Bài kiểm tra giữa kỳ - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Một đất nước chỉ có thể ổn định, phát triển khi xây dựngđược một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hiện đại. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm quy định tất cả các vấn đề, lĩnh vực phát sinh trong đời sống xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
______________________________
Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Trang
MSSV: 2056100053
Lớp: Thông tin đối ngoại K40
Câu 1: Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cơ cấu
quy phạm pháp luật. Lấy ví dụ minh họa.
Một đất nước chỉ có thể ổn định, phát triển khi xây dựng
được một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hiện đại. Chính vì
vậy, nhiều văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm
quy định tất cả các vấn đề, lĩnh vực phát sinh trong đời sống
xã hội. Và mỗi một văn bản pháp luật sẽ được cấu thành từ
nhiều quy phạm pháp luật để có thể tạo thành một thể thống
nhất và hoàn chỉnh nhất.
Theo đó, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban
hành thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì
mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với mục đích không chỉ mô tả quy tắc hành vi của những
người tham gia quan hệ xã hội mà còn chỉ ra hoàn cảnh tồn
tại quy tắc. Cơ cấu của quy phạm pháp luật bao gồm ba yếu
tố sau đây:
Một là giả định.
Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong
đó nêu điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra mà tổ chức, cá
nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải xử sự theo
quy định của Nhà nước.
Giả định có thể chia ra giả định xác định và giả định
tương đối. Giả định xác định là sự liệt kê một cách chính xác,
rõ ràng các hoàn cảnh cụ thể mà trong hoàn cảnh đó các
mệnh của quy phạm đòi hỏi phải thực hiện. Giả định tương đối
tuy cũng được gọi là điều kiện môi trường tác động của quy
phạm, nhưng lại giới thiệu cho chủ thể áp dụng pháp luật khả
năng giải quyết vấn đề trong mỗi trường hợp cụ thể có thể có
mặt điều kiện đó, hoặc vắng mặt nó. Về nguyên tắc, giả định
tương đối không tồn tại trong quy phạm pháp luật một cách
độc lập. Nó chỉ phần bổ sung thêm cho giả định xác định.
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi:
Người nào? Khi nào? Hoàn cảnh, điều kiện nào? Vì vậy khi xét
đến điều luật: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm
là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
trái với ý muốn của nạn nhân”.
Hai là quy định.
Quy định là yếu tố trung tâm của quy phạm pháp luật.
Bởi vì, trong quy định trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước,
xã hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh quan hệ xã
hội nhất định. Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật
trong đó nêu quy tắc xử sự mà tổ chức, cá nhân ở vào hoàn
cảnh, điều kiện trong phần giả định phải tuân theo.
Tùy thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hành vi mà
bộ phận quy định có thể phân ra quy định xác định, quy định
tùy nghi và quy định mẫu.
Thứ nhất, quy định xác định là quy định chỉ ra một cách
chính xác đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực
hiện.
Thứ hai, quy định tùy nghi có lúc còn gọi quy định xác
định tương đối. Quy định này nêu lên cho chủ thể một phạm
vi thể của hành vi chủ th quyền lựa chọn một
phương án trong số các phương án đó của hành vi.
Cuối cùng, quy định mẫu quy định thiết lập quy tác
của hành vi dưới dạng chung nhất. Việc giải thích cụ thể
hóa thể hiện trong một văn bản pháp luật khác. Đặc
điểm của quy định mẫu thể hiện chỗ không quan hệ
với một quy phạm cụ thể nào đó chỉ quan hệ với một
nhóm, một tập hợp quy phạm. Do vậy, quy định mẫu là những
quy định nguyên tắc chung hay quy định định nghĩa.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu
hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như
thế nào? vậy, khi xét đến điều luật: “Mọi người có quyền tự
do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không
cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy
định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm
gì).
Ba là chế tài.
Chế tài những biện pháp tác động Nhà nước dự
kiến áp dụng với chủ thể không thực hiện đúng quy phạm
phần quy định.
Các biện pháp tác động nêu bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay
nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh
của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp
luật.
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi:
Hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước dự kiến áp dụng. Vì vậy,
khi xét đến điều luật:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị
phạt từ 02 năm đến 07 năm. (khoản 1, Điều 141 Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của
quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật gì? Phân
loại so sánh giá trị pháp văn bản quy phạm pháp
luật ở Việt Nam hiện nay. Lấy ví dụ.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy
phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có
chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật
này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật (căn cứ
Điều 2 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam theo Hiến pháp năm
2013 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 được chia thành hai loại.
Một là các văn bản luật.
Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Trình tự,
thủ tục ban hành và hình thức của văn bản luật được quy định
trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn
bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản khác (văn
bản dưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của văn
bản luật và không được trái với các quy định trong các văn
bản đó. Văn bản luật có các hình thức là Hiến pháp, Luật
(hoặc bộ luật) và Nghị quyết của Quốc hội.
Hai là các văn bn ới luật (văn bản quy phạm
pp lut ới luật)
Văn bản dưới luật nhữngn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nớc ban hành theo trình tự, thủ tục hình
thức được pháp luật quy định.
Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản
luật. Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác
nhau tuỳ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành văn
bản. Vì vậy, khi ban hành các văn bản dưới luật phải chú ý
sao cho những quy định trong văn bản phải phù hợp với
những quy định của Hiến pháp và Luật.
Theo quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hiện nay ở nước
ta có những loại văn bản dưới luật sau:
Thứ nhất là pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội
với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
Thứ hai là lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Thứ ba là nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch
giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
Thứ tư là quyết định của Thủ tướng Chính phủ. + Nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thứ năm là thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông
tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Thứ sáu là nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Thứ bảy là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ tám là văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Thứ chín là nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
Thứ mười là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tiếp đó là nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Và cuối cùng là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Về giá trị pháp lý, văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất. Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015 quy định Hiến pháp là văn bản có giá trí pháp lí cao
nhất. Đây có thể gọi là luật mẹ, luật gốc, và tất cả các văn
bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến
pháp. và không được trái với Hiến pháp.
Văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý dưới Hiến pháp và
các văn bản Luật. Ví dụ đó là Pháp lệnh số
10/2014/UBTVQH13 (Pháp lệnh Cảnh sát môi trường)
| 1/7

Preview text:

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
______________________________
Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Trang MSSV: 2056100053
Lớp: Thông tin đối ngoại K40
Câu 1: Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cơ cấu
quy phạm pháp luật. Lấy ví dụ minh họa.
Một đất nước chỉ có thể ổn định, phát triển khi xây dựng
được một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hiện đại. Chính vì
vậy, nhiều văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành nhằm
quy định tất cả các vấn đề, lĩnh vực phát sinh trong đời sống
xã hội. Và mỗi một văn bản pháp luật sẽ được cấu thành từ
nhiều quy phạm pháp luật để có thể tạo thành một thể thống
nhất và hoàn chỉnh nhất.
Theo đó, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban
hành thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì
mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với mục đích không chỉ mô tả quy tắc hành vi của những
người tham gia quan hệ xã hội mà còn chỉ ra hoàn cảnh tồn
tại quy tắc. Cơ cấu của quy phạm pháp luật bao gồm ba yếu tố sau đây: Một là giả định.
Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong
đó nêu điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra mà tổ chức, cá
nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải xử sự theo
quy định của Nhà nước.
Giả định có thể chia ra giả định xác định và giả định
tương đối. Giả định xác định là sự liệt kê một cách chính xác,
rõ ràng các hoàn cảnh cụ thể mà trong hoàn cảnh đó các
mệnh của quy phạm đòi hỏi phải thực hiện. Giả định tương đối
tuy cũng được gọi là điều kiện môi trường tác động của quy
phạm, nhưng lại giới thiệu cho chủ thể áp dụng pháp luật khả
năng giải quyết vấn đề trong mỗi trường hợp cụ thể có thể có
mặt điều kiện đó, hoặc vắng mặt nó. Về nguyên tắc, giả định
tương đối không tồn tại trong quy phạm pháp luật một cách
độc lập. Nó chỉ phần bổ sung thêm cho giả định xác định.
Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi:
Người nào? Khi nào? Hoàn cảnh, điều kiện nào? Vì vậy khi xét
đến điều luật: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự
2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm
là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
trái với ý muốn của nạn nhân”. Hai là quy định.
Quy định là yếu tố trung tâm của quy phạm pháp luật.
Bởi vì, trong quy định trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước,
xã hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh quan hệ xã
hội nhất định. Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật
trong đó nêu quy tắc xử sự mà tổ chức, cá nhân ở vào hoàn
cảnh, điều kiện trong phần giả định phải tuân theo.
Tùy thuộc vào mức độ xác định của quy tắc hành vi mà
bộ phận quy định có thể phân ra quy định xác định, quy định
tùy nghi và quy định mẫu.
Thứ nhất, quy định xác định là quy định chỉ ra một cách
chính xác đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện.
Thứ hai, quy định tùy nghi có lúc còn gọi là quy định xác
định tương đối. Quy định này nêu lên cho chủ thể một phạm
vi có thể của hành vi và chủ thể có quyền lựa chọn một
phương án trong số các phương án đó của hành vi.
Cuối cùng, quy định mẫu là quy định thiết lập quy tác
của hành vi dưới dạng chung nhất. Việc giải thích và cụ thể
hóa nó có thể hiện trong một văn bản pháp luật khác. Đặc
điểm của quy định mẫu thể hiện ở chỗ nó không có quan hệ
với một quy phạm cụ thể nào đó mà chỉ quan hệ với một
nhóm, một tập hợp quy phạm. Do vậy, quy định mẫu là những
quy định nguyên tắc chung hay quy định định nghĩa.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu
hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như
thế nào? Vì vậy, khi xét đến điều luật: “Mọi người có quyền tự
do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy
định
của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì). Ba là chế tài.
Chế tài là những biện pháp tác động mà Nhà nước dự
kiến áp dụng với chủ thể không thực hiện đúng quy phạm ở phần quy định.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy
phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá
nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh
của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.
Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi:
Hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước dự kiến áp dụng. Vì vậy,
khi xét đến điều luật: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của
quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Câu 2: Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Phân
loại và so sánh giá trị pháp lý văn bản quy phạm pháp
luật ở Việt Nam hiện nay. Lấy ví dụ.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy
phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có
chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật
này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật (căn cứ
Điều 2 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam theo Hiến pháp năm
2013 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 được chia thành hai loại.
Một là các văn bản luật.
Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành. Trình tự,
thủ tục ban hành và hình thức của văn bản luật được quy định
trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn
bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, mọi văn bản khác (văn
bản dưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của văn
bản luật và không được trái với các quy định trong các văn
bản đó. Văn bản luật có các hình thức là Hiến pháp, Luật
(hoặc bộ luật) và Nghị quyết của Quốc hội.
Hai là các văn bản dưới luật (văn bản quy phạm
pháp luật dưới luật)
Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật
do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình
thức được pháp luật quy định.
Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản
luật. Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác
nhau tuỳ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành văn
bản. Vì vậy, khi ban hành các văn bản dưới luật phải chú ý
sao cho những quy định trong văn bản phải phù hợp với
những quy định của Hiến pháp và Luật.
Theo quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hiện nay ở nước
ta có những loại văn bản dưới luật sau:
Thứ nhất là pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội
với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thứ hai là lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Thứ ba là nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch
giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thứ tư là quyết định của Thủ tướng Chính phủ. + Nghị
quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Thứ năm là thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông
tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Thứ sáu là nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Thứ bảy là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ tám là văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Thứ chín là nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
Thứ mười là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tiếp đó là nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Và cuối cùng là quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Về giá trị pháp lý, văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất. Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015 quy định Hiến pháp là văn bản có giá trí pháp lí cao
nhất. Đây có thể gọi là luật mẹ, luật gốc, và tất cả các văn
bản quy phạm pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến
pháp. và không được trái với Hiến pháp.
Văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý dưới Hiến pháp và
các văn bản Luật. Ví dụ đó là Pháp lệnh số
10/2014/UBTVQH13 (Pháp lệnh Cảnh sát môi trường)