Bài kiểm tra Luật Lao động - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Về những nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động, có thể thấy bảo vệ quyền lợi vàlợi ích hợp pháp của người lao động ( gọi tắt lằ NLĐ) luôn được ưu tiên hơn việcbảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động ( gọi tắt làNSDLĐ). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Lê Hoàng Ni MSSV: 1923801010273 Lớp: D19LUTP02
Có ý kiến cho rằng, trong một quan hệ lao động, người lao động luôn ở vị thế yếu
hơn so với người sử dụng lao động. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? Bài làm
Em không đồng tình với quan điểm trên. Vì:
Về những nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động, có thể thấy bảo vệ quyền lợi và
lợi ích hợp pháp của người lao động ( gọi tắt lằ NLĐ) luôn được ưu tiên hơn việc
bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động ( gọi tắt là NSDLĐ). Cụ thể:
Trong nguyên tắc tự do lao động và tự do thuê mướn sử dụng lao động, luật
lao động đã có nhiều quy định khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm và tạo điều kiện
để họ tham gia quan hệ lao động. Nếu tham gia quan hệ lao động, NLĐ có quyền
làm việc cho bất kỳ NSDLD nào, bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Họ có
quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề để tham gia quan hệ lao động, NLĐ
còn có quyền tham gia một hoặc nhiều hợp đồng với một hoặc nhiều NSDLĐ theo
quy định pháp luật. Khi NLĐ thực hiện quyền tự do dịch chuyển quan hệ lao động
trên thị trường thì quyền bảo hiểm của họ không thay đổi. Nếu điều kiện lao động
không đảm bảo hoặc khi có cơ hội tốt hơn, NLĐ có quyền chấm dứt quan hệ lao
động này để tham gia quan hệ lao động khác theo quy định pháp luật. Để đảm bảo
quyền tự do việc làm cho NLĐ và tự do thuê mướn lao động cho NSDLĐ, pháp
luật đã xác định rõ nội dung cần thiệt trong đó, không giới hạn về địa bàn tuyển
dụng hay phạm vi tham gia quan hệ lao động theo đơn vị hành chính, vùng miền,
hộ khẩu hay bất cứ tiêu chí quản lý nào. Bên cạnh đó, chế định tiền lương, bảo
hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động và đình công đều được xác định theo
nguyên tắc chung thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế, không bao cấp
hay dành độc quyền khu vực nhà nước.
Về nguyên tắc bảo vệ người lao động, bảo vệ NLD là tư tưởng xuyên suốt
hệ thống quy phạm pháp luật lao động và quá trình điều chỉnh các quan hệ trong
lĩnh vực lao động. Ngay từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trường, Đảng và
Nhà nước đã xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con
người, phát huy nhân tố con người, trước hết là NLD”. Khi phát triển kinh tế thị
trường, Đảng và Nhà nước xác định: “phải tăng cường bảo vệ NLD, trọng tâm là ở
các doanh nghiệp”. Qua chủ trương của Đảng và Nhà nước, có thể thấy được bảo
vệ quyền lợi của NLD là nhiệm vụ chủ yếu, còn về NSDLD thì ít đề cập trực tiếp
đến. Ở nước ta, vấn đề bảo vệ NLD được chú trọng ở mức độ cao. Ngay từ lời nói
đầu của BLLD: “ Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và quyền khác
của NLD”, trong quá trình ban hành, sửa đổi luật lao động và trên thực tế, NLD
ngày càng được bảo vệ tốt hơn. Có thể thấy, NLD không hề có vị thế yếu hơn NSDLD.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, Đảng ta vẫn khẳng định “giải quyết
việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển
kinh tế, làm mạnh xã hội. Những quy định của luật lao động luôn hướng tới việc
đảm bảo để NLD được thực hiện đúng công việc đã thõa thuận. Các quy định của
luật lao động luôn khuyến khích các bên ký kết hợp đồng lao động không xác định
thời hạn và hạn chế giao kết hợp đồng ngắn hạn, chỉ trong những trường hợp cần
thiết. Việc tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn luôn được pháp
luật giới hạn thực hiện trong những trường hợp nhất định nhằm mục đích bảo vệ
việc làm cho NLD. Nếu vi phạm, NSDLD là người có thể bị xử phạt, bồi thường
hoặc buộc đảm bảo việc làm cho NLD.
Pháp luật lao động có nhiều quy định, vừa bảo vệ thu nhập cho NLD ở mức
cần thiết nhất và tạo ra hướng khuyến khích NSDLD bảo đảm thu nhập cao hơn
cho NLD. Các trường hợp có cung ứng lao động như làm việc, thử việc, học nghề
có làm ra sản phẩm... pháp luật đều đảm bảo cho NLD được hưởng lương ở mức
độ phù hợp. Trong thời hạn hợp đồng, trường hợp không làm việc do rủi ro khách
quan hoặc lỗi của NSDLD như bị ngưng việc, tai nạ gia thông, bẹnh nghề nghiệp
phải điều trị, điều dưỡng hoặc chấm dứt hợp đồng hay bị sa thải trái pháp luật..
NLD đều được trả lương hoặc bồi thường tiền lương. Khi bị tạm thời điều chuyển
làm việc khác, NLD cũng được bảo vệ thu nhập hợp lý theo mức thỏa thuận hoặc
sức lao động đã hao phí cho công việc thực tế. Ngay cả khi NLD bị khấu trừ lương
thì mức trừ cũng bị pháp luật giới hạn ở tỉ lệ nhất định, khi gặp khó khăn hoặc
trường hợp hợp lý khác, NLD được tạm ứng tiền lương..Đặc biệt hầu hết các
trường hợp NLD bị thôi việc, mất việc làm vì lý do kinh tế họ đều được hưởng các
chế độ trợ cấp để ổn định cuộc sống. NLD còn được tham gia bảo hiểm xã hội để
bảo hiểm thu nhập nếu nguồn thu này bị mất hoặc giảm vì ốm đau, thương tật, tuổi
già.. Như vậy, có thể thấy tuy không can thiệt vào quyền tự chủ về tài chính của
NSDLD nhưng pháp luật lao động đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ thu nhập cho NLD.
Khi tham gia quan hệ lao động, không chỉ việc làm, thu nhập mà còn nhiều
phương diện khác của NLD bị ảnh hưởng. Luật lao động với tinh thần bảo vệ toàn
diện NLD, bảo vệ tất cả quyền con người trong lĩnh vực lao động thì nó bao gồm
quyền nhân thân. Tại Điều 5 Hiến pháp năm 1992 đã quy định “Nhà nước ban
hành các chính sách, chế độ bảo hộ lao động”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Đảng ta đã nhấn mạnh: “chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an
toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao độnh và bệnh nghề nghiệp cho
NLD”. BLLD cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Chính phủ ( Đ135 BLLD
2012), của các cấp, các ngành, của NSDLD.. để bảo vệ NLD. NSDLD phải rút
ngắn thời gian làm việc cho một số đối tượng để đảm bảo sức khỏe của họ. Trong
quá trình lao động, NLD còn được bảo vệc danh dự, nhân phẩm, uy tín, BSDLD và
các chủ thể khác phải tôn trọng và đối xử đúng đắn với họ.
Ngoài ra, NLD còn được bảo vệ quyền lao động thông qua quy định bảo vệ
việc làm, quyền tự do sáng tạo, nhất là đối với các lao động có trình độ chuyên
môn cao. Có thể nói rằng, luật lao động có những quy định cụ thể liên quan đến
lĩnh vực lao động cho NLD.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLD là đảm bảo các quyền và lợi ích hợp
pháp mà pháp luật đã quy định cho NSDLD được thực hiện, không bị cách chủ thể
khác xâm hại. Có thể thấy, nguyên tắc này có phạm vi hạn hẹp hơn nhiều so với
nguyên tắc bảo vệ NLD. Pháp luật lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ chỉ bởi vì họ là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì qua hệ lao
động. Nếu không thu được các quyền và lợi ích cần thiết trong quá trình sử dụng
lao động thì họ và các nhà đầu tư sẽ không tiếp tục đầu tư, giải quyết việc làm cho
NLD và phát triển kinh tế đất nước. Pháp luật lao động đã ghi nhận quyền và lợi
ích hợp pháp của NSDLD trong nhiều chế định và bảo vệ cho ở một mức độ hạn
hẹp. Về nội dung, quyền và lợi ích của NSDLD cũng được bảo đảm trên nhiều lĩnh
vực nhưng phải trong một khuôn khổ. Khuôn khổ đó đảm bảo cho NSDLD đạt
mục đích chính đáng ở một mức độ tối đa nhưng không được làm phương hại đến
NLD và chủ thể khác, đời sống và lợi ích chung. Tại điều 600 BLDS 2015, trường
hợp thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra thì cá nhân, pháp nhân phải bồi
thường thiệt hại do người làm công, học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc
được giao. Có thể hiểu NLD ở đây là người làm công, người học nghề. Còn
NSDLD là cá nhân, pháp nhân được nêu trong điều 600 BLDS 2015. Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trước tiên thuộc về NSDLD chứ không phải là NLD với nhiều
lý do trong đó có việc bảo vệ thu nhập cho NLD. Như vậy, có thể thấy rằng hiện
nay, NLD không hề có vị thế yếu hơn so với NSDLD, NLD luôn được pháp luật
lao động bảo vệ trong mọi phương diện.