Bài kiểm tra giữa kỳ - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Bài kiểm tra giữa kỳ - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI --- ---
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH
Giảng viên bộ môn :Vũ Thị Ngọc Dung Lớp :TM47.4 – Nhóm 1
Danh sách thành viên: STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Võ Minh Thư 2253801011287 2 Bạch Hoài Thương 2253801011288 3 Phạm Uyên Thy 2253801011297 4 Nguyễn Hồ Thủy Tiên 2253801011299 5 Lê Thị Thanh Tuyền 2253801011324 6 Phạm Minh Uyên 2253801011332 7 Trần Dương Bảo Uyên 2253801011333 8 Trần Ngọc Bảo Uyên 2253801011334 9 Đặng Thị Thùy Vân 2253801011335 10 Nguyễn Thị Thanh Vi 2253801011340
TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 22 THÁNG 03 NĂM 2023
Câu 1. Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu của quản lý nhà nước. Nhận định: Đúng.
Trả lời: Vì định nghĩa theo nghĩa hẹp “Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính
chấp hành - điều hành chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm
tổ chức thi hành pháp luật và chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các chức năng đối
nội, đối ngoại của nhà nước”.
Câu 2. Quyền uy - phục tùng là phương pháp điều chỉnh chỉ thuộc về ngành Luật Hành chính.
Nhận định: Đúng.
Trả lời: Vì tiền đề của quản lý nhà nước là mối quan hệ quyền uy - phục tùng giữa
chủ thể quản lý nhà nước và đối tượng quản lý nhà nước. Đặc biệt, chấp hành - điều
hành là đặc trưng của quản lý nhà nước, chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan hành
chính nhà nước mà chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước và đối tượng quản lý
phải phục tùng quyền lực nhà nước.
Câu 3. Quyết định số 146/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là nguồn của Luật Hành chính. Nhận định: Sai.
CSPL: Khoản 2 Điều 3 Nghị Định 34/2016/NĐ-CP.
Trả lời: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm
pháp luật trong các trường hợp sau:
- Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;
- Giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho cơ quan, đơn vị;
- Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, uỷ ban để thực hiện
nhiệm vụ trong một thời gian xác định; 1
- Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;
- Các quyết định khác không có nội dung quy định tại Điều 20 của Luật.
Câu 4. Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của quy phạm pháp luật
hành chính luôn được quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật chứa
Quy phạm pháp luật hành chính đó. Nhận định: Sai.
CSPL: Điều 151 và Điều 154 Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015.
Trả lời: Thời điểm phát sinh hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính được quy
định tại văn bản quy phạm pháp luật chứa quy phạm pháp luật hành chính đó, tùy
vào chủ thể ký ban hành hoặc thông qua mà các văn bản sẽ có hiệu lực vào các thời
điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật hành chính thì
chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của
chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy
định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Câu 5. Quyết định số 38/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hành động của
Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP về Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Chương trình xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ Tài chính là nguồn của Luật Hành chính. Nhận định: Sai. 2
CSPL: Điều 4 Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015.
Trả lời: Quyết định của Bộ không phải là nguồn của Luật Hành chính mà quyết
định của Thủ tướng Chính phủ mang tính quy phạm mới là nguồn của Luật Hành chính.
Nguồn của Luật Hành chính ngoài quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn có: Bộ
Luật của Quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của UBTV Quốc hội, Nghị
Quyết của UBTV Quốc hội,...
Câu 6. Quy phạm pháp luật hành chính chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước. Nhận định: Sai.
Trả lời: Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính
nhà nước ban hành chứ không phải chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có
thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp
hoặc chủ thể quản lý hành chính nhà nước, trong đó, chủ yếu là chủ thể quản lý hành chính nhà nước.
Bởi số lượng chủ thể có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
nhiều, các cơ quan hành chính nhà nước thì hoạt động thường xuyên, do các cơ
quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước nên các văn
bản được các cơ quan này ban hành chủ yếu chứa đựng quy phạm pháp luật hành
chính. Do đó, các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành
chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành trên cơ sở cụ thể hóa các quy
định của Hiến pháp, luật và pháp lệnh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Câu 7. Nghị quyết của Chính phủ là nguồn của Luật Hành chính. Nhận định: Sai. 3
Trả lời: Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước có thể là
nguồn của Luật Hành chính, tuy nhiên không phải tất cả các văn bản đều có thể
được xem là nguồn được bao gồm Nghị quyết của Chính phủ.
Các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước được xem là
nguồn của Luật Hành chính là: Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định của
Ủy ban nhân dân và chỉ thị của Ủy ban nhân dân.
Câu 8. Sử dụng pháp luật là hoạt động mà chỉ những chủ thể có thẩm quyền
quản lý hành chính nhà nước được thực hiện. Nhận định: Sai.
Trả lời: Sử dụng pháp luật được hiểu là một trong các hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật sẽ thực hiện các quyền chủ thể của mình (thực
hiện các hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật hàm chứa về
các quyền hạn và tự do dân chủ của công dân.
Đồng thời, hoạt động thực hiện pháp luật mà chỉ những chủ thể có thẩm quyền quản
lý hành chính nhà nước được thực hiện được nhằm cá biệt hóa quy phạm pháp luật
vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể được gọi là áp dụng pháp luật.
Câu 9. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có thể đồng thời là chấp hành
quy phạm pháp luật hành chính.
Nhận định: Đúng.
Trả lời: Vì áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là việc các chủ thể có thẩm
quyền căn cứ vào quy phạm pháp luật hành chính để giải quyết vấn đề phát sinh
trong hoạt động quản lý nhà nước, tức các chủ thể phải xử sự đúng với yêu cầu của
quy phạm pháp luật hành chính, điều này phù hợp với bản chất của chấp hành quy
phạm pháp luật hành chính, nên có thể xem áp dụng đồng thời là chấp hành quy
phạm pháp luật hành chính 4
Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định khen thưởng các cá nhân đạt
thành tích xuất sắc căn cứ vào Luật thi đua, khen thưởng 2022. Từ đó cho thấy Thủ
tướng Chính phủ đã áp dụng đồng thời chấp hành quy phạm pháp luật hành chính.
Câu 10. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính không chỉ thể hiện ở dạng hành động.
Nhận định: Đúng.
Trả lời: Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính được thể hiện ở cả hai dạng
hành động và không hành động. Đối với hình thức chấp hành được thể hiện dưới
dạng tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính, chủ thể phải kiềm chế không làm
điều mà pháp luật cấm. Đối với sử dụng quy phạm pháp luật hành chính, chủ thể sẽ
có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, tức hành động hoặc không hành động.
Câu 11. Luật hành chính không bao giờ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Nhận định: Sai.
Trả lời: Các quan hệ xã hội phát sinh trong việc giải quyết, tổ chức và thực hiện các
vấn đề như thành lập, sắp xếp và giải thể, điều chỉnh các mặt hoạt động của đối
tượng quản lý – các đơn vị cơ sở như doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh của luật
hành chính. Vậy nên, luật hành chính có điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp.
Câu 12. Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ
tịch nước làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính. Nhận định: Đúng.
Trả lời: Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong hoạt động chấp hành - điều
hành quản lý hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật
hành chính, trong đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp 5
luật hành chính. Cụ thể ở đây, Chủ tịch nước là chủ thể thực hiện chức năng điều
hành và có quyền đề nghị bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, còn Quốc hội là
chủ thể thực hiện chức năng chấp hành và có nghĩa vụ tuân theo đề nghị của Chủ
tịch nước. Vì thế, việc Quốc hội bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị
của Chủ tịch nước có làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.
Câu 13. Chủ thể pháp luật hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Nhận định: Sai.
Trả lời: Vì cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật là: quan
hệ pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, các nhận
liên quan. Trong đó, quan hệ pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ
chức, các nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Câu 14. Bộ trưởng không chỉ là người đứng đầu một Bộ.
Nhận định: Đúng.
CSPL: Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
Trả lời: Theo Điều 32 đã quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là
thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác
của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến
ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”.
Ở Việt Nam, do những điều kiện cụ thể, Bộ trưởng cũng được giao đứng đầu một cơ
quan thuộc Chính phủ. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ,
trước Quốc hội về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
Câu 15. Trong nguyên tắc tập trung – dân chủ, hai yếu tố tập trung và dân chủ là ngang nhau. 6
Nhận định: Đúng.
Trả lời: Vì nguyên tắc tập trung – dân chủ nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa giữa “tập
trung” và “dân chủ” khi thực hiện quản lý nhà nước. Trong đó tập trung/ tập quyền
là chủ đạo. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung. Tập trung là cơ sở, là cái
đảm bảo cho dân chủ được thực hiện. Chúng bổ trợ cho nhau trong quá trình tổ
chức và hoạt động của BMNN nói chung và QLHCNN nói riêng. Thực hiện tốt
nguyên tắc sẽ triển khai 1 cách nhịp nhàng hoạt động QLHCNN trên cơ sở kết hợp
giữa các bộ phận trong BMHC.
Câu 16. Nguyên tắc Luật Hành chính không đồng nhất với nguyên tắc quản lý nhà nước.
Nhận định: Đúng.
Trả lời: Vì nguyên tắc quản lý nhà nước là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của chủ thể
quản lý, là những yêu cầu cơ bản đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quá
trình thực hiện hoạt động quản lý. Còn nguyên tắc của Luật Hành chính là những
quan điểm, tư tưởng nền tảng chi phối cơ chế điều chỉnh của Luật Hành chính, tác
động đến chủ thể lẫn đối tượng quản lý, tức là vừa tác động đến cơ quan nhà nước,
vừa tác động đến các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Do đó, nguyên tắc quản lý
nhà nước không đồng nhất với nguyên tắc Luật Hành chính Việt Nam.
Câu 17. Tập trung dân chủ không chỉ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước.
Nhận định: Đúng.
CSPL: Điều 8 Hiến pháp 2013.
Trả lời: Tập trung dân chủ không chỉ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước mà còn là nguyên tắc trong hoạt động quản lý nhà nước.
Theo đó, Nhà nước tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội thông qua Hiến pháp và
pháp luật, dựa trên tinh thần tập trung dân chủ. 7
Câu 18. Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính nhà
nước thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính. Nhận định: Sai.
CSPL: Hiến pháp 2013; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Trả lời: Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cơ quan hành chính Nhà nước thông qua 3 hình thức:
Thứ nhất, bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về
các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Các chủ thể
quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền thể chế hóa các văn bản, nghị quyết
của cấp ủy Đảng đưa xuống để quyết định những vấn đề khác nhau trong hoạt động quản lý.
Thứ hai, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong
công tác tổ chức cán bộ. Đảng bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú về mặt năng lực
và về mặt đạo đức, đưa ý kiến về việc bố trí cán bộ vào những vị trí lãnh đạo trong
cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan nhà nước sẽ xem xét, xét duyệt.
Thứ ba, Đảng còn sử dụng hình thức kiểm tra để lãnh đạo trong quản lý hành chính
nhà nước như thường xuyên giám sát những chính sách, đường lối, chủ trương mà
tổ chức mình đưa ra nhằm đánh giá tính phù hợp, tính thực tiễn của chúng để kịp
thời khắc phục những khuyết điểm, phát huy mặt tích cực trong quản lý nhà nước
nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng.
Câu 19. Cơ quan chủ quản của Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là Bộ Ngoại giao.
Nhận định: Đúng.
Trả lời: Cơ quan chủ quản là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc quản lý trực
tiếp công việc, nhân lực, tài sản của một ngành, đơn vị công tác.
Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao, chịu sự
chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Bộ Ngoại giao về đường lối chính trị đối ngoại
cũng nhủ về chuyên môn và nghiệp vụ ngoại giao, tổ chức bộ máy và biên chế cán 8
bộ. Do đó, Cơ quan chủ quản của Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là Bộ Ngoại giao.
Câu 20. Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn được thành lập ở tất cả đơn vị
hành chính cấp tỉnh. Nhận định: Sai.
Trả lời: Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù ở đơn vị
hành chính cấp tỉnh. Nghĩa là đối với những tỉnh nào có đặc thù về thành phần các
dân tộc thì mới tổ chức Ban Dân tộc ở tỉnh đó. Còn những tỉnh không có đặc thù về
thành phần các dân tộc thì không tổ chức Ban Dân tộc.
VD: Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang, Kon Tum,... 9