-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài giới thiệu về địa điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Bài giới thiệu về địa điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 17 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Tổng quan du lịch (KT01) 5 tài liệu
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Bài giới thiệu về địa điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Bài giới thiệu về địa điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 17 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tổng quan du lịch (KT01) 5 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 118 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG KHOA DU LỊCH --------------------------
BÀI GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH: TỈNH QUẢNG NINH
(Học phần: Tổng quan du lịch)
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thị Thi
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Đào Thanh Hoà
Nguyễn Lê Thị Thanh Hiền Lê Khánh Huyền Lớp: 21DL1
Đà Nẵng, tháng 10/2021 MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NINH
1. Tên gọi - Ý nghĩa________________________________________________
2. Điều kiện tự nhiên ảnh hương đến hoạt động du lịch_____________________
3. Điều kiện xã hội ảnh hưởng đến hoạt động du lịch______________________
4. Tài nguyên du lịch_______________________________________________
5. Hoạt động du lịch tại địa phương____________________________________
II. CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở TỈNH QUẢNG NINH 1. Đảo Cô
Tô______________________________________________________
2. Vịnh Hạ Long___________________________________________________
3. Chùa Cái Bầu___________________________________________________
GIỚI THIỆU VỀ QUẢNG NINH
I. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NINH
TÊN GỌI - Ý NGHĨA
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Đây là tỉnh
duy nhất có đến 4 Thành phố. Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía bắc vừa thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính
của Việt Nam, có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới và là quê
gốc của Nhà Trần - một trong những triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Việt Nam.
Tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ, theo cách đặt của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Quảng” là rộng lớn, “Ninh” là yên vui, bền vững.
Quảng Ninh là một vùng rộng lớn, yên vui, bền vững.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH - Vị trí địa lí
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố về địa chất, địa
mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và
quần đảo Cát Bà phía Tây Nam. - Diện tích
Khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi,
trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. - Địa hình:
Địa hình tỉnh Quảng Ninh đa dạng, phức tạp bao gồm có địa hình núi, địa
hình đồng bằng ven biển và các hải đảo. Sở hữu gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ,
đường bờ biển dài 250km. Tỉnh quảng ninh đã thu hút được rất nhiều khách du lịch. - Khí hậu:
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh
miền bắc, có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm
mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
Khoảng từ cuối tháng 4 đến tháng 9 chính là thời điểm đẹp nhất để du lịch
Quảng Ninh bởi lúc này biển đẹp, trong xanh, thời tiết mát mẻ, trong lành, dễ
chịu. Đây cũng là khoảng thời gian ở Quảng Ninh diễn ra nhiều hoạt động văn
hóa nổi bật như Tuần lễ du lịch Hạ Long - Quảng Ninh, âm nhạc mùa hè, lễ hội Yên Tử,... - Sông ngòi
Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Đại
bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông
Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim.
Tài nguyên thiên nhiên Quảng Ninh đang chịu tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu.
Mưa lớn, bão lũ, mực nước biển dâng cao làm xói mòn, sạt lở bờ biển và
ngập một số khu vực. Các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sơn Hào,... và trên 30 bãi
cát nhỏ ven các đảo có thể bị mất. Cảnh quan đặc sác như Vịnh Hạ Long có
nguy cơ ngập và thay đổi cảnh quan tiêu cực.
Biến động về nhiệt và mưa làm cho trữ lượng nước ngầm giảm, dẫn đến
hiện tượng cạn nước tại các suối, thác Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu...
Quảng Ninh có nhiều di tích xếp hạng quốc gia, mật độ 17 di tích/km2 và
phần lớn các di tích này phân bố ở khu vực ven bờ nên chịu tác động lớn do biến
đổi khí hậu dẫn đến việc tài nguyên nhân văn vật thể và phi vật thể làm phá hủy, thậm chí hủy hoại.
“Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên tác động đến tài nguyên du
lịch và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động du lịch”.
ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH - Dân số
Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 193 người/km vuông (năm 1999 là
196 người/km vuông), nhưng phân bố không đều. Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt gần 620.200 người dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 11,5 ‰. - Dân tộc
Các dân tộc chủ yếu sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là người Việt
(Kinh) chiếm đến 89.23% tổng số dân. Người Dao (4.45%) và các dân tộc khác… - Kinh tế
Là một vùng trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc đồng thời là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên
nhiên Thế Giới Vịnh Hạ Long với hai lần được UNESCO công nhận. Quảng
Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Giao thông
Hệ thống giao thống của Quảng Ninh bao gồm giao thông đường bộ, đường
sắt, đường biển và cảng hàng không. Rất thuận lợi cho khách du lịch trong việc
di chuyển đến với Quảng Ninh - Văn hóa
Văn hoá biển và Văn hoá công nhân mỏ đã và đang tồn tại, gắn bó chặt chẽ
với nhau, cùng song hành tồn tại và chi phối lẫn nhau tạo nên đặc trưng văn hoá, con người Quảng Ninh. - Tín ngưỡng
Cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ
là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, thờ cúng tổ tiên và một vài tín ngưỡng dân gian
khác. Ðạo Phật du nhập vào Quảng Ninh từ rất sớm và phần lớn dân chúng ở
Quảng Ninh hiện nay theo đạo Phật.
Hiện nay ở Quảng Ninh chỉ còn lại trên 30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện
thị, thành phố. Về tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất đối với cư dân sống ở
Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với
nước, các vị thành hoàng, các vị thần (Sơn thần, Thổ thần, Thuỷ thần) và thờ các
Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải).
Những ngôi chùa với kiến trúc độc đáo ở Quảng Ninh cũng thu hút một
lượng khách du lịch đông đảo đến địa phương.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH - Tự nhiên:
Vịnh Hạ Long, vùng Yên Tử, Vân Đồn, Cô Tô, Bán đảo Tuần Châu, Bãi
biển Bãi Cháy, Bãi biển Trà cổ dài,.... - Văn hoá:
+ Bãi cọc Bạch Đằng, Thương cảng Vân Đồn, Khu quần thể di tích lăng
các vua Trần, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử...
+ Lễ hội truyền thống (77 di sản), nghề thủ công truyền thống (25 di sản),
nghệ thuật trình diễn dân gian (22 di sản), ngữ văn dân gian (14 di sản), tập quán
xã hội (168 di sản), tiếng nói chữ viết (7 di sản), tri thức dân gian (50 di sản).
Trong đó có 4 di sản đã được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc
gia, gồm: Nghi lễ then cổ của người Tày (Bình Liêu), hát nhà tơ - hát (múa) cửa
đình, lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả), lễ hội miếu Tiên Công (Quảng Yên).
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam, giàu
tiềm năng du lịch, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hoạt động du
lịch có bước tăng trưởng ấn tượng trong năm 2017 với gần 10 triệu lượt khách,
trong đó khách quốc tế tăng mạnh với 4,3 triệu lượt. Tổng doanh thu du lịch ước
đạt gần 18.000 tỷ đồng, đã góp phần tăng tỷ trọng dịch vụ lên 41,2% trong cơ
cấu kinh tế. Đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Đối thoại chính sách cao
cấp APEC về Du lịch bền vững tạo tiền đề tích cực, sẵn sàng tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2018.
II. CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở TỈNH QUẢNG NINH
1. Đảo Cô Tô
Cô Tô là một quần đảo trong vịnh Bắc Bộ thuộc xã Đông Tiến, huyện Cô
Tô tỉnh Quảng Ninh. Theo một vài tư liệu đảo Cô Tô từ xưa được gọi là "Cầu
Đầu" nghĩa là nơi nhiều núi chụm lại giữa biển. Đảo có diện tích 47.3 km², dân
số hơn 4985 người, đây cũng là nơi tập trung khách du lịch khi đến với Quảng
Ninh không kém gì Vịnh Hạ Long.
Đảo Cô Tô mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành bốn mùa rõ rệt
trong năm, đầy đủ các điều kiện cho du khách tận hưởng khí hậu. Thời điểm
thích hợp để du khách đi du lịch đảo Cô Tô là vào mùa hè, thời gian có thể từ
tháng 4 đến tháng 9, là điểm đến lý tưởng dành cho du khách khám phá vẻ đẹp
hoang sơ với bãi biển cát trắng trải dài trong ánh nắng rực rỡ, làn nước biển
trong xanh và vẻ đẹp xanh thiên nhiên.
Có rất nhiều hình thức để chúng ta có thể đi đến đảo Cô Tô
- Chặng 1: Từ Vị trí hiện tại của bạn di chuyển đến Cảng Cái Rồng
- Chặng 2: Từ Cảng Cái Rồng – Đảo Cô Tô: Quãng đường khoảng 50km.
Bạn có thể đi tàu cao tốc hoặc tàu gỗ, với thời gian từ 1,5 – 2 tiếng.
Có hai loại tàu để bạn chọn lựa khi di chuyển từ cảng Cái Rồng, Vân Đồn
ra đảo Cô Tô: Tàu gỗ và tàu cao tốc.
- Tàu Cao Tốc: Khởi hành lúc 13h00 – 13h30 các ngày trong tuần – thời
gian 90 phút, giá vé khoảng từ 180 – 200.000 đồng/lượt/người. - Tàu gỗ
Tàu gỗ sáng: Khởi hành đi Cô Tô vào 7:00 sáng các ngày từ thứ 2 đến thứ
6 trong tuần. Thời gian đi tàu gỗ sẽ lâu hơn: Khoảng 4 tiếng. Vì vậy
những bạn hay bị say sóng không nên đi loại tàu này.
Tàu gỗ chiều đi Cô Tô vào 13:00 các ngày thứ 4, thứ 6, chủ nhật. Tàu về
cảng Cái Rồng lúc 13:00 các ngày thứ 5, thứ 7 và chủ nhật.
Giá vé: 110.000đ/người/lượt.
Tàu tăng cường của bên Hải quân: Khởi hành ra đảo 6:00 sáng thứ
hai.13:00 chiều thứ 6 về Vân Đồn.
Để di chuyển trên đảo, các bạn có thể lựa chọn một trong những phương án sau:
Thuê xe máy với giá từ 150.000-220.000VNĐ/1 xe/1 ngày (Giá chưa bao
gồm tiền xăng). Xăng ở trên đảo có giá khoảng 25.000-30.000 đồng/1 lít.
Các bạn cũng có thể di chuyển trên đảo bằng xe điện.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể đi xe ôm, taxi hoặc thuê xe 16 chỗ để di
chuyển nếu như đoàn đông.
- Những đặc sản khi đến với đảo Cô Tô không thể bỏ qua bao gồm: Ốc móng tay Sứa Cô Tô Cầu gai Hải sâm
Những thành phần chính của món ăn đều được bắt tươi sống trực tiếp dưới
biển và chế biến tại chỗ cho du khách thưởng thức trọn vị.
- Một số hoạt động vui chơi trên đảo dành cho du khách:
Tổ chức team building/ đớt lửa hát hò trên đảo
Cho thuê xe đạp đôi cho các cặp vợ chồng, tình nhân
Cắm trại trên đảo Cô Tô
Câu mực Cô Tô khám phá biển đêm
Tham quan và vui chơi công viên nước Cô Tô Watermark Khám phá rừng nguyên sinh
Các điểm tham quan và bãi biển đẹp ở Cô Tô
Khu Di tích lưu niệm Hồ Chủ tịch: Đây là nơi duy nhất ông cho phép
dựng tượng của mình lúc còn sống.
Bãi đá Cầu Mỵ có hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm
bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự với cảnh quan đẹp mắt và có giá
trị nghiên cứu địa chất địa mạo.
Bãi biển Hồng Vàn: Cách thị trấn Cô Tô 6km là bãi biển đẹp nhất tại Cô
Tô với bãi tắm thoải rộng, trải dài 4 km bên rặng phi lao. Bãi biển Hồng
Vàn nhộn nhịp đặc biệt vào mùa hè khi lượng du khách đến đảo tăng đột
biến. Các hoạt động nhà hàng, vui chơi giải trí dưới nước cũng được sắp để phục vụ du khách.
Đảo Cô Tô con: Cách trị trấn Cô Tô 7 km, nơi có cánh rừng nguyên sinh
chứa đựng nhiều loài động vật quý hiếm, trong lòng biển chứa nhiều rặng san hô tuyệt đẹp.
Hải đăng Cô Tô: thuộc quần đảo phía Đông của đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh. Nằm trên một ngọn núi cách thị trấn chừng 5 km, là điểm cao nhất
của đảo. Được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX. Đường từ chân núi lên hải
đăng quanh co dưới những tán lá rừng rậm rạp. Hải đăng có tầm nhìn sáng
118m so với mực nước biển, từ đây phóng tầm mắt ra xa. Ta có thể thấy
xa xa đằng kia là biển ca bao la mất hút phía dưới chân trời. Phía dưới là
núi rừng bờ bãi, làn nước trong xanh của hòn đảo ngọc Cô Tô. Thu vào
tầm mắt thị trấn biển đẹp như mơ, xen lẫn những rừng cây xanh mướt. Êm
đềm những mái nhà khiêm nhường và giản dị. Du khách đến Cô Tô không
thể bỏ lỡ trải nghiệm độc đáo này.
Rừng Chõi nguyên sinh: Nằm trên đường ven biển đi cảng Bắc Vàn (cảng
đi các đảo nhỏ) Rừng Chõi có thể nói là khu vực có tán cây cổ thụ,
nguyên bản đẹp nhất tại Cô Tô. Với hệ thảm thực vật phong phú, 1 bên là
rừng một bên là bãi biển, cảnh quan khu vực Rừng Chõi luôn khiến du
khách trầm trồ khi đi qua đây
Hòn Chép con: Là một hòn đảo nhỏ, sở hữu bãi biển kỳ thú chạy dài ra
biển, ẩn hiện theo thủy triều và các lớp đá trầm tích hàng ngàn năm bào
mòn tạo ra cảnh quan vô cùng lý thú.
Nhà thờ Cô Tô: Đây là nhà thờ đầu tiên trên đảo được xây dựng nhằm
phục vụ những giáo dân trên đảo. Là một trong những điểm tham quan
mà du khách ghé qua khi đến du lịch Cô Tô.
Khu hậu cần nghề cá và Âu cảng: Cách thị trấn và cầu cảng Cô Tô
1,5 km, du khách sẽ tới Âu cảng và khu hậu cần nghề cá. Đứng tại vị trí
này có thể nhìn thấy toàn cảnh thị trấn Cô Tô, đón thời điểm đẹp nhất của hoàng hôn
Đảo Cô Tô hàng năm thu về một lượng khách đông đảo, giúp phần làm
cho nền kinh tế du lịch của Quảng Ninh nói chung và Người dân đảo Cô
Tô nói riêng thêm phần phát triển vượt trội. Giúp đời sống người dân trở
nên khá giả và phát triển hơn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên
nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời
và vô cùng hùng vĩ, xinh đẹp.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực
biển Đông Bắc Việt Nam, giáp vịnh Bái Tử Long, phía Tây Nam giáp với quần
đảo Cát Bà, phía Tây và Tây Bắc giáp với đất liền, phía Đông Nam và phía Nam
hướng ra vịnh Bắc Bộ bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc
tỉnh Quảng Ninh, là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và khách du lịch quốc tế.
- Phương tiện di chuyển tại Hạ Long Xe máy
Hạ Long là một thành phố nhỏ, nên nếu bạn muốn tự khám phá các ngóc
ngách, phố phường thì có thể thuê xe máy để chủ động đi lại. Giá thuê xe máy là 120.000 – 150.000 đ/ ngày. Xe ôm
Bạn sẽ dễ dàng thuê được xe ôm với mức giá phù hợp. Xe buýt
Hạ Long có hệ thống xe bus chạy liên tục, liên kết tới các địa điểm du lịch nổi tiếng. Xe điện
Xe điện là phương tiện di chuyển khá phổ biến, nhất là tại trung tâm và các
địa điểm du lịch Hạ Long.
Khí hậu của Hạ Long khá tốt nên là điểm du lịch quanh năm dành cho
khách du lịch trong và ngoài nước.
Tháng 4 đến tháng 6 là thời điểm lý tưởng để du lịch Hạ Long. Lúc này
thời tiết hầu như không có mưa, nắng ấm, dễ chịu, rất thích hợp cho chuyến du lịch
Tháng 6 đến tháng 8 là mùa cao điểm của Hạ Long, giá phòng và dịch vụ
cũng dễ tăng cao. Thời điểm này đang là mùa hè. Đặc biệt vào tháng 7 và
tháng 8 dễ có áp thấp nhiệt đới và bão, ảnh hưởng trực tiếp đến lịch trình du lịch Hạ Long
Cuối tháng 11 đến tết là thời điểm du lịch của khách nước ngoài tới Hạ
Long là chủ yếu. Do đó thời điểm này Hạ Long cũng yên bình và có nhiều
không gian riêng tư hơn cho bạn tận hưởng.
Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện
tích 434 km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ
Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông).
Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động
đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh
Hạ Long (vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm).
Vịnh Hạ Long còn có một vài hòn đảo nổi tiếng như:
- Hòn Đỉnh Hương (Lư Hương): nằm ở phía tây nam hang Đầu Gỗ. Hiện
nay hình ảnh Hòn Đỉnh Hương được in trên tờ tiền 200.000 vnđ.
- Hòn Gà Chọi: hay còn gọi là Hòn Trống Mái là một trong những hòn đảo
nổi tiếng trên vịnh Hạ Long. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một
đôi gà, một trống một mái, ở tư thế rất chênh vênh. Là biểu tượng trên logo của
vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.
- Đảo Ti Tốp: Thời Pháp thuộc mang tên hòn Cát Nàng. Đảo được đặt tên
Ti Tốp từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm vịnh Hạ Long cùng với nhà du
hành vũ trụ người Nga Gherman Titov, vào năm 1962.
Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm
dưới chân. Các tour du lịch thường ghé tàu vào đảo để du khách lên bờ leo núi
ngắm toàn cảnh vùng vịnh, tắm biển, chèo thuyền kay-ắc, kéo phao và kéo dù.
- Đảo Tuần Châu: là một đảo đất rộng khoảng 3 km², gần bờ, có làng mạc
và dân cư thưa thớt. Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo
với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng
và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi
bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay.
Không chỉ riêng một vài hòn đảo nổi tiếng, Hạ Long còn có các hang động đẹp và phổ biến như:
- Hang Sửng Sốt: nổi bật với nhũ đá hóa thạch có hình dạng phong phú
càng đi sâu du khách có cơ hội khám phá hồ nước trong vắt với hệ động thực vật vô cùng phong phú.
- Hang Đầu Gỗ: là hang núi đá vôi lớn nhất Hạ Long với tuổi thọ gần 2
triệu năm tuổi. Không gian hang với nhiều thạch nhũ sắc màu kết hợp với rêu,
dương xỉ, cây thân gỗ,…tạo nên điểm nhấn độc đáo.
- Hang Luồn: nổi bật với búp thạch nhũ có kích thước và màu sắc khác
nhau tạo nên nét độc đáo, ấn tượng.
Động Kim Quy: có chiều dài 100m, rộng từ 5 – 10m chạy theo hướng Bắc
Nam. Trong hang lúc nào cũng có nước chảy xuống các nhũ đá tạo nên khung
cảnh kỳ vĩ và độc đáo.
Ngoài những hang động chính trên, vịnh Hạ Long còn thu hút du khách bởi
hàng chục hang động đẹp khác như hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, hang Tiên
Long, hang Ba Hang, hang Luồn, động Tam Cung, động Tiên Ông, Ba Hầm…
Vịnh Hạ Long là vùng đất gắn liền với những trang lịch sử hào hùng của
Việt Nam từ thời kỳ dựng nước, giữ nước cho tới thời kỳ phát triển hiện nay.
Núi Bài Thơ lịch sử, tại vùng vịnh Hạ Long là nơi lưu giữ bài thơ chữ Hán
của Lê Thánh Tông hoàng đế khắc trên đá 1468 trong chuyến tuần du vùng biển
phía Đông. Khu vực Bãi Cháy gắn liền với sự tích những chiến thuyền chở
lương thực của quân Nguyên-Mông bị quân dân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ
huy đốt cháy, dạt vào làm cháy cả cánh rừng trong khu vực.
Hàng trăm đảo, hang động, nhũ đá trong vịnh Hạ Long được đặt tên theo
các huyền thoại, truyền thuyết, hoặc theo trí tưởng tượng dân gian phong phú
của cộng đồng cư dân nơi đây tạo nên một nền di tích lịch sử đồ sộ và ý nghĩa. (....)
Hiện nay, người ngư dân tại vùng biển Hạ Long vẫn còn lưu giữ những cao
hát giao duyên cổ xưa như hát đúm, hát đám cưới, hò biển. Đặc biệt theo phong
tục tại làng chài Cửa Vạn, đám cưới chỉ được tổ chức trong ngày rằm bởi đây là
lúc trăng sáng, người ngư dân không đi đánh cá.
Cảnh quan non nước ngoạn mục trên Vịnh được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn
đảo đá vôi lớn nhỏ trên làn nước xanh ngọc lục bảo đặc trưng của Vịnh Hạ
Long. Đây cũng là nơi chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của
Trái đất. Các cột đá vôi được bao phủ bởi các hàng cây nhiệt đới xanh thẳm,
cùng hệ thống hang, động đá vôi kỳ vĩ. Vịnh Hạ Long được UNESCO công
nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 nhờ những giá
trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và quan trọng về mặt thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh
Hạ Long vinh dự lần thứ hai được công nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo
đặc trưng, qua quá trình Trái đất kiến tạo trong hàng tỉ năm. Lượng khách du
lịch đến vịnh Hạ Long 2019 đạt 4,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế gần 2,9
triệu lượt. Góp một phần rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
3. Chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu Quảng Ninh luôn được liệt vào một trong những điểm du
lịch tâm linh hàng đầu đáng để trải nghiệm nhất tại vùng đất mỏ.
Chùa Cái Bầu (tên gọi khác là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm) là một ngôi
chùa nằm ở thôn 1 của xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ngôi
chùa này được xây dựng dựa trên nền của Phúc Linh Tự (một ngôi chùa cổ thời
Trần) vào năm 2007.Chùa được tu sửa trong khoảng 2 năm và khánh thành vào
hồi năm 2010 với tổng diện tích lên đến 20 ha. Vậy nên chùa trở thành một
trong những điểm văn hóa tâm linh rất được lòng du khách khi đến với Quảng Ninh.
Nếu bạn muốn đến trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội tại chùa
Cái Bầu Quảng Ninh thì có lẽ thời gian hợp lý nhất để đến đây chính là vào
khoảng tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Bởi vào thời điểm này, thời tiết tại
Quảng Ninh cực kỳ dễ chịu, mát mẻ và không có mưa.
Đặc biệt, bạn cũng có thể chọn đến chùa vào dịp lễ hội lớn của năm như:
Đại lễ Phật Đản hay lễ Vu Lan... Các lễ hội này được tổ chức khá hoành tráng
tại chùa Cái Bầu. Vậy nên, khi đến đây bạn có thể thoải mái đắm chìm vào sự
linh thiêng cũng như không khí bình an mà chùa mang lại.
Có hai phương tiện bạn có thể lựa chọn để xuất phát từ thành phố Hạ Long
đến chùa Cái Bầu đó là:
Xe máy :từ trung tâm thành phố Hạ Long đến chùa Cái Bầu khá gần, chỉ
mất khoảng chưa đầy 1 giờ lái xe đã tới được điểm tham quan.
Xe buýt cũng là một phương tiện hữu ích mà bạn có thể lựa chọn . từ
trung tâm thành phố Hạ Long các bạn di chuyển đến bến xe Bãi Cháy. Tại
đây lên xe Bãi Cháy - Vân Đồn. Sau đó bạn phải đi taxi hoặc xe ôm để đến được chùa.
Chùa Cái Bầu được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ kính với kiểu dáng tự
vào lưng núi với mặt hướng biển. Chùa được xây dựng trên đỉnh núi cao với
không gian thoáng đãng, rộng rãi gồm 4 khu vực chính sau: - Khu chính điện
Chính điện của chùa Cái Bầu Quảng Ninh có diện tích rộng đến hơn
6000m2. Nơi đây được xây dựng theo kiểu kiến trúc 2 tầng gồm tầng trên là nơi
thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, tầng còn lại đặt tượng Bồ Tát và Sư Lợi. Khu vực
này dùng để thờ tự với ý nghĩa cầu cho sự linh thiêng và từ bi luôn hướng về cái thiện của chúng sinh.
Nếu có dịp đến đây, bạn đừng quên chiêm ngưỡng những bức tranh chạm
khắc bằng đồng trên bốn phía tường của khu chính điện. Đảm bảo với nét thiêng
liêng, cổ kính nơi này sẽ mang đến cho bạn nhiều cung bậc cảm xúc tuyệt vời. - Lầu chuông
Thêm một khu vực cũng cực kỳ ấn tượng trong khuôn viên của chùa Cái
Bầu đó chính là khu vực lầu chuông. Ở 2 bên Thiền viện đều được đặt gác
chuông lớn. Đây là khu vực riêng tư của nhà chùa, là nơi mà các vị sư thầy sẽ
đánh chuông mỗi ngày khi có dịp quan trọng. - Lầu trống
Không chỉ nổi tiếng với khu vực lầu chuông siêu rộng, tại chùa Cái Bầu có
có cả một lầu trống riêng để trưng bày một chiếc trống siêu lớn. Nơi đây cũng là
nơi chứa đựng những bức điêu khắc bằng đồng tái hiện quá trình hành hương
của Đức Phật vô cùng độc đáo. - Cổng Tam Quan
Khu vực được nhiều khách du lịch ưa thích nhất ở chùa Cái Bầu Quảng
Ninh đó chính là Cổng Tam Quan. Nét độc đáo nhất phải nói đến chính là lối đi
vào nhà chùa lại chính là con đường nhỏ uốn lượn quanh co nằm ngay cạnh bờ
biển sóng vỡ. Với chiếc cổng tam quan có 2 tầng mái, ngôi chùa hiện lên với
khung cảnh cực trang nghiêm, ấn tượng. - Một số khu vực khác
Tại chùa Cái Bầu tỉnh Quảng Ninh này còn có các khu vực cũng độc đáo
không kém như tu viện, nhà tổ hay nhà khách,... Đặc biệt, điểm ấn tượng nhất là
trong chùa sẽ không có tình trạng đốt vàng mã hay quán xá hàng rong như một
vài ngôi chùa khác. Bởi vậy nên, khi đến đây tham quan du khách sẽ có cơ hội
được hòa mình vào với không gian tĩnh lặng thanh bình của nơi tịnh thất.
Cảnh quan trong Thiền Viện Trúc Lâm Quảng Ninh này còn luôn được các
sư thầy chăm sóc vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ. Vậy nên khi tới đây bạn đảm bảo sẽ
tha hồ được thả mình với thiên nhiên hay tận hưởng cảm giác gió biển căng đầy
trong lồng ngực để reset tâm hồn nhẹ nhàng.
Tuy rằng chùa Cái Bầu Quảng Ninh có vị trí khá thuận lợi cho việc di
chuyển. Thế nhưng nếu bạn muốn tận hưởng trọn vẹn nhất những tiện ích cũng
như dịch vụ đầy đủ nhất thì nên chọn nghỉ dưỡng tại những khách sạn ngay trung tâm thành phố.
Chùa Cái Bầu còn được mệnh danh là một trong số những địa điểm du lịch
tâm linh nổi tiếng nhất nước ta, chùa Cái Bầu Vân Đồn Quảng Ninh thu hút
hàng triệu lượt khách ghé thăm mỗi năm.
Nếu bạn đang có ý định tới ngôi chùa này, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây:
Vì chùa là không gian thanh tịnh, vậy nên bạn hãy chú ý đi nhẹ, nói khẽ
để tránh làm ảnh hưởng đến những người khác.
Chỉ cần chuẩn bị những món đồ chay đơn giản đem cúng khi dâng hương,
tránh mua các món quá cầu kỳ.
Mặc đồ gọn gàng, lịch sự, không hở hang khi vào chùa. Gợi ý tuyệt vời
nhất là bạn nên đi giày thể thao để tiện cho việc đi lại thoải mái.
Nên chuẩn bị sẵn tiền lẻ mang theo để đặt cúng khi làm lễ. --- THE END ---