BAI TAP CHI QUAN LY NHA NUOC | Học viện Hành chính Quốc gia

TIẾP CẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNGTHÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY (APPROACHING HUMAN RIGHTS IN VIETNAM AFTER THE 1945AUGUST REVOLUTION TILL NOW) Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Trường:

Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu

Thông tin:
10 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

BAI TAP CHI QUAN LY NHA NUOC | Học viện Hành chính Quốc gia

TIẾP CẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNGTHÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY (APPROACHING HUMAN RIGHTS IN VIETNAM AFTER THE 1945AUGUST REVOLUTION TILL NOW) Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

14 7 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|4983073 9
1
TIẾP CẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY
(APPROACHING HUMAN RIGHTS IN VIETNAM AFTER THE 1945
AUGUST REVOLUTION TILL NOW)
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đào
Ths. Nguyễn Thị Như Quỳnh
(Học viện Hành chính Quốc gia)
(Tóm tắt: Quyền con người một phạm trù lịch sử đa diện. Nó xuất hiện
trong duy khoa học trong nhận thức nói chung của loài người khi hội
nhà nước ra đời. Bài viết tiếp cận vấn đề quyền con người trên phương diện thuyết
thông qua đó soi thực tế quyền con người Việt Nam giai đoạn từ sau Cách
mạng Tháng Tám 1945 đến nay.
Từ khóa: thuyết về quyền con người; phát triển quyền con người Việt
Nam.)
Summary: human rights are the multi-sided historical section. They emerge
from the birth of society and state, in scientific thinking and common knowledge of
human being. The article theoretically approaches his matter, thence brings human
rights to light, from the 1945 August Revolution till now.
Keywords: theory of human rights; the development of human rights in Viet
Nam.
Tháng Tám năm 1945, ngày độc lập của Việt Nam cũng chính là thời điểm
mà nhân dân Việt Nam đã thực sự thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến
lOMoARcPSD|4983073 9
2
và trở thành những người tự do, làm chủ đất nước, vận mệnh quốc gia và các
quyền cơ bản của con người.
Nhìn lại 70 năm từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, tôn trọng, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân luôn là mối quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn
bộ hệ thống chính trị. Những gì chúng ta đã làm được trong vấn đề này đã được thế
giới, bạn thừa nhận. Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia đó các quyền
bản của công dân đã từng bước được khẳng định và được bảo đảm theo các chuẩn
mực quốc tế. Đường lối đổi mới của Đảng đã đem lại sự phát triển khá rõ trong đời
sống xã hội. Những quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề an sinh, xã hội, xóa
đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng v.v… đã thay đổi diện
mạo thực tế và các đánh giá về vấn đề nhân quyền.
Tuy vy, bo v các quyn cơ bn ca con ngưi hin nay trên thế gii và
Vit Nam vn tiếp tc phi đưc phát trin, phi đưc chăm lo, và đc bit, trên
phương diện khoa học cũng cần phải làm nhiều khía cạnh trên thực tế vẫn còn
nhiều tranh luận, thậm chí sự nhìn nhận khác nhau giữa các chính phủ, các quốc
gia trên thế giới. Nội dung bài viết này chỉ xin đề cập hai vấn đề bản trong tiếp
cận về quyền con người Việt Nam hiện nay với mục đích làm sáng tỏ hơn nữa
những vấn đề mang tính lý luận để soi rõ thực tế của quyền con người ở Việt Nam.
1. Quyền con người trên phương diện lý thuyết
Quyền con người (human rights) một phạm trù lịch sử đa diện. xuất hiện
trong duy khoa học trong nhận thức nói chung của loài người khi hội nhà
nước ra đời. Nói một cách khác, xuất hiện khi con người đã làm chủ vận mệnh
của mình từ trạng thái bầy đàn và càng ngày càng thấy quyền của mình bị nhà nước,
nhóm người quyền lực v.v… tước bỏ. Nguy bị đe dọa đến lợi ích các quyền
lOMoARcPSD|4983073 9
3
cơ bản của con người do vậy đã được quan tâm từ những người nắm giữ bị tước
bỏ quyền lực, sau đó trở thành vấn đề triết lý chính trị, pháp luật
v.v Trên phương din khoa hc và hc thut. Theo tài liu đã công b ca Liên
Hợp quốc, đã có trên 50 định nghĩa về quyền con người
1
, tuy nhiên để có được một
định nghĩa bao hàm tất cả các thuộc tính của quyền con người thì cả một vấn đề gây
tranh luận và thật có ý nghĩa.
một định nghĩa được áp dụng khá rộng rãi Văn phòng Cao ủy Liên Hợp
Quốc về quyền con người đưa ra, đó là: “Quyền con người là những bảo đảm pháp
toàn cầu (Universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các nhân và các nhóm
chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) tự do bản (Fundamental
freedoms) của con người
2
”.
Cũng nhiều định nghĩa khẳng định quyền con người những được phép
làm hoặc (entitlements) tất cả mọi người sinh ra đã vốn mà không phân
biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và địa vị xã hội. Những quyền này cần phải được
tôn trọng bảo vệ bằng hệ thống pháp luật quốc gia, quốc tế. Nhân quyền hay quyền
con người đã được hiểu chính một khái niệm từ rất xa xưa trong lịch sử triết lý,
người ta thường gọi chung là “natural rights” (quyền tự nhiên). Định nghĩa này phủ
nhận các quan điểm cho rằng quyền con người chính là quyền pháp lý (legal rights),
tức là quyền con người được hạn chế bởi sự quy định của pháp luật chứ không phải
là những gì bẩm sinh, vốn có của con người do “tạo hóa” ban tặng.
Trong s các lý thuyết gia v quyn con ngưi đáng lưu ý nht là Edmund
1
United Nations: Human Right Genera, 1994
2
United Nations, UNHCHR, Freequenly Asked Questions on a Human Rights based Approach to Development
Cooperation. NewYork and Genera, 2006, page 8
lOMoARcPSD|4983073 9
4
Burke (1729 1797), Jeremy Bentham (1748 1832) với hai tác phẩm nổi tiếng
“Suy nghĩ về cách mạng Pháp” (Reflections on the Revolution in France 1770
E.B), “Phê phán học thuyết về các quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng”
(Critique of the Docirine of Inalienable, Natural Rights, 1843 J.B). Hai học giả này
cho rằng ý tưởng tuyệt đối hóa các quyền tự nhiên nghĩa rằng chẳng
quyền nào lại không thể chuyển nhượng được. Nói một cách rõ hơn là pháp luật quy
định các quyền của con người.
Một số triết gia nổi tiếng như Thomas Hobbes (1588 1679), John Locke
(1632 1704), Thomas Pain (1731 1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770
1831), John Stuart Mill (1806 1873), Hery David Thoreau (1817 1862) v.v…
và các học giả khác vào thời kỳ cách mạng tư sản ở châu Âu lại thiên về việc khẳng
định tính tự nhiên của quyền con người, điều mà ngay từ trong bản Tuyên ngôn của
mười ba bang thuộc địa của Bắc Mỹ có nêu: “mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo
hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
3
.
Bản Tuyên ngôn về Quyền con người các quyền công dân trong cách mạng
Pháp 1789 đã tách hai khái niệm quan hệ gắn bó hữu cơ: quyền con người và
quyền công dân (nhân quyền và dân quyền). Sự thể hiện các thuộc tính về quyền hòa
lẫn trong hai quyền nêu trên cho thấy sự giải thích đúng đắn từ rất xa xưa trong lịch
sử triết học về cái gọi là “quyền tự nhiên” và “quyền chính trị”.
Sự phát triển của các quốc gia các định chế pháp lý, các chế độ chính trị đã
đưa các dân tộc trên thế giới đến những kết luận tương đồng về quyền con người.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, việc Liên Hợp Quốc ra đời thông qua Hiến chương
3
Tuyên ngôn đc lp ca Hp chng quốc Hoa K trong Văn kin quc tế v quyn con ngưi. NXB Chính tr
Quốc gia, Hà Nội, 1998
lOMoARcPSD|4983073 9
5
(24/10/1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (10/12/1948) hai
công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị kinh tế, xã hội, văn hóa (1966),
đặc biệt Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 đã tạo ra những bước ngoặt
về nhận thức các nỗ lực thúc đẩy các quyền con người trên thế giới sau những trì
trệ ở thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Các chính phủ và các quốc gia trên thế giới khẳng
định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển quyền con người cũng
như giữa các quyền con người về dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuyên
bố Viên Chương trình hành động chung về quyền con người đã đặt ra các mục
tiêu cụ thể, nhất những biện pháp mới mang tính lịch sử để thúc đẩy và bảo vệ các
quyền của phụ nữ, trẻ em, người bản địa, tăng cường năng lực của hệ thống Liên
Hợp Quốc. Trong việc giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền con
người trên thế giới.
Cùng với Hội nghị Viên, gần đây trên lĩnh vực bảo vệ quyền con người đã
thành lập các tòa án hình sự quốc tế lâm thời thường trực đxét xử các tội ác
chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng tội xâm lược
4
năm 2006, Hội
đồng Liên Hợp Quốc về quyền con người đã ra đời để thay thế cho Ủy ban của Liên
Hợp Quốc về quyền con người. Cuộc đấu tranh quyền con người thực sự phát
triển trên phạm vi toàn cầu với những cơ sở pháp lý vững chắc.
Cuối cùng, trên phương diện thuyết, tưởng về quyền con người cũng
ngày càng được củng cố phát triển, đi sâu làm những khía cạnh thực tiễn của
quyền con người, biến quyền con người trở thành một vấn đề phổ cập, được chấp
nhận quan tâm đặc biệt, bất chấp những thế lực phi nhân quyền cố tình cản trở.
4
Tòa xét xử các cá nhân vi phạm Luật nhân đạo quốc tế xảy ra ở Nam Tư (cũ) năm 1993. Tòa án chống tội diệt
chủng ở Ruanda 1994, Tòa án xét xử tội diệt chủng của Khơme đỏ ở Campuchia năm 2008 v.v…
lOMoARcPSD|4983073 9
6
2. Phát triển về quyền con người ở Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đến nay
Như đã nói trên, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mang lại quyền độc
lập, tự quyết cho cả dân tộc, quyền công dân của một nước độc lập. Từ trong bản
Tuyên ngôn đc lp mà Bác H đc ti qung trưng Ba Đình lch s ngày 2-91945
cũng như trong Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chứa đựng
những quy định rất tiến bộ về quyền con người dưới hình thức các quyền công dân
mà một số quyền trong đó, sau này mới thấy có ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế
giới về quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Tri qua các giai đon cách mng 1946 1954, 1954 1975, sự chia cắt giữa
hai miền Nam Bắc cũng như chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đế quốc
Mỹ, vấn đề quyền con người đã gặp phải những gián đoạn nhất định. Ở miền Nam,
Luật 10_59 (năm 1959) của chính quyền nhìn Ngô Đình Diệm đã xâm phạm
nghiêm trọng quyền con người với sự tàn bạo, dã man và vô nhân tính. Trong khi ở
miền Bắc, mặc phải đối mặt với vàn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước vẫn
quan tâm bảo đảm và tôn trọng các quyền con người của công dân. Một loạt các sắc
lệnh được ban hành về quyền con người như: Sắc lệnh ngày 10-101945, 20-10-1945
xá tội các phạm nhân, Sắc lệnh 40/SL ngày 29-3-1946 về bảo vệ tự do cá nhân, Sắc
lệnh 234/SL ngày 14-6-1955 về vấn đề tôn giáo, bảo đảm quyền tự do thân thể, quyền
bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân v.v…
Sau năm 1975, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (1977) và bắt đầu tham gia
các điều ước Quốc tế về quyền con người. Từ 1981 1983, Việt Nam đã gia nhập
và phê chuẩn 7 điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người do Liên Hợp Quốc
thông qua, thể hiện sự quyết tâm cao của Nhà nước Việt Nam trong việc hòa nhập
với cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đặc biệt các quyền con người ở Việt Nam
đã được hiến định một cách rõ ràng trong các bản hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959,
lOMoARcPSD|4983073 9
7
1980, 1992, 2013), kể cả trong bản Hiến pháp đầu tiên, với 70 điều thì đã tới 18
điều quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Chương II Hiến pháp
1946 có tên “Nghĩa vụ quyền lợi công dân”, ví dụ: Quyền và vị thế bình đẳng: tất
cả công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa
(Điều 6); mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính
quyền và công cuộc kiến quốc (Điều 7); Bình đẳng giữa các dân tộc (Điều 8); Bình
đẳng nam, nữ (Điều 9); Quyền tự do ngôn luận, xuất bản, tổ chức và hội họp, tự do
tín ngưỡng, cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10); Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, thư tin, nhà ở (Điều 11); Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 18), Quyền
bãi miễn các đại biểu dân cử (Điều 20); Quyền phán quyết về Hiến pháp những
việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21); Quyền hữu tài sản (Điều 12)
v.v Ch tch H Chí Minh nhn xét v Hiến pháp 1946 rằng “Bản hiến pháp chưa
hoàn toàn nhưng đã làm nên theo một cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với
thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bvới thế giới biết dân tộc
Vit Nam đã có đ mi quyn t do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: phụ nữ
Vit Nam đã đưc đng ngang hàng vi đàn ông đ đưc hưng chung mi quyn
tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một thần đoàn kết chặt chẽ giữa các
dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”
5
.
tưởng bản của Hiến pháp 1946 tiếp tục được nâng lên hoàn chỉnh
trong các bản Hiến pháp tiếp theo đó khi đề cập đến quyền con người, nhất vào
thời kỳ đổi mới hiện nay. Hiến pháp 1992 tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần với sự thừa nhận quyền sở hữu nhân về tài sản liệu sản
xuất như là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Theo Hiến pháp 1992
thì: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr. 440
lOMoARcPSD|4983073 9
8
được quy định trong Hiến pháp Luật” (Điều 50). Quy định này thể hiện một bước
tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến Việt Nam với hai hàm ý bản: - Đối với cộng
đồng quốc tế, đây sự khẳng định ràng rằng Việt Nam tôn trọng bảo vệ các
quyền con người; - Đối với trong nước thì đây một quy định ràng buộc trách nhiệm
của các quan nhà nước các chủ thể khác trong việc tôn trọng, bảo vệ thúc
đẩy các quyền con người trên thực tế.
Những thành công trong việc bảo vệ, tôn trọng thúc đẩy quyền con người
Việt Nam hiện nay chính là kết quả của những quan điểm của Đảng và chính sách
của Nhà nước Việt Nam, cụ thể các quan điểm coi: - Quyền con người giá
trị chung của toàn nhân loại
6
; - Trong xã hi có phân chia giai cp đi kháng, khái
niệm con người mang tính giai cấp
7
; - Quyền con người vừa tính phổ biến, vừa
có tính đặc thù, phụ thuộc vào truyền thống, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế,
văn hóa, hội của mỗi quốc gia; - Quyền con người quyền dân tộc bản
thống nhất; - Quyền con người phải được pháp luật quy định; - Quyền không tách
rời nghĩa vụ và trách nhiệm; - Các quyền con người cần được tôn trọng và bảo đảm
một cách bình đẳng; - Tôn trọng, bảo vệ thúc đẩy quyền con người trước hết
trách nhiệm của mỗi quốc gia; - Bảo vệ thúc đẩy quyền con người gắn liền với
việc bảo vệ thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, bình đẳng cuộc sống phồn
vinh mỗi quốc gia trên thế giới; - Đối thoại hợp tác quốc tế yêu cầu cần
thiết, khách quan để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; - Cuối cùng là quan điểm:
bảo vệ thúc đẩy quyền con người mục tiêu của Đảng Nhà nước Việt Nam,
yêu cầu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền động lực cho việc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
6
Chỉ thị 12/CT/TƯ ngày 12-7-1992 của Ban bí thư TƯ Đảng về “vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương
của Đảng ta”
7
Chỉ thị số 41/2004/CT/TTg ngày 02-12-2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, đấu tranh
về nhân quyền trong tình hình mới
lOMoARcPSD|4983073 9
9
Để thực hiện đúng tinh thần các quan điểm trên đây, Đảng Nhà nước Việt
Nam đã triển khai hoạch định thực thi việc tăng cường mở rộng dân chủ; phát huy
nhân tố con người, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề hội
ưu tiên, chăm lo các gia đình chính sách, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc,
hoàn thiện khuôn khổ pháp về quyền con người, quyền công dân, ngăn ngừa
trừng trị những hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, đồng thời, đấu
tranh chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, lợi dụng vấn đề quyền con
người để chống phá chế độ; tăng cường hoạt động giáo dục, phổ biến về quyền con
người, quyền công dân cho cán bộ, nhân viên nhà nước và nhân dân. Trong lĩnh vực
đối ngoại, chính sách của nhà nước Việt Nam chủ động, tích cực trong các hoạt
động hợp tác quốc tế và mở rộng đối thoại trong lĩnh vực quyền con người.
Tóm lại, trên phương diện quan điểm, tưởng chính sách của Việt Nam
về quyền con người hoàn toàn thể hiện được những nỗ lực đấu tranh bảo vệ và thúc
đẩy quyền con người.
Mặc vậy, tương tự như tất cả các nước khác trên thế giới, Việt Nam vẫn
đang phải đối mặt với những thách thức trong việc bảo vệ thúc đẩy quyền con
người. Tình trạng vi phạm quyền con người, quyền công dân có nơi, có lúc còn xảy
ra, đặc biệt là tình trạng bắt bớ, xét xử oan sai xảy ra gần đây. Vụ án oan sai Nguyễn
Thanh Chấn, vụ giải tỏa đất đai gia đình ông Đoàn Văn Vươn v.v… Tình trạng tội
phạm giết người cướp của, hãm hiếp phụ nữ, bạo hành gia đình, bạo lực đối với trẻ
em là những vấn đề nổi cộm. Người ta đã nêu ba nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh
những vấn đề nêu trên như: - Nhận thức của cán bộ nhà nước và người dân về quyền
con người, quyền công dân chưa đầy đủ và còn phiến diện trong một số khía cạnh; -
Hệ thống pháp luật quốc gia về quyền con người chưa hoàn thiện; - Ý thức tôn trọng
bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của các tầng lớp hội, kể cả cán
lOMoARcPSD|4983073 9
10
bộ, công chức quan nhà nước còn chưa cao; tuyên truyền về vấn đề này còn
yếu kém, hình thức.
Những tồn tại hạn chế này đã được chúng ta thừa nhận không giấu giếm.
Đương nhiên, để được những thành công hơn nữa thì Đảng, Nhà nước nhân
dân ta còn phải nỗ lực hơn nhiều. Hội nhập quốc tế sẽ một yếu tố thúc đẩy phát
triển thuyết thực tiễn về vấn đề con người. Quan trọng hơn cả, cần sự tiếp
cận thật khoa học về vấn đề này để tránh được những nhận thức lệch lạc và phi biện
chứng./.
| 1/10

Preview text:

lOMoARcPSD|49830739
TIẾP CẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN NAY
(APPROACHING HUMAN RIGHTS IN VIETNAM AFTER THE 1945
AUGUST REVOLUTION TILL NOW)
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đào
Ths. Nguyễn Thị Như Quỳnh
(Học viện Hành chính Quốc gia)
(Tóm tắt: Quyền con người là một phạm trù lịch sử đa diện. Nó xuất hiện
trong tư duy khoa học và trong nhận thức nói chung của loài người khi xã hội và
nhà nước ra đời. Bài viết tiếp cận vấn đề quyền con người trên phương diện lý thuyết
và thông qua đó soi rõ thực tế quyền con người ở Việt Nam giai đoạn từ sau Cách
mạng Tháng Tám 1945 đến nay.
Từ khóa: Lý thuyết về quyền con người; phát triển quyền con người ở Việt Nam.)
Summary: human rights are the multi-sided historical section. They emerge
from the birth of society and state, in scientific thinking and common knowledge of
human being. The article theoretically approaches his matter, thence brings human
rights to light, from the 1945 August Revolution till now.
Keywords: theory of human rights; the development of human rights in Viet Nam.
Tháng Tám năm 1945, ngày độc lập của Việt Nam cũng chính là thời điểm
mà nhân dân Việt Nam đã thực sự thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến 1 lOMoARcPSD|49830739
và trở thành những người tự do, làm chủ đất nước, vận mệnh quốc gia và các
quyền cơ bản của con người.
Nhìn lại 70 năm từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, tôn trọng, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân luôn là mối quan tâm của Đảng, nhà nước và toàn
bộ hệ thống chính trị. Những gì chúng ta đã làm được trong vấn đề này đã được thế
giới, bạn bè thừa nhận. Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia mà ở đó các quyền
cơ bản của công dân đã từng bước được khẳng định và được bảo đảm theo các chuẩn
mực quốc tế. Đường lối đổi mới của Đảng đã đem lại sự phát triển khá rõ trong đời
sống xã hội. Những quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề an sinh, xã hội, xóa
đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng v.v… đã thay đổi diện
mạo thực tế và các đánh giá về vấn đề nhân quyền.
Tuy vậy, bảo vệ các quyền cơ bản của con người hiện nay trên thế giới và ở
Việt Nam vẫn tiếp tục phải được phát triển, phải được chăm lo, và đặc biệt, trên
phương diện khoa học cũng cần phải làm rõ nhiều khía cạnh mà trên thực tế vẫn còn
nhiều tranh luận, thậm chí có sự nhìn nhận khác nhau giữa các chính phủ, các quốc
gia trên thế giới. Nội dung bài viết này chỉ xin đề cập hai vấn đề cơ bản trong tiếp
cận về quyền con người ở Việt Nam hiện nay với mục đích làm sáng tỏ hơn nữa
những vấn đề mang tính lý luận để soi rõ thực tế của quyền con người ở Việt Nam.
1. Quyền con người trên phương diện lý thuyết
Quyền con người (human rights) là một phạm trù lịch sử đa diện. Nó xuất hiện
trong tư duy khoa học và trong nhận thức nói chung của loài người khi xã hội và nhà
nước ra đời. Nói một cách khác, nó xuất hiện khi con người đã làm chủ vận mệnh
của mình từ trạng thái bầy đàn và càng ngày càng thấy quyền của mình bị nhà nước,
nhóm người có quyền lực v.v… tước bỏ. Nguy cơ bị đe dọa đến lợi ích và các quyền 2 lOMoARcPSD|49830739
cơ bản của con người do vậy đã được quan tâm từ những người nắm giữ và bị tước
bỏ quyền lực, sau đó trở thành vấn đề triết lý chính trị, pháp luật
v.v… Trên phương diện khoa học và học thuật. Theo tài liệu đã công bố của Liên
Hợp quốc, đã có trên 50 định nghĩa về quyền con người1, tuy nhiên để có được một
định nghĩa bao hàm tất cả các thuộc tính của quyền con người thì cả một vấn đề gây
tranh luận và thật có ý nghĩa.
Có một định nghĩa được áp dụng khá rộng rãi mà Văn phòng Cao ủy Liên Hợp
Quốc về quyền con người đưa ra, đó là: “Quyền con người là những bảo đảm pháp
lý toàn cầu (Universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (Fundamental
freedoms) của con người2”.
Cũng có nhiều định nghĩa khẳng định quyền con người là những gì được phép
làm hoặc có (entitlements) mà tất cả mọi người sinh ra đã vốn có mà không phân
biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và địa vị xã hội. Những quyền này cần phải được
tôn trọng và bảo vệ bằng hệ thống pháp luật quốc gia, quốc tế. Nhân quyền hay quyền
con người đã được hiểu chính là một khái niệm từ rất xa xưa trong lịch sử triết lý,
người ta thường gọi chung là “natural rights” (quyền tự nhiên). Định nghĩa này phủ
nhận các quan điểm cho rằng quyền con người chính là quyền pháp lý (legal rights),
tức là quyền con người được hạn chế bởi sự quy định của pháp luật chứ không phải
là những gì bẩm sinh, vốn có của con người do “tạo hóa” ban tặng.
Trong số các lý thuyết gia về quyền con người đáng lưu ý nhất là Edmund
1 United Nations: Human Right Genera, 1994
2 United Nations, UNHCHR, Freequenly Asked Questions on a Human Rights – based Approach to Development
Cooperation. NewYork and Genera, 2006, page 8 3 lOMoARcPSD|49830739
Burke (1729 – 1797), Jeremy Bentham (1748 – 1832) với hai tác phẩm nổi tiếng
“Suy nghĩ về cách mạng Pháp” (Reflections on the Revolution in France – 1770 –
E.B), “Phê phán học thuyết về các quyền tự nhiên không thể chuyển nhượng”
(Critique of the Docirine of Inalienable, Natural Rights, 1843 – J.B). Hai học giả này
cho rằng ý tưởng tuyệt đối hóa các quyền tự nhiên là vô nghĩa và rằng chẳng có
quyền nào lại không thể chuyển nhượng được. Nói một cách rõ hơn là pháp luật quy
định các quyền của con người.
Một số triết gia nổi tiếng như Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke
(1632 – 1704), Thomas Pain (1731 – 1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770
– 1831), John Stuart Mill (1806 – 1873), Hery David Thoreau (1817 – 1862) v.v…
và các học giả khác vào thời kỳ cách mạng tư sản ở châu Âu lại thiên về việc khẳng
định tính tự nhiên của quyền con người, điều mà ngay từ trong bản Tuyên ngôn của
mười ba bang thuộc địa của Bắc Mỹ có nêu: “mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo
hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền đó có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”3.
Bản Tuyên ngôn về Quyền con người và các quyền công dân trong cách mạng
Pháp 1789 đã tách rõ hai khái niệm có quan hệ gắn bó hữu cơ: quyền con người và
quyền công dân (nhân quyền và dân quyền). Sự thể hiện các thuộc tính về quyền hòa
lẫn trong hai quyền nêu trên cho thấy sự giải thích đúng đắn từ rất xa xưa trong lịch
sử triết học về cái gọi là “quyền tự nhiên” và “quyền chính trị”.
Sự phát triển của các quốc gia và các định chế pháp lý, các chế độ chính trị đã
đưa các dân tộc trên thế giới đến những kết luận tương đồng về quyền con người.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, việc Liên Hợp Quốc ra đời thông qua Hiến chương
3 Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong Văn kiện quốc tế về quyền con người. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 4 lOMoARcPSD|49830739
(24/10/1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (10/12/1948) và hai
công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa (1966),
đặc biệt Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993 đã tạo ra những bước ngoặt
về nhận thức và các nỗ lực thúc đẩy các quyền con người trên thế giới sau những trì
trệ ở thời kỳ “Chiến tranh lạnh”. Các chính phủ và các quốc gia trên thế giới khẳng
định mối liên hệ không thể tách rời giữa dân chủ, phát triển và quyền con người cũng
như giữa các quyền con người về dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuyên
bố Viên và Chương trình hành động chung về quyền con người đã đặt ra các mục
tiêu cụ thể, nhất là những biện pháp mới mang tính lịch sử để thúc đẩy và bảo vệ các
quyền của phụ nữ, trẻ em, người bản địa, tăng cường năng lực của hệ thống Liên
Hợp Quốc. Trong việc giám sát sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trên thế giới.
Cùng với Hội nghị Viên, gần đây trên lĩnh vực bảo vệ quyền con người đã
thành lập các tòa án hình sự quốc tế lâm thời và thường trực để xét xử các tội ác
chiến tranh, tội ác chống nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược4 năm 2006, Hội
đồng Liên Hợp Quốc về quyền con người đã ra đời để thay thế cho Ủy ban của Liên
Hợp Quốc về quyền con người. Cuộc đấu tranh vì quyền con người thực sự phát
triển trên phạm vi toàn cầu với những cơ sở pháp lý vững chắc.
Cuối cùng, trên phương diện lý thuyết, tư tưởng về quyền con người cũng
ngày càng được củng cố và phát triển, đi sâu làm rõ những khía cạnh thực tiễn của
quyền con người, biến quyền con người trở thành một vấn đề phổ cập, được chấp
nhận quan tâm đặc biệt, bất chấp những thế lực phi nhân quyền cố tình cản trở.
4 Tòa xét xử các cá nhân vi phạm Luật nhân đạo quốc tế xảy ra ở Nam Tư (cũ) năm 1993. Tòa án chống tội diệt
chủng ở Ruanda 1994, Tòa án xét xử tội diệt chủng của Khơme đỏ ở Campuchia năm 2008 v.v… 5 lOMoARcPSD|49830739
2. Phát triển về quyền con người ở Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 đến nay
Như đã nói ở trên, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mang lại quyền độc
lập, tự quyết cho cả dân tộc, quyền công dân của một nước độc lập. Từ trong bản
Tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2-91945
cũng như trong Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chứa đựng
những quy định rất tiến bộ về quyền con người dưới hình thức các quyền công dân
mà một số quyền trong đó, sau này mới thấy có ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế
giới về quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Trải qua các giai đoạn cách mạng 1946 – 1954, 1954 – 1975, sự chia cắt giữa
hai miền Nam Bắc cũng như chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, vấn đề quyền con người đã gặp phải những gián đoạn nhất định. Ở miền Nam,
Luật 10_59 (năm 1959) của chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm đã xâm phạm
nghiêm trọng quyền con người với sự tàn bạo, dã man và vô nhân tính. Trong khi ở
miền Bắc, mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước vẫn
quan tâm bảo đảm và tôn trọng các quyền con người của công dân. Một loạt các sắc
lệnh được ban hành về quyền con người như: Sắc lệnh ngày 10-101945, 20-10-1945
xá tội các phạm nhân, Sắc lệnh 40/SL ngày 29-3-1946 về bảo vệ tự do cá nhân, Sắc
lệnh 234/SL ngày 14-6-1955 về vấn đề tôn giáo, bảo đảm quyền tự do thân thể, quyền
bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân v.v…
Sau năm 1975, Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc (1977) và bắt đầu tham gia
các điều ước Quốc tế về quyền con người. Từ 1981 – 1983, Việt Nam đã gia nhập
và phê chuẩn 7 điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người do Liên Hợp Quốc
thông qua, thể hiện sự quyết tâm cao của Nhà nước Việt Nam trong việc hòa nhập
với cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đặc biệt các quyền con người ở Việt Nam
đã được hiến định một cách rõ ràng trong các bản hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 6 lOMoARcPSD|49830739
1980, 1992, 2013), kể cả trong bản Hiến pháp đầu tiên, với 70 điều thì đã có tới 18
điều quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Chương II Hiến pháp
1946 có tên “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”, ví dụ: Quyền và vị thế bình đẳng: tất
cả công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa
(Điều 6); mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính
quyền và công cuộc kiến quốc (Điều 7); Bình đẳng giữa các dân tộc (Điều 8); Bình
đẳng nam, nữ (Điều 9); Quyền tự do ngôn luận, xuất bản, tổ chức và hội họp, tự do
tín ngưỡng, cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài (Điều 10); Quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, thư tin, nhà ở (Điều 11); Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 18), Quyền
bãi miễn các đại biểu dân cử (Điều 20); Quyền phán quyết về Hiến pháp và những
việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia (Điều 21); Quyền tư hữu tài sản (Điều 12)
v.v… Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét về Hiến pháp 1946 rằng “Bản hiến pháp chưa
hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với
thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc
Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: phụ nữ
Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền
tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một thần đoàn kết chặt chẽ giữa các
dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”5.
Tư tưởng cơ bản của Hiến pháp 1946 tiếp tục được nâng lên và hoàn chỉnh
trong các bản Hiến pháp tiếp theo đó khi đề cập đến quyền con người, nhất là vào
thời kỳ đổi mới hiện nay. Hiến pháp 1992 tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần với sự thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về tài sản và tư liệu sản
xuất như là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Theo Hiến pháp 1992
thì: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và
5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 4, tr. 440 7 lOMoARcPSD|49830739
được quy định trong Hiến pháp và Luật” (Điều 50). Quy định này thể hiện một bước
tiến quan trọng trong lịch sử lập hiến Việt Nam với hai hàm ý cơ bản: - Đối với cộng
đồng quốc tế, đây là sự khẳng định rõ ràng rằng Việt Nam tôn trọng và bảo vệ các
quyền con người; - Đối với trong nước thì đây là một quy định ràng buộc trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác trong việc tôn trọng, bảo vệ và thúc
đẩy các quyền con người trên thực tế.
Những thành công trong việc bảo vệ, tôn trọng và thúc đẩy quyền con người
ở Việt Nam hiện nay chính là kết quả của những quan điểm của Đảng và chính sách
của Nhà nước Việt Nam, mà cụ thể là các quan điểm coi: - Quyền con người là giá
trị chung của toàn nhân loại6; - Trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái
niệm con người mang tính giai cấp7; - Quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa
có tính đặc thù, phụ thuộc vào truyền thống, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia; - Quyền con người và quyền dân tộc cơ bản là
thống nhất; - Quyền con người phải được pháp luật quy định; - Quyền không tách
rời nghĩa vụ và trách nhiệm; - Các quyền con người cần được tôn trọng và bảo đảm
một cách bình đẳng; - Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là
trách nhiệm của mỗi quốc gia; - Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người gắn liền với
việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, bình đẳng và cuộc sống phồn
vinh ở mỗi quốc gia và trên thế giới; - Đối thoại và hợp tác quốc tế là yêu cầu cần
thiết, khách quan để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; - Cuối cùng là quan điểm:
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là mục tiêu của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
là yêu cầu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền và là động lực cho việc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
6 Chỉ thị 12/CT/TƯ ngày 12-7-1992 của Ban bí thư TƯ Đảng về “vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”
7 Chỉ thị số 41/2004/CT/TTg ngày 02-12-2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, đấu tranh
về nhân quyền trong tình hình mới 8 lOMoARcPSD|49830739
Để thực hiện đúng tinh thần các quan điểm trên đây, Đảng và Nhà nước Việt
Nam đã triển khai hoạch định và thực thi việc tăng cường mở rộng dân chủ; phát huy
nhân tố con người, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và
ưu tiên, chăm lo các gia đình chính sách, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc,
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quyền con người, quyền công dân, ngăn ngừa và
trừng trị những hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, đồng thời, đấu
tranh chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích, lợi dụng vấn đề quyền con
người để chống phá chế độ; tăng cường hoạt động giáo dục, phổ biến về quyền con
người, quyền công dân cho cán bộ, nhân viên nhà nước và nhân dân. Trong lĩnh vực
đối ngoại, chính sách của nhà nước Việt Nam là chủ động, tích cực trong các hoạt
động hợp tác quốc tế và mở rộng đối thoại trong lĩnh vực quyền con người.
Tóm lại, trên phương diện quan điểm, tư tưởng và chính sách của Việt Nam
về quyền con người hoàn toàn thể hiện được những nỗ lực đấu tranh bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Mặc dù vậy, tương tự như tất cả các nước khác trên thế giới, Việt Nam vẫn
đang phải đối mặt với những thách thức trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người. Tình trạng vi phạm quyền con người, quyền công dân có nơi, có lúc còn xảy
ra, đặc biệt là tình trạng bắt bớ, xét xử oan sai xảy ra gần đây. Vụ án oan sai Nguyễn
Thanh Chấn, vụ giải tỏa đất đai gia đình ông Đoàn Văn Vươn v.v… Tình trạng tội
phạm giết người cướp của, hãm hiếp phụ nữ, bạo hành gia đình, bạo lực đối với trẻ
em là những vấn đề nổi cộm. Người ta đã nêu ba nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh
những vấn đề nêu trên như: - Nhận thức của cán bộ nhà nước và người dân về quyền
con người, quyền công dân chưa đầy đủ và còn phiến diện trong một số khía cạnh; -
Hệ thống pháp luật quốc gia về quyền con người chưa hoàn thiện; - Ý thức tôn trọng
và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của các tầng lớp xã hội, kể cả cán 9 lOMoARcPSD|49830739
bộ, công chức và cơ quan nhà nước còn chưa cao; tuyên truyền về vấn đề này còn yếu kém, hình thức.
Những tồn tại và hạn chế này đã được chúng ta thừa nhận và không giấu giếm.
Đương nhiên, để có được những thành công hơn nữa thì Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta còn phải nỗ lực hơn nhiều. Hội nhập quốc tế sẽ là một yếu tố thúc đẩy phát
triển lý thuyết và thực tiễn về vấn đề con người. Quan trọng hơn cả, cần có sự tiếp
cận thật khoa học về vấn đề này để tránh được những nhận thức lệch lạc và phi biện chứng./. 10