Bài tập bài 8 giải quyết tranh chấp quốc tế | Công pháp quốc tế | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Bài tập bài 8 giải quyết tranh chấp quốc tế" trong môn học "Công pháp quốc tế" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM có thể là một nhiệm vụ hoặc bài tập yêu cầu sinh viên áp dụng kiến thức về các phương pháp giải quyết tranh chấp quốc tế vào một trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số hoạt động mà "Bài tập bài 8 giải quyết tranh chấp quốc tế" có thể bao gồm:
Môn: Công pháp quốc tế (QTE018.2)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299
Bài tập bài 8 giải quyết tranh chấp quốc tế
Công Pháp Quốc Tế (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299 Bài tập 1
Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật
Biển 1982. Năm 2002, các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ra tuyên bố về cách
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Theo DOC, các nước đồng thuận với mục tiêu
chung là gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải
pháp ổn định, lâu dài mà các bên cùng chấp nhận được.
Sự kiện ngày 26/05/2011 và ngày 01/06/2011
Ngày 26/05/2011, ba tàu hải giám Trung Quốc đã ngang nhiên cản trở và cắt cáp
thăm dò khảo sát địa chấn của tàu bình minh 02 của tập đoàn dầu khí Việt Nam trong khi
tàu đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và ngày
01/06/2011, ba tàu quân sự Trung Quốc dùng súng uy hiếp tàu cá PY92305TS của ngư
dân tỉnh Phú Yên (Việt Nam) trong khi họ đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước tình hình trên, Việt Nam đã gửi công hàm
phản đối, nhà phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã tuyên bố: “Việt
Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hành vi vi phạm quyền chủ quyền và
quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho Việt Nam”.Hỏi:
a. Hành động của tàu Trung Quốc kể trên đối với tàu của Việt Nam đã vi phạm trực
tiếp những nguyên tắc và điều ước quốc tế nào? Hãy lý giải?
b. Các tàu trên gây thiệt hại gì cho Việt Nam? Thiệt hại về vật chất hay thiệt hại phi vật chất?
c. Trong tương lai, nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền đối với biển, đảo
Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, theo anh/chị, chúng ta cần làm gì? Bài tập 2
Cuộc chiến vùng vịnh lần thứ nhất:
Sau sự kiện Iraq tấn công Coet tháng 8 năm 1990. Hội đồng Bảo an đã ra Nghị
Quyết 661 ngày 06/08/1990 ra lệnh cắt đứt toàn bộ quan hệ kinh tế với Iraq với lý do
quốc gia này đã thực hiện một hành vi xâm lược. Tiếp đến Nghị Quyết 687 của Hội đồng
Bảo an buộc Iraq giải giáp và phá hủy các cơ sở công nghiệp, sản xuất vũ khí, tiếp theo
đầu năm 1991, Liên Hợp Quốc đưa lực lượng quân sự vào Iraq.
Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai:
Tháng 9 năm 2002, Iraq đã chấp nhận sự trở lại không điều kiện của các thanh sát
viên Liên Hợp Quốc. Ngày 8/11/2002 Hội đồng bảo an đã nhất trí thông qua Nghị Quyết
1441 yêu cầu Iraq phải giải giáp. Một tháng sau Iraq đã giao nộp 12.000 trang tài liệu về
kho vũ khí hạt nhân, vi trùng và hóa học của mình. Sự kiểm tra của thanh sát viên Liên
Hợp Quốc và sự giao nộp tài liệu trên khẳng định Iraq không còn bất kỳ một loại vũ khí hủy diệt nào.
Tổng thống Bush (Mỹ) đã kết tội Iraq che giấu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và
ra lệnh quân đội Mỹ sẵn sàng tấn công Iraq. Tuy nhiên, Mỹ vẫn muốn Hội đồng Bảo an
ra một Nghị Quyết mới để đưa liên quân của Liên Hợp Quốc tấn công Iraq. Ngày
10/03/2003, Tổng thống Pháp Jaccques Chirac tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết của lOMoAR cPSD| 40190299
nước Pháp nhằm ngăn cản một quyết định mới của Hội đồng Bảo an mở đường cho chiến tranh Vùng Vịnh.
Mỹ đã bỏ qua thủ tục bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an và tiến hành hoạt động quân sự
tấn công Iraq vào cuối tháng 3/2003. Hỏi:
a. Cuộc chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất có hợp pháp hay không? Tại sao?
b. Cuộc chiến tranh vùng vịnh lần thứ hai có hợp pháp hay không? Tại sao? Bài tập 3
Ngày 13/04/2006, tổng thống Iran, Mahmoud Ah Madine Jad, đã tiếp tục khẳng
định không ngừng chương trình làm giàu Uranium, một quá trình có thể tiến tới sản xuất
vũ khí hạt nhân, trong lúc giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử (IAEA) đang có mặt ở
Teheran. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condolezza Rice khi bình luận về tuyên bố trên của Iran
nói rằng: Hội đồng bảo an cần có biện pháp mạnh để duy trì uy tín của cộng đồng quốc tế
trong lĩnh vực này. Hội đồng bảo an đã đưa ra thời hạn chót cho Iran phải ngừng toàn bộ
việc làm giàu Uranium trước ngày 26/04/2016, nếu không Hội đồng bảo an sẽ thảo luận
áp dụng biện pháp trừng phát nước này. Hỏi:
a. Dựa trên chương mấy của Hiến chương Liên hợp quốc để có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran?
b. Thẩm quyền của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đối với việc duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế được cụ thể hóa trong Hiến chương Liên hợp quốc như thế nào