-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chương 1 + chương 2 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập chương 1 + chương 2 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Bài tập chương 1 + chương 2 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập chương 1 + chương 2 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Chương 1
Bài 1: Nhận định nào sau đây mang tính thực chứng, nhận định nào là chuẩn tắc?
1. Giá dầu lửa tăng lên trên 3 lần giữa năm 1973 và 1974 TC
2. Năm 1984, những nước nghèo trên thế giới nhận được phần thu nhập ít hơn
so với phần thu nhập công bằng đối với họ trong thu nhập của thế giới CT
3. Phân phối thu nhập thế giới quá bất công. Các nước nghèo chiếm 61% dân
số thế giới nhưng chỉ nhận được 6% thu nhập của thế giới CT-TC
4. Vào đầu những năm 1980, hầu hết các nền kinh tế phương Tây đều gặp phải
tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến TC
5. Hút thuốc lá không có ích cho sức khỏe, ảnh hưởng tới xã hội nên không khuyến khích CT
6. Đánh thuế cao vào thuốc lá sẽ hạn chế hút thuốc TC
7. Nền kinh tế của Hồng Kong gần với hệ thống thị trường tự do hơn nền kinh
tế của Trung Quốc lục địa. TC
Bài 2: Nhận định nào sau đây thuộc kinh tế học thực chứng:
A. Lãi suất thấp sẽ kích thích đầu tư.
B. Cần giảm lãi suất để kích thích đầu tư.
C. Hộ gia đình nên gia tăng tiết kiệm.
D. Nhà nước cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách.
Bài 3: Nhận định nào sau đây thuộc kinh tế học chuẩn tắc:
A. Việc phát hành quá nhiều tiền sẽ gây ra lạm phát.
B. Mọi người làm việc chăm chỉ hơn nếu tiền lương cao hơn.
C. Cần cắt giảm tỉ lệ thất nghiệp.
D. Thâm hụt ngân sách chính phủ quá lớn làm cho kinh tế tăng trưởng chậm
Bài 4: Trong các câu sau đây, câu nào thuộc kinh tế học thực chứng:
A. Chính phủ cần thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khi lạm phát tăng cao.
B. Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến tổng cầu của nền kinh tế giảm.
C. Chính phủ cần thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để chống suy thoái kinh tế.
D. Chính phủ cần thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để giảm thất nghiệp Chương 2:
Bài 1: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
1. Khi nền kinh tế hoạt động tại mức việc làm đầy đủ thì: (trong đó:U là thất
nghiệp thực tế; U* là thất nghiệp tự nhiên) a. U = U* b. U< U* c. U > U* d. Không có câu nào đúng
2. Nếu sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì: (trong đó:U là
thất nghiệp thực tế; U* là thất nghiệp tự nhiên) a. U = U* b. U< U* c. U > U*
3. Đường tổng cầu AD phản ánh mối quan hệ giữa:
a. GDP thực tế và thu nhập thực tế
b. GDP danh nghĩa và thu nhập thực tế
c. GDP thực tế và mức giá chung
c. GDP danh nghĩa và mức giá chung
4. Các yếu tố làm dịch chuyển tổng cung ngắn hạn mà không làm dịch
chuyển tổng cung dài hạn là :
a. Giá cả các yếu tố sản xuất
b. Chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư c. Chi tiêu chính phủ
d. Các yếu tố sản xuất
5. Trong mô hình AD – AS, sự dịch chuyển đường AD sang bên trái làm cho:
a. GDP thực tế không đổi b. GDP thực tế tăng c. GDP thực tế giảm d. GDP danh nghĩa giảm
6. Giả sử nền kinh tế đang ở mức việc làm đầy đủ, mức giá chung giảm xuống là do:
a. Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân
c. Gia đình bạn giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng lên
d. Doanh nghiệp tăng chi cho việc mua sắm máy móc thiết bị
7. Nền kinh tế đang hoạt động ở mức toàn dụng nguồn lực, lạm phát xuất hiện là do:
a. Sự dịch chuyển sang trái của đường AD
b. Sự dịch chuyển sang trái của đường AS
c. Sự dịch chuyển sang phải của đường AS
d. Sự di chuyển trên đường AS
8. Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:
a. Đường tổng cầu dịch sang phải
b. Đường tổng cầu dịch sang trái
c. Đường tổng cung dịch sang phải
d. Đường tổng cung dịch sang trái
Bài 2: Hãy giải thích xem mỗi biến cố sau đây làm dịch chuyển đường
tổng cung ngắn hạn, đường tổng cung dài hạn, đường tổng cầu, tất cả các
đường hay không đường nào với giả thiết ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng dài hạn:
1. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, làm giảm của cải của các hộ gia đình
2. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
3. Một tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất
4. Chính phủ giảm thuế đánh vào các yếu tố đầu vào nhập khẩu
5. Chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu
6. Các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng phát triển của nền kinh tế
7. Chính phủ giảm thu nhập cá nhân
8. Các hộ gia đình quyết định tiết kiệm nhiều hơn do bị quen vào triển vọng
việc làm và thu nhập trong tương lai
9. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh (xét một nước nhập khẩu dầu).