CHƯƠNG XIII - Tranh chấp quốc tế | Công pháp quốc tế | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong chương XIII về "Tranh chấp quốc tế" của môn học "Công pháp quốc tế" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, các sinh viên thường được giới thiệu với các khái niệm và nguyên tắc cơ bản về các tranh chấp giữa các quốc gia trên thế giới. Dưới đây là một số nội dung có thể được bao gồm trong chương này:

lOMoARcPSD| 40190299
CHUONG XIII - Tranh chp quc tế
Công Pháp Quc Tế i hc Khoa hc Xã hi và Nhân văn, Đi hc Quc gia
Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 40190299
CHƯƠNG XIII: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LUẬT QUỐC TẾ
I. Khái niệm
1.1. Định nghĩa và đặc điểm của tranh chấp quốc tế
Khi hp tác quc tế ngày càng gia tăng, các tranh chp quc tế vn tiếp tc phát sinh.
Các ch th lut quc tế đều nhn thc rõ tranh chp quc tế thời nào cũng tác động tiêu
cực đến quan h quc tế. Mt câu hỏi thường đt ra là: làm thế nào để gii quyết tranh chp
quc tế đem li hiu qu cao nht, có th vừa đảm bo quyn li hp pháp cho các bên tranh
chp, va không tn hại đến hòa bình, an ninh quc tế?
Ttrước ti nay, các n tranh chấp đã sử d ng nhiều phương thức đ gii quyết nh
ng xung đột, bất đồng gia h. Mc vy, vẫn chưa một định nghĩa thống nhất trong
các văn bản pháp quc tế v tranh chp quc tế. Tính đến thời điểm hiện nay, khi đề c p
gii quyết tranh chp quc tế, hi ến chương LHQ cũng chỉ xác định các bin pháp hòa bình
các bên tranh chp có th áp dng.
Tgóc độ thc tin, th hiu tranh chp qu c tế hoàn cnh thc tế, trong đó các
chủ th tham gia những quan điểm, đòi hỏi trái ngược nhau v nhng vấn đề liên quan ti
li ích ca h. So vi tranh chp trong lut quc gia, tranh chp quc tế hai đặc thù bn.
V ch th, ch th ca tranh chp qu c tế chính là ch th ca lu t quc t ế. Mc dù quc gia
không là ch th duy nht ca lut quc tế, nhưng quan hệ quc tế ch yếu vn là quan h gia
các quc gia, vì vy, trong thc tin quc tế, hu hết các tranh chp quc tế ch yếu xy ra gia
các quc gia. Đối ng điều chính ca tranh chp quc tế phi quan h pháp lut thuộc đối
tượng điều chnh ca lut quc tế.
Khi đề cp thut ng “tranh chấp quc t ế” cần phi phân bit vi thut ng “tình thế”
tc là khnăng có thể dẫn đến tranh ch p hoc gây ra tranh chp. Hiến chương LHQ đã sử dng
nhiu ln cùng lúc hai thut ng này, dHĐBA quyền điều tra mi v tranh chp hoc
mi tình thế có th dẫn đến s bt hòa giữa các nước để xác định xem v tranh chp hay tình thế ấy
nếu kéo dài có thể đe dọa nn hòa bình và an ninh quc tế không”.
1
Tình thế tranh chấp được hiu là mt tình hung quan h quc tế, trong đó m t thời điểm
địa điểm c th, xut hin mâu thun li ích gia các bên hu quan, to ra scăng thẳng trong
quan h quc tế nhưng chưao theo nh ng yêu cầu hay đòi hỏi c th ca các bên hu quan.
d: tình thế tranh chp có th xut hi n do các vđụng độ biên gi i, s tập trung quân đội ca
quc gia này tại đường biên gii ca qu c gia khác. Như vậy, mt tình th ế tranh chp c th
khả năng tạo ra các vấn đề tranh chp và tr thành tranh chấp,nhưng không phải tt c các tình thế
tranh chấp đều tr thành tranh chp. Tình thế tranh chp được hình thành trước khi phát sinh tranh
chp và vn có thể được duy trì k c sau khi tranh chấp đã được gii quyết.
Việc phân biệt tranh chấp tình thế tranh chấp ý nghĩa quan trọng trong thực
tiễn hoạt động của LHQ. Cụ thể, khi xem xét giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế tại
HĐBA, quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp không được quyền biểu quyết. Trong trình tự
thủ tục làm việc này đã áp dụng một trong các nguyên tắc pháp luật chung của luật quốc
tế: Nguyên tắc không ai quan tòa trong chính các vụ việc của mình. Còn khi xem xét các
“tình thế” tranh chấp, các quốc gia có liên quan vẫn đảm bảo có quyền biểu quyết.
Theo tinh thần của Điều 34 Hiến chương LHQ thì cả “tranh chấp” “tình thế”
điểm chung nếu kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho nền hòa bình an ninh quốc tế. ng
theo điều 34 này, quan duy nhất quyền “định danh” các tranh chấp tình thế như
vậy thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an (HĐBA).
1 Điều 34 Hiến chương LHQ.
1
lOMoARcPSD| 40190299
1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế
Trong khoa học luật quốc tế, việc phân loại tranh chấp quốc tế được thực hiện dựa
trên những tiêu chí khác nhau, cụ thể:
- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp, có thể phân loại tranh chấp thành tranh
chấp song phương và tranh chấp đa phương. Tranh chấp song phương là tranh chấp chỉ có hai chủ
thể luật quốc tế tham gia trực tiếp, ví du: Ấn độ và Pakistan là các bên tham gia vào vụ tranh chấp
vùng đất Cashmir đã kéo dài trên nửa thế kỷ. Tranh chấp đa phương loại hình tranh chấp
trong đó có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể luật quốc tế trở lên, ví dụ vụ tranh chấp về quần đảo
Trường Sa trong khu vực biển Đông giữa các ớc khu vực địa này. Trong tranh chấp đa
phương, tranh chấp đa phương khu vực chỉ liên quan đến một khu vực địa xác định, như
tranh chấp đa phương khu vực biển Đông nêu trên. Tranh chấp đa phương toàn cầu loại tranh
chấp phạm vi bao trùm toàn bộ hoặc số lớn c quốc gia trên thế giới, đây loại hình tranh
chấp quốc tế có tác động nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực trực tiếp cho cộng đồng quốc tế.
- Căn cứ vào mức độ nguy hại, có thể phân loại tranh chấp quốc tế thành tranh chấp quốc tế
nghiêm trọng tranh chấp quốc tế thông thường.Tranh chấp quốc tế nghiêm trọng loại tranh
chấp có nguy cơ phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế. Ví dụ: tranh chấp giữa Israel với các nước
rập về các vùng lãnh thổ mà Israel chiếm đóng. Tranh chấp quốc tế thông thường là
tranh chấp không dẫn đến nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
- Căn cứ vào nội dung vụ tranh chấp, có thể phân loại tranh chấp về thương mại, môi
trường, tranh chấp về quyền nghĩa vtrong các điều ước quốc tế, tranh chấp lãnh thổ
và biên giới quốc gia…
- Căn cứ vào quyền năng chủ thể luật quốc tế của các bên tranh chấp, thể phân
loại tranh chấp thành tranh chấp giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ
hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế.
Cần lưu ý rằng, việc phân loại các tranh chấp quốc tế nêu trên chỉ mang tính qui ước và
luật quốc tế không quy định cụ thể về cách thức, nguyên tắc phân loại các tranh chấp quốc tế.
1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế
Xuất phát từ bản chất pháp của luật quốc tế sự thỏa thuận, thẩm quyền giải
quyết tranh chấp quốc tế cũng có những điểm khác biệt so với thẩm quyền giải quyết tranh
chấp theo luật quốc gia. Dựa trên sở thực tiễn luận, thẩm quyền giải quyết tranh
chấp quốc tế thuộc về các chủ thể pháp lý sau đây:
- Các bên trong tranh chấp: trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các bên tranh chấp
thường trực tiếp giải quyết tranh chấp quốc tế phát sinh giữa họ thường đạt kết quả
cao, nhất đối với các tranh chấp song phương. Trong trường hợp các bên hữu quan
không yêu cầu chủ thể khác đứng ra giải quyết thì không một tòa án quốc tế, trọng tài quốc
tế hay bất kỳ tổ chức quốc tế nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đó.
- Các quan tài phán quốc tế: thẩm quyền giải quyết tranh chấp còn được các bên
tranh chấp trao cho các quan tài phán quốc tế. Đây những quan hình thành trên
sở thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức ng
giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. quan tài phán quốc tế
thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao gồm tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế.
Tòa án quốc tế là thuật ngữ pháp lý quốc tế chung để chỉ cơ quan xét xử và giải quyết các loại
hình tranh chấp quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc
tế, nhiều loại tòa án quốc tế khác nhau. Có tòa án quốc tế là một trong các cơ quan chính của tổ
chức quốc tế liên chính phủ như Tòa án công lý quốc tế (TACLQT) của LHQ2 đóng trụ sở
2 Điều 92 Hiến chương LHQ và điều 1 quy chế TACLQT năm 1945
2
lOMoARcPSD| 40190299
tại La Haye (Hà Lan), hay tòa án của Liên minh châu Âu trụ sở tại Brussels (Bỉ). Đồng thời còn
xuất hiện các tòa án quốc tế được thành lập hoạt động dựa trên cơ sở một điều ước quốc tế hữu
quan, ví dụ Tòa án luật biển quốc tế được hình thành theo các quy định có liên quan của Công ước
LHQ về luật biển m 1982.3 Về nguyên tắc, các tòa án quốc tế khác nhau sẽ cấu tổ chức,
thẩm quyền, chức năng phạm vi giải quyết tranh chấp quốc tế không giống nhau. Các vấn đề
pháp lý này đều được quy định trong các bản quy chế của chính tòa án quốc tế đó.
Trọng tài quốc tế quan tài phán quốc tế mục đích giải quyết tranh chấp giữa các chủ
thể luật quốc tế bởi các quan tòa do các bên tham gia tranh chấp lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật
quốc tế. Việc giải quyết theo con đường trọng tài phải dựa trên sự chấp thuận của các bên tranh
chấp. Sự đồng ý này thể được thể hiện sau (ex post) khi tranh chấp đã xảy ra hoặc thể thỏa
thuận từ trước trong các điều ước quốc tế hoặc các điều khoản chuyên biệt trong điều ước quốc tế
giữa các quốc gia, được gọi điều khoản trọng tài. Nội dung của các quy định trên thường đề cập
đối tượng tranh chấp, nguyên tắc thủ tục xét xử, cấu của tòa trọng tài, trách nhiệm của các
bên trong việc thông qua và thực hiện các phán quyết của trọng tài.4
Các quan của tổ chức quốc tế liên chính phủ: trong cấu tổ chức của các tổ chức
quốc tế liên chính phủ toàn cầu cũng như khu vực, ngoài những quan chuyên môn chức
năng giải quyết tranh chấp quốc tế, như TACLQT của LHQ, tòa án của Liên minh châu Âu
hay quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body, DSB) của WTO… còn các cơ
quan chức năng mặc thẩm quyền chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động khác của tổ chức
quốc tế, nhưng trong quá trình vận hành của mình vẫn các hoạt động liên quan đến giải
quyết tranh chấp quốc tế. dụ: HĐBA của LHQ ngoài chức năng chủ yếu là duy trì hòa bình
và ninh quốc tế vẫn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế nếu tranh chấp đó có khả
năng đe dọa hòa bình an ninh quốc tế; hoặc Hội nghị cấp cao ASEAN,5 Tổng thư
ASEAN6 trong tổ chức quốc tế ASEAN cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế.
1.4. Cơ sở pháp lý của giải quyết tranh chấp quốc tế
Giải quyết tranh chấp quốc tế là một định chế trong hệ thống luật quốc tế, vì thế nguồn
luật của không gì khác so với nguồn của luật quốc tế nói chung khoản 1 điều 38 Quy
chế tòa án quốc tế LHQ đã đề cập.7 Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế,
ngoài các quy phạm pháp luật quốc tế, một số trường hợp ngoại lệ, quan giải quyết tranh
chấp quốc tế (cụ thể là trọng tài quốc tế) có thể áp dụng quy phạm pháp luật trong nước để giải
quyết tranh chấp quốc tế trên sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. dụ, trong vụ Trail
Smelter 1941 (Mỹ kiện Canada),8 các bên tranh chấp đã thỏa thuận, bên cạnh việc áp dụng luật
quốc tế, Tòa trọng tài có quyền áp dụng các quy định của pháp luật Mỹ.
Nguồn luật quan trọng nhất điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp quốc tế các điều
ước quốc tế, cụ thể:
- Công ước về giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế được thông qua tại hội nghị La
Haye lần thứ nhất vào năm 1899 và được bổ sung vào năm 1907 tại Hội nghị La Haye lần thứ hai.
3 Xem phụ lục VI công ước 1982 về quy chế của tòa án quốc tế luật biển
4 Cần phân biệt trọng tài quốc tế đang được đề cập đây với trọng tài thương mại quốc tế, như Trọng tài thương
mại quốc tế Singapore, Tokyo, Paris… cơ quan giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia
vào quan hệ thương mại quốc tế, trong đó có những chủ thể không phải là chủ thể của luật quốc tế.
5 Điều 26 Hiến chương ASEAN năm 2007 quy định: nếu có 1 tranh chấp chưa được giải quyết, sau khi đã áp dụng
các điều khoản theo quy định, tranh chấp đó sẽ được trình lên cấp cao ASEAN để quyết định.
6 Điều 27 Hiến chương ASEAN năm 2007.
7 Xem thêm chương Nguồn của luật quốc tế.
8
Xem thêm: Nations unies - United Nations, Reports of International Arbitral Awards, 2006,
http://untreaty.un.org/cod/riaa/cases/vol_iii/1905-1982.pdf
3
lOMoARcPSD| 40190299
Đây là công ước quốc tế đa phương toàn cầu đầu tiên về giải quyết hòa bình các tranh chấp
quốc tế;
- Tuyên bchung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được Hội quốc liên
thông qua ngày 26 tháng 9 năm 1928, sau đó được LHQ chấp nhận bằng một nghị quyết
của ĐHĐ ngày 28 tháng 4 năm 1949 (có bổ sung và chỉnh lý);
- Hiến chương LHQ có vai trò đặc biệt trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế, đã ghi nhận
nhiều điều khoản quan trọng liên quan tới việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế9. Nhằm
mục đích phát triển các điều khoản này, ĐHĐ LHQ đã thông qua một số các nghị quyết tuyên
bố về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trong đó có Tuyên bố Manila năm 1982;
- Trong số các điều ước quốc tế khu vực về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, cần
phải kể đến Hiệp ước Liên Mỹ về giải quyết hòa bình các tranh chấp năm 1948 (còn được gọi tên
Hiến chương Bogota); Công ước châu Âu về giải quyết hòa bình các tranh chấp được Hội đồng
châu Âu thông qua vào năm 1957, Công ước về a giải trọng tài trong khuôn khtổ chức an
ninh hợp tác châu Âu (Organization for Security and Co-operation in Europe, OSCE) năm 1992.
Cũng cần ghi nhận Hiến chương của các tổ chức quốc tế khu vực như: liên đoàn các nước
rập, Liên minh châu Phi, Tổ chức các nước châu Mỹ gần đây nhất, Hiến chương của
tổ chức quốc tế ASEAN10 cũng chứa đựng các điều khoản điều chỉnh việc giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế;
- Các điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh sự hợp tác giữa các chủ thể luật quốc
tế trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau cũng chứa đựng các điều khoản về giải quyết
tranh chấp. dụ: Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại phát sinh do phương
tiện vũ trụ gây ra năm 1972, Công ước luật biển 1982.
Ngoài ra, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia đôi khi còn thỏa thuận kí kết
các điều ước quốc tế song phương dành riêng cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế phát
sinh giữa họ, ví dụ các hiệp định về trọng tài – hòa giải.
1.5. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quốc tế
Thực tiễn đã chứng minh rằng, hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế cao hay thấp
phụ thuộc khá nhiều vào kết quả của việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, có thể khẳng định
việc giải quyết tranh chấp quốc tế có hiệu quả sẽ đem lại những ý nghĩa to lớn sau đây:
-Giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần bảo quyền lợi ích hợp pháp cho các bên
tranh chấp, nhất là những tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn, qua đó bảo đảm trật tự
pháp lý quốc tế và trật tự quan hệ hợp tác quốc tế;
- Giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy việc thực thi tuân thủ luật
quốc tế. Thông thường các vụ tranh chấp phát sinh chủ yếu từ các hành vi vi phạm luật
quốc tế. Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đảm bảo cho các bên hữu quan
hành vi xử sự phù hợp theo luật định, chấm dứt hành vi xâm phạm, qua đó góp phần khôi
phục quan hệ hợp tác quốc tế, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
- Việc giải quyết tốt đẹp các tranh chấp quốc tế sẽ góp phần nâng cấp chất lượng các quy
phạm hiện hành xây dựng nên các quy phạm mới của luật quốc tế theo quan điểm dân chủ
tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của nhân loại. dụ, khi giải quyết tranh chấp giữa Anh Na
Uy về ngư trường Biển Bắc, trong phán quyết của mình, TACLQT đã khẳng định phương pháp
đường sở thẳng Na Uy sử dụng không trái với luật quốc tế. Hiểu theo nghĩa này,
phương pháp đường cơ sở thẳng của Na Uy hoàn toàn được chấp nhận dưới góc độ luật quốc tế.
9 Xem chương VI của Hiến chương LHQ từ Điều 33 đến Điều 38.
10 Xem Hiến chương ASEAN 2007 có hiệu lực ngày 15/12/2008, chương VIII từ Điều 22 đến Điều 28.
4
lOMoARcPSD| 40190299
Cùng với thời gian dựa trên phán quyết này, nhiều quốc gia đã sử dụng phương pháp
đường cơ sở thẳng của Na Uy để xác định vùng biển của mình. Từ thực tiễn quốc tế đó, sau
này phương pháp đường cơ sở thẳng đã được ghi nhận trong luật biển quốc tế,11 trở thành
quy phạm mới dân chủ và tiến bộ.
1.6. Các đảm bảo ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế
Trong thực tiễn, hiện tượng tranh chấp quốc tế khó tránh khỏi. Điều cần m
ngăn chặn tối đa sự phát sinh các tranh chấp trong quan hệ quốc tế, đồng thời giải quyết có
hiệu quả các tranh chấp đã xuất hiện, qua đó đảm bảo sự ổn định của trật tự hội quốc
tế. Với mục đích đó, cộng đồng quốc tế nói chung các chủ thể tranh chấp nói riêng cần
có những thái độ đúng đắn như:
- Thực thi, tuân thủ nghiêm chỉnh có thiện chí các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế
Việc thực thi này dựa nguyên tắc Pacta sunt servanda. Việc thực thi và tuân thủ có thiện
chí, tận tâm các nguyên tắc quy phạm luật quốc tế không chỉ một đảm bảo cần thiết cho
quá trình giải quyết tranh chấp mà còn góp phần quan trọng ngăn ngừa và hạn chế tới mức tối
đa các tranh chấp phát sinh. Bởi, thực tế đã chứng minh đa số các tranh chấp phát sinh từ các
hành vi vi phạm luật quốc tế hoặc hành vi không thiện chí trong quan hệ luật quốc tế. Chính vì
vậy, việc các chủ thể luật quốc tế, nhất là các quốc gia tuân thủ nguyên tắc tận tâm và thiện chí
thực hiện các cam kết quốc tế sẽ làm cho các tranh chấp quốc tế không có điều kiện xuất hiện.
Mặt khác, việc thực thi tuân thủ nghiêm chỉnh các quyền nghĩa vụ pháp của
các chủ thể luật quốc tế luôn đảm bảo cho quan hệ quốc tế phát triển tốt đẹp, loại trừ các
nguy cơ tạo ra xung đột, mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp quốc tế.
- Kí kết các điều ước quốc tế chuyên môn hoặc điều khoản đặc biệt về giải quyết tranh chấp
quốc tế
Việc tăng cường kết các điều ước chuyên môn về giải quyết tranh chấp, cũng như
đưa vào các điều ước quốc tế chung các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp quốc tế
đảm bảo cho tiến trình giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các điều ước quốc tế hay các
điều khoản về giải quyết tranh chấp thường quy định các vấn đề bản sau đây: thành lập
quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp quy định các biện pháp giải quyết cụ thể (ví dụ:
điều 11, mục 3 phụ lục V Công ước luật biển 1982);12 cam kết chấp nhận thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của TACLQT của LHQ (quy định này được ghi nhận trong một loạt các điều ước
quốc tế khác nhau);13 xác lập nghĩa vụ phải sử dụng một số các biện pháp giải quyết hòa bình
cụ thể (ví dụ: khoản 3 Điều 24 Hiến chương ASEAN).14
- Tự nguyện thực hiện các phán quyết giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ có ý nghĩa và giá trị đích thực, nếu các quyết định giải
quyết tranh chấp được các bên tự nguyện thực thi tuân thủ theo đúng tinh thần của nguyên tắc
Pacta sunt servanda . Luật quốc tế không bộ máy cưỡng chế tập trung, thường trực (như quân
đội, cảnh sát, tòa án, đội thi hành án…), vì vậy để các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế
11 Xem điều 7 Công ước của LHQ về luật biển 1982.
12 Điều 11 mục 3, phụ lục V Công ước Luật biển 1982: “1. Theo đúng Mục 3 của phần XV bất kỳ bên nào trong một
vụ tranh chấp thể đưa ra hòa giải theo thủ tục đã trù định mục này, thể bắt đầu thủ tục bằng một bản
thông báo gửi cho bên kia trong vụ tranh chấp; 2. Bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, khi đã nhận được thông
báo đã được trù định ở khoản 1, thì bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hòa giải”.
13 Điều 29 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1974; Điều 34 công ước về quy chế
người không quốc tịch 1954; Điều 14 công ước về giảm tình trạng không quốc tịch 1961.
14 Khoản 3 Điều 24 Hiến chương ASEAN: nếu không quy định cụ thể khác, các tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hoặc áp dụng các hiệp định kinh tế ASEAN sẽ được giải quyết theo nghị định thư ASEAN về
tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp.
5
lOMoARcPSD| 40190299
đã tuyên được thi hành, đòi hỏi thiện chí rất lớn của bên thua kiện. Các điều ước quốc tế
thường quy định việc thực hiện các phán quyết trước hết dựa vào ý thức tự nguyện của bên
thua kiện. Trong trường hợp phán quyết không được tự nguyện thực hiện thì luật quốc tế
cho phép bên thắng kiện hoặc cơ quan quốc tế có thẩm quyền (do các nước thành viên thỏa
thuận ấn định) sử dụng các biện pháp chế tài phù hợp.15.
II. Khái quát về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc
tế 2.1. Khái niệm và phân loại các biện pháp hòa bình
Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại.16 Đây nghĩa vụ pháp quốc tế của các quốc gia chủ thể khác của luật quốc
tế. Căn cứ vào Điều 33 của Hiến chương LHQ nội dung bản của nguyên tắc hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế, có thể định nghĩa các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc
tế là các phương tiện,cách thức,thủ tục mà các chủ thể của pháp luật quốc tế có nghĩa vụ phải dùng
để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia.17
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được phân loại dựa vào
nhiều tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào giá trị pháp lý của các quyết định giải quyết tranh chấp, các biện pháp hòa
bình được phân loại thành các biện pháp đưa ra phán quyết hiệu lực bắt buộc đối với
các bên hữu quan (như giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế)
các biện pháp không đưa đến việc giải quyết tranh chấp hiệu lực ràng buộc đối với
các bên hữu quan (như điều tra, trung gian, hòa giải).
Căn cứ vào chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các bên, có thể phân loại thành
các biện pháp giải quyết trực tiếp (như đàm phán) biện pháp giải quyết gián tiếp, tức thông qua
sự trợ giúp của bên thứ ba (như hình thức điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa
án).
Căn cứ vào hình thức giải quyết tranh chấp, thể chia các biện pháp hòa bình giải
quyết tranh chấp thành ba nhóm:
- Các biện pháp mang tính ngoại giao, gồm: đàm phán, trung gian, điều tra hòa
giải. Biện pháp đàm phán chỉ liên quan đến các bên tham gia tranh chấp. Các biện pháp
ngoại giao còn lại sự tham gia (ở mức độ khác nhau) của bên thứ ba vào quá trình giải
quyết tranh chấp quốc tế, nhưng đặc điểm chung bên thứ ba không quyền đưa ra
quyết định giải quyết có hiệu lực đối với các bên tranh chấp;
15 Ví dụ: Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004 quy định, SEOM sẽ giám sát
việc thực hiện các kết luận khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm quan phúc thẩm đã được SEOM
thông qua (Khoản 6 Điều 15). Nếu hết thời hạn đền sau sáu mươi ngày hay thời hạn được các bên tranh chấp
nhất trí, bên thắng kiện thể đề nghị SEOM cho phép tạm ngưng những ưu đãi hoặc nghĩa vụ khác đối với nước
thua kiện (Khoản 2 Điều 16). Hoặc Hiến chương LHQ quy định: mỗi thành viên LHQ phải cam kết tuân thủ các
phán quyết của TACLQT về vụ tranh chấp mà họ tham gia. Trong trường hợp không tự nguyện thực thi các phán
quyết này, theo yêu cầu của bên kia HĐBA LHQ có quyền kiến nghị hoặc quyết định sử dụng những biện pháp cần
thiết để đảm bảo phán quyết được chấp hành (Điều 94 Hiến chương LHQ).
16 Xem chương Lý luận chung về luật quốc tế.
17 Xem Điều 33.1, Hiến chương LHQ: Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh
chấp ấy thể đe dọa đến hoà bình an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng
con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước
khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình” Tuyên bố về những nguyên tắc
của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ 1970.
6
lOMoARcPSD| 40190299
- Các biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, gồm trọng tài quốc tế tòa án quốc
tế. Việc sử dụng các biện pháp này cũng có sự tham gia của bên thứ ba, nhưng khác với nhóm trên,
bên thứ ba ở nhóm này có quyền đưa ra các quyết định có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp;
- Các biện pháp được quy định trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc thỏa thuận
khu vực (Ví dụ: Công ước Châu Âu năm 1957 về giải quyết hòa bình các tranh chấp; nghị
định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004…).
2.2. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
2.2.1.
Đàm phán
Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể
luật quốc tế các bên tranh chấp để tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp đó một cách
hiệu quả, phù hợp với luật quốc tế. Đàm phán không chỉ là biện pháp giải quyết tranh chấp
quốc tế mà còn thường được tiến hành nhằm mục đích trao đổi quan điểm, ý kiến giữa các
quốc gia về các vấn đề không nhất thiết tính tranh chấp, như trao đổi thông tin, thỏa
thuận chính sách hay ký điều ước quốc tế.
Theo quy định tại Điều 33 khoản 1 Hiến chương LHQ, đàm phán được xếp vị trí đầu
tiên trong số các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. vậy, cũng cần phân biệt
giữa đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận tại khoản 1 Điều 33 với đàm phán để
ký kết điều ước quốc tế. Hai khái niệm này khác biệt về mục đích, tính chất, giá trị pháp lý.
Đàm phán là bin pháp đơn giản và quan trng nht trong s các bin pháp gii quyết
hòa bình tranh chp quc tế. So với các biện pháp giải quyết tranh chấp còn lại, đàm phán có
nhiều ưu thế: (i) thông qua đàm phán, các bên tranh chấp hội trực tiếp trình bày
quan điểm của mình xem xét ý chí, quan điểm của bên đối thoại, qua đó tăng cường sự
hiểu biết nhau hơn, xây dựng lòng tin, giảm bớt những nghi kị, tránh được những căng
thẳng, bất đồng nguy phát triển thành những xung đột dẫn đến sử dụng lực hoặc
đe dọa dùng lực (ii) đàm phán loại bỏ khả năng tham gia của bên thứ ba vào vụ tranh
chấp, từ đó tránh sự can thiệp của các bên thứ ba và thỏa mãn được yêu cầu bảo mật. Đàm
phán còn giúp các bên chủ động và tiết kiệm thời gian, giảm tối đa chi phí tốn kém.
Đàm phán để giải quyết tranh chấp quốc tế được tiến hành trên sở nguyên tắc
bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, với sự thể
hiện thiện chí giải quyết tranh chấp quốc tế.
Đàm phán mối quan hệ mật thiết với c biện pháp hòa bình khác. Cụ thể, đàm
phán thể chỉ giai đoạn khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác,
đồng thời đàm phán thể hệ quả của việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh
chấp trước đó. dụ: nhờ vào biện pháp môi giới, trung gian hay kết quả của xét xử trọng
tài mà các bên tranh chấp cùng ngồi vào bàn để đàm phán.
V th thc, th tc, thi gian và cấp đàm phán, lut quc tế hoàn toàn không có quy
định bt buc nào. Vấn đề y hoàn toàn thuc thm quyn ca các bên có liên quan. Trong
thc tin quan h quc tế, đàm phán thể được thực hiện các cấp độ khác nhau: giữa
những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao hoặc giữa
những đại diện có thẩm quyền của các bên hữu quan.
2.2.2. Trung gian v
à
h
z
a gi
i
Trung gian hòa giải nhng bi n pháp gi i quyết h òa bình các tranh chp quc tế với s
tham gia ca bên th ba. Bên th ba có th là mt quc gia, nhiu quc gia và t chc qu c tế, các cá
nhân có uy tín quc tế hoặc quan quố c tế được thành lập. Thông thường bên thứ ba bên khách
quan trong vụ tranh chấp và có quan hệ hữu nghị với cả hai bên tranh chấp, được các
7
lOMoARcPSD| 40190299
bên tranh chấp yêu cầu. Ngoài ra, bên thứ ba thể tự mình đưa ra yêu cầu đóng vai trò
trung gian, hòa giải.
sở pháp của biện pháp trung gian hòa giải được ghi nhận trong nhiều điều
ước quốc tế như: Công ước La Haye 1907, Khoản 1 Điều 33 của Hiến chương LHQ, Công
ước về Luật biển198218, Nghị định thư của hiến chương ASEAN về chế giải quyết tranh
chấp19, Nghị định thư ASEAN 200420.
Khi áp dụng biện pháp trung gian, bên thứ ba tạo điều kin thun li cho các bên
tham gia tranh chp xúc tiến các hoạt động đàm phán, đưa ra các li khuyên hoc ch dn cho
các bên trong v tranh chp, nh m m ục đích gi úp đỡ các bên đạt được tha thun gii quyết
tranh chấp. Như vậy, trong vai trò trung gian, bên thứ ba nhiệm vụ làm dịu sự căng
thẳng cũng như trung hòa các đòi hỏi, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.
Theo xu hướng mới những năm gần đây, bên thứ ba đóng vai trò trung gian không
chỉ các quốc gia thể các nhân nổi tiếng trên thế giới.
21
Bên cạnh đó, vai trò
trung gian có thể được các t chc quc tế và cơ quan quốc tế đảm nhim.
Khi nghiên cứu về biện pháp trung gian, cần liên hệ với biện pháp môi giới. Biện pháp
môi giới không được đề cập trong ĐIều 33 Hiến chương LHQ, nhưng theo khoa học luật quốc
tế, môi giới cũng là một biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, trong đó có sự tham
gia của bên thứ ba. Nhiệm vụ của bên môi giới dàn xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên
tranh chấp gặp nhau, đàm phán trực tiếp. Khi các bên tiến tới đàm phán trực tiếp với nhau thì
vai trò của bên môi giới sẽ chấm dứt. Như vậy, nguyên tắc, cách thức, vai trò của trung gian và
môi giới về cơ bản là giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai biện pháp này là mức độ tham
gia vào quá trình đàm phán của các bên tranh chấp. Bên trung gian tham gia sâu hơn vào quá
trình giải quyết tranh chấp, như cùng tham gia đàm phán với các bên tranh chấp, đưa ra
những lời khuyên, chỉ dẫn cho các bên tranh chấp. Mặc vậy, trên thực tế việc phân biệt
trung gian môi giới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Lúc đầu, bên thứ ba có thđóng vai
trò môi giới để tạo điều kin cho các bên tranh chp thc hin c ác cuộc đàm phán trc tiếp,
nhưng sau đó bên th ba có th tham gia vào quá trình đàm phán trong vai trò bên trung gian.
22
Từ góc độ pháp quốc tế, các đề nghị, khuyến cáo của bên trung gian liên quan đến
vụ tranh chấp không giá trpháp ràng buộc. Chúng chỉ thể sở cho các cuộc
đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp.
Cùng với biện pháp trung gian, các Công ước La Haye 1899 1907 còn quy định biện
pháp hòa giải, mặc dù hai công ước này không tách biệt giữa hai biện pháp hòa bình này và coi
trung gian, hòa giải một biện pháp hòa bình. Song, tinh thần của khoản 1 Điều 33 thực
tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế gần đây có xu hướng tách biệt trung gian và hòa giải.
Nhiệm vụ của quan hòa giải là làm sáng tỏ xác định những yếu tố tạo nên tranh chấp,
có thu nhận thông tin theo con đường điều tra hoặc bằng các cách thức khác. Khi tiến hành công
18 Điều 248 Công ước của LHQ về luật biển 1982.
19 Điều 6 Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp.
20 Điều 4 Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp 2004.
21 dụ: trong cuộc xung đột trang giữa Nga Gzuzia đầu tháng 8 năm 2008, tổng thống Pháp Nicolas
Sarkozy với ch chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu đã đóng vai trò trung gian, tạo điều kiện
cho tổng thống Nga Dmitri Medvedev tổng thống Gzuzia Mikhail Saakassvili gặp gỡ và đạt được sự nhất
trí về “một kế hoạch hòa bình”.
22 dụ: Liên (cũ) đã từng đóng vai trò môi giới làm dịu căng thẳng giữa Pakistan Ấn Độ trong cuộc xung đột
trang giữa hai quốc gia. Khi hai nhà lãnh đạo của hai nước gặp nhau để đàm phán, hđã đề nghị Liên (cũ) tiếp tục
với vai trò trung gian. Vai trò trung gian của Liên (cũ) và sự tích cực giải quyết tranh chấp của Pakistan và Ấn Độ đã
dẫn đến việc ký kết Hiệp định Tasken 1966 giải quyết tốt đẹp tranh chấp về biên giới vùng đất Cashmir.
8
lOMoARcPSD| 40190299
việc hòa giải, bên hòa giải có nhiệm vụ trung hòa các bên tham gia tranh chấp. Bên hòa giải có
quyền đề đạt những giải pháp, phương thức giải quyết tranh chấp, dự thảo nghị quyết đưa
ra kết luận giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong hoạt động hòa giải bao gồm cả hoạt động
điều tra trung gian. Điều đó khiến người ta thể cho rằng hòa giải biện pháp tính
chất không hoàn toàn là ngoại giao và cũng không hẳn là biện pháp tư pháp (tòa án).
Cũng như biện pháp trung gian, quyết định và kết luận của cơ quan hòa giải chỉ có tính
khuyến nghị và tạo sở thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp. Như vậy, việc từ chối không
làm theo các khuyến nghị của cơ quan hòa giải không được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
quan hòa giải thể ủy ban thường trực hoặc ad hoc. Thành phần của
quan này gồm số lẻ các thành viên được lựa chọn với cách nhân, trong đó thể bao
gồm thành viên công dân của các bên tranh chấp hoặc chỉ bao gồm công dân của nước
thứ ba do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn.
Thực tiễn quan quốc tế cho thấy, khá nhiều điều ước quốc tế quy định việc hòa giải
như một phương thức các nước thành viên thể sử dụng mỗi khi tranh chấp. dụ:
Công ước của LHQ về luật biển 198223, Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế.24
2.2.3.
Đi I
u tra
Hoạt động điều tra được coi là bin pháp gii quyết hòa bình các tranh chp quc t ế và
thường được thc hin thông qua ủy ban điều tra. Nhim v của ủy ban này xác định các
s kin còn gây tranh cãi, khô ng được hiểu thng nht gia các bên tham gia tranh chấp nhằm
làm sáng tỏ thực trạng vụ tranh chấp. Như vậy, hoạt động điều tra thực chất không giải
quyết tranh chấp quốc tế chỉ làm sáng tỏ các sự kiện hoặc hành động dẫn đến tranh
chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp.
Ủy ban điều tra hai loại: ủy ban m thời (ad hoc) ủy ban thường trực. Thực
tiễn cho thấy nhiều ủy ban điều tra được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên
tranh chấp, như thỏa thuận giữa Anh Nga 1904 về thành lập Ủy ban điều tra vụ thuyền
đánh cá của Anh bị bắn, hay thỏa thuận giữa Anh và Đan Mạch năm 1961 về thành lập Ủy
ban điều tra vụ Hải quân Đan Mạch đã bắn tàu đánh cá của Anh.
V nguyên tc, thành phn, thi hn và thm quyn của ủy ban do các bên liên quan thỏa
thuận quy định. Vì vậy, thành viên của ủy ban điều tra có thể chỉ là công dân của các bên tranh
chấp nhưng họ không đại diện cho quốc gia mình, có thể gồm ccông dân của nước trung lập,
có thể chỉ có công dân của nước trung lập được các bên tranh chấp thỏa thun la chn.25
Ủy ban điều tra thường giải tán khi báo cáo (kết luận) điều tra được thông qua. Báo
cáo của ủy ban điều tra thường được thông qua với đa số phiếu. Báo cáo hay kết luận của
ban đìêu tra không hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp. Họ toàn quyền chấp nhận
hay bác bỏ toàn bộ hay một phần báo cáo của ủy ban điều tra.26
2.2.4. Gi
i quy
Ā
t tranh ch
Ā
p thông qua t
z
a
á
n qu
Ā
c t
Ā
23 Điều 1 đến điều 8 phụ lục V của Công ước 1982 về luật biển.
24 Khỏan b điều 66 và phụ lục Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế.
25 Ví dụ, trong thời chiến tranh Nga - Nhật 1904, một thuyền đánh của Anh bị bắn, hai ngư dân Anh bị chết,
một số người khác trên thuyền bị thương nặng, Anh cho rằng quân Nga đã gây thiệt hại đó. Giữa Anh Nga xảy
ra tranh chấp. Anh và Nga thỏa thuận lập một Ủy ban điều tra gồm đại diện Nga, Anh, Pháp, Mỹ và Áo. Ủy ban đã
tiến hành điều tra, tìm ra nguyên nhân, hoàn cảnh và thủ phạm gây hại. Ủy ban đi đến kết luận là quân Nga đã bắn
vào thuyền đánh cá của Anh. Từ kết luận này Nga đã chấp nhận bồi thường thiệt hại cho Anh. Xem
http://www.worldcourts.com/ici/eng/decisions/1905.02.26_doggerbank.htm. Hay, năm 1990, theo đề xuất của Tổng thư
ký LHQ, hội nghị quốc tế Paris đã chấp thuận cử phải đoàn điều tra tình hình Cambodia từ ngày 9 đến ngày
14/8/1990.
26 Điều 35 Công ước La Haye 1907.
9
lOMoARcPSD| 40190299
Gii quy ết tranh ch p quc tế theo trình t th tc t tng ca tòa án thường trực quốc tế
được coi là mt trong các bi n pháp hòa bì nh gii quyết tranh ch ấp quốc tế. ng vi trng tài
quc tế, tòa án quc tế được coi là quan i phán quc tế. Tòa án thường trực quốc tế một
định chế tương đối mới mẻ. Tòa án thường trực quốc tế đầu tiên thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp giữa các quốc gia Tòa án Công Trung Mỹ, được 5 quốc gia vùng Trung Mỹ
thành lập năm 1908. a án quc tế đầu tiên có tm ảnh hưởng và ý nghĩa toàn cu là Toà án
công lý quc tế thường trực ca Hi quc liên, có các chức năng bản: gii thích điều ưc quc
tế, gii quyết các tranh chp quc tế đưa ra các kết luận vấn. Sau đại chiến thế giới lần thứ
II, tòa án này được thay thế bằng TACLQT của LHQ. Hiện tại, tòa án công lý quc tế ca LHQ
là cơ quan tư pháp có quyn lc và ảnh hưởng toàn cu.
Khi nghiên cứu tòa án quốc tế, ngoài việc phân biệt giữa tòa án quốc tế với cách
một trong những quan chính của một tổ chức quốc tế, chức năng chủ yếu giải quyết
tranh chấp quốc tế với các tòa án quốc tế được thành lập, hoạt động dựa trên sở điều ước
quốc tế, cũng cần phân biệt chúng với các tòa án hình sự quốc tế đang tồn ti và hoạt động.27
Nhìn chung, tòa án quc tế ch có thm quyn gii quyết tranh chp gi a các quc gia khi
họ chấp thu ận thẩm quyền t x ca t òa. Tuy nhiên, trong thc tin còn tn ti lo i hình tòa án
quc tế đặc th ù, đó là Tòa án ca Liên minh châu Âu (European Union, EU). Tòa án này không chỉ
giải quyết các tranh chp quc tế phát sinh gi a các nước thành viên EU mà còn xem xét các tranh
chp gia các quan của EU, gia các th nhân và pháp nhân ca các nước thành viên vi các
quan của EU. Như vậy, tòa án ca EU có thm quy n gii quyết tranh chp rt rng và đối
tượng ca tranh chp cũng rất đa dạng. C ó th nói đây đặc thù ca EU mt t chc quc tế
“siêu quốc gia” duy nht trên thế giới cho đến thời điểm hin nay.
Như vậy, phạm vi giải quyết tranh chấp của các tòa án quốc tế khác nhau. Mặc vậy,
các tòa án quốc tế cũng có những đặc điểm chung giúp phân biệt với trọng tài quốc tế. Cụ thể:
- Mỗi tòa án quốc tế đều hoạt động theo quy chế riêng, được thông qua từ trước để quy định
thủ tục điều chỉnh quan hệ giữa tòa với các bên tranh chấp. dụ: TACLQT LHQ hoạt động
theo Quy chế TACLQT năm 1945,28 Tòa án luật biển hoạt động theo phụ lục VI về Quy chế của
Tòa án luật biển, kèm theo Công ước của LHQ về luật biển năm 1982;
- Trừ một số trường hợp đặc biệt, 29 thành phần xét xử của tòa án quốc tế là cố định,
nghĩa là các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán;
- Các bên tranh chấp không có quyền thay đổi các quy tắc, thủ tục tố tụng của tòa án;
- Phán quyết của mọi tòa án quốc tế đều có giá trị chung thẩm và bắt buộc các bên
liên quan phải triệt để tuân thủ.
chế đảm bảo thi hành phán quyết của tòa án quốc tế rất nghiêm ngặt hiệu quả.
Theo quy chế của tòa hoặc hiến chương của các tổ chức quốc tế, phán quyết của tòa thường được
bảo đảm thi hành thông qua thẩm quyền của cácquan của tchức quốc tế. dụ, Hiến chương
LHQ đã trao cho HĐBA quyền đưa ra những nghị quyết về những biện pháp cần áp dụng đối với
27 Xem chương Luật hình sự quốc tế.
28 Theo điều 92 của Hiến chương LHQ: TACLQT LHQ hoạt động theo một quy chế y dựng trên sở Quy chế
của Tòa án công lý quốc tế thường trực của Hội quốc liên. Quy chế của Tòa án quốc tế kèm theo Hiến chương LHQ
là một bộ phận cấu thành của Hiến chương LHQ ngày 26/06/1945. Nguồn: http://www.icj-cij.org.
29 Ví dụ: trong phạm vi chức năng của mình TACLQT LHQ có thể thành lập ba loại tòa đặc thù: (1) Tòa rút gọn trình tự
tố tụng, theo điều 29 quy chế TACLQT, tòa này được thành lập hằng năm theo yêu cầu các bên tranh chấp, tòa gồm
5 thẩm phán. (2) Tòa đặc biệt, được thành lập theo khoản 1, điều 26, quy chế TACLQT, tòa này gồm 3 thẩm
phán hoặc nhiều hơn theo sự suy xét của tòa. (3) Tòa ad hoc được thành lập theo sự thỏa thuận của các bên,
số lượng thẩm phán cũng được các bên thỏa thuận.
10
lOMoARcPSD| 40190299
quốc gia không thực hiện nghĩa vụ theo phán quyết của tòa án nhằm đảm bảo cho phán
quyết của tòa được chấp hành nghiêm chỉnh.30
Ngoài chức năng chủ yếu là gii quyết tranh ch p quc tế và đưa ra c k ết luận vấn
pháp lý trong các v vic c th, tòa án quc tế còn có th góp ph n gii th ích và cng c hoàn
thin các quy ph m lu t quc t ế. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của tòa là rất lớn. Thông qua
hoạt động của tòa án quốc tế, tranh chấp quốc tế có thể được giải quyết triệt để; phán quyết do
tòa án quốc tế đưa ra thường đảm bảo được tính công bằng và khách quan; các phán quyết của
tòa án quốc tế thường được các bên tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh.
2.3. Gii quyết tranh chp thông qua tr ng tài quc tế
Giống như tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế không thẩm quyền đương nhiên giải
quyết tranh chấp quốc tế. Thẩm quyền của tòa trọng tài là thẩm quyền tùy nghi, phụ thuc vào
ý chí ca các bên tranh chấp ý chí đó phi được ghi nhận trong điều uc quc tế chuyên môn
hoặc điều khon trng tài. Các văn bản này n x ác định c th trình t, th tc xét x, ngun
lut s dng trong xét x cũng như thủ tc và giá tr phán quyết ca tòa trng tài.
Dưới góc độ lịch sử, so với tòa án quốc tế, a trng tài là bin ph áp gii quyết tranh
chp đã được bi ết t lâu. Hình thc n ày đã xut hi n vào thi k Hy Lp cđại, sau đó vào
th i kỳ Trung đại, khi Giáo hoàng đóng vai tr ò trng t ài. T òa trng tài phát triển mạnh vào
th ế k XIX. Năm 1899, Hội ngh hòa bình La Haye đã pháp điển hóa lu t v trng tài quc
tế. Đồng thi, cng đồng quc tế đã có s c gắng định chế hóa chế trng tài, bằng cách
thành lp Tòa trng tài thườ ng trc. Hi ngh hòa bình La Haye năm 1907 đã phát triển lut
v trng tài, với quy định theo đó trọng tài quốc tế thm quyn gi i quy ết các tranh chp
phát sinh gia các quc gia vi thành phn là các trng tài viên do các bên tranh chp la chọn,
dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Khoa hc lut quc tế s dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại trọng tài. Cụ thể:
- Căn cứ vào tính chất hoạt động, trọng tài quốc tế gồm trọng tài thường trực (trọng tài
theo quy chế) và tòa trng tài vụ việc (ad hoc). Trọng tài thường trực trọng tài hoạt động thường
xuyên, liên tục, trụ sở, danh sách trọng tài viên, quy chế hoạt động thủ tục tố tụng.
dụ: tòa trọng tài thường trực La Haye được thành lập theo hai Công ước La Haye 1989 và 1907.31
Trọng tài vụ việc được thành lập chỉ để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và sẽ chấm dứt
hoạt động khi vụ tranh chấp được giải quyết.
- Căn cứ vào số lượng trng tài viên, trng tài được chia thành trng tài đơn nhất (ch có mt
trng tài viên) và trng tài tp th (bao gm t ba trng tài viên tr nên).
- Căn cứ vào thm quyn gii quyết, trng tài được chia thành trng tài có thm quyn chung
(có chức năng giải quyết các tranh chp phát sinh trong các nh vực kc nhau của đời sng quc
tế, như trọng tài thường trực La Haye được thành lập theo Công ước 1899 và 1907) và trng tài
chuyên môn (ch có thm quyn gii quyết tranh chp trong mt hoc mt slĩnh vực của đời sng
quc tế, như trọng tài quc tế v lut biển, được thành lập theo Công ước lut bin 1982).
32
Thành phn của quan trọng tài do các bên tha thuận quy định, có th ch bao gm mt
trng tài viên hoc nhiều trọng tài viên (hội đồng trọng tài). Slượng trng tài viên luôn là s l,
để đảm bo phán quyết ca trng tài được thông qua d dàng theo nguyên tắc đa số phiếu. Trong
trường hp trng tài được thành lp vi mt trng tài viên duy nht thì người này thường phải là
30 Điều 94 Hiến chương LHQ
31 Mặc dù tòa trọng tài thường trực La Haye có trụ sở tại La Haye nhưng các trọng tài viên không hoạt động
thường xuyên, tòa chỉ có một danh sách trọng tài viên mà các bên có quyền lựa chọn để hình thành một thành
phần cơ cấu xét x
32 Xem phụ lục VII và VIII của Công ước 1982 về luật biển
11
lOMoARcPSD| 40190299
công dân có uy tín của nước th ba. Nếu là hội đồng trọng t ài, thì thông thường mỗi bên tranh
chp có quyn chđịnh mt s lượng trng tài viên bng nhau là công dân nước mình hoặc
nước th ba. Các trng tài viên được chđị nh s tha thu n la ch n trng tài viên khác làm
ch tch h ội đồng trng tài. V nguyên t c, chủ tịch hội đồng trọng tài bắt buộc phải là công
dân của nước th ba. Nếu các bên hu quan không la chọn được, hoặc trong trường hợp các
bên không muốn chỉ định trọng tài viên của mình một do nào đó, họ th yêu cu
Chánh án TACLQT hoc tổng thư ký LHQ chỉ định.
Luật được áp dụng để gii quyết các tranh chp quc t ế là lut quc tế liên quan trc tiếp
đến v tranh chp. Ngoà i ra, các bên có th t do tha thun l a chn lut quc gia, nguyên
tc pháp luật chung hay quy định chuyên môn nào đó để trng tài s dng khi gii quyết tranh
chp giữa họ.
33
Thủ tục tố tụng, trình t phiên t òa trng tài về nguyên tắc do các bên tranh chấp ấn định.
Thông thường, trình tự phiên tòa trọng tài bao gồm hai giai đoạn: thủ tục viết thủ tục nói.
Sau khi các đại diện hoặc cố vấn của các bên đưa ra tất cả các giải thích, chứng cứ, yêu cầu của
họ, chủ tịch tòa trọng tài sẽ tuyên bố kết thúc phần tranh tụng sau đó tòa sẽ tiến hành nghị
án. Quyết định của trọng tài sẽ được thông qua theo nguyên tắc nhất trí hoặc đa số phiếu.
Phán quyết trọng tài thường được thông qua tại buổi thảo luận nghị án bằng đa số phiếu và sẽ
được tuyên đọc với sự mặt của đại diện cố vấn pháp của các bên tranh chấp. Phán quyết
phải phần chứng minh lập luận của trọng tài. Về nguyên tắc, phán quyết của trọng tài có giá trị
chung thẩm hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên. Phán quyết của trọng tài không thể bị
khiếu nại, nhưng thđược xem xét lại trong trường hợp xuất hiện c tình tiết sự kiện ảnh
hưởng tính quyết định đến phán quyết, trước đó tòa trọng tài chưa được biết đến. Trong
trường hợp các bên quan điểm, yêu cầu khác nhau về việc giải thích thi hành phán quyết thì
chính cơ quan trọng tài với cùng thành phần xét xử sẽ xem xét và giải thích.
Trọng tài có nhiều điểm chung với tòa án. Ví dụ, việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài
hay tòa án quốc tế đều được thực hiện dựa trên cơ sở luật quốc tế; đồng thời phán quyết trọng
tài cũng như phán quyết tòa án quốc tế đều có giá trị chung thẩm hiệu lực bắt buộc đối với
các bên tranh chấp. Tuy nhiên giữa biện pháp trọng tài và tòa án vẫn có sự khác biệt, cụ thể:
- Thứ nhất, về thành phần xét xử, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, trong khi đó
thành phần xét xử của tòa án quốc tế là cố định, các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán;
- Thứ hai, về thủ tục tố tụng xét xử, các bên quyền thỏa thuận quy định thủ tục giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài, vì vậy thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, linh hoạt mềm dẻo
hơn, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí, rút ngắn quá trình thông qua phán quyết. Trong khi đó,
thủ tục tố tụng tòa án là cố định, đã được quy định cụ thể từ trước trong quy chế của tòa;
- Thứ ba, về mức độ bảo mật trình tự tố tụng trong từng vụ việc, nếu các bên yêu
cầu, nội dung giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ được giữ kín, đảm bảo cho các bên
liên quan giữ được bí mật quốc gia, bí quyết kinh doanh, quy trình kỹ thuật… qua đó,
góp phần bảo vệ danh dự, uy tín của các bên tranh chấp. Trong khi đó, giải quyết tranh
chấp theo tòa án quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai;
- Thứ tư, về thể loại tranh chấp quốc tế được giải quyết, trọng tài không những giải quyết
tranh chấp pháp lý còn giải quyết tranh chấp chính trị, vậy, phán quyết của trọng tài thể
không mang tính đối nghịch như phán quyết của tòa án quốc tế. Do đó, sau khi phán quyết của
trọng tài, các bên vẫn có thể tiếp tục giữ được mối quan hệ với nhau kể cả trong lĩnh vực vừa xảy ra
tranh chấp. Trong khi đó, tòa án quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp pháp lý.
33
Xem thêm: Nations unies - United Nations, Reports of International Arbitral Awards Trail smelter case (United
States, Canada), 2006, http://untreaty.un.org/cod/riaa/cases/vol_iii/1905-1982.pdf
12
lOMoARcPSD| 40190299
- Thứ năm, về khả năng kiểm soát hoạt động tố tụng, trình tự trọng tài do các bên
tự quy định, thế khả năng kiểm soát hoạt động trọng tài của các bên rộng hơn. Trong
khi đó, khi tham gia thủ tục trước tòa án, các bên không có quyền này.
2.4. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại các tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia thành viên. Căn cvào các
điều ước quốc tế thành lập tổ chức quốc tế, mỗi tổ chức quốc tế đều thẩm quyền và chức
năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, các bên tranh chấp không chỉ
tìm đến những cơ chế giải quyết được ấn định trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế mà h
là thành viên, mà còn có quyền lựa chọn những biện pháp giải quyết hòa bình khác. Vấn đề
này thường được quy định trong các điều ước quốc tế của tổ chức quốc tế, như Điều 28
Hiến chương ASEAN năm 200734, khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ.35
Thông thường các tranh chấp liên quan trong khuôn khổ tổ chức quốc tế được giải
quyết theo các chế đã được quy định trong quy chế tổ chức quốc tế. Việc nâng cao vai
trò của tổ chức quốc tế gia tăng số lượng các tổ chức quốc tế làm phong phú thêm các
biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia. Mỗi tổ chức quốc tế
đều có đặc thù, vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp của chúng cũng có nhiều sự riêng biệt.
Ví dụ, bên cạnh TACLQT, các tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ, như Tổ chức
nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization, FAO), Tổ chức hàng không quốc tế
(International Civil Aviation Organization, ICAO), Tổ chức lao động quốc tế (International
Labour Organization, ILO), Tchức sức khỏe thế giới (World Health Organization, WHO)... cũng
thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong quy chế cũng như các điều ước của các tổ
chức quốc tế này đều ghi nhận các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, như đàm
phán trực tiếp giữa các bên, sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế và TACLQT cùa LHQ. Các tranh
chấp phát sinh trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ thường là các tranh
chấp liên quan đến thẩm quyền của các tổ chức quốc tế trong việc giải thích áp dụng các
quy chế điều ước quốc tế của tổ chức. Nhìn chung, các tranh chấp phát sinh giữa các quốc
gia thành viên tổ chức quốc tế thường được giải quyết trong khuôn khổ của chính tổ chức quốc
tế dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức quốc tế. dụ: Điều 84,85,86 của Công
ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế 1944 quy định về trình tự giải quyết tranh chấp
quốc tế liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước và các phụ lục của công ước.36
Hiện nay, có 17 tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ. Đây là các tổ chức quốc tế liên chính
phủ được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế đa phương, còn được gọi là điều lệ của tổ chức quốc
tế.37 Phạm vi thẩm quyền của mỗi tổ chức quốc tế chuyên môn được quy định trong điều lệ của tổ
chức quốc tế đó, trong Hiến chương LHQ và trong hiệp định song phương giữa LHQ
34 Theo Điều 28 Hiến chương ASEAN, trừ khi quy định khác trong hiến chương này, các quốc gia thành
viên quyền viện dẫn những hình thức giải quyết tranh chấp hòa bình được quy định tại 33 khỏan 1 của
Hiến chương LHQ hoặc các văn bản Luật QT khác mà các quốc gia thành viên ASEAN.
35 Khoản 3 điều 2 Hiến chương LHQ ghi nhận: tất cả các thành viên LHQ giải quyết những tranh chấp quốc
tế của họ bằng các biện pháp hòa bình.
36 Điều 84 Công ước Chicago giải quyết tranh chấp nếu sự bất đồng giữa 2 hoặc nhiều quốc gia kết về việc
giải thích áp dụng công ước này c phụ lục của công ước không thể giải quyết bằng thương lượng, thì hội
đồng phải quyết định theo thỉnh cầu của bất kỳ quốc gia hữu quan o. Không một thành viên nào của hội đồng
mà là 1 bên tranh chấp được biểu quyết khi hội đồng xem xét cuộc tranh chấp. Phụ thuộc vào điều 85 mọi quốc gia
kết có thể kháng cáo quyết định của hội đồng trọng tài đặc trách được thành lập theo sự thỏa thuận với các bên
khác trong cuộc tranh chấp hoặc kháng cáo lên toà án công quốc tế thường trực. Kháng cáo như vậy phải được
thông báo cho hội đồng trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quyết định hội đồng.
37
Theo Unitied Nation, Structure and organization, http://www.un.org/en/aboutun/structure/index.shtml
13
lOMoARcPSD| 40190299
và tổ chức quốc tế chuyên môn do Hội đồng kinh tế xã hội của LHQ thay mặt cho tổ chức
quốc tế toàn cầu này kí kết. Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của từng tổ chức quốc tế
chuyên môn nói trên sẽ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của từng tổ chức.
Các tổ chức quốc tế khu vực nhìn chung đều quy định về trình tự, thủ tục và các biện
pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia thành viên của
tổ chức. Việc giải quyết tranh chấp thể được khởi xướng theo kiến nghị của quốc gia
thành viên tham gia tranh chấp, theo sáng kiến của HĐBA LHQ hay theo các quy định
hiện hành được ghi nhận trong quy chế của tổ chức quốc tế khu vực.
III. Một số cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế
Hiện nay, khá nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó cả cơ chế giải quyết
tranh chấp tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu (như LHQ, WTO) hay khu vực (như
ASEAN, EU) và cơ chế giải quyết tranh chấp trong các điều ước quốc tế chuyên môn như Công
ước 1982 về luật biển. Phần này sẽ đề cập cơ chế giải quyết tranh chấp của LHQ, ASEANvà cơ
chế giải quyết tranh chấp quốc tế về luật biển theo Công ước 1982.
3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại Liên hợp quốc
3.1.1. T
za án Công lý qu Āc t Ā c
a Liên h
p qu Āc
3.1.1.1. Khái nim v Tòa án Công lý quc tế ca Liên hp quc
TACLQT LHQ quan pháp chính của LHQ, hoạt động trên sở quy chế
của mình. TACLQT quan chính của LHQ, còn Quy chế TACLQT một bộ phận
không thể tách rời của Hiến chương LHQ.38
Tiền thân của TACLQT chính Tòa án Công quốc tế thường trực (còn gọi pháp
viện thường trực) bên cạnh Hội quốc liên. Tuy nhiên TACLQT thường trực không phải là
quan của Hội quốc liên, bởi tòa án này hoạt động dựa trên cơ sở quy chế hoàn toàn độc lập.
Thành viên LHQ đương nhiên thành viên của Quy chế TACLQT. Tuy nhiên, các quốc
gia không phải thành viên của LHQ cũng thể thành viên của Quy chế TACLQT. dụ, Thụy
Sĩ, Nhật Bản, Nauru khi chưa là thành viên LHQ vẫn được thừa nhận là thành viên của Quy chế
TACLQT.
Tòa án có trụ sở chính tại thành phố La Haye (Hà Lan), ngoài ra, tòa cũng có thể tiến hành
các phiên xử ngoài La Haye khi tòa xét thấy cần thiết.39 Ngôn ngữ chính của tòa án quốc tế tiếng
Anh tiếng Pháp. Ngoài ra, tòa cũng thể cho phép các bên theo yêu cầu của họ sử dụng ngôn
ngữ khác.40 Khi xét xử, tòa áp dụng nguồn luật quy định tại Điều 38 của Quy chế của tòa.
sở pháp xác định chức năng hoạt động của TACLQT chủ yế Hiến
chương LHQ,41 Quy chế của TACLQT và Nội quy của tòa,42.
3.1.1.2. Thm quyn chính ca Tòa án Công lý quc tế ca Liên hp quc
Theo Điều 36 quy chế TACLQT, tòa có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp
các bên đưa ra cũng như các vấn đề được quy định riêng biệt trong Hiến chương LHQ
hoặc các điều ước quốc tế có hiệu lực. Cụ thể, tòa án quốc tế có 2 thẩm quyền như sau:
38 Điều 92 Hiến chương LHQ.
39 Đ22 quy chế Tòa án quốc tế LHQ
40 Đ39 quy chế Tòa án quốc tế LHQ
41 Chương XIV quy định về Tòa án quốc tế của Hiến chương LHQ
42 Theo điều 30 quy chế của tòa, Tòa án quốc tế quyền xây dựng nội qui quy định nguyên tắc thực hiện
chức năng, các nguyên tắc thủ tục xét xử của tòa. Ngày 6/5/1946, nội qui của tòa án quốc tế đã được thông
qua. Năm 1972, tòa đã thông qua việc sửa đổi một phần nội qui. Ngày 14/4/1978, tòa thông qua sửa đổi nội
qui lần hai, nhằm cải tổ thủ tục tranh tụng trước tòa.
14
lOMoARcPSD| 40190299
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia phù hợp với quy chế của mình. Tòa
án không chỉ giới hạn thẩm quyền xét xử giữa các quốc gia thành viên LHQ.43 Các quốc gia không
phải là thành viên LHQ có thể tham dự vào quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa với tư cách bên
nguyên đơn, bên bị đơn hoặc bên liên quan với điều kiện đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu do Đại hội
đồng (ĐHĐ) đưa ra trong từng vụ cụ thể dựa trên cơ sở khuyến nghị của HĐBA.44
- vấn pháp luật, đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp ĐHĐ, HĐBA cũng
như các cơ quan khác của LHQ, các tổ chức quốc tế chuyên môn được sự chấp nhận của ĐHĐ yêu
cầu. Riêng đối với ĐHĐ và HĐBA có thể yêu cầu tòa kết luận tư vấn về bất cứ vấn đề pháp lý liên
quan.
45
* Các phương thức chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án công lý Liên
hợp quốc
TACLQT thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia chấp nhận thẩm
quyền xét xử của tòa. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia của luật quốc
tế, TACLQT không thẩm quyền đương nhiên giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa được xác lập dựa trên sự chấp thuận của các
bên liên quan. Chấp thuận này có thể thỏa thuận trước (trước khi tranh chấp xảy ra)
hoặc thỏa thuận sau (sau khi tranh chấp xảy ra). Căn cứ vào Điều 36 của Quy chế tòa,
sự chấp nhận thẩm quyền của tòa được thể hiện theo ba phương thức sau:
- Chấp nhận thẩm quyền của tòa án quốc tế theo từng vụ việc (được gọi thỏa thuận
thỉnh cầu). Đây là phương thức chấp nhận sau, tức là khi có tranh chấp đã xảy ra, các quốc
gia tranh chấp sẽ một thỏa thuận, được gọi thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghtòa giải
quyết tranh chấp giữa họ. Hình thức này đã được các quốc gia tranh chấp áp dụng rộng rãi
như trong vụ Các đảo Minquiers vả Ecréchous giữa Pháp Anh,46 vụ Thềm lục địa Biển
Bắc giữa Cộng hòa liên bang Đức và Đan Mạch, Cộng hòa liên bang Đức và Hà Lan.47
- Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án trong các điều ước quốc tế. phương thức
này, trong các điều ước quốc tế, các quốc gia dự liệu trong các điều khoản đặc biệt, theo đó
khi tranh chấp xảy ra về việc giải thích thực hiện điều ước quốc tế, một bên thể
đưa tranh chấp ra TACLQT LHQ. Do đó, sau này khi tranh chấp xảy ra, chỉ cần một
bên (nguyên đơn) gửi đơn đến tòa, tòa sẽ có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ như vụ nhân viên
ngoại giao và lãnh sự Mỹ tại Teheran, Mỹ kiện Iran dựa trên Nghị định thư về thủ tục giải
quyết bắt buộc các tranh chấp trước TACLQT mà cả hai nước đã ký và phê chuẩn.
- Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa án bằng một tuyên bố đơn phương. Theo phương thức
này, khi cả hai quốc gia tranh chấp đều có tuyên bđơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của
tòa các tuyên bố này đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với một tranh chấp thì tòa thẩm
quyền xét xử tranh chấp đó.48 Các quốc gia toàn quyền thể hiện ý chí của mình bằng tuyên bố
đơn phương vào bất cứ thời điểm nào, với những nội dung hoặc những điều kiện để chấp nhận
thẩm quyền xét xử của tòa. Thủ tục đăng các tuyên bố đơn phương này được thực hiện bằng
cách gửi cho Tổng thư ký LHQ, Tổng thư ký sẽ làm nhiệm vụ lưu chiểu.49
3.1.1.3. Cơ cấu t chc ca Tòa án Công lý quc tế ca Liên hp
quc a. Các thẩm phán thường trực
43 Đ34.1 quy chế TAQT LHQ.
44 Đ93.2 Hiến chương LHQ.
45 Đ96 Hiến chương LHQ.
46 : Nguyễn Hồng Thao, TACLQT, d, tr. 234.
47 : Nguyễn Hồng Thao, TACLQT, sđd, tr. 267.
48 Điều 36.2 Quy chế TACLQT LHQ.
49 Điều 36.4 Quy chế TACLQT LHQ.
15
lOMoARcPSD| 40190299
Theo Điều 2 Quy chế TACLQT, tòa cấu một hội đồng các thẩm phán độc
lập, được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch, trong số những người phẩm chất đạo
đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra quốc gia họ để chỉ định chức vụ xét xử cao nhất, hoặc
những luật gia uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.50 Tòa án quốc tế gồm 15 thẩm
phán và số thẩm phán cần thiết để tiến hành xét xử là 9. Trong số 15 thẩm phán, được bầu
chọn theo một trình tự thủ tục do luật quy định, không thể hai thành viên cùng quốc
tịch. Thành phần Hội đồng thẩm phán phải đảm bảo được tính đại diện, tính công bằng
giữa các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, giữa các khu vực địa lý cũng như giữa các
hình thái văn hóa chủ yếu trên thể giới.51 Quy định này nhằm mục đích đảm bảo cho các
quyết định của tòa có hiệu lực cao và thu hút đông đảo các nước khác nhau trên thế giới áp
dụng biện pháp giải quyết tranh chấp giữa họ bằng con đường tòa án quốc tế LHQ.
Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm thể được bầu lại. Các thẩm phán do ĐHĐ
HĐBA bầu ra. Bầu cử được tiến hành ba năm một lần nhằm thay đổi một phần ba (5 thẩm
phán) thành phần của tòa. Sau khi trúng cử, 15 thẩm phán sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để bầu ra
Chánh án Phó chánh án nhiệm kỳ 3 năm thể được bầu lại. Quy chế của tòa án ghi
nhận, thẩm phán TACLQT làm việc độc lập, không đại diện cho quốc gia họ mang quốc
tịch, chỉ đại diện cho công lý quốc tế. Trong thời gian là thẩm phán, họ không đảm nhiệm chức
trách hành chính, chính trị hoặc nghề nghiệp nào52. Tính độc lập của thẩm phán còn thể hiện
về mặt vật chất, như các khoản lương, phụ cấp, thù lao do ĐHĐ ấn định.53 Trong khi thực hiện
chức năng của mình, các thẩm phán của tòa được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại
giao.54 Quy định này nhằm mục đích đảm bảo cho các thẩm phán không bị lệ thuộc, chi phối
bởi bất cứ chính phủ nước nào, họ phải toàn tâm toàn ý phục vụ cho tòa.
b. Các thẩm phán ad hoc
Theo Điều 31 Quy chế TACLQT, một hoặc các bên tranh chấp thđề cử c
thẩm phán ad hoc (vụ việc) nếu xét thấy trong thành phần xét xử của tòa không thẩm
phán nào mang quốc tịch nước mình. Quy định này giúp cân bằng tình thế trước tòa giữa
các bên tranh chấp, tuân thủ nguyên tắc các bên bình đẳng trước tòa, đồng thời cũng phát
huy ưu thế phương thức trọng tài. Khi lựa chọn các thẩm phán ad hoc, cũng phải dựa trên
tiêu chuẩn của Điều 2 quy chế tòa liên quan đến việc lựa chọn các thẩm phán thường trực.
Cũng cần phải lưu ý rằng, các thẩm phán ad hoc không có nghĩa vụ phải bỏ phiếu để bảo vệ
quyền lợi cho bên tranh chấp nào đã lựa chọn họ. Vị thế của các thẩm phán ad hoc ngang
bằng với các thẩm phán thường trực trong quá trình xét xử.
c. Các phụ thẩm
Tòa thể tự quyết hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp đưa ra trước khi kết
thúc thủ tục viết, các phụ thẩm được đcử tham gia vào thành phần xét xử của tòa. Họ
những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kthuật liên quan đến vụ tranh chấp. Các phụ
thẩm không có quyền biểu quyết.55
d. Thư ký tòa
50 Điều 2 Quy chế TACLQT LHQ.
51 Điều 9 Quy chế TACLQT LHQ.
52 Điều 16 Quy chế TACLQT LHQ.
53 Điều 32 Quy chế TACLQT LHQ.
54 Điều 19 Quy chế TACLQT LHQ.
55 : K2 Đ30 Quy chế TAQT LHQ
16
lOMoARcPSD| 40190299
Thư Tòa do Tòa đề cử.56 Ban thư của TACLQT một Ban thường trực chỉ phụ
thuộc vào tòa, khác với Ban thư của LHQ (một trong sáu quan chính của LHQ). Nhân viên
của ban thư ký được hưởng chế độ ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như nhân viên LHQ.
Lương của thư tòa do ĐHĐ ấn định theo đề xuất của tòa cũng được miễn mọi
khoản thuế theo tinh thần khoản 8 điều 32 của quy chế TACLQT. Ban thư gồm chánh
thư ký, phó chánh thư ký và các nhân viên. Chánh thư và pchánh thư do tòa bầu
theo phương thức bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ 7 năm.
e. Các Tòa rút gọn
Như đã trình bày, thông thường TACLQT tiến hành xét xử bởi Hội đồng toàn thể.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ hoạt động của mình, TAQT còn có loại hình gọi là tòa rút gọn,
được thành lập để giải quyết từng vụ việc cụ thể của tòa. Theo điều 28 của Quy chế TAQT,
tòa rút gọn thể được điều hành thực hiện nhiệm vụ xét xử ngoài La Haye, được
thực hiện chức năng của mình theo lẽ công bằng chân lý, ngôn ngữ sử dụng do các bên
tranh chấp lựa chọn. C ác phán quyết của tòa rút gọn được coi như phán quyết của tòa toàn
thể. Căn cứ vào Điều 26 29 quy chế TAQT, 3 loại tòa rút gọn thể được thành lập
theo ý chí của TACLQT hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp, cụ thể:
- Tòa rút gọn tạm thời (tòa ad hoc), trường hợp này, thành phần của tòa rút gọn do
TACLQT quy định dựa trên sự nhất trí của các bên.57 Thực tế cho thấy, các bên thường
thỏa thuận thành phần của tòa 5 thẩm phán. Một số vụ tranh chấp đã được giải quyết
bởi tòa rút gọn tạm thời là vụ Vịnh Maine (Canada/Mỹ) năm 1982; vụ tranh chấp biên giới
giữa Burkina Faso và Mali năm 1985.58
- Tòa đặc biệt: theo khoản 1 Điều 26 quy chế của TACLQT, nếu thấy cần thiết
TACLQT thể thành lập tòa đặc biệt gồm 3 thẩm phán hoặc nhiều hơn, nhằm phân tích
từng vụ việc nhất đinh như vụ việc về lao động, quá cảnh và liên lạc quốc tế.
- Tòa rút gọn trình tự tố tụng: theo hình thức này, hàng năm TACLQT lập ra tòa rút
gọn trình tự tố tụng, thành phần gồm 5 thẩm phán (chánh án, phó chánh án 3 thẩm
phán khác của tòa toàn thể). Tòa này xem xét giải quyết các vụ việc theo trình tự xét xử
sơ bộ nhằm mục đích thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc.59
Những quy định kể trên cho thấy tòa rút gọn là cơ quan tài phán kết hợp được
những thế mạnh của cơ quan tài phán thường trực với thể thức xét xử trọng tài.
3.1.1.4. Th tc gii quyết tranh chp ti Tòa án Công lý quc tế Liên hp quc
Theo quy định tại Điều 43 Quy chế tòa, thủ tục tố tụng của TAQT LHQ gồm 2 giai
đoạn kế tiếp nhau: thủ tục viết và thủ tục nói.
a. Thủ tục viết
Đây thủ tục đầu tiên trong toàn bquá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án
quốc tế. Giai đoạn này bao gồm các bước nộp đơn kiện nộp cho tòa bản bị vong lục
phản bị vong lục.
Theo quy định tại Điều 40 Quy chế tòa, các vụ việc được khởi kiện tòa, tùy theo từng
trường hợp cụ thể, bằng thông báo thỏa thuận thỉnh cầu hoặc bằng đơn kiện gửi cho thư ký tòa án.
Như vậy, các bên có thể đồng thuận đưa vụ việc tranh chấp của họ ra trước tòa án bằng con đường
thỏa thuận thỉnh cầu. Trong trường hợp này, không có bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn, cả hai bên
tranh chấp có vị thế pháp lý như nhau trước TACLQT. Ngược lại, một bên có thể đưa tranh chấp
56 : K2 Đ21 Quy chế TAQT LHQ
57 : K2 Đ26 quy chế TAQT LHQ
58 : Nguyễn Hồng Thao, TACLQT, sđd, tr.52
59 : Điều 29 quy chế TAQT LHQ
17
lOMoARcPSD| 40190299
ra trước tòa bằng một đơn khởi kiện dựa trên cơ sở bên kia chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của TACLQT, trong trường hợp này xuất hiện bên nguyên đơn và bên bị đơn trước tòa án.
Trong cả hai trường hợp phải nêu đối tượng tranh chấp các bên tranh chấp. Thông thường,
thỏa thuận thỉnh cầu đơn khởi kiện đều phải do đại diện được cử giao dịch tên được
chuyển cho chánh thư ký tòa bằng đường công văn ngoại giao hoặc do Đại sứ của các bên liên quan
trao tận tay. Thư tòa sẽ chuyển đơn ngay lập tức cho bên kia cho tất cả các nước thành viên
Quy chế của Tòa.60 Việc thông báo này nhằm để bên bị đơn biết đồng thời giúp bên thứ ba có thể có
quyền lợi liên quan xem xét quyết định họ có nên xin tòa cho tham dự hay không.
Sau đó, các bên phải chú ý sao cho nộp bản bị vong lục phản bị vong lục đúng quy định
về thời gian. Quy chế của tòa, không quy định thời gian nộp các bản bị vong lục phản bị vong
lục. Thời gian này do tòa quy định tùy từng trường hợp. Các bản bị vong lục phản bị vong lục
phải trình bày rõ, chi tiết các sự kiện pháp (Điều 44, nội qui của tòa). Ngoài ra, các bên phải
nộp tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan làm cơ sở. Mọi giấy tờ của các bên nộp cho tòa phải đồng
thời được chuyển cho bên kia bằng văn bản sao có chứng thực.61 Quy chế tòa không quy địnhtrình
tự nộp các bản bị vong lục phản bị vong lục. Thông thường, nếu tranh chấp được đưa ra trước
tòa thông qua đơn kiện của nguyên đơn, Tòa ấn định thời gian bên nguyên gửi bị vong lục sau
đó bên bị gửi phản bị vong lục. Trong trường hợp tranh chấp được đưa ra trước Tòa bằng thỏa
thuận thỉnh cầu, các bên sẽ thỏa thuận trong bản thỏa thuận thỉnh cầu đó số lượng và thời gian nộp
các bị vong lục và phản bị vong lục. Các bên có thể thỏa thuận mỗi bên nộp một bị vong lục, sau đó
một phản bị vong lục. dụ, trong vụ tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso Mali, mỗi bên
nộp một bị vong lục một phản bị vong lục.62 Nếu thấy các bản bị vong lục phản bị vong lục
chưa rõ ràng, tòa có quyền yêu cầu các bên nộp bổ sung bản phân tích.63 Cần lưu ý, ở bước này các
bên phải thu thập tài liệu chứng cứ cho thật đầy đủ để gửi cho tòa, bởi khi bắt đầu thủ tục nói, các
chứng cứ chỉ được chấp nhận khi bên kia đồng ý.64
Ngoài 2 bước như trên, quá trình xét xử của tòa cũng thể bị thay đổi bởi những
sự kiện như: bên bị đơn đưa ra lý lẽ bác bthẩm quyền của tòa, bên bị đơn vắng mặt, bên
thứ ba xin được tham dự khi nhận thấy quyền lợi của họ liên quan đến vụ kiện, các bên
yêu cầu tòa đưa ra các biện pháp bảo đảm tạm thời, hợp nhất các vụ kiện. Khi này, tòa
phải thực hiện một số thủ tục cần thiết như: (i) Tòa áp dụng các biện pháp cần thiết để xác
định thẩm quyền xét xử của mình. Việc xác định này do chính tòa xem xét quyết định;
(ii) Tòa áp dụng những biện pháp bảo đảm tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên,
phải thông báo ngay cho các bên HĐBA. Thủ tục viết được coi nkết thúc sau khi
bị vong lục của bên nguyên đã được chấp nhận thời gian dành cho bên bị đơn gửi phản
bị vong lục đã kết thúc. Bên cạnh đó, nếu một bên không trình diện trước tòa hoặc không
đưa ra lý lẽ của mình, theo yêu cầu của bên còn lại, tòa cũng sẽ chuyển sang thủ tục nói.65
b. Thủ tục nói
Thủ tục nói được hiểu quá trình tranh tụng được tiến hành trước tòa dưới sự điều hành
của chánh án hoặc phó chánh án.66 Tranh tụng được tiến hành công khai, nếu như không quyết
định khác của Tòa án hoặc không có yêu cầu của các bên.67 Mỗi phát biểu, trình bày quan điểm, ý
60 Điều 40 Quy chế TACLQT LHQ.
61 Khoản 3 và 4 Điều 43 Quy chế TACLQT LHQ.
62 Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, sđd, tr. 52.
63 Điều 40 Quy chế TACLQT LHQ.
64 Điều 52 Quy chế TACLQT LHQ.
65 K1 Đ53 Quy chế TACLQT LHQ.
66 Điều 45 Quy chế TACLQT LHQ.
67 Điều 46 Quy chế TACLQT LHQ.
18
lOMoARcPSD| 40190299
kiến về nội dung vụ việc của mỗi bên tại phiên họp công khai cần phải được thể hiện ràng,
cụ thể chính xác, chỉ ra các điểm bất đồng giữa hai bên. Bởi tất cả các lập luận các sự
kiện đã được các bên phân tích trong các bản bị vong lục phản bị bị vong lục, để tiết kiệm
thời gian các bên không nhất thiết nhắc lại tất cả những sự kiện và lập luận đó ở giai đoạn nói.
Sau khi đại diện của các bên đã trình bày ý kiến, Chánh án sẽ tuyên bố chấm dứt
tranh tụng chuyển sang phần nghị án. Việc nghị án của tòa được tiến hành thông qua
các phiên họp không công khai được giữ bí mật.68 Vụ kiện được quyết định bằng phán
quyết của tòa với đa số phiếu của các thẩm phán có mặt. Trường hợp số phiếu ngang nhau,
lá phiếu của chánh án hoặc người thay thế chánh án sẽ có tính quyết định69.
Phán quyết của tòa án sẽ được chánh án tuyên đọc công khai tại tòa và tất cả các thẩm phán
tham gia bỏ phiếu phải có mặt. Theo Điều 60 của Quy chế tòa, phán quyết của Tòa có giá trị chung
thẩm không được kháng cáo. Đây một trong những đặc thù của TACLQT so với một số
phương thức trọng tài quốc tế cũng như phương thức tài phán của các tổ chức quốc tế như WTO,
ASEAN có hai cấp xét xử. Ngoài ra, Điều 60 của quy chế tòa còn ghi nhận, trong trường hợp sự
bất đồng vviệc giải thích phán quyết của tòa, theo yêu cầu của bất kỳ n nào, chính Tòa sẽ
thẩm quyền giải thích. Phán quyết của tòa chỉ giá trị đối với các bên tranh chấp chỉ trong vụ
án đó.70 Mặc dù vậy, trên thực tế, tòa luôn cố gắng bảo đảm sự hài hòa giữa những phán quyết của
mình đưa ra và do đó, phán quyết của tòa trở thành nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Ví dụ, các quốc
gia có thể áp dụng những nguyên tắc mà tòa đưa ra trong vụ Ngư trường Na Uy, liên quan
đến phương pháp đường sở thẳng áp dụng trong phân định lãnh hải để giải cho lập
luận của họ liên quan đến vụ tranh chấp tương tự. Sau này, nguyên tắc đường sở thẳng
thể hiện trong phán quyết của tòa đã trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế, thể
hiện trong Điều 7 Công ước luật biển 1982.71
Trong trường hợp phát hiện ra các sự kiện pháp lý mà tòa không biết đến trong quá
trình xét xử, đồng thời các sự kiện này có ảnh hưởng, tác động đến quyết định của Tòa, bất
kỳ bên nào cũng có quyền yêu cầu Tòa sửa đổi lại phán quyết. Yêu cầu sửa đổi phải đưa ra
trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra sự kiện mới và trong vòng 10 năm
kể từ ngày phán quyết được công bố công khái.72
3.1.1.5. Trình tự tư vấn
Trình tự đưa ra kết luận vấn của TACLQT về bản tương tự như trình tự giải
quyết tranh chấp, gồm 2 giai đoạn chính: viết nói. Quá trình xác lập nội dung kết luận
tư vấn cũng giống như quá trình nghị án giải quyết tranh chấp quốc tế. Vì vậy, ở phần này,
ta chỉ đề cập đến một số điểm đặc thù: (i) chủ thể và điều kiện được tòa án đưa ra kết luận
tư vấn và (ii) giá trị của kết luận tư vấn.
(i) Chủ thể và điều kiện được tòa đưa ra kết luận tư vấn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Quy chế tòa điều 96 của Hiến chương LHQ, chủ
thể có thẩm quyền yêu cầu tòa ra kết luận tư vấn về mọi vấn đề liên quan là ĐHĐ và HĐBA. Ngoài
ra, 17 tổ chức chuyên môn của LHQ các cơ quan khác của LHQ, như Hội đồng kinh tế hội,
Hội đồng quản thác cũng quyền đưa ra yêu cầu kết luận vấn nhưng chỉ trong phạm vi hoạt
động của mình và phải được ĐHĐ cho phép. Như vậy, nếu như quốc gia là chủ thể duy nhất
68 Điều 54 Quy chế TACLQT LHQ.
69 Điều 55 Quy chế TACLQT LHQ.
70 Điều 59 Quy chế TACLQT LHQ.
71 Khoản 1 Điều 7 Công ước luật biển 1982 quy định: nơi nào bờ biển bị khoét sâu lồi m hoặc nếu
một chuỗi đảo nằm sát ngay dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có
thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
72 Khoản 4 và 5 Điều 61 Quy chế TAQT LHQ.
19
lOMoARcPSD| 40190299
quyền tranh tụng trước tòa để giải quyết các tranh chấp, thì chủ thể quyền u cầu
tòa đưa ra kết luận vấn chỉ gồm ĐHĐ, HĐBA; các quan khác của Liên hơp quốc
các tổ chức quốc tế chuyên môn. Quốc gia các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác
(như ASEAN, EU) và Tổng thư ký LHQ không có quyền này.
Cũng cần lưu ý rằng, việc yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn là quyền của các chủ thể được
xác định, tuy nhiên tòa có thể từ chối đưa ra kết luận tư vấn khi có đầy đủ cơ sở pháp lý. Thực tiễn
cho thấy, TAQT đã từ chối đưa ra kết luận vấn về tính hợp pháp của việc sử dụng khí hạt
nhân theo yêu cầu của WHO năm 1986. Lý do là yêu cầu có nội dung như vậy không thuộc lĩnh vực
chuyên môn của WHO, theo tinh thần của khoản 2 Điều 96 của Hiến chương LHQ.
(ii) Giá trị của kết luận tư vấn
Nếu như phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế của tòa án giá trị chung thẩm
LHQ chế đảm bảo cho phán quyết của tòa được thực thi một cách triệt để,73 thì
ngược lại, kết luận vấn của TAQT không giá trị ràng buộc đối với các chủ thể
quyền yêu cầu tòa, nó chỉ có tính chất khuyến nghị.74 Đồng thời, luật quốc tế cũng không có
quy định nào cấm các chủ thể này chấp nhận hiệu lực ràng buộc của kết luận tư vấn.
3.1.2.
H
i đ
ng b o an
HĐBA quan hạn chế, thường trực đặc thù của LHQ. HĐBA gồm 15 thành viên,
trong đó 5 ủy viên thường trực được chỉ định trong hiến chương quyền phủ quyết (Anh,
Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc), 10 ủy viên không thường trực được ĐHĐ bầu theo nhiệm 2 năm.
Chức năng nhiệm vụ của HĐBA rất rộng tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực: giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế (chương VI của Hiến chương) và duy trì hòa bình đấu tranh chống
xâm lược (chương VII của Hiến chương). Như vậy giải quyết tranh chấp quốc tế một trong hai
lĩnh vực chủ yếu của HĐBA. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp chấp quốc tế của HĐBA được ghi
nhận tại chương VI của Hiến chương (từ Điều 33 đến 38). Dựa trên những quy định của chương
này, thể khẳng định HĐBA có toàn quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong đời
sống quốc tế. Thẩm quyền này được thực hiện theo hai loại tranh chấp: (i) tranh chấp nếu kéo dài
có khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế và (ii) tranh chấp thông thường.
3.1.2.1. Tranh chp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quc t ế
Theo Điều 34 Hiến chương LHQ, HĐBA là cơ quan duy nhất có quyền điều tra, xem xét
tranh chấp nào tranh chấp nếu kéo dài khả năng làm nguy hại hòa bình an ninh quốc tế.
Bên cạnh đó, HĐBA còn có thẩm quyền nghiên cứu những tranh chấp hoặc tình thế nếu kéo dài
khả năng làm nguy hại hòa bình an ninh quốc tế theo kiến nghị của Tổng thư LHQ,75 của
ĐHĐ76 và của một quốc gia (hoặc các quốc gia).77 Điều cần lưu ý là không chỉ quốc gia thành viên
LHQ mà cả quốc gia không phải thành viên LHQ cũng thể yêu cầu HĐBA lưu ý đến
bất cứ tranh chấp nào thuộc loại trên họ một bên tranh chấp với điều kiện quốc gia
này phải thừa nhận nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo quy định của Hiến
chương LHQ. Điều này nhằm đảm bảo không chỉ các quan chức năng của LHQ tất
cả các quốc gia luôn có ý thức đối với cộng đồng.
Sau khi điều tra và HĐBA xác định đó là tranh chấp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại
hòa bình an ninh quốc tế, HĐBA sẽ mời các bên giải quyết tranh chấp bằng một trong những
phương thức nêu ở khoản 1 điều 33 Hiến chương, đó là: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải,
73 Điều 94 Hiến chương LHQ.
74 Điều 96 Hiến chương LHQ.
75 : Điều 99 Hiến chương LHQ
76 : Khoản 3 Điều 11 Hiến chương LHQ
77 : Khoản 1 và 2 Điều 35 – Hiến chương LHQ
20
lOMoARcPSD| 40190299
trọng tài, tòa án, thông qua các tổ chức quốc tế hay các hiệp định khu vực, hoặc bằng các
biện pháp hòa bình khác do họ tự chọn. Quyền hạn này của HĐBA còn được mở rộng
phát triển theo Điều 36 Hiến chương, theo đó trong bất kỳ giai đoạn nào của tranh chấp
HĐBA thể khuyến nghị các bên một trình tự biện pháp giải quyết thích đáng. Bên
cạnh đó, HĐBA cũng lưu ý đến biện pháp các bên tranh chấp đã tiến hành nhằm giải
quyết các tranh chấp quốc tế (khoản 2 Điều 36 Hiến chương).
3.1.2.2. Tranh chấp thông thường
Khác với tranh chấp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế,
tranh chấp thông thường là loại tranh chấp mà nếu như kéo dài thì cũng không có khả năng đe
dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Đây là tranh chấp phát sinh trong mọi lĩnh vực đời sống quốc
tế của các quốc gia và không có nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế.
Điều 38 của Hiến chương quy định, trong bất kỳ vụ tranh chấp nào do các bên đệ trình,
HĐBA có thể giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đó bằng cách đưa ra các khuyến nghị.
Cần phải nhìn nhận rằng việc áp dụng quy định này chỉ thể được thực hiện với điều kiện
được sự đồng ý của các bên tranh chấp yêu cầu HĐBA. Khuyến nghị được HĐBA đưa ra trên
sở của Điều 38 Hiến chương không hiệu lực ràng buộc, bởi HĐBA chỉ tham gia giải
quyết tranh chấp với tư cách cơ quan hòa giải và đưa ra chỉ dẫn kiến nghị.
Tóm lại, dựa trên sở quy định tại chương VI của Hiến chương, thể khẳng định rằng,
HĐBA thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia với các vai trò
khác nhau như điều tra, trung gian, hòa giải. Trong tất cả các trường hợp nói trên, HĐBA đưa ra
các khuyến nghị phù hợp các khuyến nghị này không hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh
chấp. Vì vậy, không nên nhầm lẫn giữa các quyết định của HĐBA đưa ra trên cơ sở của chương VI
Hiến chương, chỉ mang tính khuyến nghị. Quyết định có giá trị bắt buộc của HĐBA đưa ra trên
sở chương VII của Hiến chương trong trường hợp hòa bình bị đe dọa hoặc có hành vi xâm lược.
3.1.3. Đại hội đồng và Tổng thư ký Liên hợp qu Āc
ĐHĐ quan toàn thể duy nhất của LHQ. ĐHĐ có thẩm quyền thảo luận tất cả các vấn
đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kỳ
1 quan nào của LHQ được ghi trong Hiến chương, trừ những vấn đề được quy định trong điều
12 của Hiến chương.78 Trên sở tuân thủ Điều 12 Hiến chương, ĐHĐ quyền đưa ra khuyến
nghị về việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giải quyết hòa bình mọi tình thế nảy sinh từ bất kỳ
nguồn gốc nào, theo sự nhận xét của ĐHĐ, thể làm hại đến lợi ích chung, hoặc gây tổn hại
cho các quan hệ hữu nghị giữa các nước.79 Điều đó có thể khẳng định rằng ĐHĐ có thẩm quyền rất
rộng lớn trong đó thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu kéo dài khả năng làm nguy hại
hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, khác với HĐBA, quyền hạn giải quyết tranh chấp loại này
của ĐHĐ hạn chế. Điều này được thể hiện tại nội dung của Điều 12 Hiến chương, theo đó khi
HĐBA thực hiện những chức năng được Hiến chương này quy định đối với một vụ tranh chấp hay
một tình thế nào đó, thì ĐHĐ không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy,
trừ khi được HĐBA yêu cầu. Điều này cho thấy, ĐHĐ thể không giải quyết vụ việc tranh chấp
đến tận cùng, đến mức độ nào đó, tranh chấp sẽ phải chuyển sang cho HĐBA giải quyết. Do đó,
khi đề nghị LHQ quan tâm tới các vụ tranh chấp hoặc các tình thế nếu o dài khả năng làm
nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế, quốc gia hữu quan phải tự cân nhắc và phải quyết định rằng,
vụ việc đó nên đưa cơ quan nào xem xét, HĐBA hay là ĐHĐ.
Tổng thư LHQ cũng vị thế nổi bật trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Tổng thư
hoạt động với tư cách viên chức hành chính cao nhất của LHQ tại tất cả các cuộc họp của ĐHĐ,
78 : Điều 10 Hiến chương LHQ
79 : Điều 14 Hiến chương LHQ
21
lOMoARcPSD| 40190299
HĐBA, Hội đồng kinh tế - hội Hội đồng quản thác.80 Cũng cần nhìn nhận rằng, mặc
được tham gia vào các cuộc họp của các quan này lợi ích của LHQ, Tổng thư không
được thỉnh cầu hoặc chấp nhận những chỉ thị từ bất kỳ một chính phủ hay bất kỳ quan nào
khác ngoài LHQ.81 Hơn nữa, những quyết định của những cơ quan này được thông qua bằng
hình thức bỏ phiếu của các quốc gia thành viên trong quan, Tổng thư LHQ không
được phép đại diện cho bất cứ quốc gia nào, vì vậy ông ta không có quyền biểu quyết thông qua
quyết định của những quan này. Ngoài ra, tổng thư còn quyền thực hiện các chức
năng được các quan khác như ĐHĐ HĐBA giao phó với vai trò trung gian, hòa giải khi
giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều 99 của Hiến chương còn quy định Tổng thư có thể lưu ý
HĐBA về bất cứ vấn đề nào mà theo ông ta, có thể đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
3.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
ASEAN ra đời năm 1967 theo Tuyên bố của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước Đông
Nam Á (Tuyên bố Bangkok 1967). chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN ngày
càng được hoàn thiện thông qua sự hình thành hàng loạt cơ chế giải quyết tranh chấp như : chế
giải quyết tranh chấp về chính trị được thể hiện trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam
Á (Hiệp ước Bali 1976), cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế theo Nghị định thư Manila 1996 (Nghị
định thư 1996); chế giải quyết tranh chấp kinh tế theo Nghị định thư ASEAN về tăng cường
chế giải quyết tranh chấp 2004 (nghị định thư 2004), chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định
thư 2010. Trong quá trình phát triển của mình, ASEAN tới ba thủ tục để giải quyết tranh chấp
quốc tế các lĩnh vực khác nhau. Để hiểu chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ
ASEAN, cần nắm được khái quát các cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua các điều ước kể
trên.
3.2.1.
C
ơ
ch Ā gi i quy Āt tranh ch Āp theo Hi
p
ướ
c thân thi
n, h
p tác
Đông Nam Á (Hi
p
ướ
c Bali 1976)
Tuyên bố Bangkok 1967 đề cập giải quyết tranh chấp quốc tế. Với mong muốn thúc đẩy hòa
bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng luật pháp đồng thời để giải quyết bất đồng, tranh
chấp giữa các nước, Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ nhất tại Bali (Indonesia) ngày
24/02/1976, các nước thành viên ASEAN đã hiệp ước thân thiện hợp tác Đông Nam Á 1976.
Hiệp ước chỉ 20 điều, nhưng đã dành trọn chương IV (từ Điều 13 đến Điều 17) quy định về giải
quyết tranh chấp. Để cụ thể hóa hiệp ước Bali tạo điều kiện cho giải quyết tranh chấp được
nhanh chóng, không bị cản trở bởi các bên tranh chấp, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần
thứ 34 tổ chức tại Hà Nội ngày 23/10/2001 đã thông qua Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao.82
Về chủ thể của tranh chấp, Hiệp ước Bali điều chỉnh việc giải tranh chấp trước hết
giữa các nước ASEAN tham gia hiệp ước. Ngoài ra, các nước ngoài ASEAN nhưng cũng
thành viên của Hiệp ước đồng thời liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp cũng thể áp
dụng Hiệp ước để giải quyết.
Về đối tượng tranh chấp, Hiệp ước Bali không điều khoản nào về phạm vi giải
quyết tranh chấp cũng như không quy định giải quyết loại tranh chấp nào: tranh chấp
chính trị hay là lãnh thổ, biên giới; thương mại hay văn hóa. Năm 1996, ASEAN thông qua
Nghị định thư Manila về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế, vì thế có thể cho rằng những
tranh chấp khác được giải quyết theo hiệp ước Bali.
80 : Điều 98 Hiến chương LHQ
81 : Điều 100 Hiến chương LHQ
82 Quy tắc này thể hiện bằng tiếng anh tại: http://www.asean.org/3639.htm.
22
lOMoARcPSD| 40190299
quan giải quyết tranh chấp Hội đồng cấp cao. Đây quan không thường
trực, được thành lập theo Điều 14 của Hiệp ước Bali 1976 để giải quyết thông qua “tiến
trình khu vực”. Hội đồng cấp cao chỉ thành lập sau khi tranh chấp xảy ra.
Thành phần của Hội đồng cấp cao bao gồm đại diện cấp bộ trưởng của tất cả c
nước thành viên tham gia Hiệp ước là các nước Đông Nam Á, đồng thời bao gồm bộ trưởng
của các nước thành viên Hiệp ước không phải các nước Đông Nam Á nhưng liên quan
trực tiếp đến vụ tranh chấp chấp thuận sẽ giải quyết theo tiến trình khu vực.83 Chủ tịch
hội đồng sẽ đại diện của một quốc gia thành viên Hiệp ước đang giữ vị trí chủ tịch Ủy
ban thường trực ASEAN hoặc một đại diện khác của một quốc gia Đông Nam Á theo
quyết định của hội đồng cấp cao.84 Hội đồng cũng thể thành lập những nhóm công tác
trên cơ sở ad hoc (vụ việc) nếu cần thiết để trợ giúp Hội đồng cấp cao.85
Chức năng của Hội đồng cấp cao xem xét vụ tranh chấp và tình hình cụ thể khả
năng đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Theo Điều 15, sau khi xem xét, Hội đồng cấp cao
sẽ khuyến nghị các bên tranh chấp những biện pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp.
Hội đồng cấp cao cũng cỏ thể tự đứng ra làm trung gian dàn xếp, điều tra hoặc hòa giải.
Toàn bộ hoạt động của Hội đồng cấp cao được thực hiện thông qua các cuộc họp. Số đại
biểu cần thiết của các cuộc họp gồm tất cả các đại diện của Hội đồng cấp cao.86
Về quy trình giải quyết tranh chấp của Hội đồng cấp cao, theo hiệp ước Bali 1976, khi phát
sinh tranh chấp, các bên tranh chấp phải cùng nhau thương lượng trực tiếp để tìm ra giải
pháp. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng trực tiếp, các bên
thể đệ trình lên Hội đồng cấp cao để giải quyết theo “tiến trình khu vực”. Hiệp ước Bali
1976 khuyến khích các bên tranh chấp chủ động giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị
trước khi áp dụng các biện pháp khác theo Điều 33 của Hiến chương LHQ.87
Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng cấp cao có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Thông báo về tranh chấp: một quốc gia kết khi viện dẫn thủ tục tố tụng của Hội
đồng cấp cao sẽ thông báo bằng văn bản qua con đường ngoại giao cho chủ tịch Hội đồng
và những quốc gia ký kết khác. Thông báo này sẽ nêu rõ (i) nguồn gốc của tranh chấp hoặc
tình thế được chuyển cho Hội đồng; (ii) các n tranh chấp nhưng yêu sách tương ứng
của họ; (iii) những cơ sở để Hội đồng có thể dựa vào đó để xem xét vụ việc tranh chấp hoặc
tình thế phù hợp với hiệp ước.88 Ít nhất trong vòng 14 ngày trước khi gửi thông báo như
trên, bên kết đó phải thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao ý định làm như vậy
cho quốc gia thành viên là một bên tranh chấp.89
- Chấp nhận giải quyết tranh chấp: Khi nhận được thông báo bằng văn bản nói trên, vị chủ
tịch sẽ tìm kiếm sự nhất trí bằng văn bản từ phía tất cả các bên tranh chấp về việc đồng ý áp dụng
các qui tắc giải quyết tranh chấp như được quy định tại điều 1690 của Hiệp ước91. Dựa trên sự chấp
83 Quy tắc 3 Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
84 Quy tắc 5 Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
85 Quy tắc 24 Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
86 Quy tắc 24 Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
87 Điều 17 Hiệp ước Bali 1976.
88 Khoản 1 quy tắc 7 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
89 Khoản 2 quy tắc 7 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
90 Điều 16 của Hiệp ước Bali 1976: c điều khoản trên đây của Hiệp ước này sẽ không được áp dụng đối với một
cuộc tranh chấp trừ khi tất cả các bên tranh chấp đồng ý áp dụng những điều khoản đó vào tranh chấp. Tuy nhiên,
điều đó không loại trừ việc các bên khác 5 tham gia Hiệp ước không phải là một bên tranh chấp đưa ra mọi giúp đỡ
có thể giải quyết tranh chấp nói trên. Các bên tranh chấp cần có thái độ sẵn sàng đối với các đề nghị giúp đỡ đó.
91 Khoản 2 quy tắc 7 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
23
lOMoARcPSD| 40190299
thuận bằng văn bản của các bên tranh chấp, chủ tịch ủy ban sẽ triệu tập một cuộc họp của
Hội đồng cấp cao trong vòng 6 tuần thông báo cho tất cả các đại diện cũng như các
thành viên khác ít nhất ba tuần trước khi diễn ra cuộc họp. Thông báo này sẽ gửi kèm với
các bản sao của các thông tin cũng như văn bản chấp thuận có liên quan.92
- Tchức cuộc họp của Hội đồng cấp cao để xem xét vụ việc tranh chấp: hoạt động của
Hội đồng cấp cao được tiến hành thông qua các cuộc họp. Số đại biểu cần thiết của các cuộc
họp bao gồm tất cđại diện của Hội đồng cấp cao.93 Các bên kết những quốc gia ngoài
Đông Nam Á cũng không liên quan trực tiếp đến tranh chấp thể yêu cầu (bằng văn bản)
Chủ tịch cho phép cử đại diện là quan sát viên tại các cuộc họp của Hội đồng cấp cao. Theo quy
tắc 19 của Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001, tất cả các quyết định của Hội đồng cấp
cao chỉ được thông qua trên cơ sở đồng thuận tại mỗi cuộc họp được triệu tập hợp lệ.
Nhìn về tổng thể, cơ chế giải quyết tranh chấp theo hiệp ước Bali 1976 còn một số
điểm bất cập. Thứ nhất, chế này mang đậm tính hòa giải; quyết định của Hội đồng cấp
cao chỉ mang tính khuyến nghị, không giá trị bắt buộc. quan xem xét giải quyết
Hội đồng cấp cao (đại diện của các bên ký kết) một cơ quan mang tính chính trị. Thứ hai,
chế này được vận hành chủ yếu dựa trên phương thức đồng thuận, khiến cho quá trình
giải quyết tranh chấp dễ bị trì trệ, kéo dài. Các bên tranh chấp thể cản trở việc bắt đầu
cũng như hoàn tất thủ tục giải quyết tranh chấp bằng việc thể hiện ý kiến phản đối quyết
định đưa tranh chấp ra giải quyết tại Hội đồng cấp cao, trì hoãn cử đại diện tham gia vào
Hội đồng cấp cao hoặc phủ quyết các quyết định của Hội đồng cấp cao.
3.2.2. C
ơ
ch Ā gi i quy Āt tranh ch Āp kinh t Ā c
a ASEAN theo Ngh
đ
nh
th
ư
ASEAN v I tăng c
ườ
ng c
ơ
ch Ā gi i quy Āt tranh ch Āp năm 2004
3.2.2.1. Nguyên nhân ra đời Nghị định thư ASEAN 2004
Với nhu cầu hợp tác mạnh mẽ về kinh tế giữa các nước ASEAN, tại Hội nghị Thượng
định ASEAN lần thứ IV vào 1992 ở Singapore, các nước thành viên đã ký kết Hiệp định khung
về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN. Hiệp định thương mại kể trên đã đặt nền tảng cho hàng
loạt các hiệp định khác trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, hàng hóa, thương mại, sở hữu trí tuệ,
công nghiệp… Khi hợp tác kinh tế ngày càng phát triển thì những tranh chấp về lĩnh vực này
càng dễ nảy sinh. Do đó, ASEAN cần xây dựng một chế giải quyết tranh chấp về kinh tế.
Đáp ứng nhu cầu này, ngày 20/11/1996, tại Manila (Philippines), các bộ trưởng kinh tế ASEAN,
thay mặt chính phủ của 7 quốc gia: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái
Lan Việt Nam đã thông qua Nghị định thư về chế giải quyết tranh chấp kinh tế của
ASEAN (gọi tắt Nghị định thư năm 1996). Nghị định thư Manila 1996 một điều ước quốc
tế đặc biệt nhằm bổ sung một điều ước “mẹ” đã được trước nó, đó Hiệp định khung về
tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN (được Nghị thư 1996 gọi tắt là Hiệp định)
So với chế giải quyết tranh chấp về chính trị được thể hiện trong Hiệp ước Bali 1976
Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001, chế giải quyết tranh chấp kinh tế của ASEAN theo
Nghị định thư Manila 1996 nhiều điểm tiến bộ. Thứ nhất, những quyết định của quan giải
quyết tranh chấp có giá trị pháp ràng buộc các bên tranh chấp và đồng thời có những biện pháp
“đình chưu đãi”, bảo đảm cho việc tuân thủ quyết định của các quan giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, thủ tục tố tụng theo Nghị định thư 1996 rõ ràng và chặt chẽ hơn, bên bị đơn không có “cơ
hội” để phủ nhận thẩm quyền của các quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên Nghị định thư
1996 vẫn còn một số điểm bất cập: thứ nhất, còn tồn tại hai cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế
“hai cấp” đó là Hội nghị các quan chức cấp cao về kinh tế (Senior Economic Officials Meeting,
92 Quy tắc 10 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
93 Quy tắc 12 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
24
lOMoARcPSD| 40190299
SEOM) Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers, AEM) mà thành
phần tham gia đều đại diện của các bên kết, vậy rất dễ dẫn đến việc chính trị hóa một
vụ kiện thương mại. Thứ hai, chế này ủy thác quá nhiều quyền trong quá trình giải quyết
tranh chấp cho Ban hội thẩm, nhưng Ban hội thẩm chỉ quan trợ giúp cho SEOM trong
quá trình ra quyết định chứ Ban hội thẩm không có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Để khắc phục những hạn chế này, ngày 29/11/2004 tại Vientian (Lào), các nước thành viên
ASEAN đã kết Nghị định thư ASEAN về tăng cường chế giải quyết tranh chấp 2004 (gọi tắt
Nghị định thư 2004) thay thế cho Nghị định thư 1996. Nghị định thư năm 2004 đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong việc phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế hoàn hảo hơn trong
khuôn khổ ASEAN. Nhìn chung, chế giải quyết tranh chấp quy định trong Nghị định thư
“bản sao” khá trung thành của cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.94
3.2.2.2. Phm vi gii quyết tranh chp
Theo Điều 1 Nghị định thư 2004, Nghị định thư chỉ áp dụng cho những tranh chấp phát
sinh từ những hiệp định được ký kết trong quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN. Do vậy, khác với
chế giải quyết của Hiệp ước Bali 1976, phạm vi áp dụng của Nghị định thư 2004 không bao gồm
các tranh chấp về các vấn đề chính trị như biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia… Cụ thể, các
tranh chấp có thể được giải quyết bởi cơ chế quy định tại Nghị định thư 2004 bao gồm hai
nhóm:
- Tranh chấp giữa các thành viên ASEAN liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ theo
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế 1992 và được sửa đổi, bổ sung năm 1995;
- Tranh chấp phát sinh theo các hiệp định được ghi ở Phụ lục 1 của Nghị định thư này95
các hiệp định kinh tế của ASEAN trong tương lai (gọi tắt là: các hiệp định liên quan)
Như vậy, chỉ những tranh chấp phát sinh từ Hiệp định khung năm 1992 (được sửa
đổi bổ sung năm 1995) những tranh chấp từ các hiệp định liên quan đối tượng được
giải quyết theo chế của Nghị định thư 2004. Các hiệp định liên quan bao gồm 2 nhóm
hiệp định: nhóm hiệp định được liệt tại Phụ lục 1 bao gồm 46 Hiệp định nhóm hiệp
định kinh tế ASEAN trong tương lai.
Nhiều điều khoản của Nghị định thư cho thấy, các nươc thành viên Nghị định thư
các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, Nghị định thư cũng
cho phép bất kỳ nước thành viên nào quyền lợi đáng kể đối với vấn đề được Ban hội
thẩm xem xét đã thông báo về quyền lợi của mình cho SEOM hội được điều trần
trước Ban hội thẩm gửi bản tường trình với cách bên thứ ba. Bên thứ ba không
quyền kháng cáo. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên thứ ba thể sdụng trình tự giải
quyết tranh chấp thông thường theo Nghị định thư
96
.
Theo khoản 2 Điều 1 của nghị định thư 2004, các quy định và thủ tục của nghị định thư này
được áp dụng phù hợp với các quy định thủ tục về giải quyết tranh chấp chuyên biệt hoặc bổ
sung khác trong các hiệp định liên quan. Quy định này khẳng định ASEAN mong muốn có sự nhất
quán giữa các chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN. Tuy nhiên, Nghị định thư cũng dự liệu,
trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy địnhthủ tục của Nghị định thư này với các hiệp
định liên quan thì ưu tiên áp dụng các quy định chuyên biệt hoặc bổ sung. Bên cạnh đó, cho dù một
tranh chấp thỏa mãn yêu cầu về chủ thể đối tượng tranh chấp thì Nghị định thư 2004 cũng
không hạn chế việc các nước thành viên sử dụng các diễn đàn khác để giải quyết tranh chấp.
94 Xem Đại học Luật tp. Hồ Chí Minh, chương “Giải quyết tranh chấp trong WTO”, giáo trình Luật thương
mại quốc tế, phần 1, 2012.
95 : Theo phụ lục 1 của Nghị định thư 2004 có 46 Hiệp định
96 Điều 11 Nghị định thư 2004.
25
lOMoARcPSD| 40190299
Các bên tranh chấp có thể sử dụng các diễn đàn giải quyết tranh chấp khác ở bất cứ giai đoạn nào
trước khi một bên yêu cầu Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) thành lập Ban hội thẩm.97
3.2.2.3. Cơ quan giải quyết tranh chp
- Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao
SEOM bao gồm các viên chức kinh tế cấp cao của các quốc gia thành viên, họp thường kỳ 2
- 3 tháng một lần. Như vậy, thành phần của SEOM là tất cả đại diện của các thành viên ASEAN.
SEOM nhận thông báo tham vấn của bên khởi kiện (khoản 3 Điều 3), thành lập
quyết định các thành viên của Ban hội thẩm (khoản 1 Điều 1), thông qua các báo cáo của
Ban hội thẩm quan phúc thẩm (khoản 1 Điều 9 khoản 5 Điều 12), xây dựng quy
chế hoạt động của ban hội thẩm quan phúc thẩm (K9 Đ12); đồng thời heo dõi quá
trình thực thi các khuyến nghị và phán quyết. Khi theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị
phán quyết, SEOM thẩm quyển cho phép một bên tranh chấp tạm hoãn thi hành
nhượng bộ thương mại trong khuôn khổ ASEAN nếu thấy cần thiết.
- Ban hội thẩm
Chức năng của Ban hội thẩm được quy định tại Điều 7 của Nghị định thư 2004, theo
đó Ban hội thẩm sẽ: (i) đánh giá một cách khách quan tranh chấp (bao gồm cả việc xem xét
các tình tiết liên quan đến vụ tranh chấp, việc áp dụng tuân thủ các điều khoản của
Hiệp định khung về ng cường hợp tác kinh tế ASEAN hoặc bất kỳ hiệp định liên quan
nào (ii) đưa ra kết luận khuyến nghị liên quan đến vviệc. Ban hội thẩm một
quan ad hoc bao gồm các nhân năng lực tốt, kiến thức đa dạng kinh nghiệm
rộng rãi, được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các thành viên. vậy, công
dân của các thành viên các bên tranh chấp không được tham gia vào Ban hội thẩm, trừ
khi các bên tranh chấp thỏa thuận khác.98 Ban hội thẩm được đề cử từ danh sách hội thẩm
viên lập theo giới thiệu của các quốc gia thành viên. Trong quá trình lựa chọn thành viên
cho Ban hội thẩm, công dân các nước thành viên ASEAN sẽ được ưu tiên lựa chọn.99
Ban thư ASEAN quan duy trì danh sách các hội thẩm viên thẩm quyền
đề cử thành phần Ban hội thẩm trong từng vụ việc. Các bên tranh chấp không được phản đối
các hội thẩm viên được đề cử trừ khi những do bắt buộc. Tiếp theo đó, Ban thư sẽ
thông báo đến các nước thành viên ngay sau khi Ban hội thẩm được thành lập. Trong vòng 20
ngày kể từ ngày SEOM quyết định thành lập Ban hội thẩm không sự nhất trí về thành
viên của Ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào, danh sách Ban hội thẩm sẽ
được chỉ định bởi Tổng thư ASEAN, sau khi Tổng thư tiến hành tham vấn với chủ tịch
SEOM tham khảo ý kiến của các quốc gia liên quan. Trong vòng 10 ngày ktừ ngày nhận
được yêu cầu, Ban thư ký ASEAN phải thông báo cho các nước thành viên.
Một Ban hội thẩm thường bao gồm 3 thành viên. Tuy nhiên nếu trong vòng 10 ngày
kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm, các bên tranh chấp thống nhất được với nhau thì thành
phần Ban hội thẩm có thể gồm 5 thành viên.
- Cơ quan phúc thẩm
Cơ quan phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực. Về thành phần, Cơ quan
phúc thẩm của ASEAN gồm 7 thành viên do các btrưởng kinh tế ASEAN (AEM) bnhiệm với
nhiệm kỳ 4 năm thể bổ nhiệm lại một lần. Mỗi vụ kháng cáo được xét xử bởi 3 trong số 7
thành viên của Cơ quan phúc thẩm. Quy trình chỉ định 3 thành viên này được thực hiện trong từng
97 Khoản 3 Điều 1 Nghị định thư 2004.
98 Điều 1,2,3, mục I – Phụ lục II .
99 Điều 1 mục I Phụ lục II.
26
lOMoARcPSD| 40190299
vụ tranh chấp theo quy tắc luân phiên được quy định tại Quy chế làm việc của quan
phúc thẩm.100
Khác với các thành viên của Ban hội thẩm, không có sự phân biệt đối với thành viên
của quan phúc thẩm dựa trên quốc tịch. Tuy nhiên, khi hoạt động, các thành viên này
phải hoàn toàn độc lập với chính phủ mình.101
Về chức năng, quan phúc thẩm chỉ xem xét giải quyết từng vấn đề pháp
được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm và các giải thích pháp lý của Ban hội thẩm.102
3.2.2.4. Quy trình gii quyết tranh chp
Theo Nghị định thư 2004, quy trình giải quyết tranh chấp thể được chia làm ba
giai đoạn chính: giai đoạn tham vấn, gian đoạn xem xét của Ban hội thẩm và thông qua báo
cáo của Ban hội thẩm (và quan phúc thẩm, nếu có), giai đoạn thực hiện các khuyến
nghị của Ban hội thẩm (hoặc Cơ quan phúc thẩm nếu có).
a. Tham vấn
chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư 2004 bắt đầu bằng quá trình tham
vấn. Đây giai đoạn mang tính bắt buộc của thủ tục giải quyết tranh chấp, nhằm tạo hội
cho các bên giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao để đạt được sự thỏa thuận
lợi cho cả hai bên. ASEAN khẳng định rõ ưu tiên “tạo hội thỏa đáng” cho việc giải quyết
tranh chấp bằng đàm phán. Để đảm bảo hiệu quả tính chặt chẽ của thủ tục tham vấn, Nghị
định thư 2004 đưa ra những quy định về thủ tục tiến hành tham vấn và thời hạn tham vấn.
Về u cầu tham vấn, khoản 2 3 Điều 3 của Nghị định thư 2004 khẳng định nước thành
viên nào cho bất kỳ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp nào của nh theo Hiệp định hoặc Hiệp định
liên quan bị mất mát hoặc tổn hại, hoặc việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của Hiệp định hoặc Hiệp
định liên quan đang bị cản trở do việc nước thành viên khác không thực hiện các nghĩa vụ của
mình theo hiệp định hoặc Hiệp định liên quan, hoặc trong mọi tình huống khác, thể nêu ý kiến
phản đối hoặc đề xuất với nước thành viên liên quan nhằm mục tiêu giải quyết thỏa đáng vấn đề.
Mọi yêu cầu tham vấn phải được thông báo cho SEOM. Yêu cầu phải được làm bằng văn bản nêu
rõ lý do yêu cầu, xác định các vấn đề cần tham vấn và cơ sở pháp lý của khiếu nại.
Về thời hạn tham vấn, trong vòng 10 ngày sau khi nhận được yêu cầu, thành viên
liên quan phải trả lời yêu cầu phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày sau.103 Tuy
nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm các trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ
hỏng, các bên phải nỗ lực tối đa để giải quyết sớm các tranh chấp.104
Nếu tham vấn không đạt được kết quả, (cụ thể: bên được yêu cầu tham vấn không trả lời
trong khoảng thời gian 10 ngày sau khi nhận yêu cầu; hoặc bên được yêu cầu tham vấn không
tham gia tham vấn trong vòng 30 ngày sau khi nhận u cầu; hay tham vấn không giải quyết
được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhân được yêu cầu tham vấn), tranh chấp sẽ
được trình lên SEOM, nếu bên yêu cầu khiếu nại đề nghị thanh lập Ban hội thẩm.105
Bên cạnh thủ tục tham vấn, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua các biên
pháp ngoại giao khác như trung gian, hòa giải vào bất cứ thời điểm nào của quá trình giải
quyết tranh chấp. Để hỗ trợ các bên tranh chấp, khi họ thỏa thuận giải quyết thông qua trung
gian, hòa giải, tổng thư ký ASEAN mặc nhiên đóng vai trò là người trung gian, hòa giải.106
100 Khoản 1 Điều 12 Nghị định thư 2004.
101 Khoản 3 Điều 12 Nghị định thư 2004.
102 Khoản 6 Điều 12 Nghị định thư 2004.
103 Khoản 4 Điều 3 Nghị định thư 2004.
104 Khoản 5 Điều 3 Nghị định thư 2004.
105 Khoản 1 Điều 5 Nghị định thư 2004.
106 Khoản 3 Điều 4 Nghị định thư 2004.
27
lOMoARcPSD| 40190299
b. Giải quyết tranh chấp trước Ban hội thẩm, SEOM và cơ quan phúc thẩm
- Trình tự giải quyết tranh chấp của Ban hội
thẩm + Thành lập Ban hội thẩm
Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải bằng văn bản và gửi cho SEOM. Về nội dung, ngoài
việc chỉ rõ kết quả tham vấn, yêu cầu thành lập phải xác định biện pháp cụ thể gây tranh cãi và
cung cấp ngắn gọn, ràng về sở pháp của đơn kiện.107 Ngoài ra, nếu bên khiếu nại yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm với quy chế làm việc khác với quy chế làm việc chuẩn, văn bản yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm phải bao gồm nội dung dự thảo của Quy chế làm việc đặc biệt đó.
Khi có nhiều hơn một thành viên yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét cùng một vấn
đề, một Ban hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này. Nếu điều này
không đạt được nhiều Ban hội thẩm được thành lập, các Ban hội thẩm riêng biệt này s
cùng thành viên khung thời gian để giải quyết các tranh chấp đó sao cho phù hợp.108 Quy định
này nhằm tránh các quyết định về cùng một vấn đề nhưng lại mâu thuẫn nhau.
Sau khi nhận được yêu cầu của bên khiếu nại, SEOM sẽ ngay lập tức tổ chức một cuộc họp
để thành lập Ban hội thẩm, trừ khi sự đồng thuận của SEOM không làm như vậy.109 Nếu cuộc
họp của SEOM không được tổ chức trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Ban hội
thẩm sẽ được thành lập bằng cách gửi quyết định thành lập đến tất cả các thành viên của SEOM.110
Do vậy, việc thành lập Ban hội thẩm trong cả hai trường hợp sẽ không vượt quá 45
ngày. + Hoạt động của Ban hội thẩm
Ban hội thẩm thể hoạt động theo thủ tục tố tụng tại Phụ lục II của Nghđịnh thư
2004 hoặc xây dựng các thủ tục tố tụng của riêng mình trên sở xem xét quyền lợi của các
bên tham gia ý kiến của họ111. Thủ tục tố tụng của Ban hội thẩm được tiến hành mật.
Những cuộc thảo luận của Ban hội thẩm cũng nnhững giải trình bằng văn bản của các bên
sẽ được giữ mật. Tuy nhiện, các bên tranh chấp nghĩa vụ cung cấp bản tóm tắt những
thông tin mà mình cho là bảo mật để có thể công bố công khai theo yêu cầu của phía bên kia.112
Thông thường, thủ tục xem xét của Ban hội thẩm trải qua hai ớc. bước thứ nhất, các
bên tranh chấp sẽ gửi cho Ban hội thẩm văn bản giải trình trong đó trình bày chi tiết vấn đề tranh
chấp những lập luận của mình. Sau đó, Ban hội thẩm sẽ tổ chức cuộc họp chính thức lần thứ
nhất với các bên. Tại cuộc họp này, bên khởi kiện trình bày quan điểm trước, bên bị kiện trình bày
sau. Bước thứ hai bắt đầu bằng việc Ban hội thẩm nhận văn bản đệ trình biện hộ hay phản bác của
các bên. Sau đó, Ban hội thẩm tổ chức cuộc họp lần 2, bên bị kiện sẽ được trình bày quan điểm của
mình trước.113 Các bên phải cung cấp cho Ban hội thẩm toàn bộ nội dung phát biểu của mình bằng
văn bản. Như vậy, theo quy định của Nghị định thư, cuộc họp chính thức giữa Ban hội thẩm với các
bên chỉ được tiến hành hai lần. Để thể được một kết luận chuẩn xác về nội dung tranh chấp,
bất kỳ lúc nào, Ban hội thẩm cũng có thể đặt câu hỏi và đề nghị các bên giải trình vào
107 Khoản 3 Điều 5 Nghị định thư 2004.
108 Điều 10 Nghị định thư 2004.
109 Khoản 1 Điều 5 Nghị định thư 2004. Đây một nguyên tắc mới của ASEAN, theo đó một quyết định chỉ không được
thông qua khi tất cả thành viên SEOM bỏ phiếu không thông qua. Nguyên tắc này khắc phục hạn chế của nguyên tắc
“đồng thuận”, tạo điều kiện cho những quyết định giải quyết tranh chấp của ASEAN được thông qua và thông qua
nhanh chóng.
110 Khoản 2 Điều 5 Nghị định thư 2004.
111 Khoản 1 Điều 8 Nghị định thư 2004.
112 Điều 3 mục II Phụ lục II.
113 Điều 7 mục II Phụ lục II.
28
lOMoARcPSD| 40190299
bất cứ lúc nào, hoặc tại các cuộc họp, hoặc bằng văn bản, đồng thời các thông tin này phải
được cung cấp cho bên tranh chấp còn lại rõ.114
Sau đó, Ban hội thẩm sẽ dự thảo một báo cáo tạm thời gửi cho các bên, các bên
tranh chấp hội cho ý kiến về bản báo cáo tạm thời này. Sau khi xem xét các ý kiến
của các bên tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ soạn thảo báo cáo chính thức chuyển cho
SEOM để thông qua. Theo khoản 2 điều 8 của Nghị định thư 2004, thời gian điều tra, xem
xét nội dụng vụ việc lập bản báo cáo của Ban hội thẩm 60 ngày, hoặc 70 ngày trong
trường hợp ngoại lệ, kể từ ngày Ban hội thẩm được thành lập.
- SEOM thông qua báo cáo của Ban hội thẩm
Sau khi Ban hội thẩm chấm dứt những hoạt động kể trên, trong vòng 30 ngày kể từ ngày
Ban hội thẩm trình báo cáo, SEOM sẽ thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, trừ khi một
bên tranh chấp chính thức thông báo cho SEOM về quyết định kháng cáo của mình hoặc
SEOM đồng thuận quyết định không thông qua báo cáo.
Cần lưu ý rằng, SEOM quan không thường trực chỉ nhóm họp từ 2 đến 3
tháng một lần. Nghị định thư 2004 dự liệu, nếu trong khoảng thời gian 30 ngày không
cuộc họp nào của SEOM được lên kế hoạch để xem xét thông qua báo cáo của Ban hội
thẩm, việc thông qua báo cáo sẽ được thực hiện bằng cách gửi văn bản để lấy ý kiến của tất
cả các nước thành viên. Việc không trả lời sẽ được coi là đồng ý mặc nhiên.
- Giải quyết tranh chấp tại cơ quan phúc thẩm
quan phúc thẩm chỉ thể đánh giá các vấn đề pháp trong quyết định của Ban
hội thẩm các do hỗ trợ cho quyết định đó. Ngay sau khi thông báo kháng cáo được đệ
trình cho quan phúc thẩm, quan phúc thẩm sẽ cử một nhóm gồm 3 thành viên xem xét
vụ việc. Kể từ ngày bên kháng cáo thông báo chính thức về quyết định kháng cáo đến ngày Cơ
quan phúc thẩm trình báo cáo, thời hạn không quá 60 ngày chậm nhất không quá 90 ngày
(trong trường hợp ngoại lệ). Thời hạn này thể ngắn hơn trong các trường hợp khẩn cấp,
liên quan đến hàng hóa dễ hỏng.115 Tương tự như Ban hội thẩm, quan phúc thẩm dự
thảo báo cáo mà không có sự hiện diện của các bên tranh chấp và chỉ dựa vào bản giải trình và
những thông tin do các bên cung cấp.116 quan phúc thẩm thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc
bác bỏ các kết luận khuyến nghị của Ban hội thẩm.117 Sau khi hoàn thành, báo cáo của
quan phúc thẩm sẽ được trình lên SEOM để thông qua.
Tương tự như thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, khi thông qua báo cáo của quan hội
thẩm, nguyên tắc đồng thuận nghịch được áp dụng. Do đó, trừ khi sự đồng thuận của SEOM
chống lại việc thông qua báo cáo này, báo cáo sẽ được tự động thông qua trong vòng 30 ngày.118
Trong trường hợp SEOM không tổ chức được cuộc họp để thông qua báo cáo trong vòng
30 ngày kể từ ngày báo cáo được gửi đến các nước thành viên, việc thông qua được thực
hiện bằng cách gửi thông báo đến các nước thành viên. Trong trường hợp này, việc thông
qua báo cáo cũng không vượt quá thời hạn 30 ngày. Khi được thông qua, báo cáo của
quan phúc thẩm có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp.
c. Thi hành và các biện pháp bảo đảm thi hành kết luận và khuyến nghị được SEOM thông
qua
114 Điều 8 mục II Phụ lục II.
115 Khoản 5 Điều 3 và khoản 5 Điều 12 Nghị định thư 2004.
116 Khoản 9 Điều 12 Nghị định thư 2004.
117 Khoản 12 Điều 12 Nghị định thư 2004.
118 Khoản 13 Điều 12 Nghị định thư 2004.
29
lOMoARcPSD| 40190299
Về thời hạn thực hiện các kết luận và khuyến nghị được SEOM thông qua, theo Nghị
định thư 2004, trong vòng 60 ngày kể từ ngày SEOM thông qua các kết luận khuyến
nghị hoặc của Ban hội thẩm hoặc của quan phúc thẩm, bên thua kiện phải tuân thủ các
kết luận khuyến nghị đó, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý kéo dài thời gian thực
hiện.119 Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu kéo dài thời gian thực hiện khuyến
nghị, bên còn lại sẽ chấp nhận trừ khi do hợp để từ chối. Thời hạn kéo dài phải do
các bên thỏa thuận trong vòng 14 ngày kể từ ngày SEOM thông qua các kết luận
khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm.
Về tính phù hợp của việc thực thi các kết luận khuyến nghđược SEOM thông qua, t heo
quy định tại khoản 5 Điều 2, nếu các bên không thống nhất về sự tồn tại hoặc tính phù hợp với hiệp
định liên quan của các biện pháp được thực thi nhằm tuân thủ các kết luận khuyến nghị trong
báo cáo của Ban hội thẩm hoặc quan phúc thẩm đã được SEOM thông qua, vụ việc có thể được
xem xét bởi một Ban hội thẩm, kể cả Ban hội thẩm đã xem xét vụ việc từ ban đầu. Nghị định thư
cũng quy định thêm rằng, Ban hội thẩm thẩm quyền sẽ trình báo cáo trong vòng 60 ngày hoặc
chậm nhất 90 ngày kể từ ngày tranh chấp được đệ trình. Trong trường hợp chậm trễ, Ban hội
thẩm phải thông báo bằng văn bản cho SEOM về lý do của sự chậm trễ và dự kiến thời hạn
trình báo cáo.
Cần lưu ý rằng, Ban hội thẩm lần này không xem xét về nội dung vụ việc mà chỉ xác
định xem bên thua kiện có thực hiện khuyến nghị hay không và việc thực hiện khuyến nghị
đó phợp với c hiệp định liên quan của ASEAN hay không. Việc giải quyết tranh
chấp này phải theo thủ tục quy định tại Nghị định thư 2004, do đó Ban hội thẩm chỉ được
thành lập khi các bên tranh chấp có yêu cầu.
Nếu các biện pháp thực thi kết luận khuyến nghị không được tiến hành đúng thời hạn,
bên đi kiện quyền hưởng bồi thường hoặc áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại. Cần nhìn
nhận rằng, bồi thường trả đũa thương mại hoặc các nghĩa vụ khác các biện pháp khắc phục
tạm thời khi bên thua kiện không thực hiện các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội
thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm đã được SEOM thông qua theo khoản 2 Điều 16, bên thua kiện phải
tiến hành thương lượng với bên khởi kiện, nhằm thỏa thuận mức đền bù thỏa đáng cho cả hai bên.
Trong trường hợp các bên không thể thống nhất về biện pháp bồi thường trong thời
hạn 20 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn thực hiện các kết luận khuyến nghị, theo yêu cầu
của bên đi kiện, SEOM sẽ ra quyết định cho phép bên đi kiện có thể áp dụng các biện pháp trả
đũa thương mại thông qua việc tạm dừng các ưu đãi.120 Theo quy định tại khoản 3(a), 3(b)
3(c) điều 16, bên đi kiện có thể thực hiện trả đũa thương mại với ba cấp độ sau:
- Tạm ngừng ưu đãi những nghĩa vụ khác trong cùng lĩnh vực Ban hội thẩm hoặc
quan phúc thẩm xác định vi phạm. Điều này cho thấy, việc trả đũa chỉ được thực hiện
trong phạm vi lĩnh vực liên quan đến vụ kiện. Theo khoản 3 Điều 16, đối với hàng hóa, “lĩnh
vực” chỉ tất cả c loại hàng hóa; đối với dịch vụ “lĩnh vực” chỉ một lĩnh vực chính được xác
định trong lộ trình cam kết hiện nay của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ.
- Nếu thấy việc tạm ngừng ưu đãi trong lĩnh vực liên quan đến vụ kiện không hiệu
quả hoặc không thực tế, bên đi kiện có thể tạm ngừng ưu đãi trong những lĩnh vực khác
của cùng hiệp định.
- Nếu bên đi kiện vẫn thấy việc tạm ngừng ưu đãi không hiệu quả hoặc không thực tế,
đồng thời nếu tình hình “thực sự nghiêm trọngthì thể tạm ngừng ưu đãi theo một hiệp định
khác. Trường hợp này còn được gọi là trả đũa chéo. Khoản 3 Điều 16 giải thích thuật ngữ “hiệp
119 Khoản 1 Điều 15 Nghị định thư 2004
120 Khoản 6 Đ16 – Nghị định thư 2004.
30
lOMoARcPSD| 40190299
định” được hiểu là toàn bộ các hiệp định liên quan đến hàng hóa được liệt kê tại Phụ lục I của nghị
định thư 2004121 và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ và các nghị định thư kèm theo. Cần lưu
ý rằng, mức độ tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác phải tương đương với mức độ
quyền lợi bị mất hoặc tổn hại.122
3.2.3. C
ơ
ch Ā gi i quy Āt tranh ch Āp theo ngh
đ
nh th
ư 2010
3.2.3.1. Nguyên nhân ra đời ca Nghị định thư 2010
Hiến chương ASEAN 2007 đã dành trọn chương VIII (từ điều 22 đến điều 28) cho việc
đưa ra các nguyên tắc, cách thức chung về giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong đó, ASEAN
khẳng định: ASEAN sẽ duy trì thiết lập c cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các
lĩnh vực hợp tác của ASEAN.123 Điều 25 Hiến chương ASEAN còn khẳng định sẽ thiết lập các
chế giải quyết tranh chấp phù hợp, bao gồm cả hình thức trọng tài, để giải quyết những
tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiến chương hoặc các văn kiện khác của
ASEAN, trừ khi quy định khác. Ngày 04/08/2010, các nước ASEAN đã thông qua nghị định
thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp124 (Nghị định thư 2010).
3.2.3.2. Phm vi gii quyết tranh chp theo Nghị định thư 2010
Điều 2 của Nghị định thư 2010 ghi nhận, Nghị định thư chỉ áp dụng giải quyết các
tranh chấp liên quan đến giải thích hoặc áp dụng Hiến chương ASEAN các văn kiện
pháp khác của ASEAN. Điều 2 của Nghị định 2010 chỉ rõ, văn kiện pháp khác của
ASEAN gồm các văn kiện quy định các phương thức giải quyết tranh chấp đặc thù.
dụ Hiệp ước Bali về giải quyết tranh chấp chính trị năm 1976 các văn kiện trong đó
quy định rõ sẽ áp dụng toàn bộ hoặc một phần của Nghị định thư này.
3.2.3.3. Th tc gii quyết tranh chp theo Nghị định thư ASEAN 2010
Quy trình giải quyết tranh chấp của Nghị định thư 2010 thể chia làm 3 giai đoạn
chính: giai đoạn tham vấn, giai đoạn xem xét của Hội đồng trọng tài hoặc Hội đồng điều
phối ASEAN (nếu bên bđơn không đồng ý thành lập Hội đồng trọng tài), giai đoạn thực
hiện phán quyết của trọng tài và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
a. Tham vấn
Tương tự như các Nghị định thư trước đó, tham vấn là giai đoạn bắt buộc của thủ tục giải
quyết tranh chấp. Quá trình tham vấn được tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được
yêu cầu tham vấn. Tổng quỹ thời gian cho giai đoạn tham vấn là 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu tham vấn trừ khi các bên có thỏa thuận khác125. Điều này cho thấy, thời hạn dành cho giai đoạn
tham vấn theo Nghị định thư 2010 là rất dài so với thời hạn này được quy định trong Nghị định thư
2004 (chỉ có 30 ngày). Nếu trong thời hạn này, tham vấn không đạt được kết quả (bị đơn không trả
lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn; bị đơn không bước vào tham vấn
trong vòng 60 ngày sau khi nhận được yêu cầu tham vấn; trong vòng 90 ngày hoặc bất kỳ thời hạn
nào các bên tranh chấp thỏa thuận kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, tranh chấp vẫn
không giải quyết được), bên nguyên đơn có quyền yêu cầu thành lập Hội đồng trọng tài.
Tương tự như Nghị định thư 1996 và 2004, theo Nghị định thư 2010, tranh chấp cũng có thể
được giải quyết thông qua i giới, trung gian, hòa giải. c biện pháp này được bắt đầu kết
thúc bất kỳ lúc nào theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Chủ tịch ASEAN hoặc Tổng
121 Theo phụ lục I của nghị định thư 2004, danh mục các hiệp định liên quan gồm 46 hiệp định.
122 Khoản 4 Điều 16 Nghị định thư 2004.
123 Khoản 2 Điều 22, Hiến chương ASEAN.
124 Có thể đọc toàn bộ nội dung của Nghị định thư 2010 tại: http://cil.nus.edu.sg/2010/2010-protocol-to-the-
asean-
charter-on-dispute-settlement-mechanisms/
125 Điều 5 Nghị định thư 2010.
31
lOMoARcPSD| 40190299
thư ASEAN sẽ đóng vai trò môi giới, trung gian hoặc hòa giải.126 Các bên tranh chấp được
tự do thỏa thuận lựa chọn các biện pháp ngoại giao này. Tuy nhiên, nếu các bên sử dụng các
biện pháp này và tranh chấp được giải quyết thì các bên phải ký một văn bản thỏa thuận về kết
quả đạt được. Lúc này, tranh chấp sẽ chấm dứt, đồng thời các bên bị ràng buộc bởi thỏa thuận
đó. Đây điểm mới của Nghị định thư 2010 nhằm mong muốn nhanh chóng giải quyết dứt
điểm các tranh chấp thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt biện pháp “phi tài phán”.
Khi tham vấn các biện pháp môi giới, trung gian, hòa giải (nếu được các bên thỏa
thuận áp dụng) không giải quyết được tranh chấp, nguyên đơn thể yêu cầu thành lập Hội
đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Lúc này, nếu bị đơn, không chấp thuận thành lập Hội
đồng trọng tài hoặc không trả lời yêu cầu thành lập trọng tài của nguyên đơn, trong vòng 15
ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên nguyên đơn, nguyên đơn thể đệ trình vụ
tranh chấp đến Hội đồng điều phối ASEAN. Nếu bên bị đơn chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn, trong 30 ngày ktừ ngày bên nguyên đơn nhận được trả lời chấp thuận thành lập trọng
tài từ phía bị đơn, các bên sẽ tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài.127
Ngoài ra, trọng tài cũng thể được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ định hướng
của Hội đồng điều phối ASEAN. Ở trường hợp này, hội đồng trọng tài sẽ bắt đầu quá trình
thành lập trong vòng 45 ngày, kể từ ngày các bên nhận được thông báo từ hội đồng điều
phối ASEAN về việc giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài.
b. Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng điều phối ASEAN và Hội đồng trọng tài
- Thủ tục giải quyết tại Hội đồng điều phối ASEAN
Hội đồng điều phối ASEAN một trong 9 quan chính của ASEAN, bao gồm các bộ
trường ngoại giao của tất cả các nước thành viên ASEAN, họp ít nhất hai lần một năm.128
Khi nhận được yêu cầu của bên nguyên đơn, chủ tịch Hội đồng điều phối ASEAN sẽ
xác định các thủ tục của Hội đồng, bao gồm vấn qua thư, email, video của hội nghị hoặc
các phương thức khác. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng điều phối có thể triệu tập cuộc
họp khẩn cấp để bày tỏ ý kiến của mình về vụ tranh chấp.129 Sau khi xem xét, Hội đồng
điều phối thể đi đến quyết định đề nghị các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp
giữa họ thông qua môi giới, trung gian, hòa giải hoặc trọng tài.130
Thời gian để hội đồng điều phối ASEAN thông báo quyết định của mình cho các bên
tranh chấp 45 ngày (hoặc 75 ngày nếu Hội đồng điều phối gia hạn thêm) kể từ ngày
tranh chấp được chuyển tới Hội đồng.131 Hết thời hạn này, nếu Hội đồng điều phối ASEAN
không đưa ra được một quyết định nào về việc giải quyết tranh chấp, thì một trong các bên
tranh chấp có thể đưa vụ tranh chấp ra Hội nghị cấp cao ASEAN giải quyết.
Nhìn tổng thể, theo quy định của Nghị định thư ASEAN 2010, Hội đồng điều phối ASEAN
không trực tiếp giải quyết tranh chấp giữa các bên chỉ đóng vai trò “hướng dẫn” các bên giải
quyết tranh chấp bằng một biện pháp cụ thể. Nếu các bên tranh chấp đồng ý với sự chỉ dẫn này của
Hội đồng điều phối, thì trình tự, thời hạn để giải quyết bằng từng biện pháp cụ thể đó sẽ tuân theo
các phụ lục tương ứng: phụ lục I (quy định về môi giới), phụ lục II (quy định về trung gian), phụ
lục III (quy định về hòa giải), phụ lục IV (quy định về trọng tài) của Nghị định thư ASEAN
126 Điều 6 Nghị định thư 2010.
127 Khoản 2 Điều 1 Phụ lục IV của Nghị định thư 2010.
128 Điều 8 Hiến chương ASEAN.
129 Khoản 2 Điều 9 Nghị định thư 2004.
130 Khoản 1 Điều 9 Nghị định thư 2004.
131 Khoản 2 và 3 Điều 9 Nghị định thư 2004.
32
lOMoARcPSD| 40190299
2010. Những quyết định của Hội đồng điều phối ASEAN chỉ mang tính khuyến nghị đối với
các bên tranh chấp.
- Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài
Hội đồng trọng tài được thành lập trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp của các bên tranh
chấp hoặc theo định hướng của Hội đồng điều phối ASEAN.
Về thành phần, Hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên, trong đó mỗi bên tranh chấp
chỉ định một trọng tài viên, đồng thời các bên tranh chấp thỏa thuận đề cử trọng tài viên
thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Các trọng tài viên này được lựa chọn từ danh sách
trọng tài viên do Tổng thu ASEAN lưu giữ. Mỗi quốc gia thành viên được đcử tối đa
10 người vào danh sách trọng tài viên.132
Về phạm vi thời gian hoạt động, hội đồng trọng tài phải tuân thủ quy định liên
quan của Nghị định thư ASEAN 2010 phụ lục 4 (về quy định trọng tài). Tuy nhiên, Hội
đồng trọng tài thể sửa đổi thủ tục này dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp
phù hợp với Điều 8 của phụ lục 4. Điều này thể hiện tính mềm dẻo của hình thức trọng tài.
Thời gian hoạt động của hội đồng trọng tài không vượt quá 6 tháng, ktừ ngày thành lập
cho đến ngày cuối cùng của phiên họp, trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận kéo dài.
Tương tự như các trọng tài quốc tế khác, thủ tục giải quyết tranh chấp của Hội đồng
trọng tài có thể chia thành 2 giai đoạn chính kế tiếp nhau: tố tụng viết và tố tụng nói. Ở giai
đoạn viết, mỗi bên tranh chấp gửi văn bản cho Hội đồng trọng tài, trong đó nêu các sự kiện
và lý lẽ của mình về vấn đề tranh chấp. Thời hạn để nộp những văn bản này được ghi nhận
trong thời gian biểu do hội đồng trọng tài xác lập trong vòng 15 ngày kể từ ngày Hội đồng
trọng tài được thành lập. Cần lưu ý rằng, để đảm bảo cân bằng lợi ích hợp pháp của các
bên tranh chấp, đồng thời tôn trọng sự thỏa thuận của họ, trong suốt thời gian tiến hành tố
tụng, hội đồng trọng tài phải thường xuyên tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp, tạo
hội thích hợp cho việc tìm kiếm một giải pháp các bên tranh chấp thỏa thuận.133
giai đoạn nói, khoản 4 Điều 8 phụ lục 4 khẳng định Hội đồng trọng tài phải dành ít nhất
một buổi để các bên tranh chấp trình bày quan điểm của mình trước hội đồng.
Phán quyết của hội đồng trọng tài được thông qua bằng đa số phiếu, trường hợp
không đa số, phiếu của chủ tịch hội đồng trọng tài tính quyết định. Phán quyết của
hội đồng trọng tài được tất cả các trọng tài viên ký, nếu thiếu chữ ký của trọng tài viên nào
phải nêu rõ lý do. Phán quyết phải được thông báo cho các bên tranh chấpTổng thư
ASEAN. Nếu Hội đồng trọng tài được thành lập theo chỉ dẫn của Hội đồng điều phối
ASEAN thì phán quyết phải được thông báo tới Hội đồng điều phối ASEAN.134 Phán quyết
của hội đồng trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp.135
3.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước 1982 về luật biển
3.3.1. Gi i quy Āt các tranh ch Āp b
ng các bi
n pháp ngo
i giao
chế giải quyết các tranh chấp về biển là một bộ phận của Công ước 1982 về luật biển.
Tất cả các quốc gia thành viên của Công ước đều là thành viên của cơ chế giải quyết tranh chấp
này.
Công ước luật biển 1982 đã quy định tại các Điều 279, 280, 283 284 nghĩa vụ của các
quốc gia giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hòa bình. Các thành viên có quyền thỏa
132 Điều 1 phụ lục 4 của Nghị định thư 2010.
133 Khoản 5 Điều 8 phụ lục 4.
134 Điều 17 phụ lục 4 Nghị định thư 2010.
135 Khoản 1 Điều 15 Nghị định thư 2010.
33
lOMoARcPSD| 40190299
thuận giải quyết tranh chấp vào bất cứ lúc nào bằng bất cứ phương pháp hòa bình nào
(Điều 280), ví dụ tiến hành trao đổi về quan điểm (Điều 283) hay hòa giải (Điều 284).
3.3.2. Gi i quy Āt các tranh ch Āp b
ng tài phán qu Āc t Ā
Trong trường hợp các biện pháp mang tính ngoại giao nêu trên không thể giải quyết
được tranh chấp, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, tranh chấp phải được đưa ra tòa án có
thẩm quyền. Khi hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay bất kỳ thời điểm
nào sau đó, quốc gia này đã tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp bắt buộc sau đây:136
- Tòa án quốc tế về luật biển được thiết lập theo đúng phụ lục VII của Công ước;
- Tòa án quốc tế;
- Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng phụ lục VII của Công ước;
- Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng phụ lục VIII để giải quyết một
hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.
Cần lưu ý rằng, sự lựa chọn các thủ tục bắt buộc nêu trên cần phải căn cứ vào thẩm
quyền Công ước đã trù định cho các tòa nêu trên phải loại trừ các trường hợp được
ghi nhận tại Điều 298 của công ước, cụ thể:
- Các tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15,74 và 83 liên quan đến việc
hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử;
- Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của
tàu thuyền phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không tính
chất thương mại, các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành,
đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc các quyền tài phán
mà Điều 297, Khoản 2 và 3 đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một tòa án;
- Các vụ tranh chấp HĐBA LHQ, trong khi thi hành các chức năng của mình do
Hiến chương LHQ giao phó trách nhiệm giải quyết, trừ khi HĐBA quyết định xóa vấn
đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh
chấp của họ bằng các phương pháp đã quy định trong công ước.
3.3.2.1. Gii quyết tranh chp ti tòa án quc tế v lut bin
Tòa án quốc tế về luật biển là một trong số cơ quan tài phán có chức năng giải quyết những
loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực luật biển bằng trình tự, thủ tục pháp phù hợp với quy
định của Công ước 1982 và Quy chế của tòa. Tòa có trụ sở chính đặt tại thành phố Hamburg.
a. Cơ cấu tổ chức của tòa
Tòa án quốc tế về luật biển một thiết chế độc lập, quy chế phụ lục VI của
Công ước luật biển 1982.
Thẩm phán của Tòa án quốc tế về luật biển do các quốc gia thành viên của Công ước bầu.
Cụ thể, theo khoản 4 Điều 4 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển, các thẩm phán của tòa này sẽ
được bầu tại các hội nghị của các nước thành viên Công ước. Tòa có 21 thẩm phán chuyên trách
số thẩm phán cần thiết để tiến hành xét xử mỗi vụ kiện 11. Nhiệm kỳ của các thành viên của tòa
9 m thể tái đắc cử, cứ sau 3 năm lại thay 1/3 số lượng thẩm phán. Nếu như các thẩm
phán của TACLQT (LHQ) do ĐHĐ HĐBA bầu đồng thời nhưng hoàn toàn độc lập, thì các
thành viên của tòa án quốc tế về luật biển không do bất kỳ một quan quyền lực nào bầu ra. Tòa
một chánh án phó chánh án do các thành viên của tòa bầu với nhiệm kỳ 3 năm thể tái
đắc cử. Tòa cũng bổ nhiệm thư ký của tòa và các viên chức khác nếu thấy cần thiết137.
Bên cạnh các thẩm phán chuyên trách, thẩm phán ad hoc là thẩm phán do một hoặc cácn
tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của tòa đề cử.
136 Điều 286 và 287 Công ước luật biển 1982.
137 Điều 12 phụ lục VI, Công ước về luật biển 1982.
34
lOMoARcPSD| 40190299
Quy định này nhằm đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc các bên bình đẳng trước tòa. Các thẩm
phán ad hoc tham gia vụ việc có địa vị hoàn toàn bình đẳng với các thẩm phán khác.138
Đối với những tranh chấp liên quan đến vấn đề khoa học hay kỹ thuật, theo yêu cầu
của một bên hoặc theo tòa, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, tòa thể chọn ít nhất
hai chuyên gia khoa học kỹ thuật vào thành phần xét xử của tòa. Tuy nhiên, các chuyên gia
này không có quyền biểu quyết.139
Hoạt động xét xử của tòa được thực hiện thông qua các phiên xét xử thông thường.
Ngoài ra, Tòa án quốc tế về luật biển còn lập ra các viện đgiải quyết các tranh chấp đặc
biệt. Phán quyết của các viện này đều được coi như phán quyết của tòa.
b. Thm quyn gii quyết tranh chp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án quốc tế về luật biển được xác định dựa
trên hai tiêu chí: nội dung tranh chấp và chủ thể tranh chấp.
Về nội dung tranh chấp, Tòa án quốc tế về luật biển thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Công ước luật biển 1982.140 Thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp này của tòa có những giới hạn và ngoại lệ được quy định tại Điều
297 và 298 của Công ước luật biển 1982.
Về chủ thể tham gia tranh chấp, Tòa án quốc tế về luật biển có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, c thực thể không phải quốc gia
thành viên của Công ước cũng quyền đưa vụ tranh chấp ra trước tòa, nếu tranh chấp
liên quan đến việc quản lý và khai thác vùng (theo phần XI) cũng như mọi tranh chấp được
đưa ra theo mọi thỏa thuận khác, khi thẩm quyền của tòa được các bên tranh chấp chấp
thuận.141 Về chủ thể tham gia tranh chấp, nếu như các bên quyền tranh tụng trước Tòa
án công lý của LHQ chỉ là các quốc gia, thì theo quy chế của tòa án quốc tế về luật biển, khi
giải quyết những tranh chấp liên quan đến quản và khai thác vùng đáy đại dương, ngoài
quốc gia ra thì các thực thể như quan quyền lực quản vùng, nghiệp của quan
quyền lực, các pháp nhân, cá nhân được một quốc gia bảo trợ cũng có quyền tranh tụng.
Ngoài thẩm quyền giải quyết tranh chấp như đã đề cập trên, Tòa án quốc tế về luật
biển (thông qua Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy đại dương) cũng thẩm quyền
đưa ra các ý kiến tư vấn theo yêu cầu của ĐHĐ hay Hội đồng của quan quyền lực về những
vấn đề pháp được đặt ra.142 Như vậy quốc gia các thực thể khác không quyền u cầu
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển cho ý kiến tư vấn.
c. Thủ tục tố tụng và giá trị của phán quyết
Tòa án quốc tế về luật biển có nhiều điểm tương đồng với TACLQT (LHQ) nhất là thủ tục
tố tụng tại phiên tòa và giá trị pháp lý của phán quyết. Thủ tục tố tụng theo tòa toàn thể tương
tự như TACLQT (LHQ), gồm hai giai đoạn: tranh tụng viết và tranh tụng miệng. Bên cạnh đó,
Tòa án quốc tế về luật biển cũng xây dựng trình tự xét xử theo thủ tục rút gọn.
Giống như TACLQT, Tòa án luật biển thông qua phán quyết theo đa số. Trường
hợp phiếu thuận phiếu chống ngang nhau thì phiếu của chánh án hay người thay thế
chánh án chủ tọa phiên tòa phiếu quyết định. Phán quyết của tòa mang tính chất
chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
138 Khoản 1 Điều 8 nội qui của TAQT về luật biển. Xem thêm Nguyễn Hồng Thao, Tòa án quốc tế về luật biển,
phụ lục II, tr. 196, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
139 Điều 289 Công ước luật biển 1982 và Điều 15 Nội quy của Tòa án quốc tế về luật biển.
140 Khoản 1 Điều 288 Công ước 1982, Điều 21 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển.
141 Điều 20 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển.
142 Điều 191 và khoản 10 Điều 159 Công ước luật biển 1982.
35
lOMoARcPSD| 40190299
3.3.2.2. Gii quyết tranh chp bng trng tài v lut bin
a. Trọng tài quốc tế về luật biển
đây, thuật ngữ “trọng tài quốc tế về luật biển” được hiểu trọng tài thường trực
được quy định theo phụ lục VII của Công ước luật biển 1982 “tòa trọng tài” được hiểu
một hội đồng xét xử gồm 5 trọng tài viên theo phụ lục VII của Công ước luật biển 1982.
Trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập hoạt động trên cơ sở điều 287, 288 phụ
lục VII của Công ước luật biển 1982.
Trọng tài quốc tế về luật biển thành phần bao gồm các trọng tài viên do các quốc
gia thành viên Công ước 1982 chỉ định. Mỗi quốc gia thành viên quyền đề cử 4 trọng tài
viên những người năng lực, kinh nghiệm về luật biển, cách đạo đức tốt. Căn cứ
vào đcử này, Tổng thư LHQ sẽ lập một danh sách các trọng tài viên. Khi tranh
chấp xảy ra, dựa vào danh sách các trọng tài viên của Tổng thư LHQ, một hội đồng
trọng tài gồm 5 thành viên sẽ được thành lập. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định một
thành viên tham gia hội đồng trọng tài. Ba thành viên còn lại do các bên thỏa thuận cử ra,
một trong ba người này sẽ được lựa chọn là chánh án của tòa trọng tài đó.
Trọng tài quốc tế về luật biển thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tương tự
như tòa án quốc tế về luật biển. Bên cạnh đó, nếu các bên tranh chấp không chấp thuận
cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp chỉ thể được đưa ra giải
quyết theo thủ tục trọng tài, trừ khi các bên thỏa thuận khác.143 Ngoài ra, một quốc gia
thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp không được một tuyên bcòn hiệu lực bảo
vệ thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài quốc tế về luật biển.144
Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, tòa trọng tài tự quyết định thủ tục của mình
bằng cách cho mỗi bên khả năng bảo vệ các quyền của mình trình bày căn cứ của
mình.145 Khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp không ra tòa trình bày các lẽ của
mình, bên kia thể yêu cầu tòa tiếp tục trình tự tố tụng ra phán quyết. Việc một bên
vắng mặt hay không trình bày lý lẽ của mình không cản trở trình tự tố tụng.146
Tương tự như phán quyết của tòa án quốc tế về luật biển. Phán quyết của trọng tài
quốc tế về luật biển có giá trị chung thẩm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.147
b. Trọng tài đặc biệt
Trọng tài đặc biệt có thành phần gồm các chuyên viên được lập ra để giải quyết tranh chấp
liên quan đến 4 lĩnh vực như sau: đánh bắt hải sản, bảo vệ và giữa gìn môi trường biển, hàng hải.148
Tòa trọng tài đặc biệt gồm 5 thành viên do các bên cử. Chánh tòa trọng tài đặc biệt
do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trên danh sách thích hợp công dân của
một quốc gia thức ba, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.149
Ngoài các quy định riêng liên quan đến thẩm quyền chuyên biệt thành phần của
tòa, các đặc điểm khác của tòa trọng tài đặc biệt tương tự như tòa trọng tài quốc tế về luật
biển. Nếu được tất cả các bên trong một vụ tranh chấp yêu cầu thì tòa trọng tài đặc biệt
thể thảo ra các khuyến nghị, những khuyến nghị này không giá trị quyết định chỉ
cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề làm phát sinh ra tranh chấp.150
143 Khoản 5 Điều 287 Công ước luật biển 1982
144 Khoản 3 Điều 287 Công ước luật biển 1982.
145 Điều 5 phụ lục VII Công ước luật biển 1982.
146 Điều 8 phụ lục VII Công ước luật biển 1982.
147 Điều 11 phụ lục VII Công ước luật biển 1982.
148 Khoản 2 điều 2 phụ luc VIII Công ước luật biển 1982.
149 Điểm a,b,c,d Điều 3 phụ lục VIII Công ước luật biển 1982.
150 Khoản 3 điều 5 phụ lục 8
36
lOMoARcPSD| 40190299
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, giáo trình
1. Lưu Văn Bình, Định chế quốc tế, Luật khoa Sài Gòn, 1970-1971
2. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Công an Nhân dân, 2007
3. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế: Dùng trong các trường Đại học chuyên ngành luật,
ngoại giao, Giáo dục, 2010
4. Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội, 1998,
5. Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Giải quyết tranh chấp thương mại WTO, tóm tắt 1 số vụ kiện và phán
quyết quan trọng của WTO, Nxb, lao động, Hà Nội
6. Tăng Kim Đông, Quốc tế công pháp, quyển I, Luật quốc tế, Sài Gòn, 1975
7. Khoa luật Đại học tổng hợp Melbourne Australia, Tài liệu hội thảo quốc tế, Luật quốc tế, các vấn đề
thương mại và kinh tế ở Châu Á, các vụ việc và tài liệu, AusAID, 1999
8. Khoa luật quốc tế, Tập bài giảng, tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế, Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh,
2009
9. Nhà pháp luật Việt-Pháp, Pháp luật cộng đồng Châu Âu hội nhập quốc tế và khu vực, Hội thảo quốc
tế, Hà Nội, 1999
10. Rebeca (M.), Luật quốc tế, Thomson, 2002
11. Nguyễn Bá Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Thị Thu Hương, Lê Đức Hạnh, Tòa hình sự quốc tế,
góc nhìn từ Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Tp.Hồ Chí Minh, 2007
12. Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Trung Tín, Lê Thị Mai Thanh, Giáo trình luật quốc tế, Đại học Huế, 1997
13. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
14. Nguyễn Hồng Thao, Tòa án quốc tế về luật biển, Nxb tư pháp, Hà Nội, 2006
15. Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh, Luật quốc tế lý luận và thực tiễn, Nxb giáo dục, Hà Nội, 2001
16. Nguyễn Thị Thuận (chủ biên), Nguyễn Thị Yên, Đỗ Mạnh Hồng, Công Phương Vũ, Luật hình sự
quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007
17. Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên hợp quốc, Nxb, chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004
18. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện luật học, Liên hợp quốc tổ chức những vấn đề pháp lý cơ bản,
Nxb, khoa học – xã hội, Hà Nội, 1985
19. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, một số vấn đề lý luận cơ bản về luật quốc tế, nxb, chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1994
20. Nguyễn Thị Yên, Ngô Hữu Phước, Tập bài giảng khái luận chung về luật quốc tế, (TP. H Chí Minh, 2008)
Văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam
1. Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944
2. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945
3. Quy chế Tòa án Công lý quốc tế n năm 1945
4. Tuyên bố Băng Cốc năm 1967
5. Công ước Vienna về luật điều ước quốc tế năm 1969
6. Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia phù hợp với Hiên chương Liên hợp quốc năm 1970
7. Hiệp ước thân thiên và hợp tác Đông Nam Á năm 1976
8. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979
9. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982
10. Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992
11. Nghị định thư Manila về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các nước ASEAN năm 1996
12. Quy chế Tòa án hình sự quốc tế (ICC), Quy chế Roma năm 1998
13. Qui tắc thủ tục của hội đồng cấp cao ASEAN năm 2001
14. Nội qui của tòa án quốc tế về luật biển, thông qua năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2001
15. Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004
16. Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2007
17. Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010
Website
1. http://www.itlos.org
37
lOMoARcPSD| 40190299
2. http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=2
3. http://www.asean.org/3639.htm
4. http://cil.nus.edu.sg/2010/2010-protocol-to-the-asean-charter-on-dispute-settlement-mechanisms/
5. http://www.un.org
6. http://www.worldcourts.com/ici/eng/decisions/1905.02.26_doggerbank.htm
38
| 1/39

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40190299
CHƯƠNG XIII - Tranh chấp quốc tế
Công Pháp Quốc Tế (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
CHƯƠNG XIII: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG LUẬT QUỐC TẾ I. Khái niệm
1.1. Định nghĩa và đặc điểm của tranh chấp quốc tế
Khi hp tác quc tế ngày càng gia tăng, các tranh chp quc tế vn tiếp tc phát sinh.
Các ch th lut quc tế đều nhn thc rõ tranh chp quc tế thời nào cũng có và tác động tiêu
cực đến quan h quc tế. Mt câu hỏi thường đặt ra là: làm thế nào để gii quyết tranh chp
quc tế đem li hiu qu cao nht, có th vừa đảm bo quyn li hp pháp cho các bên tranh
chp, va không tn hại đến hòa bình, an ninh quc tế?
Từ trước ti nay, các bên tranh chấp đã sử d ng nhiều phương thức để gii quyết nh
ng xung đột, bất đồng gia h. Mc dù vy, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất trong
các văn bả
n pháp lý quc tế v tranh chp quc tế. Tính đến thời điểm hiện nay, khi đề c p
gii quyết tranh chp quc tế, hi ến chương LHQ cũng chỉ xác định các bin pháp hòa bình mà
các bên tranh chp có th áp dng.
Từ góc độ thc tin, có th hiu tranh chp qu c tế là hoàn cnh thc tế, trong đó các
chủ th tham gia có những quan điểm, đòi hỏi trái ngược nhau v nhng vấn đề liên quan ti
li ích ca h. So vi tranh chp trong lut quc gia, tranh chp quc tế có hai đặc thù cơ bản.
V ch th, ch th ca tranh chp qu c tế chính là ch th ca lu t quc t ế. Mc dù quc gia
không là ch th duy nht ca lut quc tế, nhưng quan hệ quc tế ch yếu vn là quan h gia
các quc gia, vì vy, trong thc tin quc tế, hu hết các tranh chp quc tế ch yếu xy ra gia
các quc gia. Đối tượng điều chính ca tranh chp quc tế phi là quan h pháp lut thuộc đối
tượng điề
u chnh ca lut quc tế.
Khi đề cp thut ng ữ “tranh chấp quc t ế” cần phi phân bit vi thut ng ữ “tình thế” –
tc là khả năng có thể dẫn đến tranh ch p hoc gây ra tranh chp. Hiến chương LHQ đã sử dng
nhiu ln và cùng lúc hai thut ng này, ví dụ “HĐBA có quyền điều tra mi v tranh chp hoc
mi tình thế có th dẫn đến s bt hòa giữa các nước để xác định xem v tranh chp hay tình thế ấy
nếu kéo dài có thể đe dọa nn hòa bình và an ninh quc tế không”.1
Tình thế tranh chấp được hiu là mt tình hung quan h quc tế, trong đó ở m t thời điểm
và địa điểm c th, xut hin mâu thun li ích gia các bên hu quan, to ra sự căng thẳng trong
quan h quc tế nhưng chưa kéo theo nh ng yêu cầu hay đòi hỏi c th ca các bên hu quan. Ví
d: tình thế tranh chp có th xut hi n do các vụ đụng độ biên gi i, s tập trung quân đội ca
quc gia này tại đường biên gii ca qu c gia khác. Như vậy, mt tình th ế tranh chp c th
khả năng tạo ra các vấn đề tranh chp và tr thành tranh chấp,nhưng không phải tt c các tình thế
tranh chấp đều tr thành tranh chp. Tình thế tranh chp được hình thành trước khi phát sinh tranh
chp và vn có thể được duy trì k c sau khi tranh chấp đã được gii quyết.
Việc phân biệt tranh chấp và tình thế tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong thực
tiễn hoạt động của LHQ. Cụ thể, khi xem xét và giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế tại
HĐBA, quốc gia tham gia vào vụ tranh chấp không được quyền biểu quyết. Trong trình tự
thủ tục làm việc này đã áp dụng một trong các nguyên tắc pháp luật chung của luật quốc
tế: Nguyên tắc không ai là quan tòa trong chính các vụ việc của mình. Còn khi xem xét các
“tình thế” tranh chấp, các quốc gia có liên quan vẫn đảm bảo có quyền biểu quyết.

Theo tinh thần của Điều 34 Hiến chương LHQ thì cả “tranh chấp” và “tình thế” có
điểm chung là nếu kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho nền hòa bình và an ninh quốc tế. Cũng
theo điều 34 này, cơ quan duy nhất có quyền “định danh” các tranh chấp và tình thế như
vậy thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an (HĐBA).

1 Điều 34 Hiến chương LHQ. 1 lOMoAR cPSD| 40190299
1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế
Trong khoa học luật quốc tế, việc phân loại tranh chấp quốc tế được thực hiện dựa
trên những tiêu chí khác nhau, cụ thể:
- Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia tranh chấp, có thể phân loại tranh chấp thành tranh
chấp song phương và tranh chấp đa phương. Tranh chấp song phương là tranh chấp chỉ có hai chủ
thể luật quốc tế tham gia trực tiếp, ví du: Ấn độ và Pakistan là các bên tham gia vào vụ tranh chấp
vùng đất Cashmir đã kéo dài trên nửa thế kỷ. Tranh chấp đa phương là loại hình tranh chấp mà
trong đó có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể luật quốc tế trở lên, ví dụ vụ tranh chấp về quần đảo
Trường Sa trong khu vực biển Đông giữa các nước ở khu vực địa lý này. Trong tranh chấp đa
phương, có tranh chấp đa phương khu vực chỉ liên quan đến một khu vực địa lý xác định, như
tranh chấp đa phương khu vực biển Đông nêu trên. Tranh chấp đa phương toàn cầu là loại tranh
chấp có phạm vi bao trùm toàn bộ hoặc số lớn các quốc gia trên thế giới, đây là loại hình tranh
chấp quốc tế có tác động nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực trực tiếp cho cộng đồng quốc tế.

- Căn cứ vào mức độ nguy hại, có thể phân loại tranh chấp quốc tế thành tranh chấp quốc tế
nghiêm trọng và tranh chấp quốc tế thông thường.Tranh chấp quốc tế nghiêm trọng là loại tranh
chấp có nguy cơ phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế. Ví dụ: tranh chấp giữa Israel với các nước

rập về các vùng lãnh thổ mà Israel chiếm đóng. Tranh chấp quốc tế thông thường là
tranh chấp không dẫn đến nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.

- Căn cứ vào nội dung vụ tranh chấp, có thể phân loại tranh chấp về thương mại, môi
trường, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế, tranh chấp lãnh thổ
và biên giới quốc gia…

- Căn cứ vào quyền năng chủ thể luật quốc tế của các bên tranh chấp, có thể phân
loại tranh chấp thành tranh chấp giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ
hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế.

Cần lưu ý rằng, việc phân loại các tranh chấp quốc tế nêu trên chỉ mang tính qui ước và
luật quốc tế không quy định cụ thể về cách thức, nguyên tắc phân loại các tranh chấp quốc tế.
1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế
Xuất phát từ bản chất pháp lý của luật quốc tế là sự thỏa thuận, thẩm quyền giải
quyết tranh chấp quốc tế cũng có những điểm khác biệt so với thẩm quyền giải quyết tranh
chấp theo luật quốc gia. Dựa trên cơ sở thực tiễn và lý luận, thẩm quyền giải quyết tranh
chấp quốc tế thuộc về các chủ thể pháp lý sau đây:

- Các bên trong tranh chấp: trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các bên tranh chấp
thường trực tiếp giải quyết tranh chấp quốc tế phát sinh giữa họ và thường đạt kết quả
cao, nhất là đối với các tranh chấp song phương. Trong trường hợp các bên hữu quan
không yêu cầu chủ thể khác đứng ra giải quyết thì không một tòa án quốc tế, trọng tài quốc
tế hay bất kỳ tổ chức quốc tế nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đó.

- Các cơ quan tài phán quốc tế: thẩm quyền giải quyết tranh chấp còn được các bên
tranh chấp trao cho các cơ quan tài phán quốc tế. Đây là những cơ quan hình thành trên
cơ sở thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng
giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Cơ quan tài phán quốc tế có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao gồm tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế.

Tòa án quốc tế là thuật ngữ pháp lý quốc tế chung để chỉ cơ quan xét xử và giải quyết các loại
hình tranh chấp quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc
tế, có nhiều loại tòa án quốc tế khác nhau. Có tòa án quốc tế là một trong các cơ quan chính của tổ
chức quốc tế liên chính phủ như Tòa án công lý quốc tế (TACLQT) của LHQ
2 đóng trụ sở
2 Điều 92 Hiến chương LHQ và điều 1 quy chế TACLQT năm 1945 2 lOMoAR cPSD| 40190299
tại La Haye (Hà Lan), hay tòa án của Liên minh châu Âu có trụ sở tại Brussels (Bỉ). Đồng thời còn
xuất hiện các tòa án quốc tế được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở một điều ước quốc tế hữu
quan, ví dụ Tòa án luật biển quốc tế được hình thành theo các quy định có liên quan của Công ước
LHQ về luật biển năm 1982.3 Về nguyên tắc, các tòa án quốc tế khác nhau sẽ có cơ cấu tổ chức,
thẩm quyền, chức năng và phạm vi giải quyết tranh chấp quốc tế không giống nhau. Các vấn đề
pháp lý này đều được quy định trong các bản quy chế của chính tòa án quốc tế đó.

Trọng tài quốc tế là cơ quan tài phán quốc tế có mục đích giải quyết tranh chấp giữa các chủ
thể luật quốc tế bởi các quan tòa do các bên tham gia tranh chấp lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật
quốc tế. Việc giải quyết theo con đường trọng tài phải dựa trên sự chấp thuận của các bên tranh
chấp. Sự đồng ý này có thể được thể hiện sau (
ex post) khi tranh chấp đã xảy ra hoặc có thể thỏa
thuận từ trước trong các điều ước quốc tế hoặc các điều khoản chuyên biệt trong điều ước quốc tế
giữa các quốc gia, được gọi là điều khoản trọng tài. Nội dung của các quy định trên thường đề cập
đối tượng tranh chấp, nguyên tắc và thủ tục xét xử, cơ cấu của tòa trọng tài, trách nhiệm của các
bên trong việc thông qua và thực hiện các phán quyết của trọng tài.
4
Các cơ quan của tổ chức quốc tế liên chính phủ: trong cơ cấu tổ chức của các tổ chức
quốc tế liên chính phủ toàn cầu cũng như khu vực, ngoài những cơ quan chuyên môn có chức
năng giải quyết tranh chấp quốc tế, như TACLQT của LHQ, tòa án của Liên minh châu Âu
hay cơ quan giải quyết tranh chấp (
Dispute Settlement Body, DSB) của WTO… còn có các cơ
quan chức năng mặc dù có thẩm quyền chủ yếu trong các lĩnh vực hoạt động khác của tổ chức
quốc tế, nhưng trong quá trình vận hành của mình vẫn có các hoạt động liên quan đến giải
quyết tranh chấp quốc tế. Ví dụ: HĐBA của LHQ ngoài chức năng chủ yếu là duy trì hòa bình
và ninh quốc tế vẫn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế nếu tranh chấp đó có khả
năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế; hoặc Hội nghị cấp cao ASEAN,
5 Tổng thư ký
ASEAN
6 trong tổ chức quốc tế ASEAN cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế.
1.4. Cơ sở pháp lý của giải quyết tranh chấp quốc tế
Giải quyết tranh chấp quốc tế là một định chế trong hệ thống luật quốc tế, vì thế nguồn
luật của nó không có gì khác so với nguồn của luật quốc tế nói chung mà khoản 1 điều 38 Quy
chế tòa án quốc tế LHQ đã đề cập.
7 Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế,
ngoài các quy phạm pháp luật quốc tế, ở một số trường hợp ngoại lệ, cơ quan giải quyết tranh
chấp quốc tế (cụ thể là trọng tài quốc tế) có thể áp dụng quy phạm pháp luật trong nước để giải
quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp. Ví dụ, trong vụ
Trail
Smelter
1941 (Mỹ kiện Canada),8 các bên tranh chấp đã thỏa thuận, bên cạnh việc áp dụng luật
quốc tế, Tòa trọng tài có
quyền áp dụng các quy định của pháp luật Mỹ.
Nguồn luật quan trọng nhất điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp quốc tế là các điều
ước quốc tế, cụ thể:
- Công ước về giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế được thông qua tại hội nghị La
Haye lần thứ nhất vào năm 1899 và được bổ sung vào năm 1907 tại Hội nghị La Haye lần thứ hai.
3 Xem phụ lục VI công ước 1982 về quy chế của tòa án quốc tế luật biển
4 Cần phân biệt trọng tài quốc tế đang được đề cập ở đây với trọng tài thương mại quốc tế, như Trọng tài thương
mại quốc tế Singapore, Tokyo, Paris… là cơ quan giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia
vào quan hệ thương mại quốc tế, trong đó có những chủ thể không phải là chủ thể của luật quốc tế.

5 Điều 26 Hiến chương ASEAN năm 2007 quy định: nếu có 1 tranh chấp chưa được giải quyết, sau khi đã áp dụng
các điều khoản theo quy định, tranh chấp đó sẽ được trình lên cấp cao ASEAN để quyết định.

6 Điều 27 Hiến chương ASEAN năm 2007.
7 Xem thêm chương Nguồn của luật quốc tế.
8 Xem thêm: Nations unies - United Nations, Reports of International Arbitral Awards, 2006,
http://untreaty.un.org/cod/riaa/cases/vol_iii/1905-1982.pdf 3 lOMoAR cPSD| 40190299
Đây là công ước quốc tế đa phương toàn cầu đầu tiên về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế;
- Tuyên bố chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được Hội quốc liên
thông qua ngày 26 tháng 9 năm 1928, sau đó được LHQ chấp nhận bằng một nghị quyết
của ĐHĐ ngày 28 tháng 4 năm 1949 (có bổ sung và chỉnh lý);

- Hiến chương LHQ có vai trò đặc biệt trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế, đã ghi nhận
nhiều điều khoản quan trọng liên quan tới việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế9. Nhằm
mục đích phát triển các điều khoản này, ĐHĐ LHQ đã thông qua một số các nghị quyết và tuyên
bố về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, trong đó có Tuyên bố Manila năm 1982;

- Trong số các điều ước quốc tế khu vực về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, cần
phải kể đến Hiệp ước Liên Mỹ về giải quyết hòa bình các tranh chấp năm 1948 (còn được gọi tên là
Hiến chương Bogota); Công ước châu Âu về giải quyết hòa bình các tranh chấp được Hội đồng
châu Âu thông qua vào năm 1957, Công ước về hòa giải và trọng tài trong khuôn khổ tổ chức an
ninh và hợp tác châu Âu (
Organization for Security and Co-operation in Europe, OSCE) năm 1992.
Cũng cần ghi nhận Hiến chương của các tổ chức quốc tế khu vực như: liên đoàn các nước

rập, Liên minh châu Phi, Tổ chức các nước châu Mỹ và gần đây nhất, Hiến chương của
tổ chức quốc tế ASEAN
10 cũng chứa đựng các điều khoản điều chỉnh việc giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế;

- Các điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh sự hợp tác giữa các chủ thể luật quốc
tế trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau cũng chứa đựng các điều khoản về giải quyết
tranh chấp. Ví dụ: Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại phát sinh do phương
tiện vũ trụ gây ra năm 1972, Công ước luật biển 1982.

Ngoài ra, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia đôi khi còn thỏa thuận kí kết
các điều ước quốc tế song phương dành riêng cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế phát
sinh giữa họ, ví dụ các hiệp định về trọng tài – hòa giải.

1.5. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp quốc tế
Thực tiễn đã chứng minh rằng, hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế cao hay thấp
phụ thuộc khá nhiều vào kết quả của việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, có thể khẳng định
việc giải quyết tranh chấp quốc tế có hiệu quả sẽ đem lại những ý nghĩa to lớn sau đây:
-Giải quyết tranh chấp quốc tế góp phần bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên
tranh chấp, nhất là những tranh chấp mà một bên ở vị thế yếu hơn, qua đó bảo đảm trật tự
pháp lý quốc tế và trật tự quan hệ hợp tác quốc tế;

- Giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy việc thực thi và tuân thủ luật
quốc tế. Thông thường các vụ tranh chấp phát sinh chủ yếu từ các hành vi vi phạm luật
quốc tế. Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đảm bảo cho các bên hữu quan có
hành vi xử sự phù hợp theo luật định, chấm dứt hành vi xâm phạm, qua đó góp phần khôi
phục quan hệ hợp tác quốc tế, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

- Việc giải quyết tốt đẹp các tranh chấp quốc tế sẽ góp phần nâng cấp chất lượng các quy
phạm hiện hành và xây dựng nên các quy phạm mới của luật quốc tế theo quan điểm dân chủ và
tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của nhân loại. Ví dụ, khi giải quyết tranh chấp giữa Anh và Na
Uy về ngư trường ở Biển Bắc, trong phán quyết của mình, TACLQT đã khẳng định phương pháp
đường cơ sở thẳng mà Na Uy sử dụng không có gì trái với luật quốc tế. Hiểu theo nghĩa này,
phương pháp đường cơ sở thẳng của Na Uy hoàn toàn được chấp nhận dưới góc độ luật quốc tế.

9 Xem chương VI của Hiến chương LHQ từ Điều 33 đến Điều 38.
10 Xem Hiến chương ASEAN 2007 có hiệu lực ngày 15/12/2008, chương VIII từ Điều 22 đến Điều 28. 4 lOMoAR cPSD| 40190299
Cùng với thời gian và dựa trên phán quyết này, nhiều quốc gia đã sử dụng phương pháp
đường cơ sở thẳng của Na Uy để xác định vùng biển của mình. Từ thực tiễn quốc tế đó, sau
này phương pháp đường cơ sở thẳng đã được ghi nhận trong luật biển quốc tế,
11 trở thành
quy phạm mới dân chủ và tiến bộ.

1.6. Các đảm bảo ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế
Trong thực tiễn, hiện tượng tranh chấp quốc tế là khó tránh khỏi. Điều cần làm là
ngăn chặn tối đa sự phát sinh các tranh chấp trong quan hệ quốc tế, đồng thời giải quyết có
hiệu quả các tranh chấp đã xuất hiện, qua đó đảm bảo sự ổn định của trật tự xã hội quốc
tế. Với mục đích đó
, cộng đồng quốc tế nói chung và các chủ thể tranh chấp nói riêng cần
có những thái độ đúng đắn như:

- Thực thi, tuân thủ nghiêm chỉnh có thiện chí các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế
Việc thực thi này dựa nguyên tắc Pacta sunt servanda. Việc thực thi và tuân thủ có thiện
chí, tận tâm các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế không chỉ là một đảm bảo cần thiết cho
quá trình giải quyết tranh chấp mà còn góp phần quan trọng ngăn ngừa và hạn chế tới mức tối
đa các tranh chấp phát sinh. Bởi, thực tế đã chứng minh đa số các tranh chấp phát sinh từ các
hành vi vi phạm luật quốc tế hoặc hành vi không thiện chí trong quan hệ luật quốc tế. Chính vì
vậy, việc các chủ thể luật quốc tế, nhất là các quốc gia tuân thủ nguyên tắc tận tâm và thiện chí
thực hiện các
cam kết quốc tế sẽ làm cho các tranh chấp quốc tế không có điều kiện xuất hiện.
Mặt khác, việc thực thi tuân thủ nghiêm chỉnh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể luật quốc tế luôn đảm bảo cho quan hệ quốc tế phát triển tốt đẹp, loại trừ các
nguy cơ tạo ra xung đột, mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp quốc tế.

- Kí kết các điều ước quốc tế chuyên môn hoặc điều khoản đặc biệt về giải quyết tranh chấp quốc tế
Việc tăng cường kí kết các điều ước chuyên môn về giải quyết tranh chấp, cũng như
đưa vào các điều ước quốc tế chung các điều khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp quốc tế
là đảm bảo cho tiến trình giải quyết các tranh chấp phát sinh. Các điều ước quốc tế hay các
điều khoản về giải quyết tranh chấp thường quy định các vấn đề cơ bản sau đây: thành lập cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và quy định các biện pháp giải quyết cụ thể (ví dụ:
điều 11, mục 3 phụ lục V Công ước luật biển 1982);
12 cam kết chấp nhận thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của TACLQT của LHQ (quy định này được ghi nhận trong một loạt các điều ước
quốc tế khác nhau);
13 xác lập nghĩa vụ phải sử dụng một số các biện pháp giải quyết hòa bình
cụ thể (ví dụ: khoản 3 Điều 24 Hiến chương ASEAN).
14
- Tự nguyện thực hiện các phán quyết giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ có ý nghĩa và giá trị đích thực, nếu các quyết định giải
quyết tranh chấp được các bên tự nguyện thực thi và tuân thủ theo đúng tinh thần của nguyên tắc
Pacta sunt servanda . Luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế tập trung, thường trực (như quân
đội, cảnh sát, tòa án, đội thi hành án…), vì vậy để các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế
11 Xem điều 7 Công ước của LHQ về luật biển 1982.
12 Điều 11 mục 3, phụ lục V Công ước Luật biển 1982: “1. Theo đúng Mục 3 của phần XV bất kỳ bên nào trong một
vụ tranh chấp có thể đưa ra hòa giải theo thủ tục đã trù định ở mục này, có thể bắt đầu thủ tục bằng một bản
thông báo gửi cho bên kia trong vụ tranh chấp; 2. Bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, khi đã nhận được thông
báo đã được trù định ở khoản 1, thì bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hòa giải
”.
13 Điều 29 Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1974; Điều 34 công ước về quy chế
người không quốc tịch 1954; Điều 14 công ước về giảm tình trạng không quốc tịch 1961.

14 Khoản 3 Điều 24 Hiến chương ASEAN: nếu không có quy định cụ thể khác, các tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hoặc áp dụng các hiệp định kinh tế ASEAN sẽ được giải quyết theo nghị định thư ASEAN về
tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp.
5 lOMoAR cPSD| 40190299
đã tuyên được thi hành, đòi hỏi thiện chí rất lớn của bên thua kiện. Các điều ước quốc tế
thường quy định việc thực hiện các phán quyết trước hết dựa vào ý thức tự nguyện của bên
thua kiện. Trong trường hợp phán quyết không được tự nguyện thực hiện thì luật quốc tế
cho phép bên thắng kiện hoặc cơ quan quốc tế có thẩm quyền (do các nước thành viên thỏa
thuận ấn định) sử dụng các biện pháp chế tài phù hợp.
15.
II. Khái quát về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc
tế 2.1. Khái niệm và phân loại các biện pháp hòa bình
Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế hiện đại.16 Đây là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc
tế. Căn cứ vào Điều 33 của Hiến chương LHQ và nội dung cơ bản của nguyên tắc hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế, có thể định nghĩa các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc
tế là các phương tiện,cách thức,thủ tục mà các chủ thể của pháp luật quốc tế có nghĩa vụ phải dùng
để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia.
17
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được phân loại dựa vào
nhiều tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào giá trị pháp lý của các quyết định giải quyết tranh chấp, các biện pháp hòa
bình được phân loại thành các biện pháp đưa ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với
các bên hữu quan (như giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế)
và các biện pháp không đưa đến việc giải quyết tranh chấp có hiệu lực ràng buộc đối với
các bên hữu quan (như điều tra, trung gian, hòa giải).

Căn cứ vào chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các bên, có thể phân loại thành
các biện pháp giải quyết trực tiếp (như đàm phán) và biện pháp giải quyết gián tiếp, tức thông qua
sự trợ giúp của bên thứ ba (như hình thức điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa
án).
Căn cứ vào hình thức giải quyết tranh chấp, có thể chia các biện pháp hòa bình giải
quyết tranh chấp thành ba nhóm:
- Các biện pháp mang tính ngoại giao, gồm: đàm phán, trung gian, điều tra và hòa
giải. Biện pháp đàm phán chỉ liên quan đến các bên tham gia tranh chấp. Các biện pháp
ngoại giao còn lại có sự tham gia (ở mức độ khác nhau) của bên thứ ba vào quá trình giải
quyết tranh chấp quốc tế, nhưng có đặc điểm chung là bên thứ ba không có quyền đưa ra
quyết định giải quyết có hiệu lực đối với các bên tranh chấp;

15 Ví dụ: Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004 quy định, SEOM sẽ giám sát
việc thực hiện các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm đã được SEOM
thông qua (Khoản 6 Điều 15). Nếu hết thời hạn đền bù sau sáu mươi ngày hay thời hạn được các bên tranh chấp
nhất trí, bên thắng kiện có thể đề nghị SEOM cho phép tạm ngưng những ưu đãi hoặc nghĩa vụ khác đối với nước
thua kiện (Khoản 2 Điều 16). Hoặc Hiến chương LHQ quy định: mỗi thành viên LHQ phải cam kết tuân thủ các
phán quyết của TACLQT về vụ tranh chấp mà họ tham gia. Trong trường hợp không tự nguyện thực thi các phán
quyết này, theo yêu cầu của bên kia HĐBA LHQ có quyền kiến nghị hoặc quyết định sử dụng những biện pháp cần
thiết để đảm bảo phán quyết được chấp hành (Điều 94 Hiến chương LHQ).

16 Xem chương Lý luận chung về luật quốc tế.
17 Xem Điều 33.1, Hiến chương LHQ: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh
chấp ấy có thể đe dọa đến hoà bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng
con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những điều ước
khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”
và Tuyên bố về những nguyên tắc
của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ 1970.
6 lOMoAR cPSD| 40190299
- Các biện pháp tư pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, gồm trọng tài quốc tế và tòa án quốc
tế. Việc sử dụng các biện pháp này cũng có sự tham gia của bên thứ ba, nhưng khác với nhóm trên,
bên thứ ba ở nhóm này có quyền đưa ra các quyết định có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp;

- Các biện pháp được quy định trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc thỏa thuận
khu vực (Ví dụ: Công ước Châu Âu năm 1957 về giải quyết hòa bình các tranh chấp; nghị
định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004…).

2.2. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
2.2.1. Đàm phán
Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể
luật quốc tế là các bên tranh chấp để tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp đó một cách
hiệu quả, phù hợp với luật quốc tế. Đàm phán không chỉ là biện pháp giải quyết tranh chấp
quốc tế mà còn thường được tiến hành nhằm mục đích trao đổi quan điểm, ý kiến giữa các
quốc gia về các vấn đề
không nhất thiết có tính tranh chấp, như trao đổi thông tin, thỏa
thuận chính sách hay ký điều ước quốc tế.

Theo quy định tại Điều 33 khoản 1 Hiến chương LHQ, đàm phán được xếp ở vị trí đầu
tiên trong số các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Vì vậy, cũng cần phân biệt
giữa đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế
được ghi nhận tại khoản 1 Điều 33 với đàm phán để
ký kết điều ước quốc tế
. Hai khái niệm này khác biệt về mục đích, tính chất, giá trị pháp lý.
Đàm phán là bin pháp đơn giản và quan trng nht trong s các bin pháp gii quyết
hòa bình tranh chp quc tế. So với các biện pháp giải quyết tranh chấp còn lại, đàm phán có
nhiều ưu
thế: (i) thông qua đàm phán, các bên tranh chấp có cơ hội trực tiếp trình bày
quan điểm của mình và xem xét ý chí, quan điểm của bên đối thoại, qua đó tăng cường sự
hiểu biết nhau hơn, xây dựng lòng tin, giảm bớt những nghi kị, tránh được những căng
thẳng, bất đồng có nguy cơ phát triển thành những xung đột dẫn đến sử dụng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực (ii) đàm phán loại bỏ khả năng tham gia của bên thứ ba vào vụ tranh
chấp, từ đó tránh sự can thiệp của các bên thứ ba và thỏa mãn được yêu cầu bảo mật. Đàm
phán còn giúp các bên chủ động và tiết kiệm thời gian, giảm tối đa chi phí tốn kém.

Đàm phán để giải quyết tranh chấp quốc tế được tiến hành trên cơ sở nguyên tắc
bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, với sự thể
hiện thiện chí giải quyết tranh chấp quốc tế.

Đàm phán có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp hòa bình khác. Cụ thể, đàm
phán có thể chỉ là giai đoạn khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác,
đồng thời đàm phán có thể là hệ quả của việc áp dụng các phương thức giải quyết tranh
chấp trước đó. Ví dụ: nhờ vào biện pháp môi giới, trung gian hay kết quả của xét xử trọng
tài mà các bên tranh chấp cùng ngồi vào bàn để đàm phán.

V th thc, th tc, thi gian và cấp đàm phán, lut quc tế hoàn toàn không có quy
định bt buc nào. Vấn đề này hoàn toàn thuc thm quyn ca các bên có liên quan. Trong
thc tin quan h quc tế, đàm phán có thể được thực hiện ở các cấp độ khác nhau: giữa
những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao hoặc giữa
những đại diện có thẩm quyền của các bên hữu quan.

2.2.2. Trung gian và h za gi i
Trung gian và hòa giải là nhng bi n pháp gi i quyết h òa bình các tranh chp quc tế với s
tham gia ca bên th ba. Bên th ba có th là mt quc gia, nhiu quc gia và t chc qu c tế, các cá
nhân có uy tín quc tế hoặc cơ quan quố c tế được thành lập. Thông thường bên thứ ba là bên khách
quan trong vụ tranh chấp và có quan hệ hữu nghị với cả hai bên tranh chấp, được các
7 lOMoAR cPSD| 40190299
bên tranh chấp yêu cầu. Ngoài ra, bên thứ ba có thể tự mình đưa ra yêu cầu đóng vai trò trung gian, hòa giải.
Cơ sở pháp lý của biện pháp trung gian và hòa giải được ghi nhận trong nhiều điều
ước quốc tế như: Công ước La Haye 1907, Khoản 1 Điều 33 của Hiến chương LHQ, Công
ước về Luật biển1982
18, Nghị định thư của hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh
chấp
19, Nghị định thư ASEAN 200420.
Khi áp dụng biện pháp trung gian, bên thứ ba tạo điều kin thun li cho các bên
tham gia tranh chp xúc tiến các hoạt động đàm phán, đưa ra các li khuyên hoc ch dn cho
các bên trong v tranh chp, nh m m ục đích gi úp đỡ các bên đạt được tha thun gii quyết
tranh chấp. Như vậy, trong vai trò trung gian, bên thứ ba có nhiệm vụ làm dịu sự căng
thẳng cũng như trung hòa
các đòi hỏi, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp.
Theo xu hướng mới những năm gần đây, bên thứ ba đóng vai trò trung gian không
chỉ là các quốc gia mà có thể là các cá nhân nổi tiếng trên thế giới. 21 Bên cạnh đó, vai trò
trung gian có thể được các t chc quc tế và cơ quan quốc tế đảm nhim.
Khi nghiên cứu về biện pháp trung gian, cần liên hệ với biện pháp môi giới. Biện pháp
môi giới không được đề cập trong ĐIều 33 Hiến chương LHQ, nhưng theo khoa học luật quốc
tế, môi giới cũng là một biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế, trong đó có sự tham
gia của bên thứ ba. Nhiệm vụ của bên môi giới là dàn xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên
tranh chấp gặp nhau, đàm phán trực tiếp. Khi các bên tiến tới đàm phán trực tiếp với nhau thì
vai trò của bên môi giới sẽ chấm dứt. Như vậy, nguyên tắc, cách thức, vai trò của trung gian và
môi giới về cơ bản là giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai biện pháp này là mức độ tham
gia vào quá trình đàm phán của các bên tranh chấp. Bên trung gian tham gia sâu hơn vào quá
trình giải quyết tranh chấp, như cùng tham gia đàm phán với các bên tranh chấp, đưa ra
những lời khuyên, chỉ dẫn cho các bên tranh chấp. Mặc dù vậy, trên thực tế việc phân biệt
trung gian và môi giới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Lúc đầu, bên thứ
ba có thể đóng vai
trò môi giới để tạo điề
u kin cho các bên tranh chp thc hin c ác cuộc đàm phán trc tiếp,
nhưng sau đó
bên th ba có th tham gia vào quá trình đàm phán trong vai trò bên trung gian.22
Từ góc độ pháp lý quốc tế, các đề nghị, khuyến cáo của bên trung gian liên quan đến
vụ tranh chấp không có giá trị pháp lý ràng buộc. Chúng chỉ có thể là cơ sở cho các cuộc
đàm phán và thỏa thuận giữa các bên tranh chấp.

Cùng với biện pháp trung gian, các Công ước La Haye 1899 và 1907 còn quy định biện
pháp hòa giải, mặc dù hai công ước này không tách biệt giữa hai biện pháp hòa bình này và coi
trung gian, hòa giải là một biện pháp hòa bình. Song, tinh thần của khoản 1 Điều 33 và thực
tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế gần đây có xu hướng tách biệt trung gian và hòa giải.

Nhiệm vụ của cơ quan hòa giải là làm sáng tỏ và xác định những yếu tố tạo nên tranh chấp,
có thu nhận thông tin theo con đường điều tra hoặc bằng các cách thức khác. Khi tiến hành công
18 Điều 248 Công ước của LHQ về luật biển 1982.
19 Điều 6 Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp.
20 Điều 4 Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp 2004.
21 Ví dụ: trong cuộc xung đột vũ trang giữa Nga – Gzuzia đầu tháng 8 năm 2008, tổng thống Pháp Nicolas
Sarkozy với tư cách là chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu đã đóng vai trò trung gian, tạo điều kiện
cho tổng thống Nga Dmitri Medvedev và tổng thống Gzuzia Mikhail Saakassvili gặp gỡ và đạt được sự nhất
trí về “một kế hoạch hòa bình”.

22 Ví dụ: Liên Xô (cũ) đã từng đóng vai trò môi giới làm dịu căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ trong cuộc xung đột vũ
trang giữa hai quốc gia. Khi hai nhà lãnh đạo của hai nước gặp nhau để đàm phán, họ đã đề nghị Liên Xô (cũ) tiếp tục
với vai trò trung gian. Vai trò trung gian của Liên Xô (cũ) và sự tích cực giải quyết tranh chấp của Pakistan và Ấn Độ đã
dẫn đến việc ký kết Hiệp định Tasken 1966 giải quyết tốt đẹp tranh chấp về biên giới vùng đất Cashmir.
8 lOMoAR cPSD| 40190299
việc hòa giải, bên hòa giải có nhiệm vụ trung hòa các bên tham gia tranh chấp. Bên hòa giải có
quyền đề đạt những giải pháp, phương thức giải quyết tranh chấp, dự thảo nghị quyết và đưa
ra kết luận giải quyết tranh chấp. Như vậy, trong hoạt động hòa giải bao gồm cả hoạt động
điều tra và trung gian. Điều đó khiến người ta có thể cho rằng hòa giải là biện pháp có tính
chất không hoàn toàn là ngoại giao và cũng không hẳn là biện pháp tư pháp (tòa án).

Cũng như biện pháp trung gian, quyết định và kết luận của cơ quan hòa giải chỉ có tính
khuyến nghị và tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp. Như vậy, việc từ chối không
làm theo các khuyến nghị của cơ quan hòa giải không được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Cơ quan hòa giải có thể là ủy ban thường trực hoặc ad hoc. Thành phần của cơ
quan này gồm số lẻ các thành viên được lựa chọn với tư cách cá nhân, trong đó có thể bao
gồm thành viên là công dân của các bên tranh chấp hoặc chỉ bao gồm công dân của nước
thứ ba do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn.

Thực tiễn quan hê quốc tế cho thấy, khá nhiều điều ước quốc tế quy định việc hòa giải
như một phương thức mà các nước thành viên có thể sử dụng mỗi khi có tranh chấp. Ví dụ:
Công ước của LHQ về luật biển 1982
23, Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế.24
2.2.3. Đi Iu tra
Hoạt động điều tra được coi là bin pháp gii quyết hòa bình các tranh chp quc t ế và
thường được thc hin thông qua ủy ban điều tra. Nhim v của ủy ban này là xác định các
s kin còn gây tranh cãi, khô ng được hiểu thng nht gia các bên tham gia tranh chấp nhằm
làm sáng tỏ thực trạng vụ tranh chấp. Như vậy, hoạt động điều tra thực chất không giải
quyết tranh chấp quốc tế mà chỉ làm sáng tỏ các sự kiện hoặc hành động dẫn đến tranh
chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp.

Ủy ban điều tra có hai loại: ủy ban lâm thời (ad hoc) và ủy ban thường trực. Thực
tiễn cho thấy có nhiều ủy ban điều tra được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên
tranh chấp, như thỏa thuận giữa Anh và Nga 1904 về thành lập Ủy ban điều tra vụ thuyền
đánh cá của Anh bị bắn, hay thỏa thuận giữa Anh và Đan Mạch năm 1961 về thành lập Ủy
ban điều tra vụ Hải quân Đan Mạch đã bắn tàu đánh cá của Anh.

V nguyên tc, thành phn, thi hn và thm quyn của ủy ban do các bên liên quan thỏa
thuận quy định. Vì vậy, thành viên của ủy ban điều tra có thể chỉ là công dân của các bên tranh
chấp nhưng họ không đại diện cho quốc gia mình, có thể gồm cả công dân của nước trung lập,
có thể chỉ có công dân của nước trung lập được các bên tranh chấp thỏ
a thun la chn.25
Ủy ban điều tra thường giải tán khi báo cáo (kết luận) điều tra được thông qua. Báo
cáo của ủy ban điều tra thường được thông qua với đa số phiếu. Báo cáo hay kết luận của
ban đìêu tra
không có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp. Họ có toàn quyền chấp nhận
hay bác bỏ toàn bộ
hay một phần báo cáo của ủy ban điều tra.26
2.2.4. Gi i quy Āt tranh ch Āp thông qua t za án qu Āc t Ā
23 Điều 1 đến điều 8 phụ lục V của Công ước 1982 về luật biển.
24 Khỏan b điều 66 và phụ lục Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế.
25 Ví dụ, trong thời kì chiến tranh Nga - Nhật 1904, một thuyền đánh cá của Anh bị bắn, hai ngư dân Anh bị chết,
một số người khác trên thuyền bị thương nặng, Anh cho rằng quân Nga đã gây thiệt hại đó. Giữa Anh và Nga xảy
ra tranh chấp. Anh và Nga thỏa thuận lập một Ủy ban điều tra gồm đại diện Nga, Anh, Pháp, Mỹ và Áo. Ủy ban đã
tiến hành điều tra, tìm ra nguyên nhân, hoàn cảnh và thủ phạm gây hại. Ủy ban đi đến kết luận là quân Nga đã bắn
vào thuyền đánh cá của Anh. Từ kết luận này Nga đã chấp nhận bồi thường thiệt hại cho Anh.
Xem
http://www.worldcourts.com/ici/eng/decisions/1905.02.26_doggerbank.htm. Hay, năm 1990, theo đề xuất của Tổng thư
ký LHQ, hội nghị quốc tế Paris đã chấp thuận cử phải đoàn điều tra tình hình Cambodia từ ngày 9 đến ngày
14/8/1990.
26 Điều 35 Công ước La Haye 1907. 9 lOMoAR cPSD| 40190299
Gii quy ết tranh ch p quc tế theo trình t th tc t tng ca tòa án thường trực quốc tế
được coi là mt trong các bi n pháp hòa bì nh gii quyết tranh ch ấp quốc tế. Cùng vi trng tài
quc tế, tòa án quc tế được coi là cơ quan tài phán quc tế. Tòa án thường trực quốc tế là một
định chế tương đối mới mẻ. Tòa án thường trực quốc tế đầu tiên có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp giữa các quốc gia là Tòa án Công lý Trung Mỹ, được 5 quốc gia ở vùng Trung Mỹ
thành lập năm 1908. Tò
a án quc tế đầu tiên có tm ảnh hưởng và ý nghĩa toàn cu là Toà án
công lý quc tế thường trực ca Hi quc liên, có các chức năng cơ bản: gii thích điều ước quc
tế, gii quyết các tranh chp quc tế và đưa ra các kết luận tư vấn. Sau đại chiến thế giới lần thứ
II, tòa án này được thay thế bằng TACLQT của LHQ. Hiện tại, tòa án công lý
quc tế ca LHQ
là cơ quan tư pháp có quyn lc và ảnh hưởng toàn cu.
Khi nghiên cứu tòa án quốc tế, ngoài việc phân biệt giữa tòa án quốc tế với tư cách là
một trong những cơ quan chính của một tổ chức quốc tế, có chức năng chủ yếu là giải quyết
tranh chấp
quốc tế với các tòa án quốc tế được thành lập, hoạt động dựa trên cơ sở điều ước
quốc tế, cũng cần phân biệt chúng với các tòa án hình sự quốc tế đang tồ
n ti và hoạt động.27
Nhìn chung, tòa án quc tế ch có thm quyn gii quyết tranh chp gi a các quc gia khi
họ chấp thu ận thẩm quyền xét x ca t òa. Tuy nhiên, trong thc tin còn tn ti lo i hình tòa án
quc tế đặc th ù, đó là Tòa án ca Liên minh châu Âu (European Union, EU). Tòa án này không chỉ
giả
i quyết các tranh chp quc tế phát sinh gi a các nước thành viên EU mà còn xem xét các tranh
chp gia các cơ quan của EU, gia các th nhân và pháp nhân ca các nước thành viên vi các
cơ quan của EU. Như vậ
y, tòa án ca EU có thm quy n gii quyết tranh chp rt rng và đối
tượng ca tranh chp cũng rất đa dạng. C ó th nói đây là đặc thù ca EU mt t chc quc tế
“siêu quốc gia” duy nhấ
t trên thế giới cho đến thời điểm hin nay.
Như vậy, phạm vi giải quyết tranh chấp của các tòa án quốc tế khác nhau. Mặc dù vậy,
các tòa án quốc tế cũng có những đặc điểm chung giúp phân biệt với trọng tài quốc tế. Cụ thể:
- Mỗi tòa án quốc tế đều hoạt động theo quy chế riêng, được thông qua từ trước để quy định
thủ tục và điều chỉnh quan hệ giữa tòa với các bên tranh chấp. Ví dụ: TACLQT LHQ hoạt động
theo Quy chế TACLQT năm 1945,
28 Tòa án luật biển hoạt động theo phụ lục VI về Quy chế của
Tòa án luật biển, kèm theo Công ước của LHQ về luật biển năm 1982;
- Trừ một số trường hợp đặc biệt, 29 thành phần xét xử của tòa án quốc tế là cố định,
nghĩa là các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán;
- Các bên tranh chấp không có quyền thay đổi các quy tắc, thủ tục tố tụng của tòa án;
- Phán quyết của mọi tòa án quốc tế đều có giá trị chung thẩm và bắt buộc các bên
liên quan phải triệt để tuân thủ.
Cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết của tòa án quốc tế rất nghiêm ngặt và có hiệu quả.
Theo quy chế của tòa hoặc hiến chương của các tổ chức quốc tế, phán quyết của tòa thường được
bảo đảm thi hành thông qua thẩm quyền của các cơ quan của tổ chức quốc tế. Ví dụ, Hiến chương
LHQ đã trao cho HĐBA quyền đưa ra những nghị quyết về những biện pháp cần áp dụng đối với

27 Xem chương Luật hình sự quốc tế.
28 Theo điều 92 của Hiến chương LHQ: TACLQT LHQ hoạt động theo một quy chế xây dựng trên cơ sở Quy chế
của Tòa án công lý quốc tế thường trực của Hội quốc liên. Quy chế của Tòa án quốc tế kèm theo Hiến chương LHQ
là một bộ phận cấu thành của Hiến chương LHQ ngày 26/06/1945. Nguồn: http://www.icj
-cij.org.
29 Ví dụ: trong phạm vi chức năng của mình TACLQT LHQ có thể thành lập ba loại tòa đặc thù: (1) Tòa rút gọn trình tự
tố tụng, theo điều 29 quy chế TACLQT, tòa này được thành lập hằng năm theo yêu cầu các bên tranh chấp, tòa gồm

5 thẩm phán. (2) Tòa đặc biệt, được thành lập theo khoản 1, điều 26, quy chế TACLQT, tòa này gồm 3 thẩm
phán hoặc nhiều hơn theo sự suy xét của tòa. (3) Tòa
ad hoc được thành lập theo sự thỏa thuận của các bên,
số lượng thẩm phán cũng được các bên thỏa thuận.
10 lOMoAR cPSD| 40190299
quốc gia không thực hiện nghĩa vụ theo phán quyết của tòa án nhằm đảm bảo cho phán
quyết của tòa được chấp hành nghiêm chỉnh.
30
Ngoài chức năng chủ yếu là gii quyết tranh ch p quc tế và đưa ra các k ết luận tư vấn
pháp lý trong các v vic c th, tòa án quc tế còn có th góp ph n gii th ích và cng c hoàn
thin các quy ph m lu t quc t ế. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của tòa là rất lớn. Thông qua
hoạt động của tòa án quốc tế, tranh chấp quốc tế có thể được giải quyết triệt để; phán quyết do
tòa án quốc tế đưa ra thường đảm bảo được tính công bằng và khách quan; các phán quyết của
tòa án quốc tế thường được các bên tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh.

2.3. Giải quyết tranh chấp thông qua tr 漃ng tài quốc tế
Giống như tòa án quốc tế, trọng tài quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên giải
quyết tranh chấp quốc tế. Thẩm quyền của tòa trọng tài là thẩm quyền tùy nghi, phụ thuc vào
ý chí ca các bên tranh chấp và ý chí đó phi được ghi nhận trong điều uc quc tế chuyên môn
hoặc điều khon trng tài. Các văn bản này còn x ác định c th trình t, th tc xét x, ngun
lut s dng trong xét x cũng như thủ tc và giá tr phán quyết ca tòa trng tài.
Dưới góc độ lịch sử, so với tòa án quốc tế, tòa trng tài là bin ph áp gii quyết tranh
chp đã được bi ết t lâu. Hình thc n ày đã xut hi n vào thi k Hy Lp cổ đại, sau đó vào
th i kỳ Trung đại, khi Giáo hoàng đóng vai tr ò trng t ài. T òa trng tài phát triển mạnh vào
th ế k XIX. Năm 1899, Hội ngh hòa bình La Haye đã pháp điển hóa lu t v trng tài quc
tế. Đồng thi, cng đồng quc tế đã có s c gắng định chế hóa cơ chế trng tài, bằng cách
thà
nh lp Tòa trng tài thườ ng trc. Hi ngh hòa bình La Haye năm 1907 đã phát triển luật
v trng tài, với quy định theo đó trọng tài quốc tế có thm quyn gi i quy ết các tranh chp
phát sinh gia các quc gia vi thành phn là các trng tài viên do các bên tranh chp la chọn,
dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp
quốc tế.
Khoa hc lut quc tế s dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại trọng tài. Cụ thể:
- Căn cứ vào tính chất hoạt động, trọng tài quốc tế gồm có trọng tài thường trực (trọng tài
theo quy chế) và tòa trng tài vụ việc (ad hoc). Trọng tài thường trực là trọng tài hoạt động thường
xuyên, liên tục, có trụ sở, có danh sách trọng tài viên, có quy chế hoạt động và thủ tục tố tụng. Ví
dụ: tòa trọng tài thường trực La Haye được thành lập theo hai Công ước La Haye 1989 và 1907.
31
Trọng tài vụ việc được thành lập chỉ để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và sẽ chấm dứt
hoạt động khi vụ tranh chấp được giải quyết.

- Căn cứ vào số lượng trng tài viên, trng tài được chia thành trng tài đơn nhất (ch có mt
trng tài viên) và trng tài tp th (bao gm t ba trng tài viên tr nên).
- Căn cứ vào thm quyn gii quyết, trng tài được chia thành trng tài có thm quyn chung
(có chức năng giải quyết các tranh chp phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sng quc
tế, như trọng tài thường trực La Haye được thành lập theo Công ước 1899 và 1907) và trng tài
chuyên môn (ch có thm quyn gii quyết tranh chp trong mt hoc mt số lĩnh vực của đời sng
quc tế, như trọng tài quc tế v lut biển, được thành lập theo Công ước lut bin 1982).32
Thành phn của cơ quan trọng tài do các bên tha thuận quy định, có th ch bao gm mt
trng tài viên hoc nhiều trọng tài viên (hội đồng trọng tài). Số lượng trng tài viên luôn là s l,
để đả
m bo phán quyết ca trng tài được thông qua d dàng theo nguyên tắc đa số phiếu. Trong
trườ
ng hp trng tài được thành lp vi mt trng tài viên duy nht thì người này thường phải là
30 Điều 94 Hiến chương LHQ
31 Mặc dù tòa trọng tài thường trực La Haye có trụ sở tại La Haye nhưng các trọng tài viên không hoạt động
thường xuyên, tòa chỉ có một danh sách trọng tài viên mà các bên có quyền lựa chọn để hình thành một thành
phần cơ cấu xét xử

32 Xem phụ lục VII và VIII của Công ước 1982 về luật biển 11 lOMoAR cPSD| 40190299
công dân có uy tín của nước th ba. Nếu là hội đồng trọng t ài, thì thông thường mỗi bên tranh
chp có quyn chỉ định mt s ố lượng trng tài viên bng nhau là công dân nước mình hoặc
nướ
c th ba. Các trng tài viên được chỉ đị nh s tha thu n la ch n trng tài viên khác làm
ch tch h ội đồng trng tài. V nguyên t ắc, chủ tịch hội đồng trọng tài bắt buộc phải là công
dân của nước th ba. Nếu các bên hu quan không la chọn được, hoặc trong trường hợp các
bên không muốn chỉ định trọng tài viên của mình vì một lí do nào đó, họ có
th yêu cu
Chánh án TACLQT hoc tổng thư ký LHQ chỉ định.
Luật được áp dụng để gii quyết các tranh chp quc t ế là lut quc tế liên quan trc tiếp
đến v tranh chp. Ngoà i ra, các bên có th t do tha thun l a chn lut quc gia, nguyên
tc pháp luật chung hay quy định chuyên môn nào đó để trng tài s dng khi gii quyết tranh
chp giữa họ.33
Thủ tục tố tụng, trình t phiên t òa trng tài về nguyên tắc do các bên tranh chấp ấn định.
Thông thường, trình tự phiên tòa trọng tài bao gồm hai giai đoạn: thủ tục viết và thủ tục nói.
Sau khi các đại diện hoặc cố vấn của các bên đưa ra tất cả các giải thích, chứng cứ, yêu cầu của
họ, chủ tịch tòa trọng tài sẽ tuyên bố kết thúc phần tranh tụng và sau đó tòa sẽ tiến hành nghị
án. Quyết định của trọng tài sẽ được thông qua theo nguyên tắc nhất trí hoặc đa số phiếu.

Phán quyết trọng tài thường được thông qua tại buổi thảo luận nghị án bằng đa số phiếu và sẽ
được tuyên đọc với sự có mặt của đại diện và cố vấn pháp lý của các bên tranh chấp. Phán quyết
phải có phần chứng minh lập luận của trọng tài. Về nguyên tắc, phán quyết của trọng tài có giá trị
chung thẩm và hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên. Phán quyết của trọng tài không thể bị
khiếu nại, nhưng có thể được xem xét lại trong trường hợp xuất hiện các tình tiết và sự kiện ảnh
hưởng có tính quyết định đến phán quyết, mà trước đó tòa trọng tài chưa được biết đến. Trong
trường hợp các bên có quan điểm, yêu cầu khác nhau về việc giải thích và thi hành phán quyết thì

chính cơ quan trọng tài với cùng thành phần xét xử sẽ xem xét và giải thích.
Trọng tài có nhiều điểm chung với tòa án. Ví dụ, việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài
hay tòa án quốc tế đều được thực hiện dựa trên cơ sở luật quốc tế; đồng thời phán quyết trọng
tài cũng như phán quyết tòa án quốc tế đều có giá trị chung thẩm và hiệu lực bắt buộc đối với
các bên tranh chấp. Tuy nhiên giữa biện pháp trọng tài và tòa án vẫn có sự khác biệt, cụ thể:

- Thứ nhất, về thành phần xét xử, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, trong khi đó
thành phần xét xử của tòa án quốc tế là cố định, các bên không có quyền lựa chọn thẩm phán;
- Thứ hai, về thủ tục tố tụng xét xử, các bên có quyền thỏa thuận quy định thủ tục giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài, vì vậy thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, linh hoạt và mềm dẻo
hơn, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí, rút ngắn quá trình thông qua phán quyết. Trong khi đó,
thủ tục tố tụng tòa án là cố định, đã được quy định cụ thể từ trước trong quy chế của tòa;

- Thứ ba, về mức độ bảo mật trình tự tố tụng trong từng vụ việc, nếu các bên yêu
cầu, nội dung giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ được giữ kín, đảm bảo cho các bên
liên quan giữ được bí mật quốc gia, bí quyết kinh doanh, quy trình kỹ thuật… và qua đó,
góp phần bảo vệ danh dự, uy tín của các bên tranh chấp. Trong khi đó, giải quyết tranh
chấp theo tòa án quốc tế phải đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai;

- Thứ tư, về thể loại tranh chấp quốc tế được giải quyết, trọng tài không những giải quyết
tranh chấp pháp lý mà còn giải quyết tranh chấp chính trị, vì vậy, phán quyết của trọng tài có thể
không mang tính đối nghịch như phán quyết của tòa án quốc tế. Do đó, sau khi có phán quyết của
trọng tài, các bên vẫn có thể tiếp tục giữ được mối quan hệ với nhau kể cả trong lĩnh vực vừa xảy ra
tranh chấp. Trong khi đó, tòa án quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp pháp lý.

33 Xem thêm: Nations unies - United Nations, Reports of International Arbitral Awards Trail smelter case (United
States, Canada), 2006, http://untreaty.un.org/cod/riaa/cases/vol_iii/1905-1982.pdf 12 lOMoAR cPSD| 40190299
- Thứ năm, về khả năng kiểm soát hoạt động tố tụng, trình tự trọng tài do các bên
tự quy định, vì thế khả năng kiểm soát hoạt động trọng tài của các bên rộng hơn. Trong
khi đó, khi tham gia thủ tục trước tòa án, các bên không có quyền này.

2.4. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại các tổ chức quốc tế
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các
điều ước quốc tế thành lập tổ chức quốc tế, mỗi tổ chức quốc tế đều có thẩm quyền và chức
năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, các bên tranh chấp không chỉ
tìm đến những cơ chế giải quyết được ấn định trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế mà họ
là thành viên, mà còn có quyền lựa chọn những biện pháp giải quyết hòa bình khác. Vấn đề
này thường được quy định trong các điều ước quốc tế của tổ chức quốc tế, như Điều 28
Hiến chương ASEAN năm 2007
34, khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ.35
Thông thường các tranh chấp liên quan trong khuôn khổ tổ chức quốc tế được giải
quyết theo các cơ chế đã được quy định trong quy chế tổ chức quốc tế. Việc nâng cao vai
trò của tổ chức quốc tế và gia tăng số lượng các tổ chức quốc tế làm phong phú thêm các
biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia. Mỗi tổ chức quốc tế
đều có đặc thù, vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp của chúng cũng có nhiều sự riêng biệt.

Ví dụ, bên cạnh TACLQT, các tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ, như Tổ chức
nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization, FAO), Tổ chức hàng không quốc tế
(International Civil Aviation Organization, ICAO), Tổ chức lao động quốc tế (International
Labour Organization, ILO), Tổ chức sức khỏe thế giới (World Health Organization, WHO)... cũng
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong quy chế cũng như các điều ước của các tổ
chức quốc tế này đều ghi nhận các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, như đàm
phán
trực tiếp giữa các bên, sử dụng cơ chế trọng tài quốc tế và TACLQT cùa LHQ. Các tranh
chấp phát sinh trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ thường là các tranh
chấp liên quan đến thẩm quyền của các tổ chức quốc tế trong việc giải thích và áp dụng các
quy chế và điều ước quốc tế của tổ chức. Nhìn chung, các tranh chấp phát sinh giữa các quốc
gia thành viên tổ chức quốc tế thường được giải quyết trong khuôn khổ của chính tổ chức quốc
tế và dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức quốc tế. Ví dụ: Điều 84,85,86 của Công
ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế 1944 quy định về trình tự giải quyết tranh chấp
quốc tế liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước và các phụ lục của công ước.
36
Hiện nay, có 17 tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ. Đây là các tổ chức quốc tế liên chính
phủ được thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế đa phương, còn được gọi là điều lệ của tổ chức quốc
tế.
37 Phạm vi thẩm quyền của mỗi tổ chức quốc tế chuyên môn được quy định trong điều lệ của tổ
chức quốc tế đó, trong Hiến chương LHQ và trong hiệp định song phương giữa LHQ

34 Theo Điều 28 Hiến chương ASEAN, trừ khi có quy định khác trong hiến chương này, các quốc gia thành
viên có quyền viện dẫn những hình thức giải quyết tranh chấp hòa bình được quy định tại 33 khỏan 1 của
Hiến chương LHQ hoặc các văn bản Luật QT khác mà các quốc gia thành viên ASEAN.

35 Khoản 3 điều 2 Hiến chương LHQ ghi nhận: tất cả các thành viên LHQ giải quyết những tranh chấp quốc
tế của họ bằng các biện pháp hòa bình.

36 Điều 84 Công ước Chicago giải quyết tranh chấp nếu có sự bất đồng giữa 2 hoặc nhiều quốc gia ký kết về việc
giải thích áp dụng công ước này và các phụ lục của công ước mà không thể giải quyết bằng thương lượng, thì hội
đồng phải quyết định theo thỉnh cầu của bất kỳ quốc gia hữu quan nào. Không một thành viên nào của hội đồng
mà là 1 bên tranh chấp được biểu quyết khi hội đồng xem xét cuộc tranh chấp. Phụ thuộc vào điều 85 mọi quốc gia
ký kết có thể kháng cáo quyết định của hội đồng trọng tài đặc trách được thành lập theo sự thỏa thuận với các bên
khác trong cuộc tranh chấp hoặc kháng cáo lên toà án công lý quốc tế thường trực. Kháng cáo như vậy phải được
thông báo cho hội đồng trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quyết định hội đồng.

37 Theo Unitied Nation, Structure and organization, http://www.un.org/en/aboutun/structure/index.shtml 13 lOMoAR cPSD| 40190299
và tổ chức quốc tế chuyên môn do Hội đồng kinh tế – xã hội của LHQ thay mặt cho tổ chức
quốc tế toàn cầu này kí kết. Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của từng tổ chức quốc tế
chuyên môn nói trên sẽ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của từng tổ chức.

Các tổ chức quốc tế khu vực nhìn chung đều quy định về trình tự, thủ tục và các biện
pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia thành viên của
tổ chức. Việc giải quyết tranh chấp có thể được khởi xướng theo kiến nghị của quốc gia
thành viên tham gia tranh chấp, theo sáng kiến của HĐBA LHQ hay theo các quy định
hiện hành được ghi nhận trong quy chế của tổ chức quốc tế khu vực.

III. Một số cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế
Hiện nay, có khá nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó có cả cơ chế giải quyết
tranh chấp tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ toàn cầu (như LHQ, WTO) hay khu vực (như
ASEAN, EU) và cơ chế giải quyết tranh chấp trong các điều ước quốc tế chuyên môn như Công
ước 1982 về luật biển. Phần này sẽ đề cập cơ chế giải quyết tranh chấp của LHQ, ASEANvà cơ
chế giải quyết tranh chấp quốc tế về luật biển theo Công ước 1982.

3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp tại Liên hợp quốc
3.1.1. T za án Công lý qu Āc t Ā ca Liên hp qu Āc
3.1.1.1. Khái nim v Tòa án Công lý quc tế ca Liên hp quc
TACLQT LHQ là cơ quan tư pháp chính của LHQ, hoạt động trên cơ sở quy chế
của mình. TACLQT là cơ quan chính của LHQ, còn Quy chế TACLQT là một bộ phận
không thể tách rời của Hiến chương LHQ.
38
Tiền thân của TACLQT chính là Tòa án Công lý quốc tế thường trực (còn gọi là pháp
viện thường trực) bên cạnh Hội quốc liên. Tuy nhiên TACLQT thường trực không phải là cơ
quan của Hội quốc liên, bởi tòa án này hoạt động dựa trên cơ sở quy chế hoàn toàn độc lập.

Thành viên LHQ đương nhiên là thành viên của Quy chế TACLQT. Tuy nhiên, các quốc
gia không phải thành viên của LHQ cũng có thể là thành viên của Quy chế TACLQT. Ví dụ, Thụy
Sĩ, Nhật Bản, Nauru khi chưa là thành viên LHQ vẫn được thừa nhận là thành viên của Quy chế
TACLQT.
Tòa án có trụ sở chính tại thành phố La Haye (Hà Lan), ngoài ra, tòa cũng có thể tiến hành
các phiên xử ngoài La Haye khi tòa xét thấy cần thiết.39 Ngôn ngữ chính của tòa án quốc tế là tiếng
Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra, tòa cũng có thể cho phép các bên theo yêu cầu của họ sử dụng ngôn
ngữ khác.
40 Khi xét xử, tòa áp dụng nguồn luật quy định tại Điều 38 của Quy chế của tòa.
Cơ sở pháp lý xác định chức năng và hoạt động của TACLQT chủ yế là Hiến
chương LHQ,41 Quy chế của TACLQT và Nội quy của tòa,42.
3.1.1.2. Thm quyn chính ca Tòa án Công lý quc tế ca Liên hp quc
Theo Điều 36 quy chế TACLQT, tòa có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp
mà các bên đưa ra cũng như các vấn đề được quy định riêng biệt trong Hiến chương LHQ
hoặc các điều ước quốc tế có hiệu lực. Cụ thể, tòa án quốc tế có 2 thẩm quyền như sau:

38 Điều 92 Hiến chương LHQ.
39 Đ22 quy chế Tòa án quốc tế LHQ
40 Đ39 quy chế Tòa án quốc tế LHQ
41 Chương XIV quy định về Tòa án quốc tế của Hiến chương LHQ
42 Theo điều 30 quy chế của tòa, Tòa án quốc tế có quyền xây dựng nội qui quy định nguyên tắc thực hiện
chức năng, các nguyên tắc thủ tục xét xử của tòa. Ngày 6/5/1946, nội qui của tòa án quốc tế đã được thông
qua. Năm 1972, tòa đã thông qua việc sửa đổi một phần nội qui. Ngày 14/4/1978, tòa thông qua sửa đổi nội
qui lần hai, nhằm cải tổ thủ tục tranh tụng trước tòa.
14 lOMoAR cPSD| 40190299
- Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia phù hợp với quy chế của mình. Tòa
án không chỉ giới hạn thẩm quyền xét xử giữa các quốc gia thành viên LHQ.43 Các quốc gia không
phải là thành viên LHQ có thể tham dự vào quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa với tư cách bên
nguyên đơn, bên bị đơn hoặc bên liên quan với điều kiện đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu do Đại hội
đồng (ĐHĐ) đưa ra trong từng vụ cụ thể dựa trên cơ sở khuyến nghị của HĐBA.
44
- Tư vấn pháp luật, đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà ĐHĐ, HĐBA cũng
như các cơ quan khác của LHQ, các tổ chức quốc tế chuyên môn được sự chấp nhận của ĐHĐ yêu
cầu. Riêng đối với ĐHĐ và HĐBA có thể yêu cầu tòa kết luận tư vấn về bất cứ vấn đề pháp lý liên
quan.45
* Các phương thức chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án công lý Liên hợp quốc
TACLQT có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia chấp nhận thẩm
quyền xét xử của tòa. Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia của luật quốc
tế, TACLQT không có thẩm quyền đương nhiên giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa được xác lập dựa trên sự chấp thuận của các
bên liên quan. Chấp thuận này có thể là thỏa thuận trước (trước khi có tranh chấp xảy ra)
hoặc thỏa thuận sau (sau khi có tranh chấp xảy ra). Căn cứ vào Điều 36 của Quy chế tòa,
sự chấp nhận thẩm quyền của tòa được thể hiện theo ba phương thức sa
u:
- Chấp nhận thẩm quyền của tòa án quốc tế theo từng vụ việc (được gọi là thỏa thuận
thỉnh cầu). Đây là phương thức chấp nhận sau, tức là khi có tranh chấp đã xảy ra, các quốc
gia tranh chấp sẽ ký một thỏa thuận, được gọi là thỏa thuận thỉnh cầu, đề nghị tòa giải
quyết tranh chấp giữa họ. Hình thức này đã được các quốc gia tranh chấp áp dụng rộng rãi
như trong vụ Các đảo
Minquiers vả Ecréchous giữa Pháp và Anh,46 vụ Thềm lục địa Biển
Bắc
giữa Cộng hòa liên bang Đức và Đan Mạch, Cộng hòa liên bang Đức và Hà Lan.47
- Chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án trong các điều ước quốc tế. Ở phương thức
này, trong các điều ước quốc tế, các quốc gia dự liệu trong các điều khoản đặc biệt, theo đó
khi có tranh chấp xảy ra về việc giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, một bên có thể
đưa tranh chấp ra TACLQT LHQ. Do đó, sau này khi có tranh chấp xảy ra, chỉ cần một
bên (nguyên đơn) gửi đơn đến tòa, tòa sẽ có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ như vụ nhân viên
ngoại giao và lãnh sự Mỹ tại Teheran, Mỹ kiện Iran dựa trên Nghị định thư về thủ tục giải
quyết bắt buộc các tranh chấp trước TACLQT mà cả hai nước đã ký và phê chuẩn.

- Chấp nhận trước thẩm quyền của tòa án bằng một tuyên bố đơn phương. Theo phương thức
này, khi cả hai quốc gia tranh chấp đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của
tòa và các tuyên bố này đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với một tranh chấp thì tòa có thẩm
quyền xét xử tranh chấp đó.
48 Các quốc gia có toàn quyền thể hiện ý chí của mình bằng tuyên bố
đơn phương vào bất cứ thời điểm nào, với những nội dung hoặc những điều kiện gì để chấp nhận
thẩm quyền xét xử của tòa. Thủ tục đăng ký các tuyên bố đơn phương này được thực hiện bằng
cách gửi cho Tổng thư ký LHQ, Tổng thư ký sẽ làm nhiệm vụ lưu chiểu.
49
3.1.1.3. Cơ cấu t chc ca Tòa án Công lý quc tế ca Liên hp
quc
a. Các thẩm phán thường trực
43 Đ34.1 quy chế TAQT LHQ.
44 Đ93.2 Hiến chương LHQ.
45 Đ96 Hiến chương LHQ.
46 : Nguyễn Hồng Thao, TACLQT, sđd, tr. 234.
47 : Nguyễn Hồng Thao, TACLQT, sđd, tr. 267.
48 Điều 36.2 Quy chế TACLQT LHQ.
49 Điều 36.4 Quy chế TACLQT LHQ. 15 lOMoAR cPSD| 40190299
Theo Điều 2 Quy chế TACLQT, tòa có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc
lập, được lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo
đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định chức vụ xét xử cao nhất, hoặc
là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.
50 Tòa án quốc tế gồm 15 thẩm
phán và số thẩm phán cần thiết để tiến hành xét xử là 9. Trong số 15 thẩm phán, được bầu
chọn theo một trình tự thủ tục do luật quy định, không thể có hai thành viên cùng quốc
tịch. Thành phần Hội đồng thẩm phán phải đảm bảo được tính đại diện, tính công bằng
giữa các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, giữa các khu vực địa lý cũng như giữa các
hình thái văn hóa chủ yếu trên thể giới.
51 Quy định này nhằm mục đích đảm bảo cho các
quyết định của tòa có hiệu lực cao và thu hút đông đảo các nước khác nhau trên thế giới áp
dụng biện pháp giải quyết tranh chấp giữa họ bằng con đường tòa án quốc tế LHQ.

Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm và có thể được bầu lại. Các thẩm phán do ĐHĐ và
HĐBA bầu ra. Bầu cử được tiến hành ba năm một lần nhằm thay đổi một phần ba (5 thẩm
phán) thành phần của tòa. Sau khi trúng cử, 15 thẩm phán sẽ tiến hành bỏ phiếu kín để bầu ra
Chánh án và Phó chánh án có nhiệm kỳ 3 năm và có thể được bầu lại. Quy chế của tòa án ghi
nhận, thẩm phán TACLQT làm việc độc lập, không đại diện cho quốc gia mà họ mang quốc
tịch, chỉ đại diện cho công lý quốc tế. Trong thời gian là thẩm phán, họ không đảm nhiệm chức
trách hành chính, chính trị hoặc nghề nghiệp nào
52. Tính độc lập của thẩm phán còn thể hiện
về mặt vật chất, như các khoản lương, phụ cấp, thù lao do ĐHĐ ấn định.
53 Trong khi thực hiện
chức năng của mình, các thẩm phán của tòa được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại
giao.
54 Quy định này nhằm mục đích đảm bảo cho các thẩm phán không bị lệ thuộc, chi phối
bởi bất cứ chính phủ nước nào, họ phải toàn tâm toàn ý phục vụ cho tòa.

b. Các thẩm phán ad hoc
Theo Điều 31 Quy chế TACLQT, một hoặc các bên tranh chấp có thể đề cử các
thẩm phán ad hoc (vụ việc) nếu xét thấy trong thành phần xét xử của tòa không có thẩm
phán nào mang quốc
tịch nước mình. Quy định này giúp cân bằng tình thế trước tòa giữa
các bên tranh chấp, tuân thủ nguyên tắc các bên bình đẳng trước tòa, đồng thời cũng phát
huy ưu thế phương thức trọng tài. Khi lựa chọn các thẩm phán
ad hoc, cũng phải dựa trên
tiêu chuẩn của Điều 2 quy chế tòa liên quan đến việc lựa chọn các thẩm phán thường trực.
Cũng cần phải lưu ý rằng, các thẩm phán
ad hoc không có nghĩa vụ phải bỏ phiếu để bảo vệ
quyền lợi cho bên tranh chấp nào đã lựa chọn họ.
Vị thế của các thẩm phán ad hoc ngang
bằng với các thẩm phán thường trực trong quá trình xét xử.
c. Các phụ thẩm
Tòa có thể tự quyết hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp đưa ra trước khi kết
thúc thủ tục viết, các phụ thẩm được đề cử tham gia vào thành phần xét xử của tòa. Họ là
những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến vụ tranh chấp. Các phụ
thẩm không có quyền biểu quyết.
55 d. Thư ký tòa
50 Điều 2 Quy chế TACLQT LHQ.
51 Điều 9 Quy chế TACLQT LHQ.
52 Điều 16 Quy chế TACLQT LHQ.
53 Điều 32 Quy chế TACLQT LHQ.
54 Điều 19 Quy chế TACLQT LHQ.
55 : K2 Đ30 – Quy chế TAQT LHQ 16 lOMoAR cPSD| 40190299
Thư ký Tòa do Tòa đề cử.56 Ban thư ký của TACLQT là một Ban thường trực và chỉ phụ
thuộc vào tòa, khác với Ban thư ký của LHQ (một trong sáu cơ quan chính của LHQ). Nhân viên
của ban thư ký được hưởng chế độ ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như nhân viên LHQ.

Lương của thư ký tòa do ĐHĐ ấn định theo đề xuất của tòa và cũng được miễn mọi
khoản thuế theo tinh thần khoản 8 điều 32 của quy chế TACLQT. Ban thư ký gồm chánh
thư ký, phó chánh thư ký và các nhân viên. Chánh thư ký và phó chánh thư ký do tòa bầu
theo phương thức bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ 7 năm.

e. Các Tòa rút gọn
Như đã trình bày, thông thường TACLQT tiến hành xét xử bởi Hội đồng toàn thể.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ hoạt động của mình, TAQT còn có loại hình gọi là tòa rút gọn,
được thành lập để giải quyết từng vụ việc cụ thể của tòa. Theo điều 28 của Quy chế TAQT,
tòa rút gọn có thể được điều hành và thực hiện nhiệm vụ xét xử ở ngoài La Haye, được
thực hiện chức năng của mình theo lẽ công bằng và chân lý, ngôn ngữ sử dụng do các bên
tranh chấp lựa chọn. C
ác phán quyết của tòa rút gọn được coi như phán quyết của tòa toàn
thể. Căn cứ vào Điều 26 và 29 quy chế TAQT, có 3 loại tòa rút gọn có thể được thành lập
theo ý chí của TACLQT hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp, cụ thể:

- Tòa rút gọn tạm thời (tòa ad hoc), ở trường hợp này, thành phần của tòa rút gọn do
TACLQT quy định dựa trên sự nhất trí của các bên.57 Thực tế cho thấy, các bên thường
thỏa thuận thành phần của tòa là 5 thẩm phán. Một số vụ tranh chấp đã được giải quyết
bởi tòa rút gọn tạm thời là vụ Vịnh Maine
(Canada/Mỹ) năm 1982; vụ tranh chấp biên giới
giữa Burkina Faso và Mali năm 1985.
58
- Tòa đặc biệt: theo khoản 1 Điều 26 quy chế của TACLQT, nếu thấy cần thiết
TACLQT có thể thành lập tòa đặc biệt gồm 3 thẩm phán hoặc nhiều hơn, nhằm phân tích
từng vụ việc nhất đinh như vụ việc về lao động, quá cảnh và liên lạc quốc tế.

- Tòa rút gọn trình tự tố tụng: theo hình thức này, hàng năm TACLQT lập ra tòa rút
gọn trình tự tố tụng, có thành phần gồm 5 thẩm phán (chánh án, phó chánh án và 3 thẩm
phán khác của tòa toàn thể). Tòa này xem xét và giải quyết các vụ việc theo trình tự xét xử
sơ bộ nhằm mục đích thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc.
59
Những quy định kể trên cho thấy tòa rút gọn là cơ quan tài phán kết hợp được
những thế mạnh của cơ quan tài phán thường trực với thể thức xét xử trọng tài.
3.1.1.4. Th tc gii quyết tranh chp ti Tòa án Công lý quc tế Liên hp quc
Theo quy định tại Điều 43 Quy chế tòa, thủ tục tố tụng của TAQT LHQ gồm 2 giai
đoạn kế tiếp nhau: thủ tục viết và thủ tục nói. a. Thủ tục viết
Đây là thủ tục đầu tiên trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án
quốc tế. Giai đoạn này bao gồm các bước nộp đơn kiện và nộp cho tòa bản bị vong lục và phản bị vong lục.
Theo quy định tại Điều 40 Quy chế tòa, các vụ việc được khởi kiện ở tòa, tùy theo từng
trường hợp cụ thể, bằng thông báo thỏa thuận thỉnh cầu hoặc bằng đơn kiện gửi cho thư ký tòa án.
Như vậy, các bên có thể đồng thuận đưa vụ việc tranh chấp của họ ra trước tòa án bằng con đường
thỏa thuận thỉnh cầu. Trong trường hợp này, không có bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn, cả hai bên
tranh chấp có vị thế pháp lý như nhau trước TACLQT. Ngược lại, một bên có thể đưa tranh chấp

56 : K2 Đ21 – Quy chế TAQT LHQ
57 : K2 Đ26 quy chế TAQT LHQ
58 : Nguyễn Hồng Thao, TACLQT, sđd, tr.52
59 : Điều 29 – quy chế TAQT LHQ 17 lOMoAR cPSD| 40190299
ra trước tòa bằng một đơn khởi kiện dựa trên cơ sở bên kia chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của TACLQT, trong trường hợp này xuất hiện bên nguyên đơn và bên bị đơn trước tòa án.
Trong cả hai trường hợp phải nêu rõ đối tượng tranh chấp và các bên tranh chấp. Thông thường,
thỏa thuận thỉnh cầu và đơn khởi kiện đều phải do đại diện được cử giao dịch ký tên và được
chuyển cho chánh thư ký tòa bằng đường công văn ngoại giao hoặc do Đại sứ của các bên liên quan
trao tận tay. Thư ký tòa sẽ chuyển đơn ngay lập tức cho bên kia và cho tất cả các nước thành viên
Quy chế của Tòa.
60 Việc thông báo này nhằm để bên bị đơn biết đồng thời giúp bên thứ ba có thể có
quyền lợi liên quan xem xét quyết định họ có nên xin tòa cho tham dự hay không.

Sau đó, các bên phải chú ý sao cho nộp bản bị vong lục và phản bị vong lục đúng quy định
về thời gian. Quy chế của tòa, không quy định thời gian nộp các bản bị vong lục và phản bị vong
lục. Thời gian này do tòa quy định tùy từng trường hợp. Các bản bị vong lục và phản bị vong lục
phải trình bày rõ, chi tiết các sự kiện và pháp lý (Điều 44, nội qui của tòa). Ngoài ra, các bên phải
nộp tất cả các giấy tờ và tài liệu liên quan làm cơ sở. Mọi giấy tờ của các bên nộp cho tòa phải đồng
thời được chuyển cho bên kia bằng văn bản sao có chứng thực.
61 Quy chế tòa không quy địnhtrình
tự nộp các bản bị vong lục và phản bị vong lục. Thông thường, nếu tranh chấp được đưa ra trước
tòa thông qua đơn kiện của nguyên đơn, Tòa ấn định thời gian bên nguyên gửi bị vong lục và sau
đó bên bị gửi phản bị vong lục. Trong trường hợp tranh chấp được đưa ra trước Tòa bằng thỏa
thuận thỉnh cầu, các bên sẽ thỏa thuận trong bản thỏa thuận thỉnh cầu đó số lượng và thời gian nộp
các bị vong lục và phản bị vong lục. Các bên có thể thỏa thuận mỗi bên nộp một bị vong lục, sau đó
là một phản bị vong lục. Ví dụ, trong vụ tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso và M
ali, mỗi bên
nộp một bị vong lục và một phản bị vong lục.
62 Nếu thấy các bản bị vong lục và phản bị vong lục
chưa rõ ràng, tòa có quyền yêu cầu các bên nộp bổ sung bản phân tích.
63 Cần lưu ý, ở bước này các
bên phải thu thập tài liệu chứng cứ cho thật đầy đủ để gửi cho tòa, bởi khi bắt đầu thủ tục nói, các
chứng cứ chỉ được chấp nhận khi bên kia đồng ý.
64
Ngoài 2 bước như trên, quá trình xét xử của tòa cũng có thể bị thay đổi bởi những
sự kiện như: bên bị đơn đưa ra lý lẽ bác bỏ thẩm quyền của tòa, bên bị đơn vắng mặt, bên
thứ ba xin được tham dự khi nhận thấy quyền lợi của họ liên quan đến vụ kiện, các bên
yêu cầu tòa đưa ra các biện pháp bảo đảm tạm thời, hợp nhất các vụ kiện. Khi này, tòa
phải thực hiện một số thủ tục cần thiết như: (i) Tòa áp dụng các biện pháp cần thiết để xác
định thẩm quyền xét xử của mình. Việc xác định này do chính tòa xem xét và quyết định;
(ii) Tòa áp dụng những biện pháp bảo đảm tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên,
phải có thông báo ngay cho các bên và HĐBA. Thủ tục viết được coi như kết thúc sau khi
bị vong lục của bên nguyên đã được chấp nhận và thời gian dành cho bên bị đơn gửi phản
bị vong lục đã kết thúc. Bên cạnh đó, nếu một bên không trình diện trước tòa hoặc không
đưa ra lý lẽ của mình, theo yêu cầu của bên còn lại, tòa cũng sẽ chuyển sang thủ tục nói.
65 b. Thủ tục nói
Thủ tục nói được hiểu là quá trình tranh tụng được tiến hành trước tòa dưới sự điều hành
của chánh án hoặc phó chánh án.66 Tranh tụng được tiến hành công khai, nếu như không có quyết
định khác của Tòa án hoặc không có yêu cầu của các bên.
67 Mỗi phát biểu, trình bày quan điểm, ý
60 Điều 40 Quy chế TACLQT LHQ.
61 Khoản 3 và 4 Điều 43 Quy chế TACLQT LHQ.
62 Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, sđd, tr. 52.
63 Điều 40 Quy chế TACLQT LHQ.
64 Điều 52 Quy chế TACLQT LHQ.
65 K1 Đ53 Quy chế TACLQT LHQ.
66 Điều 45 Quy chế TACLQT LHQ.
67 Điều 46 Quy chế TACLQT LHQ. 18 lOMoAR cPSD| 40190299
kiến về nội dung vụ việc của mỗi bên tại phiên họp công khai cần phải được thể hiện rõ ràng,
cụ thể và chính xác, chỉ ra các điểm bất đồng giữa hai bên. Bởi tất cả các lập luận và các sự
kiện đã được các bên phân tích trong các bản bị vong lục và phản bị bị vong lục, để tiết kiệm
thời gian các bên không nhất thiết nhắc lại tất cả những sự kiện và lập luận đó ở giai đoạn nói.

Sau khi đại diện của các bên đã trình bày ý kiến, Chánh án sẽ tuyên bố chấm dứt
tranh tụng và chuyển sang phần nghị án. Việc nghị án của tòa được tiến hành thông qua
các phiên họp không công khai và được giữ bí mật.
68 Vụ kiện được quyết định bằng phán
quyết của tòa với đa số phiếu của các thẩm phán có mặt. Trường hợp số phiếu ngang nhau,
lá phiếu của chánh án hoặc người thay thế chánh án sẽ có tính quyết định
69.
Phán quyết của tòa án sẽ được chánh án tuyên đọc công khai tại tòa và tất cả các thẩm phán
tham gia bỏ phiếu phải có mặt. Theo Điều 60 của Quy chế tòa, phán quyết của Tòa có giá trị chung
thẩm và không được kháng cáo. Đây là một trong những đặc thù của TACLQT so với một số
phương thức trọng tài quốc tế cũng như phương thức tài phán của các tổ chức quốc tế như WTO,
ASEAN có hai cấp xét xử. Ngoài ra, Điều 60 của quy chế tòa còn ghi nhận, trong trường hợp có sự
bất đồng về việc giải thích phán quyết của tòa, theo yêu cầu của bất kỳ bên nào, chính Tòa sẽ có
thẩm quyền giải thích. Phán quyết của tòa chỉ có giá trị đối với các bên tranh chấp và chỉ trong vụ
án đ
ó.70 Mặc dù vậy, trên thực tế, tòa luôn cố gắng bảo đảm sự hài hòa giữa những phán quyết của
mình đưa ra và do đó, phán quyết của tòa trở thành nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Ví dụ, các quốc
gia có thể áp dụng những nguyên tắc mà tòa đưa ra trong vụ Ngư trường Na Uy
, liên quan
đến phương pháp đường cơ sở thẳng áp dụng trong phân định lãnh hải để lý giải cho lập
luận của họ liên quan đến vụ tranh chấp tương tự. Sau này, nguyên tắc đường cơ sở thẳng
thể hiện trong phán quyết của tòa đã trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế, thể
hiện trong Điều 7 Công ước luật biển 1982.
71
Trong trường hợp phát hiện ra các sự kiện pháp lý mà tòa không biết đến trong quá
trình xét xử, đồng thời các sự kiện này có ảnh hưởng, tác động đến quyết định của Tòa, bất
kỳ bên nào cũng có quyền yêu cầu Tòa sửa đổi lại phán quyết. Yêu cầu sửa đổi phải đưa ra
trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra sự kiện mới và trong vòng 10 năm
kể từ ngày phán quyết được công bố công khái.
72
3.1.1.5. Trình tự tư vấn
Trình tự đưa ra kết luận tư vấn của TACLQT về cơ bản tương tự như trình tự giải
quyết tranh chấp, gồm 2 giai đoạn chính: viết và nói. Quá trình xác lập nội dung kết luận
tư vấn cũng giống như quá trình nghị án giải quyết tranh chấp quốc tế. Vì vậy, ở phần này,
ta chỉ đề cập đến một số điểm đặc thù: (i) chủ thể và điều kiện được tòa án đưa ra kết luận
tư vấn và (ii) giá trị của kết luận tư vấn.

(i) Chủ thể và điều kiện được tòa đưa ra kết luận tư vấn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Quy chế tòa và điều 96 của Hiến chương LHQ, chủ
thể có thẩm quyền yêu cầu tòa ra kết luận tư vấn về mọi vấn đề liên quan là ĐHĐ và HĐBA. Ngoài
ra, 17 tổ chức chuyên môn của LHQ và các cơ quan khác của LHQ, như Hội đồng kinh tế –
hội,
Hội đồng quản thác cũng có quyền đưa ra yêu cầu kết luận tư vấn nhưng chỉ trong phạm vi hoạt
động của mình và phải được ĐHĐ cho phép. Như vậy, nếu như quốc gia là chủ thể duy nhất

68 Điều 54 Quy chế TACLQT LHQ.
69 Điều 55 Quy chế TACLQT LHQ.
70 Điều 59 Quy chế TACLQT LHQ.
71 Khoản 1 Điều 7 Công ước luật biển 1982 quy định: Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có
một chuỗi đảo nằm sát ngay dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng nối liền các điểm thích hợp có
thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

72 Khoản 4 và 5 Điều 61 Quy chế TAQT LHQ. 19 lOMoAR cPSD| 40190299
có quyền tranh tụng trước tòa để giải quyết các tranh chấp, thì chủ thể có quyền yêu cầu
tòa đưa ra kết luận tư vấn chỉ gồm có ĐHĐ, HĐBA; các cơ quan khác của Liên hơp quốc
và các tổ chức quốc tế chuyên môn. Quốc gia và các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác
(như ASEAN, EU) và Tổng thư ký LHQ không có quyền này.

Cũng cần lưu ý rằng, việc yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn là quyền của các chủ thể được
xác định, tuy nhiên tòa có thể từ chối đưa ra kết luận tư vấn khi có đầy đủ cơ sở pháp lý. Thực tiễn
cho thấy, TAQT đã từ chối đưa ra kết luận tư vấn về tính hợp pháp của việc sử dụng vũ khí hạt
nhân theo yêu cầu của WHO năm 1986. Lý do là yêu cầu có nội dung như vậy không thuộc lĩnh vực
chuyên môn của WHO, theo tinh thần của khoản 2 Điều 96 của Hiến chương LHQ.

(ii) Giá trị của kết luận tư vấn
Nếu như phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế của tòa án có giá trị chung thẩm
và LHQ có cơ chế đảm bảo cho phán quyết của tòa được thực thi một cách triệt để,73 thì
ngược lại, kết luận tư vấn của TAQT không có giá trị ràng buộc đối với các chủ thể có
quyền yêu cầu tòa, nó chỉ có tính chất khuyến nghị.
74 Đồng thời, luật quốc tế cũng không có
quy định nào cấm các chủ thể này chấp nhận hiệu lực ràng buộc của kết luận tư vấn.

3.1.2. Hi đng b 愃 o an
HĐBA là cơ quan hạn chế, thường trực và đặc thù của LHQ. HĐBA gồm 15 thành viên,
trong đó 5 ủy viên thường trực được chỉ định rõ trong hiến chương và có quyền phủ quyết (Anh,
Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc), 10 ủy viên không thường trực được ĐHĐ bầu theo nhiệm kì 2 năm.
Chức năng và nhiệm vụ của HĐBA rất rộng và tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực: giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế (chương VI của Hiến chương) và duy trì hòa bình và đấu tranh chống
xâm lược (chương VII của Hiến chương). Như vậy giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong hai
lĩnh vực chủ yếu của HĐBA. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp chấp quốc tế của HĐBA được ghi
nhận tại chương VI của Hiến chương (từ Điều 33 đến 38). Dựa trên những quy định của chương
này, có thể khẳng định HĐBA có toàn quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong đời
sống quốc tế. Thẩm quyền này được thực hiện theo hai loại tranh chấp: (i) tranh chấp nếu kéo dài
có khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế và (ii) tranh chấp thông thường.

3.1.2.1. Tranh chp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quc t ế
Theo Điều 34 Hiến chương LHQ, HĐBA là cơ quan duy nhất có quyền điều t
ra, xem xét
tranh chấp nào là tranh chấp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế.
Bên cạnh đó, HĐBA còn có thẩm quyền nghiên cứu những tranh chấp hoặc tình thế nếu kéo dài có
khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế theo kiến nghị của Tổng thư ký LHQ,
75 của
ĐHĐ
76 và của một quốc gia (hoặc các quốc gia).77 Điều cần lưu ý là không chỉ quốc gia thành viên
LHQ mà cả quốc gia không phải là thành viên LHQ cũng có thể yêu cầu HĐBA lưu ý đến
bất cứ tranh chấp nào thuộc loại trên mà họ là một bên tranh chấp với điều kiện quốc gia
này phải thừa nhận nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo quy định của Hiến
chương LHQ. Điều này nhằm đảm bảo không chỉ các cơ quan chức năng của LHQ mà tất
cả các quốc gia luôn có ý thức đối với cộng đồng.

Sau khi điều tra và HĐBA xác định đó là tranh chấp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại
hòa bình và an ninh quốc tế, HĐBA sẽ mời các bên giải quyết tranh chấp bằng một trong những
phương thức nêu ở khoản 1 điều 33 Hiến chương, đó là: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải,

73 Điều 94 Hiến chương LHQ.
74 Điều 96 Hiến chương LHQ.
75 : Điều 99 – Hiến chương LHQ
76 : Khoản 3 Điều 11 – Hiến chương LHQ
77 : Khoản 1 và 2 Điều 35 – Hiến chương LHQ 20 lOMoAR cPSD| 40190299
trọng tài, tòa án, thông qua các tổ chức quốc tế hay các hiệp định khu vực, hoặc bằng các
biện pháp hòa bình khác do họ tự chọn. Quyền hạn này của HĐBA còn được mở rộng và
phát triển theo Điều 36 Hiến chương, theo đó trong bất kỳ giai đoạn nào của tranh chấp
HĐBA có thể khuyến nghị các bên một trình tự và biện pháp giải quyết thích đáng. Bên
cạnh đó, HĐBA cũng lưu ý đến biện pháp mà các bên tranh chấp đã tiến hành nhằm giải
quyết các tranh chấp quốc tế (khoản 2 Điều 36 Hiến chươn
g).
3.1.2.2. Tranh chấp thông thường
Khác với tranh chấp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế,
tranh chấp thông thường là loại tranh chấp mà nếu như kéo dài thì cũng không có khả năng đe
dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Đây là tranh chấp phát sinh trong mọi lĩnh vực đời sống quốc
tế của các quốc gia và không có nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế.

Điều 38 của Hiến chương quy định, trong bất kỳ vụ tranh chấp nào do các bên đệ trình,
HĐBA có thể giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đó bằng cách đưa ra các khuyến nghị.
Cần phải nhìn nhận rằng việc áp dụng quy định này chỉ có thể được thực hiện với điều kiện
được sự đồng ý của các bên tranh chấp yêu cầu HĐBA. Khuyến nghị được HĐBA đưa ra trên
cơ sở của Điều 38 Hiến chương không có hiệu lực ràng buộc, bởi vì HĐBA chỉ tham gia giải
quyết tranh chấp với tư cách cơ quan hòa giải và đưa ra chỉ dẫn kiến nghị.

Tóm lại, dựa trên cơ sở quy định tại chương VI của Hiến chương, có thể khẳng định rằng,
HĐBA có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia với các vai trò
khác nhau như điều tra, trung gian, hòa giải. Trong tất cả các trường hợp nói trên, HĐBA đưa ra
các khuyến nghị phù hợp và các khuyến nghị này không có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh
chấp. Vì vậy, không nên nhầm lẫn giữa các quyết định của HĐBA đưa ra trên cơ sở của chương VI
Hiến chương, chỉ mang tính khuyến nghị. Quyết định có giá trị bắt buộc của HĐBA đưa ra trên cơ
sở chương VII của Hiến chương trong trường hợp hòa bình bị đe dọa hoặc có hành vi xâm lược.

3.1.3. Đại hội đồng và Tổng thư ký Liên hợp qu Āc
ĐHĐ là cơ quan toàn thể duy nhất của LHQ. ĐHĐ có thẩm quyền thảo luận tất cả các vấn
đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kỳ
1 cơ quan nào của LHQ được ghi trong Hiến chương, trừ những vấn đề được quy định trong điều
12 của Hiến chương.
78 Trên cơ sở tuân thủ Điều 12 Hiến chương, ĐHĐ có quyền đưa ra khuyến
nghị về việc áp dụng các biện pháp thích hợp để giải quyết hòa bình mọi tình thế nảy sinh từ bất kỳ
nguồn gốc nào, mà theo sự nhận xét của ĐHĐ, có thể làm hại đến lợi ích chung, hoặc gây tổn hại
cho các quan hệ hữu nghị giữa các nước.
79 Điều đó có thể khẳng định rằng ĐHĐ có thẩm quyền rất
rộng lớn và trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu kéo dài có khả năng làm nguy hại
hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, khác với HĐBA, quyền hạn giải quyết tranh chấp loại này
của ĐHĐ là có hạn chế. Điều này được thể hiện tại nội dung của Điều 12 Hiến chương, theo đó khi
HĐBA thực hiện những chức năng được Hiến chương này quy định đối với một vụ tranh chấp hay
một tình thế nào đó, thì ĐHĐ không được đưa ra một kiến nghị nào về tranh chấp hay tình thế ấy,
trừ khi được HĐBA yêu cầu. Điều này cho thấy, ĐHĐ có thể không giải quyết vụ việc
tranh chấp
đến tận cùng, vì đến mức độ nào đó, tranh chấp sẽ phải chuyển sang cho HĐBA giải
quyết. Do đó,
khi đề nghị LHQ quan tâm tới các vụ tranh chấp hoặc các tình thế nếu kéo dài có khả năng làm
nguy hại hòa bình và an ninh quốc tế, quốc gia hữu quan phải tự cân nhắc và phải quyết định rằng,
vụ việc đó nên đưa cơ quan nào xem xét, HĐBA hay là ĐHĐ.

Tổng thư ký LHQ cũng có vị thế nổi bật trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Tổng thư ký
hoạt động với tư cách viên chức hành chính cao nhất của LHQ tại tất cả các cuộc họp của ĐHĐ,
78 : Điều 10 Hiến chương LHQ
79 : Điều 14 Hiến chương LHQ 21 lOMoAR cPSD| 40190299
HĐBA, Hội đồng kinh tế - xã hội và Hội đồng quản thác.80 Cũng cần nhìn nhận rằng, mặc dù
được tham gia vào các cuộc họp của các cơ quan này vì lợi ích của LHQ, Tổng thư ký không
được thỉnh cầu hoặc chấp nhận những chỉ thị từ bất kỳ một chính phủ hay bất kỳ cơ quan nào
khác ngoài
LHQ.81 Hơn nữa, những quyết định của những cơ quan này được thông qua bằng
hình thức bỏ
phiếu của các quốc gia thành viên trong cơ quan, mà Tổng thư ký LHQ không
được phép đại diện cho bất cứ quốc gia nào, vì vậy ông ta không có quyền biểu quyết thông qua
quyết định của những cơ quan này. Ngoài ra, tổng thư ký còn có quyền thực hiện các chức
năng được các cơ quan khác như ĐHĐ và HĐBA giao phó với vai trò trung gian, hòa giải khi
giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều 99 của Hiến chương còn quy định Tổng thư ký có thể lưu ý
HĐBA về bất cứ vấn đề nào mà theo ông ta, có thể đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.

3.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
ASEAN ra đời năm 1967 theo Tuyên bố của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước Đông
Nam Á (Tuyên bố Bangkok 1967). Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN ngày
càng được hoàn thiện thông qua sự hình thành hàng loạt cơ chế giải quyết tranh chấp như : cơ chế
giải quyết tranh chấp về chính trị được thể hiện trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam

Á (Hiệp ước Bali 1976), cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế theo Nghị định thư Manila 1996 (Nghị
định thư 1996); cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế theo Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ
chế giải quyết tranh chấp 2004 (nghị định thư 2004), cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định
thư 2010. Trong quá trình phát triển của mình, ASEAN có tới ba thủ tục để giải quyết tranh chấp
quốc tế ở các lĩnh vực khác nhau. Để hiểu rõ cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ
ASEAN, cần nắm được khái quát các cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua các điều ước kể
trên.
3.2.1. Cơ ch Ā gi 愃 i quy Āt tranh ch Āp theo Hip ước thân thin, hp tác
Đông Nam Á (Hip ước Bali 1976)
Tuyên bố Bangkok 1967 đề cập giải quyết tranh chấp quốc tế. Với mong muốn thúc đẩy hòa
bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng luật pháp đồng thời để giải quyết bất đồng, tranh
chấp giữa các nước, Hội nghị thượng định ASEAN lần thứ nhất tại Bali (Indonesia) ngày
24/02/1976, các nước thành viên ASEAN đã ký hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á 1976.
Hiệp ước chỉ có 20 điều, nhưng đã dành trọn chương IV (từ Điều 13 đến Điều 17) quy định về giải
quyết tranh chấp. Để cụ thể hóa hiệp ước Bali và tạo điều kiện cho giải quyết tranh chấp được
nhanh chóng, không bị cản trở bởi các bên tranh chấp, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần
thứ 34 tổ chức tại Hà Nội ngày 23/10/2001 đã thông qua Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao.82
Về chủ thể của tranh chấp, Hiệp ước Bali điều chỉnh việc giải tranh chấp trước hết là
giữa các nước ASEAN tham gia hiệp ước. Ngoài ra, các nước ngoài ASEAN nhưng cũng là
thành viên của Hiệp ước đồng thời liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp cũng có thể áp
dụng Hiệp ước để giải quyết.

Về đối tượng tranh chấp, Hiệp ước Bali không có điều khoản nào về phạm vi giải
quyết tranh chấp cũng như không quy định giải quyết loại tranh chấp nào: tranh chấp
chính trị hay là lãnh thổ, biên giới; thương mại hay văn hóa. Năm 1996, ASEAN thông qua
Nghị định thư Manila về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế, vì thế có thể cho rằng những
tranh chấp khác được giải quyết theo hiệp ước Bali.

80 : Điều 98 Hiến chương LHQ
81 : Điều 100 Hiến chương LHQ 82
Quy tắc này thể hiện bằng tiếng anh tại: http://www.asean.org/3639.htm. 22 lOMoAR cPSD| 40190299
Cơ quan giải quyết tranh chấp là Hội đồng cấp cao. Đây là cơ quan không thường
trực, được thành lập theo Điều 14 của Hiệp ước Bali 1976 để giải quyết thông qua “tiến
trình khu vực”. Hội đồng cấp cao chỉ thành lập sau khi tranh chấp xảy ra.

Thành phần của Hội đồng cấp cao bao gồm đại diện cấp bộ trưởng của tất cả các
nước thành viên tham gia Hiệp ước là các nước Đông Nam Á, đồng thời bao gồm bộ trưởng
của các nước
thành viên Hiệp ước không phải là các nước Đông Nam Á nhưng liên quan
trực tiếp đến vụ tranh
chấp và chấp thuận sẽ giải quyết theo tiến trình khu vực.83 Chủ tịch
hội đồng sẽ là đại diện của một quốc gia thành viên Hiệp ước đang giữ vị trí chủ tịch Ủy
ban thường trực ASEAN hoặc là một đại diện khác của một quốc gia Đông Nam Á theo
quyết định của hội đồng cấp cao.
84 Hội đồng cũng có thể thành lập những nhóm công tác
trên cơ sở
ad hoc (vụ việc) nếu cần thiết để trợ giúp Hội đồng cấp cao.85
Chức năng của Hội đồng cấp cao là xem xét vụ tranh chấp và tình hình cụ thể có khả
năng đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Theo Điều 15, sau khi xem xét, Hội đồng cấp cao
sẽ khuyến nghị các bên tranh chấp những biện pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp.
Hội đồng cấp cao cũng cỏ thể tự đứng ra làm trung gian dàn xếp, điều tra hoặc hòa giải.
Toàn bộ hoạt động của Hội đồng cấp cao được thực hiện thông qua các cuộc họp. Số đại
biểu cần thiết của các cuộc họp gồm tất cả các đại diện của Hội đồng cấp cao.
86
Về quy trình giải quyết tranh chấp của Hội đồng cấp cao, theo hiệp ước Bali 1976, khi phát
sinh tranh chấp, các bên tranh chấp phải cùng nhau thương lượng trực tiếp để tìm ra giải
pháp. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng thương lượng trực tiếp, các bên
có thể đệ trình lên Hội đồng cấp cao để giải quyết theo “tiến trình khu vực”. Hiệp ước Bali
1976 khuyến khích các bên tranh chấp chủ động giải quyết thông qua thương lượng hữu nghị
trước khi áp dụng các biện pháp khác theo Điều 33 của Hiến chương LHQ.
87
Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng cấp cao có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Thông báo về tranh chấp: một quốc gia ký kết khi viện dẫn thủ tục tố tụng của Hội
đồng cấp cao sẽ thông báo bằng văn bản qua con đường ngoại giao cho chủ tịch Hội đồng
và những quốc gia ký kết khác. Thông báo này sẽ nêu rõ (i) nguồn gốc của tranh chấp hoặc
tình thế được chuyển cho Hội đồng; (ii) các bên tranh chấp và nhưng yêu sách tương ứng
của họ; (iii) những cơ sở để Hội đồng có thể dựa vào đó để xem xét vụ việc tranh chấp hoặc
tình thế phù hợp với hiệp ước.
88 Ít nhất trong vòng 14 ngày trước khi gửi thông báo như
trên, bên ký kết đó phải thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao ý định làm như vậy
cho quốc gia thành viên là một bên tranh chấp.
89
- Chấp nhận giải quyết tranh chấp: Khi nhận được thông báo bằng văn bản nói trên, vị chủ
tịch sẽ tìm kiếm sự nhất trí bằng văn bản từ phía tất cả các bên tranh chấp về việc đồng ý áp dụng
các qui tắc giải quyết tranh chấp như được quy định tại điều 16
90 của Hiệp ước91. Dựa trên sự chấp
83 Quy tắc 3 – Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
84 Quy tắc 5 – Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
85 Quy tắc 24 – Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
86 Quy tắc 24 – Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
87 Điều 17 Hiệp ước Bali 1976.
88 Khoản 1 quy tắc 7 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
89 Khoản 2 quy tắc 7 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
90 Điều 16 của Hiệp ước Bali 1976: Các điều khoản trên đây của Hiệp ước này sẽ không được áp dụng đối với một
cuộc tranh chấp trừ khi tất cả các bên tranh chấp đồng ý áp dụng những điều khoản đó vào tranh chấp. Tuy nhiên,
điều đó không loại trừ việc các bên khác
5 tham gia Hiệp ước không phải là một bên tranh chấp đưa ra mọi giúp đỡ
có thể giải quyết tranh chấp nói trên. Các bên tranh chấp cần có thái độ sẵn sàng đối với các đề nghị giúp đỡ đó.

91 Khoản 2 quy tắc 7 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001. 23 lOMoAR cPSD| 40190299
thuận bằng văn bản của các bên tranh chấp, chủ tịch ủy ban sẽ triệu tập một cuộc họp của
Hội đồng cấp cao trong vòng 6 tuần và thông báo cho tất cả các đại diện cũng như các
thành viên khác ít nhất ba tuần trước khi diễn ra cuộc họp. Thông báo này sẽ gửi kèm với
các bản sao của các thông tin cũng như văn bản chấp thuận có liên quan.
92
- Tổ chức cuộc họp của Hội đồng cấp cao để xem xét vụ việc tranh chấp: hoạt động của
Hội đồng cấp cao được tiến hành thông qua các cuộc họp. Số đại biểu cần thiết của các cuộc
họp bao gồm tất cả đại diện của Hội đồng cấp cao.
93 Các bên ký kết là những quốc gia ngoài
Đông Nam Á và cũng không liên quan trực tiếp đến tranh chấp có thể yêu cầu (bằng văn bản)
Chủ tịch cho phép cử đại diện là quan sát viên tại các cuộc họp của Hội đồng cấp cao. Theo quy
tắc 19 của Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001, tất cả các quyết định của Hội đồng cấp
cao chỉ được thông qua trên cơ sở đồng thuận tại mỗi cuộc họp được triệu tập hợp lệ.

Nhìn về tổng thể, cơ chế giải quyết tranh chấp theo hiệp ước Bali 1976 còn một số
điểm bất cập. Thứ nhất, cơ chế này mang đậm tính hòa giải; quyết định của Hội đồng cấp
cao chỉ mang tính khuyến nghị, không có giá trị bắt buộc. Cơ quan xem xét giải quyết là
Hội đồng cấp cao (đại diện của các bên ký kết) – một cơ quan mang tính chính trị. Thứ hai
,
cơ chế này được vận hành chủ yếu dựa trên phương thức đồng thuận, khiến cho quá trình
giải quyết tranh chấp dễ bị trì trệ, kéo dài. Các bên tranh chấp có thể cản trở việc bắt đầu
cũng như hoàn tất thủ tục giải quyết tranh chấp bằng việc thể hiện ý kiến phản đối quyết
định đưa tranh chấp ra giải quyết tại Hội đồng cấp cao, trì hoãn cử đại diện tham gia vào
Hội đồng cấp cao hoặc phủ quyết các quyết định của Hội đồng cấp cao.

3.2.2. Cơ ch Ā gi 愃 i quy Āt tranh ch Āp kinh t Ā ca ASEAN theo Ngh đnh
thư ASEAN v I tăng cường cơ ch Ā gi 愃 i quy Āt tranh ch Āp năm 2004
3.2.2.1. Nguyên nhân ra đời Nghị định thư ASEAN 2004
Với nhu cầu hợp tác mạnh mẽ về kinh tế giữa các nước ASEAN, tại Hội nghị Thượng
định ASEAN lần thứ IV vào 1992 ở Singapore, các nước thành viên đã ký kết Hiệp định khung
về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN. Hiệp định thương mại kể trên đã đặt nền tảng cho hàng
loạt các hiệp định khác trong nhiều lĩnh vực dịch vụ, hàng hóa, thương mại, sở hữu trí tuệ,
công nghiệp… Khi hợp tác kinh tế ngày càng phát triển thì những tranh chấp về lĩnh vực này
càng dễ nảy sinh. Do đó, ASEAN cần xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp về kinh tế.
Đáp ứng nhu cầu này, ngày 20/11/1996, tại Manila (Philippines), các bộ trưởng kinh tế ASEAN,
thay mặt chính phủ của 7 quốc gia: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái
Lan và Việt Nam đã thông qua Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của
ASEAN (gọi tắt là Nghị định thư năm 1996). Nghị định thư Manila 1996 là một điều ước quốc
tế đặc biệt nhằm bổ sung một điều ước “mẹ” đã được ký trước nó, đó là Hiệp định khung về
tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN (được Nghị thư 1996 gọi tắt là Hiệp định)

So với cơ chế giải quyết tranh chấp về chính trị được thể hiện trong Hiệp ước Bali 1976 và
Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001, cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của ASEAN theo
Nghị định thư Manila 1996 có nhiều điểm tiến bộ. Thứ nhất
, những quyết định của cơ quan giải
quyết tranh chấp có giá trị pháp lý ràng buộc các bên tranh chấp và đồng thời có những biện pháp
“đình chỉ ưu đãi”, bảo đảm cho việc tuân thủ quyết định của các cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ hai
, thủ tục tố tụng theo Nghị định thư 1996 rõ ràng và chặt chẽ hơn, bên bị đơn không có “cơ
hội” để phủ nhận thẩm quyền của các cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên Nghị định thư
1996 vẫn còn một số điểm bất cập: thứ nhất
, còn tồn tại hai cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế
“hai cấp” đó là Hội nghị các quan chức cấp cao về kinh tế (Senior Economic Officials Meeting,
92 Quy tắc 10 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001.
93 Quy tắc 12 - Quy tắc thủ tục của Hội đồng cấp cao 2001. 24 lOMoAR cPSD| 40190299
SEOM) và Hội nghị các bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers, AEM) mà thành
phần tham gia đều là đại diện của các bên ký kết, vì vậy rất dễ dẫn đến việc chính trị hóa một
vụ kiện thương mại. Thứ hai
, cơ chế này ủy thác quá nhiều quyền trong quá trình giải quyết
tranh chấp cho Ban hội thẩm, nhưng Ban hội thẩm chỉ là cơ quan trợ giúp cho SEOM trong
quá trình ra quyết định chứ Ban hội thẩm không có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp.

Để khắc phục những hạn chế này, ngày 29/11/2004 tại Vientian (Lào), các nước thành viên
ASEAN đã ký kết Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp 2004 (gọi tắt
là Nghị định thư 2004) thay thế cho Nghị định thư 1996. Nghị định thư năm 2004 đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong việc phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế hoàn hảo hơn trong
khuôn khổ ASEAN. Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Nghị định thư là
“bản sao” khá trung thành của cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO.
94
3.2.2.2. Phm vi gii quyết tranh chp
Theo Điều 1 Nghị định thư 2004, Nghị định thư chỉ áp dụng cho những tranh chấp phát
sinh từ những hiệp định được ký kết trong quá trình hợp tác kinh tế của ASEAN. Do vậy, khác với
cơ chế giải quyết của Hiệp ước Bali 1976, phạm vi áp dụng của Nghị định thư
2004 không bao gồm
các tranh chấp về các vấn đề chính trị như biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia… Cụ thể, các
tranh chấp có thể được giải quyết bởi cơ chế quy định tại Nghị định thư 2004 bao gồm hai
nhóm:
- Tranh chấp giữa các thành viên ASEAN liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ theo
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế 1992 và được sửa đổi, bổ sung năm 1995;
- Tranh chấp phát sinh theo các hiệp định được ghi ở Phụ lục 1 của Nghị định thư này95
các hiệp định kinh tế của ASEAN trong tương lai (gọi tắt là: các hiệp định liên quan)
Như vậy, chỉ những tranh chấp phát sinh từ Hiệp định khung năm 1992 (được sửa
đổi bổ sung năm 1995) và những tranh chấp từ các hiệp định liên quan là đối tượng được
giải quyết theo cơ chế của Nghị định thư 2004. Các hiệp định liên quan bao gồm 2 nhóm
hiệp định: nhóm hiệp định được liệt kê tại Phụ lục 1 bao gồm 46 Hiệp định và nhóm hiệp
định kinh tế ASEAN trong tương lai.

Nhiều điều khoản của Nghị định thư cho thấy, các nươc thành viên Nghị định thư là
các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, Nghị định thư cũng
cho phép bất kỳ nước thành viên nào có quyền lợi đáng kể đối với vấn đề được Ban hội
thẩm xem xét và đã thông báo về quyền lợi của mình cho SEOM có cơ hội được điều trần
trước Ban hội thẩm và gửi bản tường trình với tư cách bên thứ ba. Bên thứ ba không có
quyền kháng cáo. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên thứ ba có thể sử dụng trình tự giải
quyết tranh chấp thông thường theo Nghị định thư
96.
Theo khoản 2 Điều 1 của nghị định thư 2004, các quy định và thủ tục của nghị định thư này
được áp dụng phù hợp với các quy định và thủ tục về giải quyết tranh chấp chuyên biệt hoặc bổ
sung khác trong các hiệp định liên quan. Quy định này khẳng định ASEAN mong muốn có sự nhất
quán giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN. Tuy nhiên, Nghị định thư cũng dự liệu,
trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định và thủ tục của Nghị định thư này với các hiệp
định liên quan thì ưu tiên áp dụng các quy định chuyên biệt hoặc bổ sung. Bên cạnh đó, cho dù một
tranh chấp có thỏa mãn yêu cầu về chủ thể và đối tượng tranh chấp thì Nghị định thư 2004 cũng
không hạn chế việc các nước thành viên sử dụng các diễn đàn khác để giải quyết tranh chấp.

94 Xem Đại học Luật tp. Hồ Chí Minh, chương “Giải quyết tranh chấp trong WTO”, giáo trình Luật thương
mại quốc tế
, phần 1, 2012.
95 : Theo phụ lục 1 của Nghị định thư 2004 có 46 Hiệp định
96 Điều 11 Nghị định thư 2004. 25 lOMoAR cPSD| 40190299
Các bên tranh chấp có thể sử dụng các diễn đàn giải quyết tranh chấp khác ở bất cứ giai đoạn nào
trước khi một bên yêu cầu Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) thành lập Ban hội thẩm.
97
3.2.2.3. Cơ quan giải quyết tranh chp
- Hội nghị quan chức kinh tế cấp cao
SEOM bao gồm các viên chức kinh tế cấp cao của các quốc gia thành viên, họp thường kỳ 2
- 3 tháng một lần. Như vậy, thành phần của SEOM là tất cả đại diện của các thành viên ASEAN.
SEOM nhận thông báo tham vấn của bên khởi kiện (khoản 3 Điều 3), thành lập và
quyết định các thành viên của Ban hội thẩm (khoản 1 Điều 1), thông qua các báo cáo của
Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm (khoản 1 Điều 9 và khoản 5 Điều 12), xây dựng quy
chế hoạt động của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm (K9 Đ12); đồng thời heo dõi quá
trình thực thi các khuyến nghị
và phán quyết. Khi theo dõi việc thực hiện các khuyến nghị
và phán quyết, SEOM có thẩm quyển
cho phép một bên tranh chấp tạm hoãn thi hành
nhượng bộ thương mại trong khuôn khổ ASEAN nếu thấy cần thiết.
- Ban hội thẩm
Chức năng của Ban hội thẩm được quy định tại Điều 7 của Nghị định thư 2004, theo
đó Ban hội thẩm sẽ: (i) đánh giá một cách khách quan tranh chấp (bao gồm cả việc xem xét
các tình tiết liên quan đến vụ tranh chấp, việc áp dụng và tuân thủ các điều khoản của
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN hoặc bất kỳ hiệp định liên quan
nào và (ii) đưa ra kết luận và khuyến nghị liên quan đến vụ việc. Ban hội thẩm là một cơ
quan
ad hoc bao gồm các cá nhân có năng lực tốt, có kiến thức đa dạng và kinh nghiệm
rộng rãi, được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các thành viên. Vì vậy, công
dân của các thành viên là các bên tranh chấp không được tham gia vào Ban hội thẩm, trừ
khi các bên tranh chấp thỏa thuận khác.
98 Ban hội thẩm được đề cử từ danh sách hội thẩm
viên lập theo giới thiệu của các quốc gia thành viên. Trong quá trình lựa chọn thành viên
cho Ban hội thẩm, công dân các nước thành viên ASEAN sẽ được ưu tiên lựa chọn.
99
Ban thư ký ASEAN là cơ quan duy trì danh sách các hội thẩm viên và có thẩm quyền
đề cử thành phần Ban hội thẩm trong từng vụ việc. Các bên tranh chấp không được phản đối
các hội thẩm viên được đề cử trừ khi có những lý do bắt buộc. Tiếp theo đó, Ban thư ký sẽ
thông báo đến các nước thành viên ngay sau khi Ban hội thẩm được thành lập. Trong vòng 20
ngày kể từ ngày
SEOM quyết định thành lập Ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về thành
viên của Ban hội thẩm,
theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào, danh sách Ban hội thẩm sẽ
được chỉ định bởi Tổng thư ký ASEAN, sau khi Tổng thư ký tiến hành tham vấn với chủ tịch
SEOM và tham khảo ý kiến của các quốc gia liên quan. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận
được yêu cầu, Ban thư ký ASEAN phải thông báo cho các nước thành viên.

Một Ban hội thẩm thường bao gồm 3 thành viên. Tuy nhiên nếu trong vòng 10 ngày
kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm, các bên tranh chấp thống nhất được với nhau thì thành
phần Ban hội thẩm có thể gồm 5 thành viên.

- Cơ quan phúc thẩm
Cơ quan phúc thẩm là cơ quan giải quyết tranh chấp thường trực. Về thành phần, Cơ quan
phúc thẩm của ASEAN gồm 7 thành viên do các bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) bổ nhiệm với
nhiệm kỳ 4 năm và có thể bổ nhiệm lại một lần. Mỗi vụ kháng cáo được xét xử bởi 3 trong số 7
thành viên của Cơ quan phúc thẩm. Quy trình chỉ định 3 thành viên này được thực hiện trong từng

97 Khoản 3 Điều 1 Nghị định thư 2004.
98 Điều 1,2,3, mục I – Phụ lục II .
99 Điều 1 mục I – Phụ lục II. 26 lOMoAR cPSD| 40190299
vụ tranh chấp theo quy tắc luân phiên được quy định tại Quy chế làm việc của Cơ quan phúc thẩm.100
Khác với các thành viên của Ban hội thẩm, không có sự phân biệt đối với thành viên
của Cơ quan phúc thẩm dựa trên quốc tịch. Tuy nhiên, khi hoạt động, các thành viên này
phải hoà
n toàn độc lập với chính phủ mình.101
Về chức năng, cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét và giải quyết từng vấn đề pháp lý
được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm và các giải thích pháp lý của Ban hội thẩm.102
3.2.2.4. Quy trình gii quyết tranh chp
Theo Nghị định thư 2004, quy trình giải quyết tranh chấp có thể được chia làm ba
giai đoạn chính: giai đoạn tham vấn, gian đoạn xem xét của Ban hội thẩm và thông qua báo
cáo của Ban hội thẩm (và Cơ quan phúc thẩm, nếu có), giai đoạn thực hiện các khuyến
nghị của Ban hội thẩm (hoặc Cơ quan phúc thẩm nếu có).
a. Tham vấn
Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư 2004 bắt đầu bằng quá trình tham
vấn. Đây là giai đoạn mang tính bắt buộc của thủ tục giải quyết tranh chấp, nhằm tạo cơ hội
cho các bên giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao để đạt được sự thỏa thuận
có lợi cho cả hai bên. ASEAN khẳng định rõ ưu tiên “tạo cơ hội thỏa đáng” cho việc giải quyết
tranh chấp bằng đàm phán. Để đảm bảo hiệu quả và tính chặt chẽ của thủ tục tham vấn, Nghị
định thư 2004 đưa ra những quy định về thủ tục tiến hành tham vấn và thời hạn tham vấn.

Về yêu cầu tham vấn, khoản 2 và 3 Điều 3 của Nghị định thư 2004 khẳng định nước thành
viên nào cho là bất kỳ lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp nào của mình theo Hiệp định hoặc Hiệp định
liên quan bị mất mát hoặc tổn hại, hoặc việc đạt được bất cứ mục tiêu nào của Hiệp định hoặc Hiệp
định liên quan đang bị cản trở do việc nước thành viên khác không thực hiện các nghĩa vụ của
mình theo hiệp định hoặc Hiệp định liên quan, hoặc trong mọi tình huống khác, có thể nêu ý kiến
phản đối hoặc đề xuất với nước thành viên liên quan nhằm mục tiêu giải quyết thỏa đáng vấn đề.
Mọi yêu cầu tham vấn phải được thông báo cho SEOM. Yêu cầu phải được làm bằng văn bản nêu
rõ lý do yêu cầu, xác định các vấn đề cần tham vấn và cơ sở pháp lý của khiếu nại.

Về thời hạn tham vấn, trong vòng 10 ngày sau khi nhận được yêu cầu, thành viên
liên quan phải trả lời yêu cầu và phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày sau.103 Tuy
nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm các trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hư
hỏng, các bên phải nỗ lực tối đa để giải quyết sớm các tranh chấp.
104
Nếu tham vấn không đạt được kết quả, (cụ thể: bên được yêu cầu tham vấn không trả lời
trong khoảng thời gian 10 ngày sau khi nhận yêu cầu; hoặc bên được yêu cầu tham vấn không
tham gia tham vấn trong vòng 30 ngày sau khi nhận yêu cầu; hay tham vấn không giải quyết
được tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhân được yêu cầu tham vấn), tranh chấp sẽ
được trình lên SEOM, nếu bên yêu cầu khiếu nại đề nghị thanh lập Ban hội thẩm.
105
Bên cạnh thủ tục tham vấn, các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua các biên
pháp ngoại giao khác như trung gian, hòa giải vào bất cứ thời điểm nào của quá trình giải
quyết tranh chấp. Để hỗ trợ các bên tranh chấp, khi họ thỏa thuận giải quyết thông qua trung
gian, hòa giải, tổng thư ký ASEAN mặc nhiên đóng vai trò là người trung gian, hòa giải.
106
100 Khoản 1 Điều 12 Nghị định thư 2004.
101 Khoản 3 Điều 12 Nghị định thư 2004.
102 Khoản 6 Điều 12 Nghị định thư 2004.
103 Khoản 4 Điều 3 Nghị định thư 2004.
104 Khoản 5 Điều 3 Nghị định thư 2004.
105 Khoản 1 Điều 5 Nghị định thư 2004.
106 Khoản 3 Điều 4 Nghị định thư 2004. 27 lOMoAR cPSD| 40190299
b. Giải quyết tranh chấp trước Ban hội thẩm, SEOM và cơ quan phúc thẩm
- Trình tự giải quyết tranh chấp của Ban hội
thẩm
+ Thành lập Ban hội thẩm
Yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải bằng văn bản và gửi cho SEOM. Về nội dung, ngoài
việc chỉ rõ kết quả tham vấn, yêu cầu thành lập phải xác định biện pháp cụ thể gây tranh cãi và
cung cấp ngắn gọn, rõ ràng về cơ sở pháp lý của đơn kiện.
107 Ngoài ra, nếu bên khiếu nại yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm với quy chế làm việc khác với quy chế làm việc chuẩn, văn bản yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm phải bao gồm nội dung dự thảo của Quy chế làm việc đặc biệt đó.

Khi có nhiều hơn một thành viên yêu cầu thành lập Ban hội thẩm để xem xét cùng một vấn
đề, một Ban hội thẩm duy nhất có thể được thành lập để xem xét những đơn kiện này. Nếu điều này
không đạt được và có nhiều Ban hội thẩm được thành lập, các Ban hội thẩm riêng biệt này sẽ

cùng thành viên và khung thời gian để giải quyết các tranh chấp đó sao cho phù hợp.108 Quy định
này nhằm tránh các quyết định về cùng một vấn đề nhưng lại mâu thuẫn nhau.

Sau khi nhận được yêu cầu của bên khiếu nại, SEOM sẽ ngay lập tức tổ chức một cuộc họp
để thành lập Ban hội thẩm, trừ khi có sự đồng thuận của SEOM không làm như vậy.109 Nếu cuộc
họp của SEOM không được tổ chức trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Ban hội
thẩm sẽ được thành lập bằng cách gửi quyết định thành lập đến tất cả các thành viên của SEOM.
110
Do vậy, việc thành lập Ban hội thẩm trong cả hai trường hợp sẽ không vượt quá 45
ngày. + Hoạt động của Ban hội thẩm
Ban hội thẩm có thể hoạt động theo thủ tục tố tụng tại Phụ lục II của Nghị định thư
2004 hoặc xây dựng các thủ tục tố tụng của riêng mình trên cơ sở xem xét quyền lợi của các
bên tham gia và ý kiến của họ
111. Thủ tục tố tụng của Ban hội thẩm được tiến hành bí mật.
Những cuộc thảo luận của Ban hội thẩm cũng như những giải trình bằng văn bản của các bên
sẽ được giữ bí mật.
Tuy nhiện, các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp bản tóm tắt những
thông tin mà mình cho là
bảo mật để có thể công bố công khai theo yêu cầu của phía bên kia.112
Thông thường, thủ tục xem xét của Ban hội thẩm trải qua hai bước. Ở bước thứ nhất, các
bên tranh chấp sẽ gửi cho Ban hội thẩm văn bản giải trình trong đó trình bày chi tiết vấn đề tranh
chấp và những lập luận của mình. Sau đó, Ban hội thẩm sẽ tổ chức cuộc họp chính thức lần thứ
nhất với các bên. Tại cuộc họp này, bên khởi kiện trình bày quan điểm trước, bên bị kiện trình bày
sau. Bước thứ hai bắt đầu bằng việc Ban hội thẩm nhận văn bản đệ trình biện hộ hay phản bác của
các bên. Sau đó, Ban hội thẩm tổ chức cuộc họp lần 2, bên bị kiện sẽ được trình bày quan điểm của
mình trước.
113 Các bên phải cung cấp cho Ban hội thẩm toàn bộ nội dung phát biểu của mình bằng
văn bản. Như vậy, theo quy định của Nghị định thư, cuộc họp chính thức giữa Ban hội thẩm với các
bên chỉ được tiến hành hai lần. Để có thể có được một kết luận chuẩn xác về nội dung tranh chấp,
bất kỳ lúc nào, Ban hội thẩm cũng có thể đặt câu hỏi và đề nghị các bên giải trình vào

107 Khoản 3 Điều 5 Nghị định thư 2004.
108 Điều 10 Nghị định thư 2004.
109 Khoản 1 Điều 5 Nghị định thư 2004. Đây là một nguyên tắc mới của ASEAN, theo đó một quyết định chỉ không được
thông qua khi tất cả thành viên SEOM bỏ phiếu không thông qua. Nguyên tắc này khắc phục hạn chế của nguyên tắc
“đồng thuận”, tạo điều kiện cho những quyết định giải quyết tranh chấp của ASEAN được thông qua và thông qua
nhanh chóng.
110 Khoản 2 Điều 5 Nghị định thư 2004.
111 Khoản 1 Điều 8 Nghị định thư 2004.
112 Điều 3 mục II Phụ lục II.
113 Điều 7 mục II Phụ lục II. 28 lOMoAR cPSD| 40190299
bất cứ lúc nào, hoặc tại các cuộc họp, hoặc bằng văn bản, đồng thời các thông tin này phải
được cung cấp cho bên tranh chấp còn lại rõ.
114
Sau đó, Ban hội thẩm sẽ dự thảo một báo cáo tạm thời và gửi cho các bên, các bên
tranh chấp có cơ hội cho ý kiến về bản báo cáo tạm thời này. Sau khi xem xét các ý kiến
của các bên tranh chấp, Ban hội thẩm sẽ soạn thảo báo cáo chính thức và chuyển cho
SEOM để thông qua. Theo khoản 2 điều 8 của Nghị định thư 2004, thời gian điều tra, xem
xét nội dụng vụ việc và lập bản báo cáo của Ban hội thẩm là 60 ngày, hoặc 70 ngày trong
trường hợp ngoại lệ, kể từ ngày Ban hội thẩm được thành lập.

- SEOM thông qua báo cáo của Ban hội thẩm
Sau khi Ban hội thẩm chấm dứt những hoạt động kể trên, trong vòng 30 ngày kể từ ngày
Ban hội thẩm trình báo cáo, SEOM sẽ thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, trừ khi một
bên tranh chấp chính thức thông báo cho SEOM về quyết định kháng cáo của mình hoặc
SEOM đồng thuận quyết định không thông qua báo cáo.

Cần lưu ý rằng, SEOM là cơ quan không thường trực và chỉ nhóm họp từ 2 đến 3
tháng một lần. Nghị định thư 2004 dự liệu, nếu trong khoảng thời gian 30 ngày không có
cuộc họp nào của SEOM được lên kế hoạch để xem xét thông qua báo cáo của Ban hội
thẩm, việc thông qua báo cáo sẽ được thực hiện bằng cách gửi văn bản để lấy ý kiến của tất
cả các nước thành viên. Việc không trả lời sẽ được coi là đồng ý mặc nhiên.

- Giải quyết tranh chấp tại cơ quan phúc thẩm
Cơ quan phúc thẩm chỉ có thể đánh giá các vấn đề pháp lý trong quyết định của Ban
hội thẩm và các lý do hỗ trợ cho quyết định đó. Ngay sau khi thông báo kháng cáo được đệ
trình cho Cơ quan phúc thẩm, Cơ quan phúc thẩm sẽ cử một nhóm gồm 3 thành viên xem xét
vụ việc. Kể từ ngày bên kháng cáo thông báo chính thức về quyết định kháng cáo đến ngày Cơ
quan phúc thẩm trình báo cáo, thời hạn không quá 60 ngày và chậm nhất không quá 90 ngày
(trong trường hợp ngoại lệ). Thời hạn này có thể ngắn hơn trong các trường hợp khẩn cấp, có
liên quan đến hàng hóa dễ hư hỏng.
115 Tương tự như Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm dự
thảo báo cáo mà không có sự hiện diện của các bên tranh chấp và chỉ dựa vào bản giải trình và
những thông tin do các bên cung cấp.
116 Cơ quan phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc
bác bỏ các kết luận và khuyến nghị của Ban hội thẩm.
117 Sau khi hoàn thành, báo cáo của Cơ
quan phúc thẩm sẽ được trình lên SEOM để thông qua.

Tương tự như thông qua báo cáo của Ban hội thẩm, khi thông qua báo cáo của Cơ quan hội
thẩm, nguyên tắc đồng thuận nghịch được áp dụng. Do đó, trừ khi có sự đồng thuận của SEOM
chống lại việc thông qua báo cáo này, báo cáo sẽ được tự động thông qua trong vòng 30 ngày.
118
Trong trường hợp SEOM không tổ chức được cuộc họp để thông qua báo cáo trong vòng
30 ngày kể từ ngày báo cáo được gửi đến các nước thành viên, việc thông qua được thực
hiện bằng cách gửi thông báo đến các nước thành viên. Trong trường hợp này, việc thông
qua báo cáo cũng không vượt quá thời hạn 30 ngày. Khi được thông qua, báo cáo của Cơ
quan phúc thẩm có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp.

c. Thi hành và các biện pháp bảo đảm thi hành kết luận và khuyến nghị được SEOM thông qua
114 Điều 8 mục II Phụ lục II.
115 Khoản 5 Điều 3 và khoản 5 Điều 12 Nghị định thư 2004.
116 Khoản 9 Điều 12 Nghị định thư 2004.
117 Khoản 12 Điều 12 Nghị định thư 2004.
118 Khoản 13 Điều 12 Nghị định thư 2004. 29 lOMoAR cPSD| 40190299
Về thời hạn thực hiện các kết luận và khuyến nghị được SEOM thông qua, theo Nghị
định thư 2004, trong vòng 60 ngày kể từ ngày SEOM thông qua các kết luận và khuyến
nghị hoặc của Ban hội thẩm hoặc của cơ quan phúc thẩm, bên thua kiện phải tuân thủ các
kết luận và khuyến nghị đó, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý kéo dài thời gian thực
hiện.
119 Trong trường hợp một bên tranh chấp yêu cầu kéo dài thời gian thực hiện khuyến
nghị, bên còn lại sẽ chấp nhận trừ khi có lý do hợp lý để từ chối. Thời hạn kéo dài phải do
các bên thỏa thuận trong vòng 14 ngày kể từ ngày SEOM thông qua các kết luận và
khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm.

Về tính phù hợp của việc thực thi các kết luận và khuyến nghị được SEOM thông qua, t heo
quy định tại khoản 5 Điều 2, nếu các bên không thống nhất về sự tồn tại hoặc tính phù hợp với hiệp
định liên quan của các biện pháp được thực thi nhằm tuân thủ các kết luận và khuyến nghị trong
báo cáo của Ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm đã được SEOM thông qua, vụ việc có thể được
xem xét bởi một Ban hội thẩm, kể cả Ban hội thẩm đã xem xét vụ việc từ ban đầu. Nghị định thư
cũng quy định thêm rằng, Ban hội thẩm có thẩm quyền sẽ trình báo cáo trong vòng 60 ngày hoặc
chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày tranh chấp được đệ trình. Trong trường hợp chậm trễ, Ban hội
thẩm phải thông báo bằng văn bản cho SEOM về lý do của sự chậm trễ và dự kiến thời hạn
trình báo cáo.
Cần lưu ý rằng, Ban hội thẩm lần này không xem xét về nội dung vụ việc mà chỉ xác
định xem bên thua kiện có thực hiện khuyến nghị hay không và việc thực hiện khuyến nghị
đó có phù hợp với các hiệp định liên quan của ASEAN hay không. Việc giải quyết tranh
chấp này phải theo thủ tục quy định tại Nghị định thư 2004, do đó Ban hội thẩm chỉ được
thành lập khi các bên tranh chấp có yêu cầu.

Nếu các biện pháp thực thi kết luận và khuyến nghị không được tiến hành đúng thời hạn,
bên đi kiện có quyền hưởng bồi thường hoặc áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại. Cần nhìn
nhận rằng, bồi thường và trả đũa thương mại hoặc các nghĩa vụ khác là các biện pháp khắc phục
tạm thời khi bên thua kiện không thực hiện các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo của Ban hội
thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm đã được SEOM thông qua theo khoản 2 Điều 16, bên thua kiện phải
tiến hành thương lượng với bên khởi kiện, nhằm thỏa thuận mức đền bù thỏa đáng cho cả hai bên.

Trong trường hợp các bên không thể thống nhất về biện pháp bồi thường trong thời
hạn 20 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn thực hiện các kết luận và khuyến nghị, theo yêu cầu
của bên đi kiện, SEOM sẽ ra quyết định cho phép bên đi kiện có thể áp dụng các biện pháp trả
đũa thương mại thông qua việc tạm dừng các ưu đãi.
120 Theo quy định tại khoản 3(a), 3(b) và
3(c) điều 16, bên đi kiện có thể thực hiện trả đũa thương mại với ba cấp độ sau:

- Tạm ngừng ưu đãi và những nghĩa vụ khác trong cùng lĩnh vực mà Ban hội thẩm hoặc
cơ quan phúc thẩm xác định có vi phạm. Điều này cho thấy, việc trả đũa chỉ được thực hiện
trong phạm vi lĩnh vực liên quan đến vụ kiện. Theo khoản 3 Điều 16, đối với hàng hóa, “lĩnh
vực” chỉ tất cả các loại hàng hóa; đối với dịch vụ “lĩnh vực” chỉ một lĩnh vực chính được xác
định trong lộ
trình cam kết hiện nay của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ.
- Nếu thấy việc tạm ngừng ưu đãi trong lĩnh vực liên quan đến vụ kiện là không hiệu
quả hoặc không thực tế, bên đi kiện có thể tạm ngừng ưu đãi trong những lĩnh vực khác
của cùng hiệp định.

- Nếu bên đi kiện vẫn thấy việc tạm ngừng ưu đãi là không hiệu quả hoặc không thực tế,
đồng thời nếu tình hình “thực sự nghiêm trọng” thì có thể tạm ngừng ưu đãi theo một hiệp định
khác. Trường hợp này còn được gọi là trả đũa chéo. Khoản 3 Điều 16 giải thích thuật ngữ “hiệp

119 Khoản 1 Điều 15 Nghị định thư 2004
120 Khoản 6 Đ16 – Nghị định thư 2004. 30 lOMoAR cPSD| 40190299
định” được hiểu là toàn bộ các hiệp định liên quan đến hàng hóa được liệt kê tại Phụ lục I của nghị
định thư 2004
121 và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ và các nghị định thư kèm theo. Cần lưu
ý rằng, mức độ tạm ngừng ưu đãi hoặc các nghĩa vụ khác phải tương đương với mức độ
quyền lợi bị mất hoặc tổn hại.
122
3.2.3. Cơ ch Ā gi 愃 i quy Āt tranh ch Āp theo ngh đnh thư 2010
3.2.3.1. Nguyên nhân ra đời ca Nghị định thư 2010
Hiến chương ASEAN 2007 đã dành trọn chương VIII (từ điều 22 đến điều 28) cho việc

đưa ra các nguyên tắc, cách thức chung về giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong đó, ASEAN
khẳng định: ASEAN sẽ duy trì và thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các
lĩnh vực hợp tác của ASEAN.
123 Điều 25 Hiến chương ASEAN còn khẳng định sẽ thiết lập các
cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, bao gồm cả hình thức trọng tài, để giải quyết những
tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiến chương hoặc các văn kiện khác của
ASEAN, trừ khi có quy định khác. Ngày 04/08/2010, các nước ASEAN đã thông qua nghị định
thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp
124 (Nghị định thư 2010).
3.2.3.2. Phm vi gii quyết tranh chp theo Nghị định thư 2010
Điều 2 của Nghị định thư 2010 ghi nhận, Nghị định thư chỉ áp dụng giải quyết các

tranh chấp liên quan đến giải thích hoặc áp dụng Hiến chương ASEAN và các văn kiện
pháp lý khác
của ASEAN. Điều 2 của Nghị định 2010 chỉ rõ, văn kiện pháp lý khác của
ASEAN gồm các văn kiện có quy định các phương thức giải quyết tranh chấp đặc thù. Ví
dụ Hiệp ước Bali về giải quyết tranh chấp chính trị năm 1976 và các văn kiện trong đó có
quy định rõ sẽ áp dụng toàn bộ hoặc một phần của Nghị định thư này.

3.2.3.3. Th tc gii quyết tranh chp theo Nghị định thư ASEAN 2010
Quy trình giải quyết tranh chấp của Nghị định thư 2010 có thể chia làm 3 giai đoạn
chính: giai đoạn tham vấn, giai đoạn xem xét của Hội đồng trọng tài hoặc Hội đồng điều
phối ASEAN (nếu bên bị đơn không đồng ý thành lập Hội đồng trọng tài), giai đoạn thực
hiện phán quyết của trọng tài và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
a. Tham vấn
Tương tự như các Nghị định thư trước đó, tham vấn là giai đoạn bắt buộc của thủ tục giải
quyết tranh chấp. Quá trình tham vấn được tiến hành trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được
yêu cầu tham vấn. Tổng quỹ thời gian cho giai đoạn tham vấn là 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu tham vấn trừ khi các bên có thỏa thuận khác
125. Điều này cho thấy, thời hạn dành cho giai đoạn
tham vấn theo Nghị định thư 2010 là rất dài so với thời hạn này được quy định trong Nghị định thư
2004 (chỉ có 30 ngày). Nếu trong thời hạn này, tham vấn không đạt được kết quả (bị đơn không trả
lời trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn; bị đơn không bước vào tham vấn
trong vòng 60 ngày sau khi nhận được yêu cầu tham vấn; trong vòng 90 ngày hoặc bất kỳ thời hạn
nào mà các bên tranh chấp thỏa thuận kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, tranh chấp vẫn
không giải quyết được), bên nguyên đơn có quyền yêu cầu thành lập Hội đồng trọng tài.

Tương tự như Nghị định thư 1996 và 2004, theo Nghị định thư 2010, tranh chấp cũng có thể
được giải quyết thông qua môi giới, trung gian, hòa giải. Các biện pháp này được bắt đầu và kết
thúc bất kỳ lúc nào theo sự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Chủ tịch ASEAN hoặc Tổng

121 Theo phụ lục I của nghị định thư 2004, danh mục các hiệp định liên quan gồm 46 hiệp định.
122 Khoản 4 Điều 16 – Nghị định thư 2004.
123 Khoản 2 Điều 22, Hiến chương ASEAN. 124
Có thể đọc toàn bộ nội dung của Nghị định thư 2010 tại: http://cil.nus.edu.sg/2010/2010-protocol-to-the- asean-
charter-on-dispute-settlement-mechanisms/
125 Điều 5 Nghị định thư 2010. 31 lOMoAR cPSD| 40190299
thư ký ASEAN sẽ đóng vai trò môi giới, trung gian hoặc hòa giải.126 Các bên tranh chấp được
tự do thỏa thuận lựa chọn các biện pháp ngoại giao này. Tuy nhiên, nếu các bên sử dụng các
biện pháp này và tranh chấp được giải quyết thì các bên phải ký một văn bản thỏa thuận về kết
quả đạt được. Lúc này, tranh chấp sẽ chấm dứt, đồng thời các bên bị ràng buộc bởi thỏa thuận
đó. Đây là điểm mới của Nghị định thư 2010 nhằm mong muốn nhanh chóng giải quyết dứt
điểm các tranh chấp thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt biện pháp “phi tài phán”.

Khi tham vấn và các biện pháp môi giới, trung gian, hòa giải (nếu được các bên thỏa
thuận áp dụng) không giải quyết được tranh chấp, nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập Hội
đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Lúc này, nếu bị đơn, không chấp thuận thành lập Hội
đồng trọng tài hoặc không trả lời yêu cầu thành lập trọng tài của nguyên đơn, trong vòng 15
ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên nguyên đơn, nguyên đơn có thể đệ trình vụ
tranh chấp đến Hội đồng điều phối ASEAN. Nếu bên bị đơn chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn, trong 30 ngày kể từ ngày bên nguyên đơn nhận được trả lời chấp thuận thành lập trọng
tài từ phía bị đơn, các bên sẽ tiến hành thành lập Hội đồng trọng tài.
127
Ngoài ra, trọng tài cũng có thể được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ định hướng
của Hội đồng điều phối ASEAN. Ở trường hợp này, hội đồng trọng tài sẽ bắt đầu quá trình
thành lập trong vòng 45 ngày, kể từ ngày các bên nhận được thông báo từ hội đồng điều
phối ASEAN về việc giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài.

b. Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng điều phối ASEAN và Hội đồng trọng tài
- Thủ tục giải quyết tại Hội đồng điều phối ASEAN
Hội đồng điều phối ASEAN là một trong 9 cơ quan chính của ASEAN, bao gồm các bộ
trường ngoại giao của tất cả các nước thành viên ASEAN, họp ít nhất hai lần một năm.128
Khi nhận được yêu cầu của bên nguyên đơn, chủ tịch Hội đồng điều phối ASEAN sẽ
xác định các thủ tục của Hội đồng, bao gồm tư vấn qua thư, email, video của hội nghị hoặc
các phương thức khác. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng điều phối có thể triệu tập cuộc
họp khẩn cấp để bày tỏ ý kiến của mình về vụ tranh chấp.
129 Sau khi xem xét, Hội đồng
điều phối có thể đi đến quyết định đề nghị các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp
giữa họ thông qua môi giới, trung gian, hòa giải hoặc trọng t
ài.130
Thời gian để hội đồng điều phối ASEAN thông báo quyết định của mình cho các bên
tranh chấp là 45 ngày (hoặc 75 ngày nếu Hội đồng điều phối gia hạn thêm) kể từ ngày
tranh chấp được chuyển tới Hội đồng.
131 Hết thời hạn này, nếu Hội đồng điều phối ASEAN
không đưa ra được một quyết định nào về việc giải quyết tranh chấp, thì một trong các bên
tranh chấp có thể đưa vụ tranh chấp ra Hội nghị cấp cao ASEAN giải quyết.

Nhìn tổng thể, theo quy định của Nghị định thư ASEAN 2010, Hội đồng điều phối ASEAN
không trực tiếp giải quyết tranh chấp giữa các bên mà chỉ đóng vai trò “hướng dẫn” các bên giải
quyết tranh chấp bằng một biện pháp cụ thể. Nếu các bên tranh chấp đồng ý với sự chỉ dẫn này của
Hội đồng điều phối, thì trình tự, thời hạn để giải quyết bằng từng biện pháp cụ thể đó sẽ tuân theo
các phụ lục tương ứng: phụ lục I (quy định về môi giới), phụ lục II (quy định về trung gian), phụ
lục III (quy định về hòa giải), phụ lục IV (quy định về trọng tài) của Nghị định thư ASEAN

126 Điều 6 Nghị định thư 2010.
127 Khoản 2 Điều 1 Phụ lục IV của Nghị định thư 2010.
128 Điều 8 Hiến chương ASEAN.
129 Khoản 2 Điều 9 Nghị định thư 2004.
130 Khoản 1 Điều 9 Nghị định thư 2004.
131 Khoản 2 và 3 Điều 9 Nghị định thư 2004. 32 lOMoAR cPSD| 40190299
2010. Những quyết định của Hội đồng điều phối ASEAN chỉ mang tính khuyến nghị đối với các bên tranh chấp.
- Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài
Hội đồng trọng tài được thành lập trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp của các bên tranh
chấp hoặc theo định hướng của Hội đồng điều phối ASEAN.
Về thành phần, Hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên, trong đó mỗi bên tranh chấp
chỉ định một trọng tài viên, đồng thời các bên tranh chấp thỏa thuận đề cử trọng tài viên
thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Các trọng tài viên này được lựa chọn từ danh sách
trọng tài viên do Tổng thu ký ASEAN lưu giữ. Mỗi quốc gia thành viên được đề cử tối đa
10 người vào danh sách trọng tài viên.
132
Về phạm vi và thời gian hoạt động, hội đồng trọng tài phải tuân thủ quy định liên
quan của Nghị định thư ASEAN 2010 và phụ lục 4 (về quy định trọng tài). Tuy nhiên, Hội
đồng trọng tài có thể sửa đổi thủ tục này dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp
phù hợp với Điều 8 của phụ lục 4. Điều này thể hiện tính mềm dẻo của hình thức trọng tài.
Thời gian hoạt động của hội đồng trọng tài không vượt quá 6 tháng, kể từ ngày thành lập
cho đến ngày cuối cùng của phiên họp, trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận kéo dài.

Tương tự như các trọng tài quốc tế khác, thủ tục giải quyết tranh chấp của Hội đồng
trọng tài có thể chia thành 2 giai đoạn chính kế tiếp nhau: tố tụng viết và tố tụng nói. Ở giai
đoạn viết, mỗi bên tranh chấp gửi văn bản cho Hội đồng trọng tài, trong đó nêu các sự kiện
và lý lẽ của mình về vấn đề tranh chấp. Thời hạn để nộp những văn bản này được ghi nhận
trong thời gian biểu do hội đồng trọng tài xác lập trong vòng 15 ngày kể từ ngày Hội đồng
trọng tài được thành lập. Cần lưu ý rằng, để đảm bảo cân bằng lợi ích hợp pháp của các
bên tranh chấp, đồng thời tôn trọng sự thỏa thuận của họ, trong suốt thời gian tiến hành tố
tụng, hội đồng trọng tài phải thường xuyên tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp, tạo
cơ hội thích hợp cho việc tìm kiếm một giải pháp mà các bên tranh chấp thỏa thuận.
133
giai đoạn nói, khoản 4 Điều 8 phụ lục 4 khẳng định Hội đồng trọng tài phải dành ít nhất
một buổi để các bên tranh chấp trình bày quan điểm của mình trước hội đồng.

Phán quyết của hội đồng trọng tài được thông qua bằng đa số phiếu, trường hợp
không có đa số, phiếu của chủ tịch hội đồng trọng tài có tính quyết định. Phán quyết của
hội đồng trọng tài được tất cả các trọng tài viên ký, nếu thiếu chữ ký của trọng tài viên nào
phải nêu rõ lý do. Phán quyết phải được thông báo cho các bên tranh chấp và Tổng thư ký
ASEAN. Nếu Hội đồng trọng tài được thành lập theo chỉ dẫn của Hội đồng điều phối
ASEAN thì phán quyết phải được thông báo tới Hội đồng điều phối ASEAN.
134 Phán quyết
của hội đồng trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp.
135
3.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước 1982 về luật biển
3.3.1. Gi 愃 i quy Āt các tranh ch Āp bng các bin pháp ngoi giao
Cơ chế giải quyết các tranh chấp về biển là một bộ phận của Công ước 1982 về luật biển.
Tất cả các quốc gia thành viên của Công ước đều là thành viên của cơ chế giải quyết tranh chấp này.
Công ước luật biển 1982 đã quy định rõ tại các Điều 279, 280, 283 và 284 nghĩa vụ của các
quốc gia giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp hòa bình. Các thành viên có quyền thỏa
132 Điều 1 phụ lục 4 của Nghị định thư 2010.
133 Khoản 5 Điều 8 phụ lục 4.
134 Điều 17 phụ lục 4 Nghị định thư 2010.
135 Khoản 1 Điều 15 Nghị định thư 2010. 33 lOMoAR cPSD| 40190299
thuận giải quyết tranh chấp vào bất cứ lúc nào và bằng bất cứ phương pháp hòa bình nào
(Điều 280), ví dụ tiến hành trao đổi về quan điểm (Điều 283) hay hòa giải (Điều 284).

3.3.2. Gi 愃 i quy Āt các tranh ch Āp bng tài phán qu Āc t Ā
Trong trường hợp các biện pháp mang tính ngoại giao nêu trên không thể giải quyết
được tranh chấp, theo yêu cầu của một bên tranh chấp, tranh chấp phải được đưa ra tòa án có
thẩm quyền. Khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước, hay ở bất kỳ thời điểm
nào sau đó, quốc gia này đã tự do lựa chọn một hay nhiều biện pháp bắt buộc sau đây:
136
- Tòa án quốc tế về luật biển được thiết lập theo đúng phụ lục VII của Công ước;
- Tòa án quốc tế;
- Một tòa trọng tài được thành lập theo đúng phụ lục VII của Công ước;
- Một tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng phụ lục VIII để giải quyết một
hay nhiều loại tranh chấp đã được quy định rõ trong đó.
Cần lưu ý rằng, sự lựa chọn các thủ tục bắt buộc nêu trên cần phải căn cứ vào thẩm
quyền mà Công ước đã trù định cho các tòa nêu trên và phải loại trừ các trường hợp được
ghi nhận tại Điều 298 của công ước, cụ thể:

- Các tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15,74 và 83 liên quan đến việc
hoạch định ranh giới các vùng biển hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử;
- Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của
tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính
chất thương mại, và các vụ tranh chấp liên quan đến các hành động bắt buộc chấp hành,
đã được thực hiện trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hoặc các quyền tài phán
mà Điều 297, Khoản 2 và 3 đã loại trừ khỏi thẩm quyền của một tòa án;

- Các vụ tranh chấp mà HĐBA LHQ, trong khi thi hành các chức năng của mình do
Hiến chương LHQ giao phó có trách nhiệm giải quyết, trừ khi HĐBA quyết định xóa vấn
đề trong chương trình nghị sự của mình hay yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết tranh
chấp của họ bằng các phương pháp đã quy định trong công ước.

3.3.2.1. Gii quyết tranh chp ti tòa án quc tế v lut bin
Tòa án quốc tế về luật biển là một trong số cơ quan tài phán có chức năng giải quyết những
loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực luật biển bằng trình tự, thủ tục tư pháp phù hợp với quy
định của Công ước 1982 và Quy chế của tòa. Tòa có trụ sở chính đặt tại thành phố Hamburg.
a. Cơ cấu tổ chức của tòa
Tòa án quốc tế về luật biển là một thiết chế độc lập, có quy chế là phụ lục VI của
Công ước luật biển 1982.
Thẩm phán của Tòa án quốc tế về luật biển do các quốc gia thành viên của Công ước bầu.
Cụ thể, theo khoản 4 Điều 4 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển, các thẩm phán của tòa này sẽ
được bầu tại các hội nghị của các nước thành viên Công ước. Tòa có 21 thẩm phán chuyên trách và
số thẩm phán cần thiết để tiến hành xét xử mỗi vụ kiện là 11. Nhiệm kỳ của các thành viên của tòa
là 9 năm và có thể tái đắc cử, cứ sau 3 năm lại thay 1/3 số lượng thẩm phán. Nếu như các thẩm
phán của TACLQT (LHQ) là do ĐHĐ và HĐBA bầu đồng thời nhưng hoàn toàn độc lập, thì các
thành viên của tòa án quốc tế về luật biển không do bất kỳ một cơ quan quyền lực nào bầu ra. Tòa
có một chánh án và phó chánh án do các thành viên của tòa bầu với nhiệm kỳ 3 năm và có thể tái
đắc cử. Tòa cũng bổ nhiệm thư ký của tòa và các viên chức khác nếu thấy cần thiết
137.
Bên cạnh các thẩm phán chuyên trách, thẩm phán ad hoc là thẩm phán do một hoặc các bên
tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của tòa đề cử.
136 Điều 286 và 287 Công ước luật biển 1982.
137 Điều 12 phụ lục VI, Công ước về luật biển 1982. 34 lOMoAR cPSD| 40190299
Quy định này nhằm đảm bảo sự tuân thủ nguyên tắc các bên bình đẳng trước tòa. Các thẩm
phán
ad hoc tham gia vụ việc có địa vị hoàn toàn bình đẳng với các thẩm phán khác.138
Đối với những tranh chấp liên quan đến vấn đề khoa học hay kỹ thuật, theo yêu cầu
của một bên hoặc theo tòa, sau khi tham khảo ý kiến của các bên, tòa có thể chọn ít nhất
hai chuyên gia khoa học kỹ thuật vào thành phần xét xử của tòa. Tuy nhiên, các chuyên gia
này không có quyền biểu quyết.
139
Hoạt động xét xử của tòa được thực hiện thông qua các phiên xét xử thông thường.
Ngoài ra, Tòa án quốc tế về luật biển còn lập ra các viện để giải quyết các tranh chấp đặc
biệt. Phán quyết của các viện này đều được coi như phán quyết của tòa.

b. Thm quyn gii quyết tranh chp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án quốc tế về luật biển được xác định dựa
trên hai tiêu chí: nội dung tranh chấp và chủ thể tranh chấp.
Về nội dung tranh chấp, Tòa án quốc tế về luật biển có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp liên quan đến việc giải thích, áp dụng Công ước luật biển 1982.140 Thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp này của tòa có những giới hạn và ngoại lệ được quy định tại Điều
297 và 298 của Công ước luật biển 1982.

Về chủ thể tham gia tranh chấp, Tòa án quốc tế về luật biển có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, các thực thể không phải là quốc gia
thành viên của Công ước cũng có quyền đưa vụ tranh chấp ra trước tòa, nếu tranh chấp
liên quan đến việc quản
lý và khai thác vùng (theo phần XI) cũng như mọi tranh chấp được
đưa ra theo mọi thỏa thuận khác, khi thẩm quyền của tòa được các bên tranh chấp chấp
thuận.
141 Về chủ thể tham gia tranh chấp, nếu như các bên có quyền tranh tụng trước Tòa
án công lý của LHQ chỉ là các quốc gia, thì theo quy chế của tòa án quốc tế về luật biển, khi
giải quyết những tranh chấp liên quan đến quản lý và khai thác vùng đáy đại dương, ngoài
quốc gia ra thì các thực thể như cơ quan quyền lực quản lý vùng, xí nghiệp của cơ quan
quyền lực, các pháp nhân, cá nhân được một quốc gia bảo trợ cũng có quyền tranh tụng.

Ngoài thẩm quyền giải quyết tranh chấp như đã đề cập ở trên, Tòa án quốc tế về luật
biển (thông qua Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy đại dương) cũng có thẩm quyền
đưa ra các ý kiến tư vấn theo yêu cầu của ĐHĐ hay Hội đồng của cơ quan quyền lực về những
vấn đề pháp lý được đặt ra.
142 Như vậy quốc gia và các thực thể khác không có quyền yêu cầu
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển cho ý kiến tư vấn.

c. Thủ tục tố tụng và giá trị của phán quyết
Tòa án quốc tế về luật biển có nhiều điểm tương đồng với TACLQT (LHQ) nhất là thủ tục
tố tụng tại phiên tòa và giá trị pháp lý của phán quyết. Thủ tục tố tụng theo tòa toàn thể tương
tự như TACLQT (LHQ), gồm hai giai đoạn: tranh tụng viết và tranh tụng miệng. Bên cạnh đó,
Tòa án quốc tế về luật biển cũng xây dựng trình tự xét xử theo thủ tục rút gọn.

Giống như TACLQT, Tòa án luật biển thông qua phán quyết theo đa số. Trường
hợp phiếu thuận và phiếu chống ngang nhau thì lá phiếu của chánh án hay người thay thế
chánh án chủ tọa phiên tòa là lá phiếu quyết định. Phán quyết của tòa mang tính chất
chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

138 Khoản 1 Điều 8 nội qui của TAQT về luật biển. Xem thêm Nguyễn Hồng Thao, Tòa án quốc tế về luật biển,
phụ lục II, tr. 196, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.

139 Điều 289 Công ước luật biển 1982 và Điều 15 Nội quy của Tòa án quốc tế về luật biển.
140 Khoản 1 Điều 288 Công ước 1982, Điều 21 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển.
141 Điều 20 Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển.
142 Điều 191 và khoản 10 Điều 159 Công ước luật biển 1982. 35 lOMoAR cPSD| 40190299
3.3.2.2. Gii quyết tranh chp bng trng tài v lut bin
a. Trọng tài quốc tế về luật biển
đây, thuật ngữ “trọng tài quốc tế về luật biển” được hiểu là trọng tài thường trực
được quy định theo phụ lục VII của Công ước luật biển 1982 và “tòa trọng tài” được hiểu
là một hội đồng xét xử gồm 5 trọng tài viên theo phụ lục VII của Công ước luật biển 1982.
Trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều 287, 288 và phụ
lục VII của Công ước luật biển 1982.

Trọng tài quốc tế về luật biển có thành phần bao gồm các trọng tài viên do các quốc
gia thành viên Công ước 1982 chỉ định. Mỗi quốc gia thành viên có quyền đề cử 4 trọng tài
viên là
những người có năng lực, kinh nghiệm về luật biển, có tư cách đạo đức tốt. Căn cứ
vào đề cử này, Tổng thư ký LHQ sẽ lập một danh sách các trọng tài viên. Khi có tranh
chấp xảy ra, dựa vào danh sách các trọng tài viên của Tổng thư ký LHQ, một hội đồng
trọng tài gồm 5 thành viên sẽ được thành lập. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định một
thành viên tham gia hội đồng trọng tài. Ba thành viên còn lại do các bên thỏa thuận cử ra,
một trong ba người này sẽ được lựa chọn là chánh án của tòa trọng tài đó.

Trọng tài quốc tế về luật biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tương tự
như tòa án quốc tế về luật biển. Bên cạnh đó, nếu các bên tranh chấp không chấp thuận
cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì vụ tranh chấp chỉ có thể được đưa ra giải
quyết theo thủ tục trọng tài, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
143 Ngoài ra, một quốc gia
thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn hiệu lực bảo
vệ thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài quốc tế về luật biển.
144
Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, tòa trọng tài tự quyết định thủ tục của mình
bằng cách cho mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ của
mình.
145 Khi một trong số các bên trong vụ tranh chấp không ra tòa trình bày các lý lẽ của
mình, bên kia có thể yêu
cầu tòa tiếp tục trình tự tố tụng và ra phán quyết. Việc một bên
vắng mặt hay không trình bày lý lẽ của mình không cản trở trình tự tố tụng.
146
Tương tự như phán quyết của tòa án quốc tế về luật biển. Phán quyết của trọng tài
quốc tế về luật biển có giá trị chung thẩm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.147
b. Trọng tài đặc biệt
Trọng tài đặc biệt có thành phần gồm các chuyên viên được lập ra để giải quyết tranh chấp

liên quan đến 4 lĩnh vực như sau: đánh bắt hải sản, bảo vệ và giữa gìn môi trường biển, hàng hải.148
Tòa trọng tài đặc biệt gồm 5 thành viên do các bên cử. Chánh tòa trọng tài đặc biệt
do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trên danh sách thích hợp và là công dân của
một quốc gia thức ba, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
149
Ngoài các quy định riêng liên quan đến thẩm quyền chuyên biệt và thành phần của
tòa, các đặc điểm khác của tòa trọng tài đặc biệt tương tự như tòa trọng tài quốc tế về luật
biển. Nếu được tất cả các bên trong một vụ tranh chấp yêu cầu thì tòa trọng tài đặc biệt có
thể thảo ra các khuyến nghị, những khuyến nghị này không có giá trị quyết định mà chỉ là
cơ sở để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề làm phát sinh ra tranh chấp.
150
143 Khoản 5 Điều 287 Công ước luật biển 1982
144 Khoản 3 Điều 287 Công ước luật biển 1982.
145 Điều 5 phụ lục VII Công ước luật biển 1982.
146 Điều 8 phụ lục VII Công ước luật biển 1982.
147 Điều 11 phụ lục VII Công ước luật biển 1982.
148 Khoản 2 điều 2 phụ luc VIII Công ước luật biển 1982.
149 Điểm a,b,c,d Điều 3 phụ lục VIII Công ước luật biển 1982.
150 Khoản 3 điều 5 phụ lục 8 36 lOMoAR cPSD| 40190299
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách, giáo trình 1.
Lưu Văn Bình, Định chế quốc tế, Luật khoa Sài Gòn, 1970-1971 2.
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Công an Nhân dân, 2007 3.
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế: Dùng trong các trường Đại học chuyên ngành luật,
ngoại giao, Giáo dục, 2010 4.
Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb Khoa hoc – xã hội, Hà Nội, 1998, 5.
Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Giải quyết tranh chấp thương mại WTO, tóm tắt 1 số vụ kiện và phán
quyết quan trọng của WTO, Nxb, lao động, Hà Nội 6.
Tăng Kim Đông, Quốc tế công pháp, quyển I, Luật quốc tế, Sài Gòn, 1975 7.
Khoa luật Đại học tổng hợp Melbourne Australia, Tài liệu hội thảo quốc tế, Luật quốc tế, các vấn đề
thương mại và kinh tế ở Châu Á, các vụ việc và tài liệu, AusAID, 1999 8.
Khoa luật quốc tế, Tập bài giảng, tranh chấp và giải quyết tranh chấp quốc tế, Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh, 2009 9.
Nhà pháp luật Việt-Pháp, Pháp luật cộng đồng Châu Âu hội nhập quốc tế và khu vực, Hội thảo quốc tế, Hà Nội, 1999 10.
Rebeca (M.), Luật quốc tế, Thomson, 2002 11.
Nguyễn Bá Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Thị Thu Hương, Lê Đức Hạnh, Tòa hình sự quốc tế,
góc nhìn từ Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Tp.Hồ Chí Minh, 2007 12.
Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Trung Tín, Lê Thị Mai Thanh, Giáo trình luật quốc tế, Đại học Huế, 1997 13.
Nguyễn Hồng Thao, Tòa án Công lý quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 14.
Nguyễn Hồng Thao, Tòa án quốc tế về luật biển, Nxb tư pháp, Hà Nội, 2006 15.
Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh, Luật quốc tế lý luận và thực tiễn, Nxb giáo dục, Hà Nội, 2001 16.
Nguyễn Thị Thuận (chủ biên), Nguyễn Thị Yên, Đỗ Mạnh Hồng, Công Phương Vũ, Luật hình sự
quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007 17.
Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên hợp quốc, Nxb, chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 18.
Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện luật học, Liên hợp quốc tổ chức những vấn đề pháp lý cơ bản,
Nxb, khoa học – xã hội, Hà Nội, 1985 19.
Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, một số vấn đề lý luận cơ bản về luật quốc tế, nxb, chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994 20.
Nguyễn Thị Yên, Ngô Hữu Phước, Tập bài giảng khái luận chung về luật quốc tế, (TP. H Chí Minh, 2008)
Văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam 1.
Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 2.
Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 3.
Quy chế Tòa án Công lý quốc tế n năm 1945 4.
Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 5.
Công ước Vienna về luật điều ước quốc tế năm 1969 6.
Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác
giữa các quốc gia phù hợp với Hiên chương Liên hợp quốc năm 1970 7.
Hiệp ước thân thiên và hợp tác Đông Nam Á năm 1976 8.
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 9.
Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 10.
Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992 11.
Nghị định thư Manila về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các nước ASEAN năm 1996 12.
Quy chế Tòa án hình sự quốc tế (ICC), Quy chế Roma năm 1998 13.
Qui tắc thủ tục của hội đồng cấp cao ASEAN năm 2001 14.
Nội qui của tòa án quốc tế về luật biển, thông qua năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2001 15.
Nghị định thư ASEAN về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2004 16.
Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2007 17.
Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010 Website 1. http://www.itlos.org 37 lOMoAR cPSD| 40190299 2.
http://www.icj-cij.org/docket/index.php?p1=3&p2=2 3. http://www.asean.org/3639.htm 4.
http://cil.nus.edu.sg/2010/2010-protocol-to-the-asean-charter-on-dispute-settlement-mechanisms/ 5. http://www.un.org 6.
http://www.worldcourts.com/ici/eng/decisions/1905.02.26_doggerbank.htm 38