-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tổng hợp kiến thức Chương 9 - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Tổng hợp kiến thức Chương 9 - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Hành Chính (LHC85) 10 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Tổng hợp kiến thức Chương 9 - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Tổng hợp kiến thức Chương 9 - Luật Hành Chính | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hành Chính (LHC85) 10 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
CHƯƠNG 9: XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm trách nhiệm hành chính:
TNHC là một loại trách nhiệm pháp lý, là hậu quả bất lợi mà chủ thể VPHC
phải gánh chịu những sự tước đoạt về vật chất hay tinh thần tương ứng với
vi phạm đã gây ra theo quy định pháp luật. + Vi phạm hành chính + Thủ tục hành chính + Ngoài quan hệ công vụ
2. Mục đích của trách nhiệm HC:
- Loại trừ các VPPl trong QLHCNN, bv trật tự PL - Giáo dục ng vi phạm - Phòng ngừa VPPl VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1. Khái niệm VPHC:
Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
PL về quản lý NN mà không phải là tội phạm và theo quy định của PL phải bị xử phạt VPHC.
+ Tính trái PL của hành vi
+ Tính có lỗi của hành vi
+ Bị xử phạt hành chính
2. Các yếu tố cấu thành pháp lý của VPHC: - Mặt khách quan:
Hành vi xâm phạm các quy định quản lý NN và bị PL hành chính ngăn cản
Thời gian, địa điểm, phương tiện, phương pháp thực hiện hành vi
VD: “biểu diễn NT, trình diễn thời trang có ndung truyền bá tệ nạn xã
hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa
VN; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”
Gây tiếng động lớn từ 22h tối đến 5h sáng - Mặt chủ quan:
Lỗi -> Thái độ, động cơ, ý chí của ng vi phạm đối với hành vi của họ
và đối với hậu quả của hành vi
+ Lỗi cố ý: nhận thức đc tc nguy hại cho xh của hv của mình những
vẫn thực hiện or để mặc cho hậu quả hv đó xảy ra
+ Lỗi vô ý: Vô ý do cẩu thả / Vô ý do quá tự tin - Chủ thể: Cá nhân:
+ Công dân VN và ng nc ngoài + Có NLTNPLHC
+ Ng từ đủ 14t đến <16t bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý
+ Ng từ đủ 16t trở lên bị xử phạt VPHC về mọi VPHC
+ Cá nhân từ đủ 12t trở lên Tổ chức:
+ Cơ quan NN, tổ chức xh, đơn vị kinh tế
+ Tổ chức bị xử phạt VPHC về mọi VPHC do mình gây ra - Khách thể: QHXH bị VPHC xâm hại
Tính chất của khách thể bị xâm hại là tiêu chí sử dụng để đánh giá
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi ( phân biệt với tội phạm )
Khách thể cụ thể: sở hữu NN; sở hữu công dân; quyền tự do, lợi
ích hợp pháp của công dân; trật tự an toàn nơi công cộng; an toàn
giao thông; trật tự quản lý HCNN trong các lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, xây dựng, y tế, văn hóa – xã hội…
III. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính cơ bản
Nguyên tắc xử phạt VPHC:
- Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải
bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải
được khắc phục theo đúng quy định của PL
- Việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công
khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của PL
- Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do PL quy định
- Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần
- Nhiều người cùng thực hiện 1 hành vi VPHC thì mỗi người
vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó
- Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC
nhiều lần thì bị xử phạt về hành vi vi phạm, trừ trường hợp
hành vi VPHC nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng
- Ng có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh
VPHC. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình or
thông qua ng đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC
- Đối với cùng 1 hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ
chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Nguyên tắc xử lý hành chính:
- Cá nhân chỉ bị áp dụng nếu thuộc trường hợp theo quy định PL
- Phải đc tiến hành theo quy định PL
- Phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân
thân ng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Ng có thẩm quyền có trách nhiệm CM VPHC; ng bị áp
dụng có quyền tự mình hoặc thông qua ng đại diện hợp
pháp chứng minh mình không VPHC.
IV. Các hình thức xử lý VPHC:
1. Biện pháp xử phạt VPHC - Cảnh cáo
+ TH áp dụng: 14-16t; > or bằng 16t: luật quy định + vi
phạm 1st + tình tiết giảm nhẹ
+ Hình thức quyết định: bằng VB - Phạt tiền + Có sự phân biệt: Cá nhân – tổ chức Nội thành – kv khác Lĩnh vực khác nhau + Phương thức quy định: Khung phạt tiền
Mức phạt theo số lần or tỉ lệ phần trăm gtri vi phạm + Phương thức áp dụng:
Mức TB của khung tiền phạt
Tình tiết tăng nặng or giảm nhẹ + Người chưa thành niên: 14-16t: không
16-18t: mức phạt không quá 1/2
- Tước quyền sd giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
or đình chỉ hdong có thời hạn
Hình thức xử phạt chính or bổ sung
Tước quyền sd giấy phép, cc hành nghệ có tgian: áp dụng đối với tổ
chức or cá nhân vi phạm nghiêm trọng các hdong đc ghi trong giấy
phép or cc hành nghề: từ 01 tháng đến 24 tháng
Đình chỉ hoạt động có thời hạn:
+ Đình chỉ 1 phần hdong gây hậu quả nghiêm trọng or có khả năng
thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, health của con
ng, môi trg của cơ sở sx, kinh doanh dv mà theo quy định của PL phải có giấy phép
+ Đình chỉ một phần or toàn bộ hdong mà theo quy định của Pl kh có
giấy phép và hdong đó gây hqua nghiêm trọng or có khả năng thực tế
gây hqua nghiêm trọng đối với tính mạng, skhoe con ng, môi trg và trật tự, an toàn xh Từ 01 đến 24 tháng
- Tịch thu tang vật, phương tiện sd để VPHC
Hình thức xử phạt chính or bổ sung
Là việc sung vào ngân sách NN vật, tiền, hàng hóa, ph tiện có lquan
trực tiếp đến VPHC, đc áp dụng đối với VPHC nghiêm trọng do lỗi cố
ý của cá nhân, tổ chức
Đối tượng tài sản pị tịch thu là vật, tiền, phương tiện mà cá nhân, tổ chức đã sdung để VPHC - Trục xuất: Điều 27
Là hình thức phạt chính or bổ sung
Là hthuc xử phạt buộc ng nc ngoài có hành vi VPHC tại VN
phải rời khỏi lãnh thổ nc ta
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Các biện pháp khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị VPHC xâm
hại: Điều 28 đến điều 37
Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái
xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây
trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc
buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị
tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
3. Biện pháp xử lý hành chính: điều 89 đến điều 118
- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
4. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm HC: Điều 119
Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm
việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp
sau đây theo thủ tục hành chính: 1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; 4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
Nguyên tắc xử lý hành chính đối với người chưa thành niên:
NGUYÊN TẮC PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN:
Phải nhớ cái lày
THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH BÀI TẬP:
- Căn cứ xác định hành vi là VPHC: Mặt khách quan,
mặt chủ quan, khách thể: VPHC về an ninh trật tự, an toàn xh; chủ thể
- Đội trưởng đội CSTT thuộc CA cấp huyện
Căn cứ vào điều 52 phân định thẩm quyền, căn cứ vào
mức tối đa của khung hình phạt đối với hành vi cụ thể
Thẩm quyền được xác định theo mức cao nhất của
khung tiền phạt. Ở trường hợp này là 2000k. Nma thẩm
quyền của đội trưởng ở đây chỉ có 1200k. Nên đội
trưởng đội CSTT thuộc CA cấp huyện không có thẩm quyền xử lý VPHC.
Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực
gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ
sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ
nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông
đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
-> 3 phần trăm của 40trieu bằng 1200k
- Thủ tục xử lý: không lập biên bản