-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập chủ trương của Đảng trong những năm 36-39 - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (SP1039) 18 tài liệu
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh 441 tài liệu
Bài tập chủ trương của Đảng trong những năm 36-39 - Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện. Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (SP1039) 18 tài liệu
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh 441 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521
II. Chủ trương của Đảng trong những năm 1936-1939
1. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)
1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới tác động:
Tình hình thế giới
Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng
thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của
phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà
bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành những cải
cách tiến bộ ở thuộc địa. Chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viên sang
điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu ở các nước thuộc địa. Tình hình Việt Nam
Cuối thập niên 1930, tình hình chính trị - xã hội - kinh tế ở Đông Dương rất rối
loạn, đời sống nhân dân rất khó khăn. Công nhân bị thất nghiệp, đồng lương ít ỏi.
Nông dân không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ. Tư sản dân
tộc ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép. Tiểu tư sản trí thức bị thất nghiệp,
lương thấp. Các tầng lớp lao động chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ, đời sống cùng cực.
1.2. Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh (7-1936)
Tháng 7 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên Nghị quyết
Đại hội 7 của Quốc tế Cộng sản, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định:
Kẻ thù trước mắt là thực dân phản động Pháp và tay sai. Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,
chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. lOMoARcPSD|47206521
Phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Khoanh vùng chính xác phạm vi Việt Nam,
không phải Đông Dương. Giải quyết tình hình dân tộc là ưu việt hơn cả
Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng
3/1938, đổi thành Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Ban chấp hành Trung ương xác định, cách mạng Đông Dương vẫn là “cách
mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền của công nông bằng
hình thức Xô viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Trong khi
đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời
sống. Vì vậy, Đảng phải nắm lấy những yêu cầu này để phát động quần chúng đấu
tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước
trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống
phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống. Đối với các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và trong nước
thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt. Nhận xét:
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh đã tạo nên phong trào dân
chủ 1936-1939 với một cao trào dân tộc dân chủ có lực lượng tham gia đông đảo, quy
mô rộng lớn, mục tiêu và hình thức đấu tranh phong phú.
Lực lượng: Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia
của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác có tinh thần dân chủ chống phát xít, chống
chiến tranh như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông Dương. Tuy
nhiên lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo
nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
Quy mô: diễn ra khắp cả nước ta, rộng lớn, đặc biệt như phong trào Đông
Dương đại hội, “đón rước”, các cuộc bãi công, hoạt động kỉ niệm Quốc tế lao động 1- 5-1938.
Về mục tiêu: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến
tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ cơm áo và hòa bình. (mục tiêu đấu tranh mới)
Về hình thức đấu tranh: đa dạng, phong phú với nhiều hình thức công khai, bán công khai.
Thông qua phong trào này, Đảng có điều kiện xây dựng một lực lượng chính trị
quần chúng đông đảo; rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh
nghiệm, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc. lOMoARcPSD|47206521
Phong trào dân chủ 1936 -1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước
có sự thay đổi, nên Đảng ta phải thay đổi về chủ trương sách lược, hình thức tập hợp
lực lượng và hình thức đấu tranh,… để phù hợp với tình hình mới.
Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936 – 1939 chỉ có tính chất sách lược
nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi. Qua
đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng đối phó với mọi tình huống, đưa
cách mạng tiến lên không ngừng.
2. Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10-1936)
Tháng 10-1936, Trung ương Đảng được tổ chức lại do đồng chí Hà Huy Tập
làm Tổng Bí thư, trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới Ban Chấp hành
Trung ương cũng đặt ra vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc
và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương. Đảng đã nêu một quan
điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách
mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển
cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý
thuyết ấy có chỗ không xác đáng”. Vì vậy, tuy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu
nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa
tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ
đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa.
Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề
này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản
đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm lực
lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. ”Nói
tóm lại, nếu phát triển cuộc đấu, tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì
phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân
chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”. Nhận xét:
Đây là nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, phù hợp với tinh thần
trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế
của Luận cương chính trị tháng 10-1930.
Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này đánh dấu
bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng; thể hiện bản lĩnh và tinh thần
độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước.
Ngoài ra, Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ giữa năm 1936
trở đi khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng đúng đắn của Đảng. Hội nghị lOMoARcPSD|47206521
lần thứ ba(3-1937), lần thứ tư(9-1937), tiếp đó là Hội nghị lần thứ năm(3-1938) đã đi
sâu về công tác tổ chức của Đảng, quyết định chuyển mạnh hơn nữa về phương pháp
tổ chức và hoạt động để tập hợp được đông đảo quần chúng trong mặt trận chống phản
dộng thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do cơm áo, hòa bình.
Tại Hội nghị tháng 7-1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác
phẩm Tự chỉ trích, nhằm rút kinh nghiệm về những sai lầm, thiếu sót của Đảng viên,
hoạt động công khai trong cuộc vận động tranh cử ở Hội đồng quản hạt Nam kỳ (3-
1939). Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh
nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân
chủ Đông Dương. Tác phẩm không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh khắc
phục những lệch lạc, sai lầm trong phòng trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết,
thống nhất trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về công tác
xây dựng Đảng, vận động quần chúng.
3. Tiểu kết (1936-1039)
Về chủ trương của Đảng 7/1936
+ Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ dân sinh đã tạo nên phong trào dân
chủ 1936-1939 với một cao trào dân tộc dân chủ có lực lượng tham gia đông
đảo, quy mô rộng lớn, mục tiêu và hình thức đấu tranh phong phú.
+ Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
+ Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính hùng hậu của cách mạng.
+ Cán bộ được tập hợp và trưởng thành.
Về chủ trương của Đảng 10/1936
+ Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ của hai vấn đề dân tộc và giai cấp.
+ Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa
hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương.
+ Đảng đã đưa ra quan điểm mới “ Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải
kết chặt với cuộc cách mạng điền địa.”
+ Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận
Dân tộc Thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp..
So sánh chủ trương của Đảng 1930-1935 với 1936-1939
Chủ trương của Đảng 1930-1935
Chủ trương của Đảng 1936-1939
Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc
Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng
và phản động tay sai; đòi tự do, dân lOMoARcPSD|47206521 đất cho dân cày. chủ, cơm áo, hòa bình.
So với chủ trương của Đảng 1930-1935, chủ trương những năm 1936-1939 đã có những điểm mới
+ Các chủ trương vạch ra giải quyết đúng đắn các mối quan hệ:
+ Quan hệ giữa mục tiêu chiến lược lâu dài với mục tiêu cụ thể trước mắt
+ Quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận dân tộc rộng rãi
+ Quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
+ Quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới, cách mạng Pháp .
+ Đảng đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt,thích hợp để hướng dẫn
quần chúng nhân dân đấu tranh giành quyền lợi ngay,chuẩn bị cho những cuộc
đấu tranh cao hơn vì độc lập tự do.
+ Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh dấu bước trưởng
thành của Đảng về chính trị,tư tưởng,thể hiện bản lĩnh độc lập tự chủ, sang tạo
của Đảng. Nhờ vậy nó mở ra được một cao trào cách mạng mới rầm rộ, cuộc
Tổng diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.