Bài tập cá nhân Pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Ngắn gọn qua từng thời kỳ: điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường báo chí  (trước và sau 1975). Quy định về quản lý tổ chức nhà nước đối với báo chí qua các văn bản luật. Đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Hiến pháp năm 2013 quy định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
24 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập cá nhân Pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Ngắn gọn qua từng thời kỳ: điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường báo chí  (trước và sau 1975). Quy định về quản lý tổ chức nhà nước đối với báo chí qua các văn bản luật. Đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Hiến pháp năm 2013 quy định. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

24 12 lượt tải Tải xuống
Họ và tên : Nguyễn Thiên Ngân
Mã SV : 2356020034
Lớp : 43.7
CÂU 1: Ngắn gọn qua từng thời kỳ: điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội, môi trường báo chí (trước và sau 1975).
Khi Pháp xâm lược năm 1858
Trước khi bị Pháp xâm lược, Việt Nam hoàn toàn chưa có báo chí. Năm
1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, và trong thời kỳ đầu của cuộc
chinh phục này, thực dân Pháp đã sử dụng báo chí như một công cụ phục
vụ quá trình xâm lược của chúng.
Trong giai đoạn này, những tờ công báo này thường đăng tải các nghị định,
công văn, đạo luật, các chỉ thị của bộ máy thực dân, các bài diễn văn của thống
đốc Nam Kỳ… và được lưu hành chủ yếu trong giới sĩ quan và viên chức thực
dân. Vì vậy, tất cả các báo đều được in bằng tiếng Pháp.
Bên cạnh tờ công báo đầu tiên bằng tiếng Pháp, năm 1862 Pháp còn cho ra tờ
báo chữ Hán, (được ghi lại trong các tài liệu tiếng Pháp là Le Bulletin Des
Communes (Kỷ yếu Làng xã) để phổ biến những quyết định, những mệnh lệnh
của đội quân xâm lược tới các chức sắc bản xứ cộng tác với Pháp trong tất cả
các làng xã ở Nam Kỳ. Ngoài ra, Pháp còn cho xuất bản những tờ báo phục vụ
mục tiêu khai thác kinh tế của nhân dân ta.
1865-1858
Vai trò: phương tiện truyền bá tư tưởng và văn hóa mới của báo chí Việt Nam.
Về thực chất những tờ báo như ‘Gia Định báo”, “Phan Yên báo” thời kỳ này
chỉ là công cụ của Pháp trong quá trình xâm lược. Nội dung của các tờ báo chỉ
đơn giản là dịch đăng những bài viết từ công báo tiếng Pháp sang tiếng Việt cho
người Việt đọc, như các công văn, giấy tờ, các văn kiện của chính quyền thực
dân hoặc những tờ thông báo, cáo thị, tình hình giá cả, thuế khoá của Sở thuế,
Phòng Thương chánh, Tòa Thị chính, quyết định thuyên chuyển công tác của
giới sĩ quan…
Nhìn chung, trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tờ báo đã
chuyển dần từ vai trò là công cụ cai trị của chính quyền thực dân, thông báo các
mệnh lệnh của chính quyền tới dân chúng sang vai trò là một kênh truyền bá tư
tưởng học thuật, tạo nên một không gian văn hóa tư tưởng, nơi mọi người có
thể thảo luận các vấn đề về văn hóa và lối sống, vận động Duy tân, phê phán
những hủ tục, chế độ tảo hôn, chế độ đa thê, vận động học chữ quốc ngữ ( Đăng
Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí), phê phán tâm lý “trọng nông, ức thương”,
tuyên truyền, cổ vũ, đề cao tư tưởng thực nghiệp, phát triển kinh doanh công
thương nghiêp, coi chấn hưng thực nghiệp như một giải pháp cho tình trạng yếu
kém của Việt Nam… Có một hiện tượng đáng chú ý là ngay từ rất sớm vấn đề
phụ nữ đã được đưa lên mặt báo, vừa là bàn về vấn đề của phụ nữ vừa mượn lời
phụ nữ để bàn về những vấn đề chung của xã hội như các mục trênNhời đàn bà
Đăng cổ tùng báo Đông Dương tạp chí.
1925- 1930
Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ vận động thành lập Đảng 1925 - 1930 ra
đời và hoạt động trong hoàn cảnh rất khó khăn. Bọn thực dân xâm lược câu kết
với bộ máy phong kiến thiết lập một hệ thống cai trị hội khắc nghiệt, đàn áp
không thương tiếc mọi mầm mống cách mạng đe dọa sự thống trị của chúng.
Những tổ chức cách mạng ở nước ngoài đã xuất bản một loạt tờ báo như: Thanh
niên, Đỏ, Công nông, Lính cách mệnh, Đồng thanh, Thân ái, v.v.. ở trong nước,
trong điều kiện cùng khó khăn nguy hiểm do sự kiểm duyệt, đàn áp, bắt bớ
của chính quyền thực dân tay sai, nhiều tờ báo của các tổ chức cách mạng
vẫn được xuất bản mật lưu hành như: Búa liềm, Cờ Cộng sản, Nhân loại
của Đông Dương Cộng sản Đảng, Cờ đỏ của An Nam Cộng sản Đảng, Sao đỏ
Hải Phòng, Mỏ than Hồng Quảng, Tia sáng Nam Định, Bôn-sê-vích
Trung Kỳ. Những tờ báo này không chỉ mang đến cho một bộ phận quần chúng
cách mạng những hiểu biết cơ bản nhất về Chủ nghĩa Mác-Lênin, về con đường
giải phóng dân tộc, còn mang đến cho những người dân lệ một niềm
tin, sự động viên to lớn để lựa chọn, dấn thân vào con đường cách mạng, con
đường đấu tranh giải phóng cho mình.
Tờ báo ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong thời kỳ này Thanh niên do
Nguyễn ái Quốc sáng lập, trực tiếp viết bài, biên tập tổ chức in ấn. Thanh
niên được coi là cơ quan của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, một
tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản, đồng thời tờ báo khai sinh
ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Báo Thanh niên trở thành tờ báo đầu tiên
của những người cách mạng, xuất bản bằng chữ quốc ngữ, truyền chủ nghĩa
Mác - Lênin tưởng cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Báo
Thanh niên còn đóng vai trò một trường học, đào tạo những cán bộ cách
mạng để đưa về trong nước vận động quần chúng, giáo dục, chuẩn bị lực lượng
tiến tới thành lập Đảng Cộng sản.
Vai trò, trách nhiệm:
- Giới thiệu và truyền bá tư tưởng, văn hóa, văn minh thế giới.
Điển hình theo khuynh hướng này . Ra đời vào thời gianTạp chí Nam Phong
trước khi chiến tranh thế giới I kết thúc, năm 1917, trong bối cảnh chính quyền
thuộc địa chủ trương đẩy mạnh truyền bá văn hóa, văn minh Pháp, Nam Phong
dưới sự dẫn dắt của Phạm Quỳnh đã không chỉ dừng lại việc tuyên truyền cho
văn hóa văn minh Phương Tây mà còn dùng báo chí để giới thiệu, phổ biến di sản
văn hóa, văn học phương Đông Việt Nam. Từ các bài khảo cứu về triết học,
lịch sử, khoa học, văn hóa văn chương của cả phương Đông phương Tây;
dịch các tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp chữ Hán ra tiếng Việt; sưu
tầm và giới thiệu văn học cổ của Việt Nam…qua Nam Phong, người Việt Nam
thể tiếp cận với những học thuyết chính trị, những tưởng về dân chủ, tưởng
nữ quyền, các tác phẩm văn chương… không chỉ của nhân loại cả di sản của
ông cha để lại,… cấu vận hành, bộ máy quản thôn cổ truyền của Việt
Nam cũng được giới thiệu và phân tích.
Bên cạnh , một số tờ báo khác cũng góp phần vào công cuộc truyền Nam Phong
tư tưởng, văn hóa, văn minh như Đông Dương tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần
chung, Trung Lập, Hà Thành Ngọ báo
Vận động và cổ vũ Chấn hưng thực nghiệp.
Đầu thế kỷ XX, bên cạnh khuynh hướng yêu nước chủ trương bạo động chống
Pháp giành độc lập, đã xuất hiện khuynh hướng duy tân, chủ trương khai sáng dân
trí, chấn hưng dân khí, phục hưng đất nước bằng con đường chấn hưng thực
nghiệp. Các trí thức yêu nước thuộc khuynh hướng này đã nhanh chóng nắm lấy
báo chí như một công cụ truyền tưởng duy tân, hào đổi mới cổ động
chấn hưng nền kinh tế bằng các hoạt động kinh doanh sản xuất. Nội dung của
nhiều tờ báo thời này là cổ động cho phong trào thực nghiệp, phản ánh yêu cầu
của sản Việt Nam, đồng thời đấu tranh với chính quyền quyền lợi của người
Việt.
- Tuyên truyền vận động yêu nước, phê phán chính quyền thuộc địa
Một khuynh hướng nổi bật của báo chí thời kỳ này đó là vận động và tuyên truyền
yêu nước, lòng tự tôn dân tộc phê phán chính quyền thuộc địa. Báo Tiếng Dân
do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút, báo của nhóm thanh niênĐông Pháp thời báo
yêu nước, tưởng cấp tiến như Nguyễn Kim Đính, Trần Huy Liệu, báo Đuốc
Nhà Nam Thần Chung của Dương Văn Giáo, báo của Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Văn
Bá, báo Công luận… đã đăng tải nhiều bài báo về tình cảnh của dân chúng, phê
phán chế độ thực dân, khơi dậy tinh thần yêu nước ý thức trách nhiệm của
người dân trước vận mệnh đất nước.
- Báo chí còn phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng Đảng Cộng sản về tư tưởng, chính
trị và tổ chức, đấu tranh cho Đảng thống nhất và tập trung, chống tư tưởng cục bộ,
địa phương, vô tổ chức, biệt phái, đề cao tự phê bình và phê bình, liên hệ chặt chẽ
với quần chúng; xây dựng các đoàn thể quần chúng phù hợp với tình hình chính trị
từng thời kỳ; coi trọng Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, tranh thủ xây dựng
lực lượng ngay cả trong tổ chức của địch, như Viện Dân biểu,...
- Hình thành diễn đàn phụ nữ
Từ sau chiến tranh thế giới thứ I, phong trào phụ nữ thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ
tới xã hội Việt Nam, ở Việt Nam đã xuất hiện vấn đề phụ nữ được báo chí và cả xã
hội quan tâm. Rất nhiều tờ báo đã dành một số trang để bàn về vấn đề phụ nữ,
hoặc mục dành riêng cho phụ nữ [3]. Các mục như hoặc Văn Nữ giới Tiếng
Oanh được coi như một diễn đàn để phụ nữ trao đổi ý kiến về các vấn đề của
mình hoặc là nơi để phụ nữ tập viết các bài báo... Các cuộc thảo luận trên báo chí
về vấn đề phụ nữ thời kỳ đó tập trung phân tích vai trò, địa vị của phụ nữ trong
gia đình hội, vấn đề trách nhiệm của phụ nữ đối với vận mệnh quốc gia dân
tộc cũng như vấn đề bình đẳng nam nữ và giải phóng phụ nữ….
1930-1945
Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 gắn bó chặt chẽ với những
cao trào vận động cách mạng trong thời kỳ này: 1930 – 1931 - đỉnh cao là Xô-
Viết Nghệ Tĩnh, 1936 – 1939 – Mặt trận dân chủ và 1941 – 1945 – vận động
tiến tới Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và thực dân
Pháp, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu
á. Trong cao trào 1930-1931, các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương đều
xuất bản báo để làm công cụ tuyên truyền vận động. Các tờ báo này đều được
xuất bản dưới hình thức rất thô sơ, chủ yếu là viết tay in giấy sáp, hoặc in thạch.
Nếu các sản phẩm báo chí xuất hiện trong cao trào 1930 – 1931 chủ yếu dưới
hình thức bí mật, thì trong cao trào Mặt trận dân chủ, Đảng đã chớp lấy thời cơ,
tổ chức ra báo công khai hoặc đưa cán bộ tham gia làm các báo đã có để tranh
thủ khả năng mở rộng quy mô tác động vào quần chúng nhân dân, tuyên truyền
vận động lực lượng cách mạng. Các tổ chức Đảng ở các địa phương đã trực tiếp
tổ chức ra các báo: Travail, Avant Garde, Peuple, Dân chúng, Tin tức, Đời nay,
Dân, Dân tiến, Ngày mới, Nhành lúa v.v…
Đầu năm 1941, Nguyễn ái Quốc về nước và một trong những việc làm đầu tiên
của Người là ra tờ báo Việt Nam độc lập là cơ quan tuyên truyền vận động cách
mạng. Theo Người, việc ra báo Việt Nam độc lập là làm theo lời dạy của Lênin:
“tờ báo công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức lãnh đạo”(Bài nói chuyện
tại Đại hội lần thứ hai, Hội nhà báo Việt Nam). Việt Nam độc lập trở thành
quan của Mặt trận Việt Minh ba tỉnh Cao – Bắc – Lạng. Cùng với Việt Nam độc
lập còn Tạp chí Cộng sản, báo Giải phóng, Cờ giải phóng, Cứu quốc, Lao
động, Bẻ xiềng sắt v.v.. Hệ thống báo chí cách mạng thời kỳ này đã truyền
những tư tưởng của cách mạng giải phóng, cổ vũ, động viên lòng yêu nước căm
thù thực dân đế quốc xâm lược và giai cấp phong kiến bóc lột, góp phần tổ chức
quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thắng lợi.
Ngoài hệ thống báo chí công khai hoặc mật, thời kỳ này còn xuất hiện các tờ
báo trong tù. Hầu như ở nhà tù nào, các chiến sĩ cộng sản và những người cách
mạng yêu nước cũng tìm cách để ra được báo. Các tờ báo trong các nhànhư:
Con đường chính, Lao tù đỏ, Lao tù tạp chí của tổ chức Đảng Cộng sản ở nhà tù
Hoả Lò, Xiềng xích của chính trị nhà Buôn Ma Thuột, Nẻo nhà pha của
tù chính trị nhà Quảng Ngãi, Người tù đỏ, Người nhân, Tiền phong của
cộng sản Côn Đảo, Tiến lên của chính tr nhà Quảng Trị v.v.. được
chép tay với vài ba bản, thậm chí mỗi số chỉ một bản duy nhất, được lưu
hành mật trong điều kiện kiểm soát gắt gao, khắc nghiệt của cai ngục.
những tờ báo trong nhà tù nhưng đã thời gian tồn tại tương đối dài, để lại ấn
tượng mạnh, tác động tích cực đến phong trào đấu tranh như tờ Suối reo
nhà tù Sơn la. Mặc phạm vi lưu hành hạn hẹp trong các bức tường nhà đế
quốc thực dân nhưng những tờ báo này ý nghĩa cùng quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức, củng cố ý chí niềm tin, giữ vững tinh thần chiến
đấu cho những cán bộ cách mạng bị tù đày.
1945-1954
Báo chí cách mạng thời kỳ 1945 1954 một bộ phận không thể thiếu của
cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 cũng như tiến
trình của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược bọn can thiệp Mỹ.
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền về tay
nhân dân báo chí thời phát triển mới. Chế độ mới, nền độc lập tự do
cùng những nhiệm vụ mới mẻ của cách mạng đặt ra cho báo chí những trách
nhiệm mới nặng nề hơn, tầm hoạt động mới rộng lớn hơn. Sự ra đời của Đài
phát thanh Hãng thông tấn quốc gia đã mang lại không chỉ sự thay đổi diện
mạo mà cả chất lượng hoạt động mới cho hệ thống báo chí cách mạng. Khi cuộc
Kháng chiến chống Pháp nổ ra, cả hệ thống báo chí ấy đã lên đường đi kháng
chiến, lên chiến khu Việt Bắc, vào bưng biền Đồng Tháp, tới các chiến khu, trở
thành nguồn thông tin chính yếu, nguồn động viên cổ mạnh mẽ, khí tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Chính trong thử
thách khắc nghiệt của kháng chiến, một loạt cơ quan báo chí mới đã ra đời – Sự
thật, Nhân dân, Văn nghệ, Quân đội nhân dân, Đài tiếng nói Nam bộ, báo Nhân
dân miền Nam, Lao động, Tiền phong v.v…
Những người làm báo cách mạng trong kháng chiến chống Pháp đã chia sẻ khó
khăn, gian khổ, hy sinh cùng nhân dân, quân đội, đã không chỉ duy trì phát
triển, đưa nguồn thông tin, tiếng nói của cách mạng, của kháng chiến đến với
đồng bào chiến trong nước bạn quốc tế còn gùi vác, vận chuyển cả
chục tấn máy in, máy phát trên vai, trực tiếp cầm súng chống càn như những
người chiến sỹ. Bằng trí tuệ, tài năng, lòng yêu nướccả máu, mồ hôi, những
người làm báo kháng chiến đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đóng góp
xứng đáng vào chiến thắng chung của cả dân tộc - đánh bại thực dân xâm lược
Pháp can thiệp Mỹ, làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu.
1955-1975
Báo chí cách mạng thời kỳ 1955 – 1975 đã có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển
nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách cùng khắc nghiệt.
Miền Bắc giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng CNXH nhưng chưa hết một kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân, hải quân của đế quốc Mỹ với mức độ ác liệt man chưa từng
thấy trong lịch sử chiến tranh. Một nửa Tổ quốc – miền Nam nằm dưới sự đô hộ
của đế quốc Mỹbè lũ tay sai bán nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước
đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng bảo vệ CNXH ở miền
Bắc, đấu tranh chống đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ
quốc. Ngoài một thời gian ngắn miền Bắchoà bình sau hiệp định Giơ-ne-vơ,
còn lại trên thực tế suốt cả thời kỳ này cả nước đều có chiến tranh.
Trong thời kỳ này, trong nước hai bộ phận báo chí cùng hướng tới mục tiêu
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đó bộ phận báo chí
cách mạng ở miền Bắc được phát triển trong điều kiện của chế độ dân chủ nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và bộ phận báo chí cách mạng ở miền
Nam, phát triển trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của chiến tranhsự khủng
bố, đàn áp của đội quân xâm lược Mỹ cùng chế độ Ngụy quyền Sài Gòn. Riêng
miền Bắc, vào thời điểm trước thềm Đại hội lần thứ 3 Hội nhà báo Việt Nam
(1962), đã có 1500 nhà báo làm việc trong khoảng 120 cơ quan báo chí các loại.
Báo chí thời kỳ này đã thực sự trở thành động lực góp phần to lớn trong việc tạo
dựng tổ chức những phong trào thi đua, những cuộc vận động rầm rộ trong
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị như:
Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ ba nhất, Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ
ba đảm đang, Thi đua hai tốt, HTX 5 tấn v.v Những tấm gương điển hình trong
lao động, chiến đấu được báo chí tuyên truyền, khái quát thành những biểu
tượng có sức động viên, cổ vũ mạnh mẽ.
Báo chí cách mạng ở miền Nam – như “Báo chí tiền phương” đã bám sát thực tế
chiến đấu, mặt ngay tại các chiến hào, tại các mặt trận ác liệt nhất, phản ánh
sinh động, kịp thời cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào, chiến ta. Các nhà
báo tiền phương thực sự những chiến ra trận, vừa cầm súng, vừa cầm bút,
cầm máy ảnh, máy quay phim, đóng góp xứng đáng vào chiến thắng chung của
dân tộc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cùng với báo chí cách mạng hoạt
động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, Mặt trận, lực lượng báo chí của
những người yêu nước các đô thị miền Nam cũng đã góp tiếng nói đáng kể
trong việc động viên lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giống nòi, ủng hộ cổ
cho những cuộc đấu tranh yêu nước hợp pháp của các tầng lớp nhân dân.
1975 đến nay
Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay trở thành nền báo chí duy nhất của nước
Việt Nam dân chủ, tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sự quản
của Nhà nước. Sau năm 1975 Tổ quốc thống nhất, non sông thu về một mối,
báo chí cách mạng Việt Nam cũng được hưởng niềm vui tự do, thống nhất,
điều kiện phát triển toàn diện cũng như phân bố rộng khắp trong các vùng của
cả nước. Cùng cả dân tộc vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc Chiến
tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới phía Bắc và sự chống phá quyết
liệt của kẻ thù, báo chí lại mặt những điểm nóng nhất của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước, trở thành đỡ cho những cuộc cách mạng thực sự
trong đổi mới chế quản kinh tế. Sự ra đời của của chế khoán 100 năm
1981 và khoán 10 năm 1987, sự đổi mới cơ chế quản lý trong các cơ sở sản xuất
công nghiệp, dịch vụ cũng như quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của chính sách
đổi mới của Đảng không thể tách rời vai trò đóng góp cùng quan trọng
của báo chí trong việc thông tin, phản ánh thực trạng và các sáng kiến, phát hiện
các vấn đề, các nhân tố mới tích cực, những đốm sáng trong thực tiễn lao động
sản xuất của nhân dân. Đến lượt nó, chính sách đổi mới của Đảng đã tạo ra điều
kiện, thời cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tếhội, đồng thời mang lại
cơ hội lớn cho báo chí. Chỉ trong khoảng 20 năm đổi mới, nền báo chí đất nước
đã lớn lên cả chục lần, đã những bước phát triển chưa từng thấy về kỹ thuật
công nghệ, về quy ảnh hưởng cũng như trình độ tác nghiệp. một số bình
diện cụ thể, báo chí Việt Nam đã bắt kịp trình độ phát triển hiện đại, hội nhập
với các đồng nghiệp khu vực và quốc tế.
Trên phạm vi cả nước, chúng ta đã gần 14.000 nhà báo chuyên nghiệp cùng
hàng chục nghìn cán bộ kỹ thuật, dịch vụ làm việc trong các loại hình báo in,
phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, thông tấn xã với trên 600 tên báo, tạp
chí, gần 1.000 bản tin, phụ trương các loại, hệ thống đài phát thanh, truyền hình
quốc gia 64 tỉnh, thành phố, hàng trăm tờ báo mạng điện tử với gần 7% dân
số sử dụng internet… Nền báo chí ngày càng giữ vai trò to lớn, không thể thiếu
trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước. Báo chí không chỉ là cầu
nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tuyên truyền, giải thích vận động nhân
dân thực hiện đường lối, chính sách, còn trường học rộng lớn nâng cao
dân trí, mở mang quan hệ quốc tế, định hướng chính trị tưởng cho nhân dân
trước các sự kiện, vấn đề mới mẻ trong nước cũng như quốc tế. Trong mặt trận
chống tiêu cực, báo chí như những người chiến sỹ tiên phong, dũng cảm phát
hiện vạch trần nhiều vụ việc, góp phần ngăn chặn thiệt hại cho nhà nước, nhân
dân, gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh, giáo dục đối với xã hội.
CÂU 2:
VĂN BẢN LUẬT NĂM 1989
1. Vai trò của báo chí
Điều 1. Vai trò, chức năng của báo chí
Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ
chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ
chức); là diễn đàn của nhân dân.
2. Trách nhiệm của báo chí
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới;
2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới
theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp
ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn
kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội ; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do
ngôn luận của nhân dân;
4- Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi
phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
5- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự
nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội.
3. Địa vị pháp lý
Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí
Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải
tuân theo những điều sau đây:
1- Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
2- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận
thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
3- Không được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối
ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự
của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
4. Quyền hạn nhà báo
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
Nhà báo có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện
vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân;
2- Nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam;
3- Nhà báo chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm báo chí của mình ; có quyền
khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với Luật
này;
4- Nhà báo được hưởng một chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt động báo
chí theo quy định của Hội đồng bộ trưởng;
Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
nhà báo hoặc phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo trong hoạt
động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc vi phạm pháp luật.
VĂN BẢN LUẬT BỔ SUNG NĂM 1999
"Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích
của đất nước và của nhân dân;
2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế
giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị,
nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa;
3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do
ngôn luận của nhân dân;
4- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt
Nam;
6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự
nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội".
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
1- Nhà báo có những quyền sau đây:
a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
b) Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định
của pháp luật;
c) Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với
quy định của pháp luật về báo chí;
d) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số
chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ;
đ) Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe doạ,
uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ
phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
2- Nhà báo có những nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích
của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân;
b) Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi
sai phạm;
c) Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo
đức và nghiệp vụ báo chí; không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách
nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí
về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật
về báo chí".
VĂN BẢN LUẬT BÁO CHÍ 2016
1.Vai trò của báo chí
Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
2. Trách nhiệm và quyền hạn báo chí
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của
đất nước và của Nhân dân;
b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế
giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh
của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và
phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do
ngôn luận của Nhân dân;
d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu
tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực
trong xã hội;
đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc
thiểu số Việt Nam;
e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự
nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác,
phát triển bền vững.
3. Địa vị pháp lý
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân
dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người
theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân
dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín
ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh
hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân
và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần
bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và
sức khỏe của cộng đồng.
7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành
động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục
Việt Nam.
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của
Tòa án.
9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần
của trẻ em.
10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội
dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu,
cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có
cải chính.
11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản
phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.
12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo,
phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên
hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định
tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.
4. Quyền hạn nhà báo
Điều 8. Hội Nhà báo Việt Nam
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo;
c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;
d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
đ) Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên;
e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
báo chí;
g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện các hoạt
động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo
chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực.
CÂU 3:
Quy định về quản lý tổ chức nhà nước đối với báo chí qua các văn bản luật
Luật báo chí năm 1989
Điều 17. Quản lý Nhà nước về báo chí
Quản lý Nhà nước về báo chí bao gồm :
1- Xây dựng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp
báo chí, chính sách tài trợ báo chí, chính sách đối với nhà báo ;
2- Ban hành quy chế hoạt động báo chí, cấp giấy phép hoạt động báo chí ;
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ báo chí và các
quy định pháp luật về báo chí ; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng bộ trưởng thực hiện
quyền quản lý Nhà nước về báo chí trong cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương thực hiện quyền quản lý Nhà
nước về báo chí ở địa phương theo sự phân cấp do Hội đồng bộ trưởng quy
định.
Luật báo chí năm 1999
Điều 17. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
2- Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về báo chí.
3- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theo
quy định của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thực hiện
thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
4- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà
nước về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ".
Luật báo chí năm 2013
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về báo chí
1. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển báo chí.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;
xây dựng chế độ, chính sách về báo chí.
3. Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý
báo chí.
5. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.
6. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo.
7. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí
Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại
Việt Nam.
8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia.
9. Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen
thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.
10. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí.
Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về báo chí.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà
nước về báo chí.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.
CÂU 4:
Quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí là yêu sách cơ bản của nhân dân Việt
Nam được nhà yêu nước vĩ đại Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây năm
1919. Dưới chế độ thực dân Pháp, nhân dân ta hoàn toàn không có quyền con
người và những quyền công dân cơ bản, không có tự do tư tưởng, tự do ngôn
luận và tự do báo chí.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, đồng thời đem lại các quyền tự do, dân chủ cơ bản cho nhân dân. Các
quyền tự do ngôn luận, báo chí - thành quả của Cách mạng tháng Tám đã được
khẳng định ngay trong Điều 10, Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) của Nhà nước
Việt Nam, sau đó được tiếp tục ghi nhận trong Điều 25, Hiến pháp năm 1959;
Điều 67, Hiến pháp 1980. Đặc biệt, tại Điều 69, Hiến pháp năm 1992 - Hiến
pháp thời kỳ đổi mới - quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, có quyền được thông tin”. Các quyền hiến định đó được thể chế hoá
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
• Luật số 100/SL-L-002 ngày 20-5-1957 về báo chí
Luật này gồm 3 chương, 19 điều, nội dung rất khái quát. Quyền TDNL trên báo
chí của công dân được quy định:
* Quyền TDNL trên báo chí dành cho mọi người dân, không phân biệt thành
phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, nam, nữ;
* Nhân dân có quyền được trả lời, đính chính những điều báo chí nói sai có liên
quan đến mình.
Những quy định này bao quát khá rộng về quyền TDNL trên báo chí của công
dân. Trên thực tế, việc thực hiện quyền TDNL trên báo chí của nhân dân trong
thời kỳ này còn có nhiều khó khăn, bởi đất nước vẫn còn bị chia cắt hai miền
Bắc-Nam, toàn dân vừa phải gồng mình để xây dựng và phát triển đất nước sau
chiến tranh ở Miền Bắc, vừa phải kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam để thống
nhất đất nước; bởi phương tiện vật chất, kỹ thuật (như điện thoại, máy tính,... )
còn lạc hậu, yếu kém, hoặc công dân không có để thực hiện quyền TDNL trên
báo chí; bởi trình độ dân trí cũng chưa cao,...
Luật này được áp dụng trong suốt 32 năm (1957-1989), đã bộc lộ nhiều điểm
không còn phù hợp với thực tiễn đổi mới của đất nước, sự phát triển của báo
chí, cần được chỉnh lý để theo kịp nhiệm vụ mới của báo chí.
• Luật Báo chí năm 1989:
Sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), cùng với sự phát
triển của đất nước, báo chí cũng phát triển mạnh theo hướng chuyên nghiệp, rất
cần một văn bản Luật báo chí mới, vừa theo xu hướng hiện đại, có tầm nhìn
nhiều năm sau đó, vừa cụ thể, rõ ràng về câu chữ để áp dụng. Luật Báo chí 1989
ra đời, thay thế hoàn toàn Luật số 100/SL-L-002 ngày 20-5-1957 về báo chí.
Chương 1: Điều 2. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của
mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo
hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt
động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.
Chương 2: Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân Công dân có quyền
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh
và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá
nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ
chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức
đó.
• Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Báo chí (năm 1999)
Sau Đại hội đổi mới năm 1986, báo chí truyền thông phát triển rất mạnh theo
đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ. Từ năm 1997, Internet có mặt tại
Việt Nam, theo đó, loại hình báo chí thứ tư - báo điện tử ra đời. Báo chí phát
triển phải đi đôi với quản lý tốt, vì vậy, Luật Báo chí cũng phải thể chế đầy đủ
đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, phải phù hợp với tình
hình thực tế của báo chí truyền thông.
Quy định về quyền TDBC, quyền TDNL của công dân về căn bản vẫn được giữ
nguyên, thể hiện lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước trong Hiến pháp
“con người là mục tiêu, là động lực của cách mạng”, tuy nhiên, cũng được xác
định rõ giới hạn thực hiện các quyền này là phải “phù hợp với lợi ích của
CNXH và của nhân dân ”.
Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông
tin. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa
trong các bộ luật liên quan như Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin
năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018 và nhiều văn bản pháp luật khác.
• Đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều 25).
Cụ thể hóa quy định của hiến pháp điểm mới của luật báo chí 2016 trong vấn đề
quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là đã làm rõ
| 1/24

Preview text:

Họ và tên : Nguyễn Thiên Ngân Mã SV : 2356020034 Lớp : 43.7
CÂU 1: Ngắn gọn qua từng thời kỳ: điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội, môi trường báo chí (trước và sau 1975).

● Khi Pháp xâm lược năm 1858
Trước khi bị Pháp xâm lược, Việt Nam hoàn toàn chưa có báo chí. Năm
1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, và trong thời kỳ đầu của cuộc
chinh phục này, thực dân Pháp đã sử dụng báo chí như một công cụ phục
vụ quá trình xâm lược của chúng.
Trong giai đoạn này, những tờ công báo này thường đăng tải các nghị định,
công văn, đạo luật, các chỉ thị của bộ máy thực dân, các bài diễn văn của thống
đốc Nam Kỳ… và được lưu hành chủ yếu trong giới sĩ quan và viên chức thực
dân. Vì vậy, tất cả các báo đều được in bằng tiếng Pháp.
Bên cạnh tờ công báo đầu tiên bằng tiếng Pháp, năm 1862 Pháp còn cho ra tờ
báo chữ Hán, (được ghi lại trong các tài liệu tiếng Pháp là Le Bulletin Des
Communes (Kỷ yếu Làng xã) để phổ biến những quyết định, những mệnh lệnh
của đội quân xâm lược tới các chức sắc bản xứ cộng tác với Pháp trong tất cả
các làng xã ở Nam Kỳ. Ngoài ra, Pháp còn cho xuất bản những tờ báo phục vụ
mục tiêu khai thác kinh tế của nhân dân ta. ● 1865-1858
Vai trò: phương tiện truyền bá tư tưởng và văn hóa mới của báo chí Việt Nam.
Về thực chất những tờ báo như ‘Gia Định báo”, “Phan Yên báo” thời kỳ này
chỉ là công cụ của Pháp trong quá trình xâm lược. Nội dung của các tờ báo chỉ
đơn giản là dịch đăng những bài viết từ công báo tiếng Pháp sang tiếng Việt cho
người Việt đọc, như các công văn, giấy tờ, các văn kiện của chính quyền thực
dân hoặc những tờ thông báo, cáo thị, tình hình giá cả, thuế khoá của Sở thuế,
Phòng Thương chánh, Tòa Thị chính, quyết định thuyên chuyển công tác của giới sĩ quan…
Nhìn chung, trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tờ báo đã
chuyển dần từ vai trò là công cụ cai trị của chính quyền thực dân, thông báo các
mệnh lệnh của chính quyền tới dân chúng sang vai trò là một kênh truyền bá tư
tưởng học thuật, tạo nên một không gian văn hóa tư tưởng, nơi mọi người có
thể thảo luận các vấn đề về văn hóa và lối sống, vận động Duy tân, phê phán
những hủ tục, chế độ tảo hôn, chế độ đa thê, vận động học chữ quốc ngữ ( Đăng
Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí), phê phán tâm lý “trọng nông, ức thương”,
tuyên truyền, cổ vũ, đề cao tư tưởng thực nghiệp, phát triển kinh doanh công
thương nghiêp, coi chấn hưng thực nghiệp như một giải pháp cho tình trạng yếu
kém của Việt Nam… Có một hiện tượng đáng chú ý là ngay từ rất sớm vấn đề
phụ nữ đã được đưa lên mặt báo, vừa là bàn về vấn đề của phụ nữ vừa mượn lời
phụ nữ để bàn về những vấn đề chung của xã hội như các mục Nhời đàn bà trên
Đăng cổ tùng báoĐông Dương tạp chí. ● 1925- 1930
Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ vận động thành lập Đảng 1925 - 1930 ra
đời và hoạt động trong hoàn cảnh rất khó khăn. Bọn thực dân xâm lược câu kết
với bộ máy phong kiến thiết lập một hệ thống cai trị xã hội khắc nghiệt, đàn áp
không thương tiếc mọi mầm mống cách mạng đe dọa sự thống trị của chúng.
Những tổ chức cách mạng ở nước ngoài đã xuất bản một loạt tờ báo như: Thanh
niên, Đỏ, Công nông, Lính cách mệnh, Đồng thanh, Thân ái, v.v.. ở trong nước,
trong điều kiện vô cùng khó khăn nguy hiểm do sự kiểm duyệt, đàn áp, bắt bớ
của chính quyền thực dân và tay sai, nhiều tờ báo của các tổ chức cách mạng
vẫn được xuất bản và bí mật lưu hành như: Búa liềm, Cờ Cộng sản, Nhân loại
của Đông Dương Cộng sản Đảng, Cờ đỏ của An Nam Cộng sản Đảng, Sao đỏ ở
Hải Phòng, Mỏ than ở Hồng Quảng, Tia sáng ở Nam Định, Bôn-sê-vích ở
Trung Kỳ. Những tờ báo này không chỉ mang đến cho một bộ phận quần chúng
cách mạng những hiểu biết cơ bản nhất về Chủ nghĩa Mác-Lênin, về con đường
giải phóng dân tộc, mà nó còn mang đến cho những người dân nô lệ một niềm
tin, sự động viên to lớn để lựa chọn, dấn thân vào con đường cách mạng, con
đường đấu tranh giải phóng cho mình.
Tờ báo có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong thời kỳ này là Thanh niên do
Nguyễn ái Quốc sáng lập, trực tiếp viết bài, biên tập và tổ chức in ấn. Thanh
niên được coi là cơ quan của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, một
tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản, đồng thời là tờ báo khai sinh
ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Báo Thanh niên trở thành tờ báo đầu tiên
của những người cách mạng, xuất bản bằng chữ quốc ngữ, truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Báo
Thanh niên còn đóng vai trò là một trường học, đào tạo những cán bộ cách
mạng để đưa về trong nước vận động quần chúng, giáo dục, chuẩn bị lực lượng
tiến tới thành lập Đảng Cộng sản.
Vai trò, trách nhiệm:
- Giới thiệu và truyền bá tư tưởng, văn hóa, văn minh thế giới.
Điển hình theo khuynh hướng này là Tạp chí Nam Phong. Ra đời vào thời gian
trước khi chiến tranh thế giới I kết thúc, năm 1917, trong bối cảnh chính quyền
thuộc địa có chủ trương đẩy mạnh truyền bá văn hóa, văn minh Pháp, Nam Phong
dưới sự dẫn dắt của Phạm Quỳnh đã không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền cho
văn hóa văn minh Phương Tây mà còn dùng báo chí để giới thiệu, phổ biến di sản
văn hóa, văn học phương Đông và Việt Nam. Từ các bài khảo cứu về triết học,
lịch sử, khoa học, văn hóa và văn chương của cả phương Đông và phương Tây;
dịch các tác phẩm triết học, văn học từ tiếng Pháp và chữ Hán ra tiếng Việt; sưu
tầm và giới thiệu văn học cổ của Việt Nam…qua Nam Phong, người Việt Nam có
thể tiếp cận với những học thuyết chính trị, những tư tưởng về dân chủ, tư tưởng
nữ quyền, các tác phẩm văn chương… không chỉ của nhân loại mà cả di sản của
ông cha để lại,… Cơ cấu vận hành, bộ máy quản lý xã thôn cổ truyền của Việt
Nam cũng được giới thiệu và phân tích.
Bên cạnh Nam Phong, một số tờ báo khác cũng góp phần vào công cuộc truyền bá
tư tưởng, văn hóa, văn minh như Đông Dương tạp chí, Đông Pháp thời báo, Thần
chung, Trung Lập, Hà Thành Ngọ báo
Vận động và cổ vũ Chấn hưng thực nghiệp.
Đầu thế kỷ XX, bên cạnh khuynh hướng yêu nước chủ trương bạo động chống
Pháp giành độc lập, đã xuất hiện khuynh hướng duy tân, chủ trương khai sáng dân
trí, chấn hưng dân khí, phục hưng đất nước bằng con đường chấn hưng thực
nghiệp. Các trí thức yêu nước thuộc khuynh hướng này đã nhanh chóng nắm lấy
báo chí như một công cụ truyền bá tư tưởng duy tân, hô hào đổi mới và cổ động
chấn hưng nền kinh tế bằng các hoạt động kinh doanh và sản xuất. Nội dung của
nhiều tờ báo thời kì này là cổ động cho phong trào thực nghiệp, phản ánh yêu cầu
của tư sản Việt Nam, đồng thời đấu tranh với chính quyền vì quyền lợi của người Việt.
- Tuyên truyền vận động yêu nước, phê phán chính quyền thuộc địa
Một khuynh hướng nổi bật của báo chí thời kỳ này đó là vận động và tuyên truyền
yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và phê phán chính quyền thuộc địa. Báo Tiếng Dân
do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút, báo Đông Pháp thời báo của nhóm thanh niên
yêu nước, có tư tưởng cấp tiến như Nguyễn Kim Đính, Trần Huy Liệu, báo Đuốc
Nhà Nam của Dương Văn Giáo, báo Thần Chung của Diệp Văn Kỳ, Nguyễn Văn
Bá, báo Công luận… đã đăng tải nhiều bài báo về tình cảnh của dân chúng, phê
phán chế độ thực dân, khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của
người dân trước vận mệnh đất nước.
- Báo chí còn phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng Đảng Cộng sản về tư tưởng, chính
trị và tổ chức, đấu tranh cho Đảng thống nhất và tập trung, chống tư tưởng cục bộ,
địa phương, vô tổ chức, biệt phái, đề cao tự phê bình và phê bình, liên hệ chặt chẽ
với quần chúng; xây dựng các đoàn thể quần chúng phù hợp với tình hình chính trị
từng thời kỳ; coi trọng Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế, tranh thủ xây dựng
lực lượng ngay cả trong tổ chức của địch, như Viện Dân biểu,...
- Hình thành diễn đàn phụ nữ
Từ sau chiến tranh thế giới thứ I, phong trào phụ nữ thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ
tới xã hội Việt Nam, ở Việt Nam đã xuất hiện vấn đề phụ nữ được báo chí và cả xã
hội quan tâm. Rất nhiều tờ báo đã dành một số trang để bàn về vấn đề phụ nữ,
hoặc có mục dành riêng cho phụ nữ [3]. Các mục như Văn Nữ giới hoặc Tiếng
Oanh được coi như một diễn đàn để phụ nữ trao đổi ý kiến về các vấn đề của
mình hoặc là nơi để phụ nữ tập viết các bài báo... Các cuộc thảo luận trên báo chí
về vấn đề phụ nữ thời kỳ đó tập trung phân tích vai trò, địa vị của phụ nữ trong
gia đình và xã hội, vấn đề trách nhiệm của phụ nữ đối với vận mệnh quốc gia dân
tộc cũng như vấn đề bình đẳng nam nữ và giải phóng phụ nữ…. ● 1930-1945
Báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 gắn bó chặt chẽ với những
cao trào vận động cách mạng trong thời kỳ này: 1930 – 1931 - đỉnh cao là Xô-
Viết Nghệ Tĩnh, 1936 – 1939 – Mặt trận dân chủ và 1941 – 1945 – vận động
tiến tới Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và thực dân
Pháp, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu
á. Trong cao trào 1930-1931, các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương đều
xuất bản báo để làm công cụ tuyên truyền vận động. Các tờ báo này đều được
xuất bản dưới hình thức rất thô sơ, chủ yếu là viết tay in giấy sáp, hoặc in thạch.
Nếu các sản phẩm báo chí xuất hiện trong cao trào 1930 – 1931 chủ yếu dưới
hình thức bí mật, thì trong cao trào Mặt trận dân chủ, Đảng đã chớp lấy thời cơ,
tổ chức ra báo công khai hoặc đưa cán bộ tham gia làm các báo đã có để tranh
thủ khả năng mở rộng quy mô tác động vào quần chúng nhân dân, tuyên truyền
vận động lực lượng cách mạng. Các tổ chức Đảng ở các địa phương đã trực tiếp
tổ chức ra các báo: Travail, Avant Garde, Peuple, Dân chúng, Tin tức, Đời nay,
Dân, Dân tiến, Ngày mới, Nhành lúa v.v…
Đầu năm 1941, Nguyễn ái Quốc về nước và một trong những việc làm đầu tiên
của Người là ra tờ báo Việt Nam độc lập là cơ quan tuyên truyền vận động cách
mạng. Theo Người, việc ra báo Việt Nam độc lập là làm theo lời dạy của Lênin:
“tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo”(Bài nói chuyện
tại Đại hội lần thứ hai, Hội nhà báo Việt Nam). Việt Nam độc lập trở thành cơ
quan của Mặt trận Việt Minh ba tỉnh Cao – Bắc – Lạng. Cùng với Việt Nam độc
lập còn có Tạp chí Cộng sản, báo Giải phóng, Cờ giải phóng, Cứu quốc, Lao
động, Bẻ xiềng sắt v.v.. Hệ thống báo chí cách mạng thời kỳ này đã truyền bá
những tư tưởng của cách mạng giải phóng, cổ vũ, động viên lòng yêu nước căm
thù thực dân đế quốc xâm lược và giai cấp phong kiến bóc lột, góp phần tổ chức
quần chúng cách mạng, chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
Ngoài hệ thống báo chí công khai hoặc bí mật, thời kỳ này còn xuất hiện các tờ
báo trong tù. Hầu như ở nhà tù nào, các chiến sĩ cộng sản và những người cách
mạng yêu nước cũng tìm cách để ra được báo. Các tờ báo trong các nhà tù như:
Con đường chính, Lao tù đỏ, Lao tù tạp chí của tổ chức Đảng Cộng sản ở nhà tù
Hoả Lò, Xiềng xích của tù chính trị ở nhà tù Buôn Ma Thuột, Nẻo nhà pha của
tù chính trị nhà tù Quảng Ngãi, Người tù đỏ, Người tù nhân, Tiền phong của tù
cộng sản ở Côn Đảo, Tiến lên của tù chính trị ở nhà tù Quảng Trị v.v.. được
chép tay với vài ba bản, thậm chí mỗi số chỉ có một bản duy nhất, được lưu
hành bí mật trong điều kiện kiểm soát gắt gao, khắc nghiệt của cai ngục. Có
những tờ báo trong nhà tù nhưng đã có thời gian tồn tại tương đối dài, để lại ấn
tượng mạnh, có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh như tờ Suối reo ở
nhà tù Sơn la. Mặc dù phạm vi lưu hành hạn hẹp trong các bức tường nhà tù đế
quốc thực dân nhưng những tờ báo này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức, củng cố ý chí và niềm tin, giữ vững tinh thần chiến
đấu cho những cán bộ cách mạng bị tù đày. ● 1945-1954
Báo chí cách mạng thời kỳ 1945 – 1954 là một bộ phận không thể thiếu của
cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 cũng như tiến
trình của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ.
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền về tay
nhân dân và báo chí có thời cơ phát triển mới. Chế độ mới, nền độc lập tự do
cùng những nhiệm vụ mới mẻ của cách mạng đặt ra cho báo chí những trách
nhiệm mới nặng nề hơn, tầm hoạt động mới rộng lớn hơn. Sự ra đời của Đài
phát thanh và Hãng thông tấn quốc gia đã mang lại không chỉ sự thay đổi diện
mạo mà cả chất lượng hoạt động mới cho hệ thống báo chí cách mạng. Khi cuộc
Kháng chiến chống Pháp nổ ra, cả hệ thống báo chí ấy đã lên đường đi kháng
chiến, lên chiến khu Việt Bắc, vào bưng biền Đồng Tháp, tới các chiến khu, trở
thành nguồn thông tin chính yếu, nguồn động viên cổ vũ mạnh mẽ, vũ khí tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Chính trong thử
thách khắc nghiệt của kháng chiến, một loạt cơ quan báo chí mới đã ra đời – Sự
thật, Nhân dân, Văn nghệ, Quân đội nhân dân, Đài tiếng nói Nam bộ, báo Nhân
dân miền Nam, Lao động, Tiền phong v.v…
Những người làm báo cách mạng trong kháng chiến chống Pháp đã chia sẻ khó
khăn, gian khổ, hy sinh cùng nhân dân, quân đội, đã không chỉ duy trì phát
triển, đưa nguồn thông tin, tiếng nói của cách mạng, của kháng chiến đến với
đồng bào chiến sĩ trong nước và bè bạn quốc tế mà còn gùi vác, vận chuyển cả
chục tấn máy in, máy phát trên vai, trực tiếp cầm súng chống càn như những
người chiến sỹ. Bằng trí tuệ, tài năng, lòng yêu nước và cả máu, mồ hôi, những
người làm báo kháng chiến đã hoàn thành trách nhiệm của mình, đóng góp
xứng đáng vào chiến thắng chung của cả dân tộc - đánh bại thực dân xâm lược
Pháp và can thiệp Mỹ, làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. ● 1955-1975
Báo chí cách mạng thời kỳ 1955 – 1975 đã có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển
nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách vô cùng khắc nghiệt.
Miền Bắc giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng CNXH nhưng chưa hết một kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân, hải quân của đế quốc Mỹ với mức độ ác liệt và dã man chưa từng
thấy trong lịch sử chiến tranh. Một nửa Tổ quốc – miền Nam nằm dưới sự đô hộ
của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước
đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng bảo vệ CNXH ở miền
Bắc, đấu tranh chống đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ
quốc. Ngoài một thời gian ngắn miền Bắc có hoà bình sau hiệp định Giơ-ne-vơ,
còn lại trên thực tế suốt cả thời kỳ này cả nước đều có chiến tranh.
Trong thời kỳ này, trong nước có hai bộ phận báo chí cùng hướng tới mục tiêu
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đó là bộ phận báo chí
cách mạng ở miền Bắc được phát triển trong điều kiện của chế độ dân chủ nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và bộ phận báo chí cách mạng ở miền
Nam, phát triển trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của chiến tranh và sự khủng
bố, đàn áp của đội quân xâm lược Mỹ cùng chế độ Ngụy quyền Sài Gòn. Riêng
miền Bắc, vào thời điểm trước thềm Đại hội lần thứ 3 Hội nhà báo Việt Nam
(1962), đã có 1500 nhà báo làm việc trong khoảng 120 cơ quan báo chí các loại.
Báo chí thời kỳ này đã thực sự trở thành động lực góp phần to lớn trong việc tạo
dựng và tổ chức những phong trào thi đua, những cuộc vận động rầm rộ trong
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị như:
Sóng Duyên Hải, Gió Đại Phong, Cờ ba nhất, Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ
ba đảm đang, Thi đua hai tốt, HTX 5 tấn v.v Những tấm gương điển hình trong
lao động, chiến đấu được báo chí tuyên truyền, khái quát thành những biểu
tượng có sức động viên, cổ vũ mạnh mẽ.
Báo chí cách mạng ở miền Nam – như “Báo chí tiền phương” đã bám sát thực tế
chiến đấu, có mặt ngay tại các chiến hào, tại các mặt trận ác liệt nhất, phản ánh
sinh động, kịp thời cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào, chiến sĩ ta. Các nhà
báo tiền phương thực sự là những chiến sĩ ra trận, vừa cầm súng, vừa cầm bút,
cầm máy ảnh, máy quay phim, đóng góp xứng đáng vào chiến thắng chung của
dân tộc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cùng với báo chí cách mạng hoạt
động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, Mặt trận, lực lượng báo chí của
những người yêu nước ở các đô thị miền Nam cũng đã góp tiếng nói đáng kể
trong việc động viên lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giống nòi, ủng hộ và cổ vũ
cho những cuộc đấu tranh yêu nước hợp pháp của các tầng lớp nhân dân. ● 1975 đến nay
Báo chí Việt Nam từ 1975 đến nay trở thành nền báo chí duy nhất của nước
Việt Nam dân chủ, tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý
của Nhà nước. Sau năm 1975 – Tổ quốc thống nhất, non sông thu về một mối,
báo chí cách mạng Việt Nam cũng được hưởng niềm vui tự do, thống nhất, có
điều kiện phát triển toàn diện cũng như phân bố rộng khắp trong các vùng của
cả nước. Cùng cả dân tộc vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc Chiến
tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới phía Bắc và sự chống phá quyết
liệt của kẻ thù, báo chí lại có mặt ở những điểm nóng nhất của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước, trở thành bà đỡ cho những cuộc cách mạng thực sự
trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Sự ra đời của của cơ chế khoán 100 năm
1981 và khoán 10 năm 1987, sự đổi mới cơ chế quản lý trong các cơ sở sản xuất
công nghiệp, dịch vụ cũng như quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của chính sách
đổi mới của Đảng không thể tách rời vai trò và đóng góp vô cùng quan trọng
của báo chí trong việc thông tin, phản ánh thực trạng và các sáng kiến, phát hiện
các vấn đề, các nhân tố mới tích cực, những đốm sáng trong thực tiễn lao động
sản xuất của nhân dân. Đến lượt nó, chính sách đổi mới của Đảng đã tạo ra điều
kiện, thời cơ cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, đồng thời mang lại
cơ hội lớn cho báo chí. Chỉ trong khoảng 20 năm đổi mới, nền báo chí đất nước
đã lớn lên cả chục lần, đã có những bước phát triển chưa từng thấy về kỹ thuật
công nghệ, về quy mô ảnh hưởng cũng như trình độ tác nghiệp. ở một số bình
diện cụ thể, báo chí Việt Nam đã bắt kịp trình độ phát triển hiện đại, hội nhập
với các đồng nghiệp khu vực và quốc tế.
Trên phạm vi cả nước, chúng ta đã có gần 14.000 nhà báo chuyên nghiệp cùng
hàng chục nghìn cán bộ kỹ thuật, dịch vụ làm việc trong các loại hình báo in,
phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, thông tấn xã với trên 600 tên báo, tạp
chí, gần 1.000 bản tin, phụ trương các loại, hệ thống đài phát thanh, truyền hình
quốc gia và 64 tỉnh, thành phố, hàng trăm tờ báo mạng điện tử với gần 7% dân
số sử dụng internet… Nền báo chí ngày càng giữ vai trò to lớn, không thể thiếu
trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước. Báo chí không chỉ là cầu
nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tuyên truyền, giải thích vận động nhân
dân thực hiện đường lối, chính sách, mà còn là trường học rộng lớn nâng cao
dân trí, mở mang quan hệ quốc tế, định hướng chính trị tư tưởng cho nhân dân
trước các sự kiện, vấn đề mới mẻ trong nước cũng như quốc tế. Trong mặt trận
chống tiêu cực, báo chí như những người chiến sỹ tiên phong, dũng cảm phát
hiện vạch trần nhiều vụ việc, góp phần ngăn chặn thiệt hại cho nhà nước, nhân
dân, gióng lên những tiếng chuông cảnh tỉnh, giáo dục đối với xã hội. CÂU 2:
VĂN BẢN LUẬT NĂM 1989
1. Vai trò của báo chí
Điều 1. Vai trò, chức năng của báo chí
Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ
chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ
chức); là diễn đàn của nhân dân.
2. Trách nhiệm của báo chí
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới;
2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới
theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp
ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn
kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội ; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;
4- Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống các hành vi vi
phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
5- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự
nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Địa vị pháp lý
Điều 10. Những điều không được thông tin trên báo chí
Để quyền tự do ngôn luận trên báo chí được sử dụng đúng đắn, báo chí phải
tuân theo những điều sau đây:
1- Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
2- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận
thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
3- Không được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối
ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
4- Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự
của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
4. Quyền hạn nhà báo
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
Nhà báo có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1- Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thông tin trung thực, phản ánh ý kiến, nguyện
vọng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn
luận trên báo chí của công dân;
2- Nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
3- Nhà báo chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm báo chí của mình ; có quyền
khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với Luật này;
4- Nhà báo được hưởng một chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt động báo
chí theo quy định của Hội đồng bộ trưởng;
Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
nhà báo hoặc phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo trong hoạt
động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc vi phạm pháp luật.
VĂN BẢN LUẬT BỔ SUNG NĂM 1999
"Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích
của đất nước và của nhân dân;
2- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế
giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị,
nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và
phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
3- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân;
4- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng,
chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác;
5- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam;
6- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự
nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo
1- Nhà báo có những quyền sau đây:
a) Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
b) Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
c) Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với
quy định của pháp luật về báo chí;
d) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số
chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ;
đ) Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe doạ,
uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ
phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
2- Nhà báo có những nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích
của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân;
b) Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;
c) Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất đạo
đức và nghiệp vụ báo chí; không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách
nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí
về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật về báo chí".
VĂN BẢN LUẬT BÁO CHÍ 2016
1.Vai trò của báo chí
Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.
2. Trách nhiệm và quyền hạn báo chí
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của
đất nước và của Nhân dân;
b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế
giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh
của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và
phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;
d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu
tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;
đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;
e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự
nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.
3. Địa vị pháp lý
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân
dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người
theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân
dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân
và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần
bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và
sức khỏe của cộng đồng.
7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành
động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ
chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội
dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu,
cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.
11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản
phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.
12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo,
phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên
hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định
tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.
4. Quyền hạn nhà báo
Điều 8. Hội Nhà báo Việt Nam
a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;
d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên;
e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí;
g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện các hoạt
động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo
chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực. CÂU 3:
Quy định về quản lý tổ chức nhà nước đối với báo chí qua các văn bản luật
Luật báo chí năm 1989
Điều 17. Quản lý Nhà nước về báo chí
Quản lý Nhà nước về báo chí bao gồm :
1- Xây dựng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp
báo chí, chính sách tài trợ báo chí, chính sách đối với nhà báo ;
2- Ban hành quy chế hoạt động báo chí, cấp giấy phép hoạt động báo chí ;
3- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ báo chí và các
quy định pháp luật về báo chí ; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng bộ trưởng thực hiện
quyền quản lý Nhà nước về báo chí trong cả nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương thực hiện quyền quản lý Nhà
nước về báo chí ở địa phương theo sự phân cấp do Hội đồng bộ trưởng quy định. Luật báo chí năm 1999
Điều 17. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
2- Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
3- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theo
quy định của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thực hiện
thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
4- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà
nước về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ". Luật báo chí năm 2013
Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về báo chí
1. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;
xây dựng chế độ, chính sách về báo chí.
3. Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí.
5. Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.
6. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo.
7. Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí
Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia.
9. Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen
thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.
10. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí.
Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về báo chí.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương. CÂU 4:
Quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí là yêu sách cơ bản của nhân dân Việt
Nam được nhà yêu nước vĩ đại Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxây năm
1919. Dưới chế độ thực dân Pháp, nhân dân ta hoàn toàn không có quyền con
người và những quyền công dân cơ bản, không có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, đồng thời đem lại các quyền tự do, dân chủ cơ bản cho nhân dân. Các
quyền tự do ngôn luận, báo chí - thành quả của Cách mạng tháng Tám đã được
khẳng định ngay trong Điều 10, Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) của Nhà nước
Việt Nam, sau đó được tiếp tục ghi nhận trong Điều 25, Hiến pháp năm 1959;
Điều 67, Hiến pháp 1980. Đặc biệt, tại Điều 69, Hiến pháp năm 1992 - Hiến
pháp thời kỳ đổi mới - quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, có quyền được thông tin”. Các quyền hiến định đó được thể chế hoá
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.
• Luật số 100/SL-L-002 ngày 20-5-1957 về báo chí
Luật này gồm 3 chương, 19 điều, nội dung rất khái quát. Quyền TDNL trên báo
chí của công dân được quy định:
* Quyền TDNL trên báo chí dành cho mọi người dân, không phân biệt thành
phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, nam, nữ;
* Nhân dân có quyền được trả lời, đính chính những điều báo chí nói sai có liên quan đến mình.
Những quy định này bao quát khá rộng về quyền TDNL trên báo chí của công
dân. Trên thực tế, việc thực hiện quyền TDNL trên báo chí của nhân dân trong
thời kỳ này còn có nhiều khó khăn, bởi đất nước vẫn còn bị chia cắt hai miền
Bắc-Nam, toàn dân vừa phải gồng mình để xây dựng và phát triển đất nước sau
chiến tranh ở Miền Bắc, vừa phải kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam để thống
nhất đất nước; bởi phương tiện vật chất, kỹ thuật (như điện thoại, máy tính,... )
còn lạc hậu, yếu kém, hoặc công dân không có để thực hiện quyền TDNL trên
báo chí; bởi trình độ dân trí cũng chưa cao,...
Luật này được áp dụng trong suốt 32 năm (1957-1989), đã bộc lộ nhiều điểm
không còn phù hợp với thực tiễn đổi mới của đất nước, sự phát triển của báo
chí, cần được chỉnh lý để theo kịp nhiệm vụ mới của báo chí.
• Luật Báo chí năm 1989:
Sau Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), cùng với sự phát
triển của đất nước, báo chí cũng phát triển mạnh theo hướng chuyên nghiệp, rất
cần một văn bản Luật báo chí mới, vừa theo xu hướng hiện đại, có tầm nhìn
nhiều năm sau đó, vừa cụ thể, rõ ràng về câu chữ để áp dụng. Luật Báo chí 1989
ra đời, thay thế hoàn toàn Luật số 100/SL-L-002 ngày 20-5-1957 về báo chí.
Chương 1: Điều 2. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo
hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt
động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.
Chương 2: Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân Công dân có quyền
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh
và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá
nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin ;
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới ;
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ
chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó.
• Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Báo chí (năm 1999)
Sau Đại hội đổi mới năm 1986, báo chí truyền thông phát triển rất mạnh theo
đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ. Từ năm 1997, Internet có mặt tại
Việt Nam, theo đó, loại hình báo chí thứ tư - báo điện tử ra đời. Báo chí phát
triển phải đi đôi với quản lý tốt, vì vậy, Luật Báo chí cũng phải thể chế đầy đủ
đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, phải phù hợp với tình
hình thực tế của báo chí truyền thông.
Quy định về quyền TDBC, quyền TDNL của công dân về căn bản vẫn được giữ
nguyên, thể hiện lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước trong Hiến pháp
“con người là mục tiêu, là động lực của cách mạng”, tuy nhiên, cũng được xác
định rõ giới hạn thực hiện các quyền này là phải “phù hợp với lợi ích của CNXH và của nhân dân ”.
Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông
tin. Điều này được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 và được thể chế hóa
trong các bộ luật liên quan như Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin
năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018 và nhiều văn bản pháp luật khác.
• Đối với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Hiến pháp năm 2013 quy
định:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều 25).
Cụ thể hóa quy định của hiến pháp điểm mới của luật báo chí 2016 trong vấn đề
quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là đã làm rõ