Bài tập cá nhân 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

Bài tập cá nhân 1 - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1. Nguồn gốc xuất hiện của nhà nước là gì?
Có nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự ra đời
của nhà nước như:
Thuyết thần quyền
- Là thuyết cổ điển nhất
- Thượng đế là người sáng lập và sắp đặt mọi trật tự
- Nhà nước do Thượng đế sáng tạo
- Thượng đế trao nhà nước quyền lực
- Quyền lực nhà nước siêu nhiên, bất biến, vô hạn, vĩnh cửu
Thuyết gia trưởng
- Nhà nước là một gia đình lớn, được hợp thành bởi nhiều gia đình trong xã hội.
- Quyền lực thuộc về người đàn ông đứng đầu
Thuyết khế ước xã hội
- Nhà nước là sản phẩm của một hợp đồng
- Nhà nước không mang tính giai cấp
Thuyết tâm lý
- Tâm lý nguyên thuỷ phụ thuộc vào thủ lĩnh giáo
Thuyết bạo lực
- Chiếm đất
- Thị tộc này đối với thị tộc khác
- Thị tộc chiến thắng
- Nô dịch kẻ chiến bại thông qua nhà nước
Nhìn chung các học thuyết trên tách rời nhà nước với quá trình vận động và
phát triển của đời sống vật chất xã hội loài người, không nhìn thấy nguyên
nhân vật chất của sự ra đời nhà nước và chưa phản ánh được bản chất giai
cấp nhà nước. Tuy nhiên học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lê nin
đã khắc phục được các sai lầm của các thuyết kể trên
Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lê nin
Học thuyết Mác - Lênin xem xét nguồn gốc ra đời của nhà nước gắn liền với sự phát triển
của kinh tế, xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do công cụ lao động thô sơ, năng
suất lao động thất nên con người không tạo ra được của cải dư thừa không có sở hữu tư
nhân. Khi con người biết chế tạo ra các công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt, năng suất
lao động cao hơn, xuất hiện của cải dư thừa, sở hữu tư nhân xuất hiện. Dần dần có sự
phân công lao động trong xã hội, xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, xuất hiện người
bóc lột và người bị bóc lột. Các xung đột trong xã hội ngày càng gay gắt và quyết liệt
hơn. Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp để quản lí xã hội. Xã hội cần có một tổ
chức quyền lực đặc biệt đủ sức mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội. Tổ chức
đó ra đời chính là nhà nước. Như vậy, nhà nước ra đời do hai nguyên nhân:
- Nguyên nhân kinh tế là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Nguyên nhân xã hội là sự ra đời các giai cấp đối kháng cũng như sự mâu thuẫn giữa
chúng phát triển đến mức không thể điều hoà được một cách tự nhiên mà cần có một
bộ máy đặc biệt có sức mạnh cưỡng chế, bộ máy đó chính là Nhà nước.
Câu 2. Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lenin, khi nào xã hội loài người không
cần đến Nhà nước?
Khi xã hội không có sự phân chia giai cấp, bởi theo học thuyết Mac-lenin, Nhà nước là
sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, có nhiệm vụ làm dịu
bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.
Câu 3. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành như thế nào?
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu
tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ và được coi là được coi là tổ
chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô trong xã hội. Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ
sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy (sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc…)
Câu 4. Khái niệm và bản chất của nhà nước?
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lí đặc biệt,
nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị
hoặc giai cấp cầm quyền và đại diện cho lợi ích chung toàn xã hội.
Bản chất: Bản chất Nhà nước tổng hợp các mặt, các mối quan hệ, các thuộc tính
có tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại và
phát triển của Nhà nước.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính là tính giai cấp và tính xã hội cùng tồn tại
trong một thể thống nhất và có quan hệ biện chứng với nhau. Trong mỗi nhà nước
khác nhau, tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của xã hội mà cách thức thể hiện
bản chất tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước cũng khác nhau. Ngoài hai
thuộc tính cơ bản là là tính giai cấp và tính xã hội, bản chất nhà nước còn thể hiện
các thuộc tính khác nhau như tính dân tộc, tính thời đại, tính pháp chế,...
Tính giai cấp:
- Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- Điều chỉnh QHXH phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị
- Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
- Nhà nước do giai cấp thống trị quản lí và điều hành
Tính xã hội:
- Thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội
- Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội
- Điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể trong xã hội
- Thể hiện tính công bằng, khách quan
Câu 5. Trình bày chức năng của nhà nước?
Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới
góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của
giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có
chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng,
nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng quyết định năng lực hiện thực hóa
của một nền kinh tế vì nó là lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế.
Thống trị và xã hội
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp (hay chức năng giai cấp) là chức năng
nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị
giai cấp đó đối với toàn thể xã hội.
- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những
hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng
đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Đối nội và đối ngoại
- Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và
những trật tự khác hiện có trong xã hội.
- Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và
thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi
ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không
mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 6. Kiểu nhà nước là gì? Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lenin, trong xã
hội loài người có mấy kiểu nhà nước?
Kiểu nhà nước là một dạng thức nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong một
hình thái kinh tế xã hội có giai cấp nhất định, có bản chất, đặc điểm, nhiệm vụ,
chức năng, mục tiêu hoạt động phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền trong
hình thái kinh tế xã hội đó
Trong suốt quá trình lịch sử thế giới đã có 4 kiểu nhà nước ra đời và thay thế nhau,
đều do sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội.
- Nhà nước chiếm hữu nô lệ
- Nhà nước phong kiến
- Nhà nước tư
- Nhà nước XHCN là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước kiểu mới
Kết luận
- Kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản mặc dù có
những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những “nhà nước theo đúng nghĩa”,
được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và là công cụ để
duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao
động.
- Khác với các kiểu nhà nước của các giai cấp bóc lột, kiểu nhà nước XHCN là nhà
nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ và công bằng
xã hội cho tất cả công dân.Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước
mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước
phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội.
Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó.
Câu 7. Trình bày những đặc trưng cơ bản và bản chất của kiểu nhà nước chiếm hữu
nô lệ?
Đặc trưng cơ bản: Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Chủ
nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Chủ nô là giai
cấp không bao giờ phải lao động chân tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn
hóa, nghệ thuật. Họ sống sung sướng, nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của
nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ
thuộc vào chủ nô.
Bản chất:
Chính điều kiện kinh tế – xã hội đã quyết định bản chất của nhà nước chủ nô. Xét về
bản chất, nhà nước chủ nô thể hiện tính giai cấp và tính xã hội trong tất cả các kiểu
nhà nước.
Tính giai cấp
Tính giai cấp của nhà nước chủ nô được khắc họa rất đậm nét thông qua việc giai
cấp chủ nô dùng công cụ bạo lực để đàn áp các tầng lớp nô lệ. Nhà nước này không
tồn tại sự xuất hiện của niềm tin về sự công bằng và chính nghĩa. Mọi hành động
của nô lệ đều bị chủ nô giám sát và bóc lột khắc nghiệt. Sự bóc lột của chủ nô đối
với nô lệ là lẽ thường tình, phổ biến và điển hình.
Tính xã hội
Các hoạt động mang tính xã hội được diễn ra trong thời kỳ này điển hình như: hoạt
động làm thuỷ lợi (ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông), xây dựng và bảo
vệ các công trình công cộng…
Câu 8. Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước phong
kiến?
Bản chất
Nhà nước phong kiến cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:
Tính giai cấp: Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, là công cụ
để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc
phong kiến trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: KT, CT, TT.
Tính xã hội: còn là tổ chức quyền lực chung của xã hội, là đại diện chính thức của
toàn xã hội nên NNPK có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của
xã hội vì sự tồn tại và lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội (+) tiến hành 1 số
hoạt động nhằm phát triển kinh tế – xã hội.
Tính xã hội mờ nhạt, hạn chế, tính giai cấp thể hiện công khai, rõ rệt.
Những đặc trưng cơ bản
Chế độ phong kiến là một chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua người nắm
giữ mọi quyền hành, đặc trưng của nó là : thâu tóm mọi quyền lực của đất nước, luôn
kìm hãm sự phát triển trong mọi tư tưởng tiến bộ của nhân dân, luôn đặt mọi quyền
lợi của mình lên cao, xã hội thường phân chia ra nhiều giai cấp thống trị khác nhau,
là nơi không có sự công bằng về công lí...
Câu 9. Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước tư sản?
Bản chất
Nhà nước tư sản cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:
Tính giai cấp
- Thời kì 1: “NNTB là UB giải quyết công việc chung của gia cấp tư sản”: nhà nước
đối xử với các giai cấp tư sản hoàn toàn như nhau => nhà nước đều là phương tiện,
công cụ giải quyết công việc chung.
- Thời kì 2: “……………tập đoàn TB lũng đoạn” => NNTB sẵn sang tước đoạt, chà
đạp quyền lợi nhà tư bản nhỏ và vừa dưới danh nghĩa quốc hữu hóa vì quyền lợi
quốc gia.
Tính xã hội
Đặc điểm chung qua các thời kì:
Giai đoạn của CNTB tự do : TS và với là đồng minh chống phong kiến.cạnh tranh
- Cạnh tranh tự do cá thể
- Chưa có yếu tố độc quyền
Giai đoạn của CNTB độc quyền lũng đoạn nhà nước hay gđ chủ nghĩa đế quốc: bộ
máy bạo lực đàn áp phong trào đấu tranh.
- Hình thành tập đoàn tư bản lớn sở hữu tập thể.
- Xuất hiện sở hữu tư bản nhà nước (Tập đoàn tư bản khống chế, không phải sở hữu
toàn dân).
Giai đoạn của CNTB hiện đại:
- Yếu tố tư nhân hóa phát triển mạnh.
- Người lao động có sở hữu tư liệu sản xuất.
Những đặc trưng cơ bản: Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh
nghĩa thuộc về nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; cơ quan
lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập
nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế, đối trọng giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong
bầu cử nghị viện và tổng thống: hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản
là cộng hoà (cộng hoà tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà lưỡng tính) và
quân chủ lập hiến (quân chủ nghị viện).
Câu 10. Hình thức nhà nước là gì?
Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện pháp tổ chức thực hiện quyền
lực nhà nước. Hình thức nhà nước được cấu thành từ ba yếu tố.: Hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc và chế độ chính trị
Câu 11. Hình thức chính thể là gì?
Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước
ở trung ương và xác lập mối quan hệ cơ bản đó.
Câu 12. Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước?
Định nghĩa: hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành
chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương với
địa phương
Nhà nước đơn nhất : Có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một hệ
thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất.
Nhà nước liên bang : Vừa có chủ quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của
nhà nước thành viên, công dân có 2 quốc tịch, có 2 hệ thống cơ quan nhà nước và 2 h
thống pháp luật của từng bang và của liên bang.
| 1/8

Preview text:

Câu 1. Nguồn gốc xuất hiện của nhà nước là gì?
Có nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước như:  Thuyết thần quyền
- Là thuyết cổ điển nhất
- Thượng đế là người sáng lập và sắp đặt mọi trật tự
- Nhà nước do Thượng đế sáng tạo
- Thượng đế trao nhà nước quyền lực
- Quyền lực nhà nước siêu nhiên, bất biến, vô hạn, vĩnh cửu  Thuyết gia trưởng
- Nhà nước là một gia đình lớn, được hợp thành bởi nhiều gia đình trong xã hội.
- Quyền lực thuộc về người đàn ông đứng đầu
 Thuyết khế ước xã hội
- Nhà nước là sản phẩm của một hợp đồng
- Nhà nước không mang tính giai cấp  Thuyết tâm lý
- Tâm lý nguyên thuỷ phụ thuộc vào thủ lĩnh giáo  Thuyết bạo lực - Chiếm đất
- Thị tộc này đối với thị tộc khác - Thị tộc chiến thắng
- Nô dịch kẻ chiến bại thông qua nhà nước
 Nhìn chung các học thuyết trên tách rời nhà nước với quá trình vận động và
phát triển của đời sống vật chất xã hội loài người, không nhìn thấy nguyên
nhân vật chất của sự ra đời nhà nước và chưa phản ánh được bản chất giai
cấp nhà nước. Tuy nhiên học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lê nin
đã khắc phục được các sai lầm của các thuyết kể trên
 Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác-Lê nin
Học thuyết Mác - Lênin xem xét nguồn gốc ra đời của nhà nước gắn liền với sự phát triển
của kinh tế, xã hội. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do công cụ lao động thô sơ, năng
suất lao động thất nên con người không tạo ra được của cải dư thừa không có sở hữu tư
nhân. Khi con người biết chế tạo ra các công cụ lao động bằng đồng, bằng sắt, năng suất
lao động cao hơn, xuất hiện của cải dư thừa, sở hữu tư nhân xuất hiện. Dần dần có sự
phân công lao động trong xã hội, xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, xuất hiện người
bóc lột và người bị bóc lột. Các xung đột trong xã hội ngày càng gay gắt và quyết liệt
hơn. Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp để quản lí xã hội. Xã hội cần có một tổ
chức quyền lực đặc biệt đủ sức mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội. Tổ chức
đó ra đời chính là nhà nước. Như vậy, nhà nước ra đời do hai nguyên nhân:
- Nguyên nhân kinh tế là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Nguyên nhân xã hội là sự ra đời các giai cấp đối kháng cũng như sự mâu thuẫn giữa
chúng phát triển đến mức không thể điều hoà được một cách tự nhiên mà cần có một
bộ máy đặc biệt có sức mạnh cưỡng chế, bộ máy đó chính là Nhà nước.
Câu 2. Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lenin, khi nào xã hội loài người không cần đến Nhà nước?
Khi xã hội không có sự phân chia giai cấp, bởi theo học thuyết Mac-lenin, Nhà nước là
sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, có nhiệm vụ làm dịu
bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự.
Câu 3. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành như thế nào?
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là Nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu
tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ và được coi là được coi là tổ
chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô trong xã hội. Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ
sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy (sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc…)
Câu 4. Khái niệm và bản chất của nhà nước?
Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lí đặc biệt,
nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị
hoặc giai cấp cầm quyền và đại diện cho lợi ích chung toàn xã hội.
Bản chất: Bản chất Nhà nước tổng hợp các mặt, các mối quan hệ, các thuộc tính
có tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại và
phát triển của Nhà nước.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính là tính giai cấp và tính xã hội cùng tồn tại
trong một thể thống nhất và có quan hệ biện chứng với nhau. Trong mỗi nhà nước
khác nhau, tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của xã hội mà cách thức thể hiện
bản chất tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước cũng khác nhau. Ngoài hai
thuộc tính cơ bản là là tính giai cấp và tính xã hội, bản chất nhà nước còn thể hiện
các thuộc tính khác nhau như tính dân tộc, tính thời đại, tính pháp chế,...  Tính giai cấp:
- Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
- Điều chỉnh QHXH phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị
- Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
- Nhà nước do giai cấp thống trị quản lí và điều hành  Tính xã hội:
- Thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội
- Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội
- Điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể trong xã hội
- Thể hiện tính công bằng, khách quan
Câu 5. Trình bày chức năng của nhà nước?
Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới
góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của
giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có
chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng,
nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng quyết định năng lực hiện thực hóa
của một nền kinh tế vì nó là lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế.
Thống trị và xã hội
- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp (hay chức năng giai cấp) là chức năng
nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị
giai cấp đó đối với toàn thể xã hội.
- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những
hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng
đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Đối nội và đối ngoại
- Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và
những trật tự khác hiện có trong xã hội.
- Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và
thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi
ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không
mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.
Câu 6. Kiểu nhà nước là gì? Theo quan điểm của học thuyết Mác-Lenin, trong xã
hội loài người có mấy kiểu nhà nước?

Kiểu nhà nước là một dạng thức nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong một
hình thái kinh tế xã hội có giai cấp nhất định, có bản chất, đặc điểm, nhiệm vụ,
chức năng, mục tiêu hoạt động phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền trong
hình thái kinh tế xã hội đó
 Trong suốt quá trình lịch sử thế giới đã có 4 kiểu nhà nước ra đời và thay thế nhau,
đều do sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội.
- Nhà nước chiếm hữu nô lệ - Nhà nước phong kiến - Nhà nước tư
- Nhà nước XHCN là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước kiểu mới  Kết luận
- Kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản mặc dù có
những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những “nhà nước theo đúng nghĩa”,
được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và là công cụ để
duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
- Khác với các kiểu nhà nước của các giai cấp bóc lột, kiểu nhà nước XHCN là nhà
nước kiểu mới, nhà nước của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ và công bằng
xã hội cho tất cả công dân.Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước
mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước
phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội.
Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó.
Câu 7. Trình bày những đặc trưng cơ bản và bản chất của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ?
Đặc trưng cơ bản: Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. Chủ
nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Chủ nô là giai
cấp không bao giờ phải lao động chân tay, chỉ làm chính trị hoặc hoạt động văn
hóa, nghệ thuật. Họ sống sung sướng, nhàn hạ dựa trên sự bóc lột sức lao động của
nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.  Bản chất:
Chính điều kiện kinh tế – xã hội đã quyết định bản chất của nhà nước chủ nô. Xét về
bản chất, nhà nước chủ nô thể hiện tính giai cấp và tính xã hội trong tất cả các kiểu nhà nước.  Tính giai cấp
Tính giai cấp của nhà nước chủ nô được khắc họa rất đậm nét thông qua việc giai
cấp chủ nô dùng công cụ bạo lực để đàn áp các tầng lớp nô lệ. Nhà nước này không
tồn tại sự xuất hiện của niềm tin về sự công bằng và chính nghĩa. Mọi hành động
của nô lệ đều bị chủ nô giám sát và bóc lột khắc nghiệt. Sự bóc lột của chủ nô đối
với nô lệ là lẽ thường tình, phổ biến và điển hình.  Tính xã hội
Các hoạt động mang tính xã hội được diễn ra trong thời kỳ này điển hình như: hoạt
động làm thuỷ lợi (ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông), xây dựng và bảo
vệ các công trình công cộng…
Câu 8. Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước phong kiến?Bản chất
Nhà nước phong kiến cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:
 Tính giai cấp: Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, là công cụ
để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền, địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc
phong kiến trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: KT, CT, TT.
 Tính xã hội: còn là tổ chức quyền lực chung của xã hội, là đại diện chính thức của
toàn xã hội nên NNPK có nhiệm vụ tổ chức và điều hành các hoạt động chung của
xã hội vì sự tồn tại và lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội (+) tiến hành 1 số
hoạt động nhằm phát triển kinh tế – xã hội.
 Tính xã hội mờ nhạt, hạn chế, tính giai cấp thể hiện công khai, rõ rệt.
Những đặc trưng cơ bản
Chế độ phong kiến là một chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua người nắm
giữ mọi quyền hành, đặc trưng của nó là : thâu tóm mọi quyền lực của đất nước, luôn
kìm hãm sự phát triển trong mọi tư tưởng tiến bộ của nhân dân, luôn đặt mọi quyền
lợi của mình lên cao, xã hội thường phân chia ra nhiều giai cấp thống trị khác nhau,
là nơi không có sự công bằng về công lí...
Câu 9. Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước tư sản?Bản chất
Nhà nước tư sản cũng có hai bản chất là tính giai cấp và tính xã hội:  Tính giai cấp
- Thời kì 1: “NNTB là UB giải quyết công việc chung của gia cấp tư sản”: nhà nước
đối xử với các giai cấp tư sản hoàn toàn như nhau => nhà nước đều là phương tiện,
công cụ giải quyết công việc chung.
- Thời kì 2: “……………tập đoàn TB lũng đoạn” => NNTB sẵn sang tước đoạt, chà
đạp quyền lợi nhà tư bản nhỏ và vừa dưới danh nghĩa quốc hữu hóa vì quyền lợi quốc gia.  Tính xã hội
Đặc điểm chung qua các thời kì: 
Giai đoạn của CNTB tự do cạnh tranh: TS và với là đồng minh chống phong kiến.
- Cạnh tranh tự do cá thể
- Chưa có yếu tố độc quyền
 Giai đoạn của CNTB độc quyền lũng đoạn nhà nước hay gđ chủ nghĩa đế quốc: bộ
máy bạo lực đàn áp phong trào đấu tranh.
- Hình thành tập đoàn tư bản lớn sở hữu tập thể.
- Xuất hiện sở hữu tư bản nhà nước (Tập đoàn tư bản khống chế, không phải sở hữu toàn dân).
 Giai đoạn của CNTB hiện đại:
- Yếu tố tư nhân hóa phát triển mạnh.
- Người lao động có sở hữu tư liệu sản xuất.
Những đặc trưng cơ bản: Thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh
nghĩa thuộc về nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; cơ quan
lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập
nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế, đối trọng giữa các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong
bầu cử nghị viện và tổng thống: hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản
là cộng hoà (cộng hoà tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà lưỡng tính) và
quân chủ lập hiến (quân chủ nghị viện).
Câu 10. Hình thức nhà nước là gì?
Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện pháp tổ chức thực hiện quyền
lực nhà nước. Hình thức nhà nước được cấu thành từ ba yếu tố.: Hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc và chế độ chính trị
Câu 11. Hình thức chính thể là gì?
Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước
ở trung ương và xác lập mối quan hệ cơ bản đó.
Câu 12. Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước?
Định nghĩa: hình thức cấu trúc nhà nước là sự phân chia nhà nước thành các đơn vị hành
chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan nhà nước trung ương với địa phương
Nhà nước đơn nhất : Có chủ quyền duy nhất, công dân có một quốc tịch, có một hệ
thống cơ quan nhà nước và một hệ thống pháp luật thống nhất.
Nhà nước liên bang : Vừa có chủ quyền của nhà nước liên bang, vừa có chủ quyền của
nhà nước thành viên, công dân có 2 quốc tịch, có 2 hệ thống cơ quan nhà nước và 2 hệ
thống pháp luật của từng bang và của liên bang.