tôn vinh người lao động, tri ân thế hệ người lao động, khách hàng,
dối tác, các hoạt động văn hóa thể thao và cộng đồng; Tuần lễ văn hóa BIDV
nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết nội bộ và tôn vinh các giá trị văn hóa BIDV,
tôn vinh tinh thần sáng tạo, đổi mới thông qua các cuộc thi sáng kiến, ý tưởng
sáng tạo,... Giải thưởng văn hóa BIDV cũng góp phần xây dựng văn hóa BIDV
vì giải thường này là giải thưởng hằng năm dành cho cán bộ và tập thể có nhiều
đóng góp trong việc xây dựng văn hóa của ngân hàng,....
Triết lý thương hiệu của BIDV là Người đồng hành thông tuệ. BIDV là
bạn đồng hành thông tuệ, là điểm tựa niềm tin cho mỗi khách hàng, cổ đông,
người lao động và cộng đồng xã hội, có tư duy đổi mới và tinh thần học hỏi sáng
tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, trách nhiệm, nghĩa tình. Cùng với đó là hệ thống
chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7 luôn giải đáp thắc mắc và tư vấn khách 20
hàng với tâm thế thân thiện và hết mình nhất.
2.2. Những giá trị văn hóa vô hình.
Văn hóa doanh nghiệp của BIDV qua những giá trị văn hóa vô hình được
thể hiện qua: sứ mệnh, tầm nhìn, chiếnn lược, nhận thức và giá trị cốt lõi.
• Về sứ mệnh: BIDV xác định sứ mệnh của ngân hàng là đem lại lợi ích, tiện
ích tốt nhất cho khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội.
• Về tầm nhìn: BIDV định hướng trở thành định chế tài chính hàng đầu khu
vực Đông Nam Á, có nền tảng số tốt nhất Việt Nam, phấn đấu thuộc nhóm
100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á.
• Về chiến lược phát triển: Chiến lược phát triển của BIDV được xây dựng
trên những cơ sở khoa học, thực tế, khả thi, vừa kế thừa vừa phát huy thành
quả, thế mạnh, truyền thống của các thế hệ BIDV đi trước, vừa tiếp thu, bám
sát với xu thế phát triển của thời đại. Đến năm 2025, BIDV xác định 6 mục
tiêu ưu tiên, hướng đến sự phát triển bền vững khi có năng lực tài chính lành
mạnh đáp ứng các yêu cầu an toàn hoạt động theo quy định và thông lệ, tăng
trưởng quy mô hoạt động, gia tăng thị phần và duy trì vị thế đứng đầu trên
thị trường tài chính ngân hàng; nâng cao chất lượng tài sản, cơ cấu lại nguồn
thu, nâng dần tỷ trọng thu nhập phi tín dụng, cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt
nhất; phát triển khách hàng FDI, giữ vững vị trí số 1 về phân khúc khách
hàng SME và cá nhân tại Việt Nam; quản trị điều hành minh bạch, hiệu quả,
phấn đấu để được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài; đi đầu
về công nghệ thông tin và ứng dụng ngân hàng số tại Việt Nam; đội ngũ
nhân sự có chất lượng cao, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, có
văn hóa, luôn sáng tạo và có trách nhiệm xã hội.