Bài luận Luật Doanh nghiệp - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Cho biết các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với việc góp vốn thành lập doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp nêu trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN
MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BÀI TẬP LỚN
1. Sinh viên nộp bài viết theo định dạng PDF. Font chữ Times New Roman, cỡ 13.
Bài viết cần trình bày sạch, đẹp và không được quá 20 trang, không được sao chép
bài của nhau. Mỗi bài tập lớn của sinh viên là 1 file riêng, tên từng file lưu theo
mẫu: MSSV-Họ tên SV-Ngày sinh
2. Lớp trưởng tập hợp toàn bộ bài viết của các bạn trong lớp, gửi thành file qua email
của giáo viên (manhnh@neu.edu.vn hoặc manhnh.gv@gmail.com). Đặt tên file
là: Mã lớp HP-Luật doanh nghiệp-TS. Nguyễn Hữu Mạnh
3. Thời hạn chậm nhất là 2 tuần sau khi kết thúc môn học. II. ĐỀ BÀI
Tháng 2/2021, ông Trần, ông Nguyễn, bà Lê cùng nhau thỏa thuận góp vốn thành
lập Công ty TNHH Trần Lê. Theo đó, ông Trần góp vốn bằng quyền sử dụng đất, ông
Nguyễn góp 1 tỷ đồng, bà Lê góp 3 tỷ đồng. Các thành viên thống nhất định giá vốn góp
của ông Trần là 2 tỷ đồng. Các thành viên cũng nhất trí để bà Lê làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên, ông Trần làm giám đốc. Đến tháng 4/2021, việc góp vốn hoàn tất, công ty
TNHH Trần Lê bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.
Cuối năm 2021, do có quy hoạch mới, thửa đất số 138 mà ông Trần dùng để góp
vốn vào Công ty TNHH Trần Lê tăng lên đột biến, ước tính trên 20 tỷ đồng. Ông Trần
liền lấy lý do thửa đất dùng để góp vốn là tài sản chung của vợ chồng, hiện giờ vợ không
đồng ý góp nữa, đề nghị ông Nguyễn, bà Lê cho nhận lại đất và ông Trần sẽ góp bằng
tiền là 2 tỷ đồng vào công ty. Sau khi ông Nguyễn và bà Lê không đồng ý, ngày
18/12/2021, ông Trần đại diện Công ty TNHH Trần Lê ký Hợp đồng số 65/HĐKT-2021
chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất số 138 nêu trên cho vợ mình là bà Dung với giá 2 tỷ.
Ông Nguyễn và bà Lê biết việc chuyển nhượng thửa đất nêu trên, đã yêu cầu tổ
chức họp Hội đồng thành viên bất thường. Tuy nhiên, tại cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 20/1/2 2
0 2, ông Trần không đến dự. Tại cuộc họp, ông Nguyễn và bà Lê đã nhất trí
bãi miễn chức vụ giám đốc của ông Trần, cử bà Lê làm giám đốc mới, đồng thời yêu cầu
hủy Hợp đồng số 65/HĐKT-2021 và buộc bà Dung phải trả lại thửa đất là tài sản của công ty.
Ông Trần phản đối quyết định của cuộc họp Hội đồng thành viên bất thường ngày 20/1/2 2
0 2, với lý do cuộc họp không đủ điều kiện tiến hành do mình vắng mặt, đồng thời
không bàn giao chức vụ giám đốc cho bà Lê, không đồng ý trả lại thửa đất số 138 cho Công ty TNHH Trần Lê. CÂU HỎI
1. Cho biết các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với việc góp vốn thành
lập doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp nêu trên.
2. Nêu khái quát nội dung của pháp luật về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, cho biết việc ông Trần góp vốn bằng quyền sử dụng thửa đất số 138
là tài sản chung của vợ chồng có hợp pháp không? Vì sao?
3. Nêu khái quát điều kiện để thay đổi tài sản góp vốn. Trên cơ sở đó, hãy bình luận
về việc ông Trần đòi thay đổi tài sản đã góp vốn là thửa đất số 138 bằng 2 tỷ đồng
tiền mặt và ông Nguyễn, bà Lê không đồng ý.
4. Việc ký kết Hợp đồng số 65/HĐKT-2021 phải tuân theo quy định gì? Trên cơ sở
đó, cho biết việc ông Trần ký hợp đồng số 65/HĐKT-2021 có đúng hay không?
5. Cuộc họp Hội đồng thành viên ngày 20/1/2022 có được tiến hành hợp pháp không?
6. Việc ông Nguyễn, bà Lê quyết định bãi miễn chức vụ giám đốc của ông Trần và
cử bà Lê làm giám đốc mới có hợp pháp không? Vì sao?
7. Nêu các phương thức giải quyết tranh chấp có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp
nêu trên? Ưu nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp đó.
8. Nếu ông Nguyễn, bà Lê chọn phương án giải quyết tranh chấp tại Tòa án, hãy cho
biết ai đứng tên nguyên đơn khởi kiện? bị đơn là ai? Vì sao?
9. Xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nêu trên.
10. Nếu tòa án có thẩm quyền nêu trên đã giải quyết mà các bên không đồng ý với kết
quả giải quyết, thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tiếp tranh chấp đó?