-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chương 3 giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường môn kinh tế chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Công thức chung của tư bản là H –T- H.Sức lao động luôn là hàng hóa trong mọi thời đại kinh tế. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là: Người lao động tự do về thân thể và người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình, tạo ra hàng hóa để bán. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 51 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập chương 3 giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường môn kinh tế chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Công thức chung của tư bản là H –T- H.Sức lao động luôn là hàng hóa trong mọi thời đại kinh tế. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là: Người lao động tự do về thân thể và người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình, tạo ra hàng hóa để bán. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 51 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CHƯƠNG III.
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Phần 1)
I. Câu hỏi trắc nghiệm và giải thích Số thứ Câu hỏi Đáp Giải thích tự án 1.
Công thức chung của tư bản là Sai
Công thức chung của tư H –T- H bản là T-H-T’ 2.
Sức lao động luôn là hàng hóa trong Sai
Trong thời đại chiếm hữu mọi thời đại kinh tế.
nô lệ, sức lao động của
người nô lệ không được
coi là hàng hóa, vì khi ấy,
người lao động là nô lệ
không được tự do về thân
thể mà thân thể của họ thuộc về chủ nô. 3.
Hai điều kiện để sức lao động trở Đún
thành hàng hóa là: Người lao động g
tự do về thân thể và người lao động
không có đủ các tư liệu sản xuất cần
thiết để tự kết hợp với sức lao động
của mình, tạo ra hàng hóa để bán. 4.
Sức lao động là hàng hóa đặc biệt Đún g 5.
Tư bản là tiền đẻ ra tiền. Đún g 6.
Giá trị thặng dư là giá trị do tư bản Sai
Giá trị thặng dư là do hao sinh ra
phí lao động thặng dư của
người công nhân sinh ra 7.
Chi phí sản xuất cho 1 áo sơ mi là: Sai Tư bản bất biến:
tiền vải 50.000đ, khấu hao máy may 50000+2000+5000=57000
2.000đ, phụ kiện 5.000đ, thuê nhân đ công 25.000đ.
Tư bản khả biến: 25000 đ
Tư bản bất biến là: 50.000đ
Tư bản khả biến là: 32.000đ 8.
Giá trị hàng hóa là G = c + v Sai Công thức đúng: G= c+v+m 9.
Tiền công là giá cả của lao động 10.
Ngay khi hàng hóa được sản xuất ra
nhà tư bản đã có giá trị thặng dư dưới hình thái tiền 11.
3 hình thái của tuần hoàn tư bản là: Sai
3 hình thái của tuần hoàn
tư bản tiền tệ, tư bản công nghiệp
tư bản là: tư bản tiền tệ, và tư bản hàng hóa
tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa 12.
Khi tư bản cá biệt chu chuyển hết
một vòng tuần hoàn là 3 tháng, tốc
độ chu chuyển của tư bản là 5 vòng/năm 13.
Tư bản ứng trước là 1000, bỏ vào Sai
Tư bản cố định là:
máy móc 200 thiết bị nhà xưởng 200+400=600
400, mua nguyên liệu 200, còn lại
Tư bản lưu động là: thuê nhân công. 200+200=400
Tư bản cố định là 200k
Tư bản lưu động là 800k 14.
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần
trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản ứng trước. 15.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tuyệt đối là ứng dụng khoa học
kỹ thuật để tăng năng suất lao động 16.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là
chi phí lao động sống và lao động quá khứ 17.
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
nhỏ hơn giá trị hàng hoá 18.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tuyệt đối ngày nay không còn được sử dụng nữa. 19.
Lợi nhuận là tiền công quản lý của nhà tư bản 20.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm
giữa giá trị thặng dư với tư bản khả biến 21.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương
nghiệp là người mua hàng tạo ra. 22.
Tư bản cho vay là một loại hàng Đún hóa đặc biệt g 23.
Tư bản cho vay biểu hiện quan hệ giữa các nhà tư bản 24.
Địa tô TBCN biểu hiện quan hệ bóc
lột của địa chủ đối với lao động làm thuê. 25.
Nguồn gốc của tích lũy tư bản là lao
động không công của người công nhân 26.
Tập trung tư bản làm cho quy mô tư
bản cá biệt và tư bản xã hội đều tăng 27.
Tích lũy tư bản tăng, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng 28.
Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu
là tái sản xuất mở rộng sản phẩm
nhờ sử dụng nhiều hơn các yếu tố
đầu vào, trong khi hiệu quả sử dụng
các yếu tố hầu như không đổi. 29.
Cạnh tranh nội bộ ngành hình thành Đún giá trị thị trường g 30.
Cạnh tranh giữa các ngành hình
thành lợi nhuận bình quân II. Bài tập Bài 1.
Để tái sản xuất ra sức lao động, một công nhân tối thiểu phải chi phí các khoản sau:
a. Lương thực, thực phẩm, điện, nước 100.000VNĐ/ngày;
b. Mua sắm đồ gia dụng 3.650.000VNĐ/năm;
c. Mua sắm tư trang 7.300.000 VNĐ/năm;
d. Mua sắm đồ dùng lâu bền 36.500.000 VNĐ/10 năm;
e. Phí các dịch vụ văn hoá, giao tiếp 300.000 VNĐ/ tháng.
Hãy xác định giá trị sức lao động của công nhân đó / ngày. Giả định 1 năm 365 ngày. Bài 2:
Trong quá trình sản xuất, hao mòn thiết bị máy móc là 200.000$, chi phí nguyên,
nhiên vật liệu là 200.000$.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến, biết rằng giá trị sản phẩm là 1.000.000$ và tỷ
suất giá trị thặng dư (m’) là 200%. Bài 5:
Có 100 công nhân sản xuất 1 tháng được 12.500 sản phẩm với chi phí tư bản bất biến
là 250.000$. Giá trị sức lao động 1 tháng của mỗi công nhân là 250$; tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là 300%.
Tính giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và viết cấu tạo giá trị của sản phẩm đó. Bài 6:
Tư bản đầu tư là 900.000$, trong đó: vào tư liệu sản xuất là 780.000$; số công nhân là 400 người.
Hãy xác định lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Bài 7:
Tư bản ứng trước 500.000 USD, trong đó đầu tư vào nhà xưởng 200.000 USD, vào
máy móc, thiết bị 100.000 USD. Nguyên nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 3 lần tiền thuê lao động.
Hãy xác định lượng tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến và tư bản khả
biến. Căn cứ để phân chia tư bản thành các loại tư bản trên? Bài 8:
Một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ở Hà Nội, năm 2018 tiền lương cho công nhân
chiếm 550.000 USD. Cũng trong năm đó, giá trị của toàn bộ sản phẩm sản xuất ra là
4.650.000 USD. Chi phí sản xuất chiếm 2.100.000 USD.
Hỏi khối lượng và tỷ suất giá trị thặng dư doanh nghiệp thu được năm 2018 là bao nhiêu? Bài 9:
Một doanh nghiệp tư bản sản xuất bánh kẹo ứng trước 80.000 USD để tiến hành sản
xuất. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là 3/1, tỷ suất giá trị thặng dư thu được là 100%.
Doanh nghiệp đó không thực hiện việc bán hàng hóa đến tay người tiêu dùng mà
nhường cho doanh nghiệp thương mại khác đảm nhiệm việc bán hàng. Khi đó, doanh
nghiệp thương nghiệp phải ứng ra 20.000 để thực hiện việc bán hàng.
Hỏi lợi nhuận mà doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo và doanh nghiệp kinh doanh bánh
kẹo nói trên thu được là bao nhiêu? Bài 10:
Một doanh nghiệp tư bản năm 2018 sản xuất ra hàng hóa với tổng giá trị là 1.000.000
USD. Trong đó, chi phí để sản xuất bao gồm: giá trị nhà xưởng, máy móc là 50.000 USD,
giá trị nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ là 650.000 USD, số tiền dùng để trả lương cho công nhân là 100.000 USD.
Hãy tính khối lượng giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư mà doanh nghiệp thu được trong năm. Bài 11:
Trong một xí nghiệp tư bản sản xuất nước giải khát, ngày lao động là 8h, tỷ suất giá
trị thặng dư là 300%. Tuy nhiên, để phát triển, nhà tư bản yêu cầu công nhân làm việc 10h/ ngày.
Nếu giá trị sức lao động không đổi thì tỷ suất giá trị thặng dư sẽ thay đổi thế nào?
Hãy cho biết chủ tư bản đã bóc lột giá trị thặng dư bằng phương pháp nào? Bài 12:
Để tiến hành sản xuất, Tư bản ứng trước 100.000 USD để mua các yếu tố cho quá
trình sản xuất; cấu tạo hữu cơ của tư bản c/v = 4/1; tỷ suất giá trị thặng dư m’=100%. Biết
rằng 50% giá trị thặng dư được tư bản hoá để mở rộng quy mô sản xuất.
Hãy xác định khối lượng giá trị thặng dư được tư bản hoá nếu tỷ suất giá trị thặng dư
tăng tới 300%, tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng không đổi. Hãy xác định tư bản bất
biến phụ thêm và tă bản khả biến phụ thêm? Bài 13:
Một doanh nghiệp tư bản ứng trước 500.000 USD, trong đó chi phí cho xây dựng
nhà xưởng là 200.000 USD, chi phí mua máy móc, thiết bị là 100.000 USD, số tư bản dùng
để mua nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu gấp 3 lần số tư bản dùng để mua sức lao động.
Hãy tính tổng số tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động.
Từ đó cho biết ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Bài 14:
Cho biết để sản xuất 1 loại sản phẩm, nhà tư bản cần phải chi phí như sau:
- Chi phí mua máy móc là 100.000 USD
- Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu là 300.000 USD.
Hãy tính lượng tư bản khả biến cần thiết nếu biết giá trị của sản phẩm là 1.000.000
USD và tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. III. Tự luận
1. Chứng minh T-H-T’ là công thức chung của tư bản? Làm rõ sự khác biệt giữa
công thức chung của tư bản với công thức lưu thông hàng hóa giản đơn? B ài làm:
Xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao. Trong nền kinh tế hàng hóa giải đơn,
tiền là phương tiện lưu thông vận động theo công thức: H-T-H (Hàng-Tiền-Hàng),
nghĩa là bán để mua. Khi sản xuất hàng hóa phát triển cao bước sang giai đoạn kinh
tế thị trường TBCN, sẽ có một bộ phận nhà tư bản dùng tiền để đầu tư, tiền của họ
vận động theo công thức T-H-T (Tiền-Hàng-Tiền), nghĩa là mua để bán nhằm mục
đích làm giàu hay mục đích gia tăng giá trị.
Theo Mác, bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T (Tiền-Hàng-Tiền) đều
chuyển thành tư bản. Bởi mục đích cuối cùng của nhà tư bản là T (Giá trị). Giá trị
càng cao, nhà tư bản càng thu lại được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, hiển nhiên là chẳng
có nhà tư bản nào lại muốn bỏ tiền ra đầu tư để rồi thu lại một số tiền bằng với số
tiền ban đầu, đầu tư như vậy không mang lại lợi nhuận và là sự đầu tư vô ích. Đầu tư
phải sinh ra lợi nhuận thì nhà tư bản mới tiếp tục đầu tư lâu dài. Vậy nên, công thức
T-H-T’ ra đời, trong đó: T’=T+ ∆T (∆T: giá trị thặng dư, ∆T>0). Vì vậy, T-H-T’ là
công thức chung của tư bản.
Sự khác biệt giữa công thức chung của tư bản (T-H-T’) và công thức lưu thông hàng hóa giản đơn (H-T-H): H-T-H T-H-T’ Giống nhau
Đều phản ánh những quan hệ chung của kinh tế hàng hóa: - Có quá trình mua và bán - Có hàng và tiền
- Có người mua và người bán Khác nhau Bán trước, mua sau Mua trước, bán sau
Mục đích: Giá trị sử dụng (H) Mục đích: Giá trị (T)
=> Công thức chung: H1-T-H2
=>Công thức chung: T-H-T’
Giới hạn lưu thông: Sự vận động Sự vận động của tư bản là không
sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, có giới hạn, vì sự lớn lên của giá
khi những người trao đổi có trị là không có giới hạn
được giá trị sử dụng mà người
đó cần đến. Do đó sự vận động là có giới hạn
2. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động? Liên hệ thực tiễn với vai
trò là người lao động hay người sử dụng lao động? Bài làm
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra
năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ
được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt ấy. Diễn đạt theo cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường
gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động;
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi con của người lao động.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả
của hàng hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá
trị lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể
hiện trong quá trình sử dụng sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và
lịch sử. Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà
không hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những
giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là
chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn do đâu mà có.
3. Phân tích bản chất, đặc điểm của quá trình sản xuất giá trị thặng dư thông qua
một ví dụ cụ thể? Rút ra thực chất giá trị thặng dư và tư bản? Bài làm
Phân tích bản chất, đặc điểm của quá trình sản xuất giá trị thặng dư thông qua một ví dụ cụ thể:
Giả sử, để sản xuất sợi, chủ tư bản phải đầu tư các yếu tố sản xuất gồm
nguyên liệu (bông), máy móc, sức lao động của công nhân. Cụ thể chi phí như sau:
Nhà tư bản mua 50kg nguyên liệu bông mất 50$, hao mòn máy móc cho chuyển
50kg bông thành sợi là 3$, mua hàng hóa sức lao động công nhân làm một ngày 8h là
15$. Như vật, ban đầu nhà tư bản phải ứng ra 68$. Giả định trong 4 giờ, người công
nhân bằng lao động cụ thể đã biến 50kg bông thành sợi, qua đó, giá trị của bông
(50$) và hao mòn máy móc (3USD), bằng lao động trừu tượng tạo ra 15$ chuyển vào
sản phẩm. Như vậy, giá trị của 50kg sợi là: 50+3+15=68$. Nếu nhà tư bản dừng sản
xuất ở thười điển này thì nhà tư bản không có được giá trị thặng dư vì ứng ra 68$ đầu
tư ban đầu, khi bán sợi được đúng giá trị 68$. Tuy nhiên, nhà tư bản mua sức lao
động sử dụng trong 1 ngày là 8 giờ chứ không phải 4 giờ. Điều này, nhà tư bản sẽ
tính toán trước. Do vật, 4 giờ tiếp theo, nhà tư bản tiếp tục đầu tư cho sản xuất, cụ
thể, nhà tư bản sẽ mua: 50$ nguyên liệu bông, 3$ chi cho hao mòn máy móc. Khác
với giai đoạn 1, nhà tư bản không phải trả thêm tiền cho lao động của người công
nhân nữa, vì hợp đồng nhà tư bản kí kết với người công nhân là 1 ngày 8 giờ chứ
không phải 4 giờ. Như vậy, kết thúc ngày lao động, công nhân tạo ra 100kg sợi có
tổng giá trị: 68$+68$=136$. Trong khi đó, nhà tư bản ứng ra chi phí đầu tư là: (50$
+50$)+(3$+3$)+15$= 121$. Nhà tư bản đã thu được giá trị thặng dư là 136$- 121$=15$
Sở dĩ có được giá trị thặng dư là vì hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc
biệt. Khi sử dụng, nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó. Trong ví dụ nêu
trên, chỉ cần 4 giờ đầu tiên, người công nhân đã có thể tạo ra lượng giá trị bằng với
giá trị sức lao động của mình. Đương nhiên, 4 giờ tiếp theo, đó là thời gian làm việc
không công, nhà tư bản chiếm đoạt được. Mác gọi thời gian 4 giờ đầu là thời gian lao
động cần thiết, 4 giờ lao động tiếp theo là thời gian lao động thặng dư
Từ ví dụ trên, ta có thể đi đến kết luận như sau:
Thứ nhất, giá trị thặng dư (m) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do người lao động làm thuê tạo ra, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói tới
giá trị thặng dư là nói tới mối quan hệ bóc lột sức lao động của nhà tư bản đối với
người công nhân. Đương nhiên, nó là phạm trù lịch sử vì nó tồn tại trong giai đoạn
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, ngày lao động của người công nhân được chia làm hai phần. Phần
thứ nhất của ngày lao động, người công nhân tái sản cuất ra giá trị sức lao động, gọi
là thời gian lao động cần thiết. Phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động
thặng dư. Như trong ví dụ sản xuất sợi nêu trên, thời gian lao động cần thiết của
người công nhân là 4 giờ đầu và thời gian lao động thặng dư của người công nhân là 4 giờ sau.
Thứ ba, tư bản được định nghĩa một cách chính xác hơn: Tư bản là giá trị
mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. Cũng giống như khái
niệm giá trị thặng dư, tư bản cũng phản ánh mối quan hệ xã hội, quan hệ bóc lột giữa
giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê.
4. Chứng minh rằng: Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả biến có ý
nghĩa làm rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư và kết cấu giá trị của hàng hóa. Bài làm
Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ nguồn
gốc duy nhất của giá trị thặng dư là do lao động của công nhân làm thuê tạo ra không
được trả công. Tư bản bất biến tuy không là nguồn gốc của giá trị thặng dư, nhưng
nó có vài trò quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định năng suất lao động
5. Chứng minh rằng: Tuần hoàn tư bản là quá trình vận động của tư bản trải qua 3 giai
đoạn, tồn tại dưới ba hình thái, thực hiện ba chức năng rồi trở về hình thái ban đầu
với số lượng lớn hơn.
6. Chứng minh rằng: Tốc độ chu chuyển của tư bản phản ánh khả năng tạo ra giá trị
thặng dư trong một đơn vị thời gian của tư bản.
7. Phân tích làm rõ luận điểm: Việc phân chia tư bản thành tư bản cố định, tư bản lưu
động giúp cho quản lý và sử dụng vốn cố định và vốn lưu động hiệu quả hơn.
8. Chứng minh rằng: Về mặt kinh tế, giá trị thặng dư là một bộ phận giá giá trị mới do
lao động của công nhân tạo ra, về mặt xã hội, giá trị thặng dư thể hiện quan hệ giai
cấp giữa giai cấp tư bản và lao động làm thuê.
9. Tại sao nói: Trong thực tiễn, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư luôn được sử
dụng kết hợp với nhau?
10. Chứng minh rằng: Bản chất của tích tũy tư bản là tái sản xuất mở rộng tư bản chủ
nghĩa thông qua tư bản hóa giá trị thặng dư.
11. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy và rút ra ý nghĩa thực tiễn với
việc mở rộng quy mô vốn cho sản xuất kinh doanh.
12. Phân tích các quy luật chung của tích lũy. Liên hệ thực tiễn?
13. Phân tích luận điểm: chi phí sản xuất là toàn bộ giá trị mà nhà tư bản ứng ra để sản
xuất hàng hóa, luôn nhỏ hơn giá trị hàng hóa.
14. Phân tích luận điểm: lợi nhuận là giá trị thặng dư được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
15. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và rút ra ý nghĩa thực tiễn.
16. Phân tích tác động của cạnh tranh giữa các ngành đến sự hình thành lợi nhuận bình
quân, liên hệ thực tiễn lý luận này với
17. Phân tích nguồn gốc, đặc điểm của tư bản thương nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp.
Liên hệ thực tiễn phát triển thương nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
18. Phân tích nguồn gốc hình thành, bản chất của tư bản cho vay, lợi tức và tỷ suất lợi
tức. Liên hệ thực tiễn vấn đề quan hệ cho vay trong nền kinh tế thị thị trường.
19. Phân tích bản chất của tư bản kinh doanh nông nghiệp, địa tô và liên hệ với thực tiễn
vấn đề giá cả mua bán và cho thuê đất trong nền kinh tế thị trường.