-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài nghiệp vụ lễ tân - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Bài nghiệp vụ lễ tân - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (VH)
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Campuchia I.
Biểu tượng của đất nước Campuchia
Tiêu ngữ: ជជជជ ជជជជជ ជជជជជជជជជជជជជ
"Tổ quốc, Tôn giáo, Nhà vua"
Quốc kỳ: Quốc kỳ Campuchia (tiếng Khmer: ជជជជជជជជជជជជជជ) được chọn
lại vào năm 1993, sau cuộc tổng tuyển cử đưa Campuchia trở lại thời kỳ quân
chủ. Giữa lá cờ có hình Angkor Wat.
Quốc kỳ Campuchia gồm có ba sọc ngang màu xanh dương, đỏ, xanh dương và
hình Angkor Wat màu trắng ở chính giữa Chiều rộng dải đỏ gấp đôi chiều rộng dải
xanh lam. Hình Angkor Wat ở giữa lá cờ là biểu tượng cho sự thanh liêm, công lý
của nhân dân và là di sản văn hóa của Campuchia và đồng thời tượng trưng cho
Phật giáo Nam truyền - tôn giáo chính tại Campuchia. Màu xanh dương là biểu
tượng của sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em đồng thời tượng trưng cho nhà
vua. Màu đỏ là biểu thị lòng can đảm của cả nhân dân Campuchia.
Quốc kỳ Campuchia là quốc kỳ duy nhất trên thế giới xuất hiện một công trình xây
dựng đó là Angkor Wat.Biểu tượng lá cờ Angkor Wat trên cờ Campuchia chính là
biểu trưng của vương quốc Campuchia.Đây được biết đến là công trình tôn giáo
lớn bậc nhất thế giới, tượng chưng cho lịch sử lâu đời cũng như nền văn hóa rực rỡ
cổ xưa của dân tộc Khmer. Hình Angkor Wat ở giữa lá cờ là biểu tượng cho sự
thanh liêm, công lý cho nhân dân Campuchia, ngoài ra còn tượng trưng cho Phật Giáo tiểu thừa.
-Cách treo: +Tránh treo nhầm Quốc kỳ
+Tránh treo ngược Quốc kỳ
-Thời gian treo: Chỉ treo cờ khi có các hội nghị quốc tế, khi có các đoàn khách
nước ngoài đến thăm, nếu trưởng đoàn từ cấp Bộ trưởng trở lên dẫn đầu. Không
treo cờ khi khách là các đoàn của các tổ chức quần chúng, xã hội. Các xí nghiệp
liên doanh với nước ngoài, hoặc các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được treo
cờ của nước ngoài khi nước đó có quan hệ ngoại giao với nước sở tại.
Các cơ quan đại diện ngoại giao treo quốc kỳ tại trụ sở và tư dinh của người đứng
đầu cơ quan đại diện. Còn cá nhân ở nước ngoài muốn được treo cờ thì phải được
sự đồng ý của chính quyền địa phương.
-Theo tập quán quốc tế, quốc kỳ được treo trong những trường hợp sau đây:
- Đón một đoàn từ cấp Bộ trưởng Ngoại giao trở lên;
- Các cuộc Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ và các cuộc thi quốc tế. Treo ở sân bay, nhà
ga quốc tế, bến cảng quốc tế, quảng trường nơi đón tiễn, cơ quan, trong các cuộc
chiêu đãi, hội đàm, ký kết, mít tinh…
Quốc ca: Nokor Reach (tiếng Khmer:
, Vương quốc huy hoàng) là ជជជជជជជជ
quốc ca của Campuchia. Bài hát này do Chuon Nath viết dựa trên một làn điệu
dân ca Khmer. Nó được công nhận là quốc ca năm 1941 và được khẳng định lại
vào năm 1947. Tuy nhiên, khi đảo chính của Lon Nol nổ ra năm 1970, nó bị
thay thế bởi quốc ca của thể chế Cộng hòa Khmer. Sau khi Khmer Đỏ giành
chính quyền năm 1975, các biểu tượng hoàng gia bao gồm quốc ca được phục
dựng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một bài ca khác, Dap Prampi Mesa
Chokchey (ngày 17 tháng Tư vẻ vang), được đưa lên làm quốc ca mới cho chế
độ Campuchia Dân chủ. Sau khi thể chế này bị lật đổ (1979), Cộng hòa Nhân
dân Campuchia lên thay, cũng không sử dụng lại bài này. Mãi cho đến khi cuộc
Tổng tuyển cử Campuchia, 1993 kết thúc với chiến thắng thuộc về đảng bảo
hoàng FUNCINPEC, bài Nokor Reach cùng quốc kỳ của Vương quốc
Campuchia mới được phục hồi như cũ.
Quốc huy: Biểu tượng hoàng gia của Campuchia là biểu tượng thể hiện quân
chủ tại Campuchia. Nó tồn tại từ khi thành lập Vương quốc Campuchia độc lập
năm 1953. Nó được biểu trưng như là lá cờ của Hoàng gia, và biểu tượng của Quốc vương Campuchia.
Quốc huy của đất nước Campuchia trên đỉnh của Vương miện với những tia tỏa
sang. Lấy thanh vương kiếm làm trung tâm, sử dụng bố cục đối xứng hai bên.
Thanh vương kiếm ở giữa hình quả trám do hai cái khay đỡ lên, tượng trưng
cho mọi quyền lực thuộc về quốc vương, vương quyền chí cao vô thượng. Hai
bên hình quả trám lần lượt là một con sư tử và một con voi 2 sinh vật được gọi
với cái tên:Gajasingha và Singha, đang nâng lọng năm tầng Hoàng gia, chân
trước nâng lọng.Ở bên dưới là rải băng với khẩu hiệu bằng tiếng Khmer
(Preah Chao Krung Kampuchea
"Quốc vương của Vương quốc Campuchia")