Bài tập Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bản chất tôn giáo là gì? Nguồn gốc ra đời tôn giáo? Tại sao trong thời kì quá độ lên CNXH tôn giáo vẫn tồn tại? Tôn giáo có những tính chất và chức năng cơ bản nào? Có những nguyên tắc cơ bản nào? Có những nguyên tắc cơ bản nào khi giải quyết vấn đề về tôn giáo? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên : Nguyễn Quỳnh Anh
Tên lớp + Mã SV : TTĐPT VHVL K43 – 2331040029
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Câu 1: Bản chất tôn giáo là gì? Nguồn gốc ra đời tôn giáo? Tại sao trong thời
kì quá độ lên CNXH tôn giáo vẫn tồn tại?
- Bản chất tôn giáo: tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã
hội bằng những lực lượng siêu nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ
thống các quan niệm tín ngưỡng (giáo lí), các quy định về hình thức lễ nghi (giáo
luật) và những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Tôn giáo không chỉ
cung cấp một khung cảnh cho việc hiểu về vũ trụ và vị trí của con người trong nó,
mà còn là nguồn cảm hứng để xây dựng giá trị và đạo đức. Qua những giáo lý và
giảng dạy, tôn giáo thường hướng dẫn con người về cách sống đúng đắn, với mục
tiêu là thăng tiến tinh thần và hòa mình vào điều tối thượng. Tuy nhiên, bản chất
của tôn giáo cũng thể hiện trong việc cung cấp sự an ủi và hy vọng trong những
thời kỳ khó khăn, khi con người cảm thấy yếu đuối và không biết phải làm thế nào
để đối mặt với thách thức cuộc sống. Mặc dù có nhiều dạng tôn giáo khác nhau
trên thế giới với các nền văn hóa và lịch sử đa dạng, bản chất của chúng thường thể
hiện sự khao khát của con người đối với điều bí ẩn và vĩ đại hơn bản thân họ. Tôn
giáo có thể làm nền tảng cho sự đoàn kết xã hội, đồng thời cũng có thể tạo ra
những tranh cãi và xung đột. Bản chất này tạo ra một lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa,
và triết học phong phú, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc định hình
nhận thức và hành vi của con người.
- Nguồn gốc ra đời của tôn giáo: Tôn giáo có ba nguồn gốc chính, bao gồm: Nguồn gốc nhận thức:
+ Sự phát triển về mặt nhận thức của con người đối với bản thân, tự
nhiên và xã hội có giới hạn trong từng thời kỳ.
+ Thêm nữa, rất nhiều điều bí ẩn trên thế giới mà trình độ tri thức của
nhân loại cũng chưa thể giải đáp nổi cho nên tôn giáo chính là lời giải thích cho mọi câu hỏi.
Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
+ Khi sự phân tầng xã hội xảy ra, con người lại bị kìm hãm bởi quyền
lực của kẻ thống trị. Những sự bất công trong xã hội, sự phân biệt giai
cấp, điều ác… được đổ lỗi cho sự an bài của số mệnh. Do đó, tôn giáo lại
có cơ hội xuất hiện để cứu rỗi những con người này.
+ Trước kia, khi mà hiểu biết của con người cũng như sự cải tiến về mặt
công cụ sản xuất còn non kém thì họ vô cùng yếu thế trước thiên nhiên
hùng vĩ. Do đó, họ gắn cho tự nhiên những quyền năng vô hạn, thần
thánh hóa và dựng nên tôn giáo để thờ cúng. Nguồn gốc tâm lý:
+ Tâm lý lo sợ trước các vấn đề liên quan đến tự nhiên, xã hội kèm theo
sự yếu kém về mặt tự nhận thức cũng khiến cho con người ta tìm đến tôn giáo để an ủi.
+ Ngoài ra sự biết ơn, kính trọng với những người có công với đất nước,
anh hùng dân tộc… cũng là một biểu hiện của tôn giáo.
- Trong chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn tồn tại và sẽ còn tồn tại lâu dài. Nguyên
nhân chủ yếu của tình hình đó là: + Tôn giáo cũng như các hình thái ý thức xã hội
khác đều có tính bảo thủ. Khi những điều kiện kinh tế, xã hội sản sinh ra nó đã
thay đổi nhưng bản thân nó biến đổi chậm hơn. Câu 2:
Tôn giáo có những tính chất và chức năng cơ bản nào? Có những
nguyên tắc cơ bản nào? Có những nguyên tắc cơ bản nào khi giải quyết vấn đề về tôn giáo?
- Tính lịch sử: Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, có sự biến đổi cho phù hợp với
kết cấu chính trị và xã hội trong từng giai đoạn của lịch sử. Tôn giáo có sự thay
đổi, điều chỉnh theo từng thời đại.
- Tính quần chúng: Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ
phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo
chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới.
- Tính chính trị của tôn giáo: Tính chính trị của tôn giáo xuất hiện khi xã hội đã
phân chia giai cấp, tôn giáo đã bị lợi dụng để phục vụ lợi ích của các giai cấp thống trị.
- Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội , tôn giáo vẫn còn tồn tại , tuy đã có sự biến đổi trên nhiều mặt. Vì vậy, khi giải
quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Niềm tin: Đây là yếu tố quan trọng nhất, đòi hỏi sự tin tưởng vào một
hoặc nhiều thực thể siêu nhiên, thường là một đấng tối cao.
+ Đạo lý và Đạo đức: Hệ thống giáo lý và nguyên tắc đạo đức hướng dẫn
cách con người nên hành xử và sống đúng đắn.
+ Lễ nghi và Nghi thức: Tôn giáo thường đi kèm với các nghi lễ và nghi
thức, như lễ cầu nguyện, lễ kính, hay các buổi lễ khác nhằm thể hiện sự
tôn trọng và kính trọng.
+ Cộng đồng tôn giáo: Tạo ra một cộng đồng có chung niềm tin, nơi mà
những người theo đạo có thể tương tác, hỗ trợ và cùng nhau thực hiện các hoạt động tôn giáo.
- Nguyên tắc cơ bản nào khi giải quyết vấn đề về tôn giáo: Tôn trọng,bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
+ Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới .
+ Phân biệt 2 mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải
quyết vấn đề tôn giáo.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 3: Tôn giáo ở Việt Nam có những đặc điểm gì?
Các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng, không kỳ thị,
tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm linh
phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam và tinh
thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ hòa đồng
với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng dân cư có sự xen
kẽ giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo.
- Các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu thờ Thượng đế và linh nhân là người nước
ngoài. Các nghiên cứu về lịch sử tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, tư
tưởng tôn giáo có từ người Việt cổ, thể hiện trực quan qua các hình tượng chim
Lạc và con Rồng, những linh nhân, như Vua Hùng, Mẫu Âu Cơ, Chúa Liễu
Hạnh,... nay vẫn chỉ là niềm tin dân gian, chỉ là các tín ngưỡng.
- Mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng
đến Chân, Thiện, Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên
những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc. Thực
tế, mỗi tôn giáo đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng này
đã có sự giao thoa với văn hóa Việt Nam.
- Trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế quốc, phản động
luôn tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín
ngưỡng, tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng.
Câu 4: Khái niệm dân tộc và đặc trưng cơ bản của dân tộc.
1. Khái niêm dân tộc: Cho đến nay, khái niê q m dân tô q
c được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có
hai nghĩa được dùng phổ biến nhất: - Dân tô q c chỉ mô q t cô q
ng đồng người có mối liên hê q chă q
t chẽ và bền vững, có sinh hoạt
kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đă q c thù, xuất hiê q n sau bô q lạc, bô q tô q
c. Với nghĩa này, dân tô q c là mô q t bô q phân q
của quốc gia – quốc gia nhiều dân tô q c. - Dân tô q c chỉ cô q
ng đồng người ổn định hợp thành nhân dân mô q t nước, có lãnh thổ,
quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất
quốc của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa
và truyền thống đấu tranh chung suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ
nước. Với nghĩa này, dân tô q
c là toàn bô q nhân dân của quốc gia đó – quốc gia dân tô q c.
Khái niệm “dân tộc” thông thường được dùng để chỉ hầu như tất cả các hình thức
cộng đồng người (bộ lạc, bộ tộc, tộc người, dân tộc). Ta cần phân biệt “dân tộc”
theo nghĩa rộng này với “dân tộc” theo nghĩa khoa học: Dân tộc là hình thức cộng
đồng người cao hơn các hình thức cộng đồng trước đó, kể cả bộ tộc.
Cũng như bộ tộc, dân tộc là cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có nhà
nước và các thể chế chính trị. Dân tộc có thể từ một bộ tộc phát triển lên, song đa số
trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc người hợp nhất lại. Từ
hình thức cộng đồng trước dân tộc phát triển lên dân tộc là một quá trình vừa có
tính liên tục vừa có tính nhảy vọt lớn.
Dân tộc có những đặc điểm giống bộ tộc, song có những đặc trưng mới phân biệt
với bộ tộc. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, sự phân biệt giữa dân tộc và bộ tộc
không phải dễ dàng đối với khoa học lịch sử.
Điều cần chú ý trước tiên là, nếu như ở bộ tộc, các mối liên hệ cộng đồng còn tương
đối yếu ớt, lỏng lẻo thì dân tộc là cộng đồng người thống nhất hơn, ổn định và bền vững hơn nhiều.
Sở dĩ như vậy vì dân tộc được hình thành trong thời gian rất lâu dài, trải qua nhiều
thử thách của lịch sử. Mặt khác do dân tộc được hình thành và củng cố trên cơ sở
mới, đó là các mối liên hệ kinh tế được hình thành trong một thị trường thống nhất,
rộng lớn: thị trường dân tộc.
Sự thống nhất kinh tế của cộng đồng được củng cố bằng thiết chế chính trị mới là
các nhà nước tập quyền. Dân tộc hiện đại là quốc gia dân tộc.
Như vậy, dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một
quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ,
truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lí, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân
tộc. Khái niệm được hiểu :
– Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để giao
tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá
vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
– Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng đồng chính
trị – xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ chung, như:
dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa. 2. Đặc tr ưng
cơ bản của dân tộc:
Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên
cơ sở cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng
văn hóa. Dân tộc là sản phẩm của quá trình vận động phát triển của xã hội loài người
từ thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Dân tộc có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, dân tộc là một cộng đồng về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp xã hội, trước hết là công cụ giao tiếp trong cộng đồng
(thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc). Các thành viên của một dân tộc có thể dùng nhiều
ngôn ngữ trong giao tiếp với nhau. Có một số ngôn ngữ được nhiều dân tộc sử dụng.
Điều quan trọng là mỗi dân tộc có một ngôn ngữ chung thông nhất mà các thành
viên của dân tộc coi đó là tiếng mẹ đẻ của họ. Tính thống nhất trong ngôn ngữ dân
tộc thể hiện trước hết ở sự thống nhất về cấu trúc ngữ pháp và kho từ vựng cơ bản.
Ngôn ngữ của một dân tộc thể hiện đặc trưng chủ yếu của dân tộc đó.
Thứ hai, dân tộc là một cộng đồng về lãnh thổ.
Mỗi dân tộc có lãnh thổ riêng thống nhất, không bị chia cắt. Lãnh thổ dân tộc bao
gồm cả vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của quốc gia dân
tộc. Trong trường hợp quốc gia có nhiều dân tộc, lãnh thổ quốc gia gồm lãnh thổ của
các dân tộc thuộc quốc gia ấy hợp thành. Phạm vi lãnh thổ dân tộc hình thành trong
quá trình lịch sử lâu dài. Chủ quyền quốc gia dân tộc về lãnh thổ là một khái niệm
xác định, thường được thể chế hóa thành luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.
Thực tế lịch sử có những trường hợp bị chia cắt tạm thời, nhưng không thể căn cứ
vào đó mà cho rằng cộng đồng ấy đã bị chia thành hai hay nhiều dân tộc khác nhau.
Đương nhiên sự chia cắt đó là một thử thách đối với tính bền vững của một cộng đồng dân tộc.
Cộng đồng lãnh thổ là đặc trưng quan trọng không thể thiếu được của dân tộc. Lãnh
thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc, không có lãnh thổ thì không có khái
niệm tổ quốc, quốc gia.
Thứ ba, dân tộc là một cộng đồng về kinh tế.
Từ các cộng đồng người nguyên thủy chuyển sang bộ tộc, yếu tố liên kết cộng đồng
dựa trên quan hệ huyết thống dần dần bị suy giảm, vai trò của nhân tố” kinh tế – xã
hội ngày càng tăng. Đây là nhu cầu hoàn toàn khách quan trong đời sống xã hội.
Những mối liên hệ kinh tế làm tăng tính thống nhất, ổn định, bền vững của cộng
đồng người sống trong một lãnh thổ rộng lớn. Những mối liên hệ kinh tế thường
xuyên và mạnh mẽ đặc biệt là mối liên hệ thị trường đã làm tăng tính thông nhất,
tính ổn định, bền vững của cộng đồng người đông đảo sống trong lãnh thổ rộng lớn.
Thiếu sự cộng đồng chặt chẽ, bền vững về kinh tế thì cộng đồng người chưa phải là dân tộc.
Thứ tư, dân tộc là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách…
Văn hóa là yếu tố đặc biệt quan trọng của sự liên kết cộng đồng. Văn hóa dân tộc
mang nhiều sắc thái của các địa phương, các sắc tộc, các tập đoàn người song nó vẫn
là một nền văn hóa thông nhất không bị chia cắt. Tính thống nhất trong đa dạng là
đặc trưng của văn hóa dân tộc. Văn hóa dân tộc hình thành trong quá trình lâu dài
của lịch sử, hơn bất cứ yếu tố’ nào khác, tạo ra sắc thái riêng đa dạng, phong phú của
từng dân tộc. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng để phân biệt dân tộc này với dân
tộc khác. Văn hóa của mỗi dân tộc không thể phát triển, nếu không giao lưu văn hóa
với các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có tâm lý, tính cách riêng. Để nhận biết tâm lý,
tính cách của mỗi dân tộc phải thông qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của
dân tộc ấy, đặc biệt thông qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đời sống văn hóa.
Những đặc trưng trên có quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, kết hợp với
nhau một cách chặt chẽ trong lịch sử hình thành, phát triển cộng đồng dân tộc. Trong
đó cộng đồng về kinh tế có vai trò quyết định đối với dân tộc. Các đặc trưng khác có
vai trò nhất định đối với quá trình hình thành, phát triển dân tộc.
Nghiên cứu vấn đề dân tộc hiện nay có vai trò to lớn đối với sự phát triển của con
người, của mỗi quốc gia dân tộc. Dân tộc không chỉ là sản phẩm của sự phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội mà còn là động lực của sự phát triển của mỗi quốc gia trong
thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Hợp tác
và hội nhập là xu thế khách quan đối với mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới, song
không vì thế mà làm mất đi bản sắc với những đặc trưng phong phú của dân tộc
mình. Với ý nghĩa đó, việc quán triệt quan điểm của Đảng ta về xây dựng mối quan
hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và giữ gìn bản sắc của các dân tộc hiện
nay là vấn đề đặt ra hết sức cần thiết đối với mỗi dân tộc. Câu 5:
Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
Nghĩa là: các dân tộc dù lớn hay nhỏ, đủ trình độ phát triển cao hay thấp đều có
nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên mọi lĩnh vực: không dân tộc nào có đặc
quyền đặc lợi không dân tộc nào có quyền đi áp bức dân tộc khác.
Điều kiện để bình đẳng:
+ Thể hiện trên cơ sở pháp lý (luật pháp quốc gia), thực hiện trong thực tiễn.
+ Thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp. xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc;
đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
+ Khắc phục tình trạng chênh lệch về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...
Vị trí: đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc; là cơ sở để thực hiện quyền dân
tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.
- Các dân tộc được quyền tự quyết:
+ Đó là quyển của các dân tộc tự quyết định lấy vẫn mệnh của dân tộc
minh, quyển tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
+ Bao gồm: quyển tách ra thành dẫn tộc độc lập: tự nguyện liên hiệp với
dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc:
+ Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ảnh sự thống nhất giữa giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp: phản ảnh sự gắn bó chặt chẽ giữa tỉnh thần
của chủ nghĩa yêu nước và chu nghĩa quốc tế chân chính.
+ Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết
các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
+ Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lí luận quan trọng
để các Đảng cộng sản vận dụng thực hiện chỉnh sách dân tộc trong quá
trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 6: Đặc điểm của dân tộc Việt Nam.
- Thứ nhất: Có thể thấy Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc. Đại gia đình
dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em, dân số giữa các dân tộc
không đều nhau. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số, còn lại là dân tộc ít người phân
bố rải rác trên địa bàn cả nước.
- Thứ hai: Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết. Tính cố kết dân
tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành truyền thống của dân tộc ta.
- Thứ ba: Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau. Hình thái cư trú xen kẽ
giữa các dân tộc ở Việt Nam ngày càng gia tăng.. Và sự thống nhất giữa các dân
tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố.
- Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế- xã hội không đều
nhau. Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong
lịch sử nên sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc, giữa
các vùng dân cư thể hiện rõ rệt.
- Thứ năm: Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá thống nhất trong đa dạng. Văn hoá
Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi
dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt lại có đời sồng văn hóa mang bản sắc
riêng, góp phần làm phong phú thêm nên văn hóa của cộng đồng.
- Thứ sáu: Tuy chiếm số ít nhưng các dân tộc thiểu số lại cư trú trên các địa bàn
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao
lưu quốc tế. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái (Chữ Thái Đen),
Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H’Mông, Dao, Người Jrai (Gia Rai), Ê Đê, Ba Na,
Chăm, Sán Dìu, Ra Glai… Vị trí của các dân tộc thiểu số là cư trú trên các địa bàn
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế.