BÀI TẬP TỰ HỌC CHƯƠNG 4
Họ và tên: Vũ Hoàng Mai
MSSV: 2256070025
Đề bài: Nguyên nhân bạo lực xả súng ở Mỹ, tự do súng đạn là biểu hiện của
dân chủ hay mất dân chủ?
Bài làm:
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776 có
khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng
Tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có
quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Nhìn chung, bản
Tuyên ngôn mang một tư tưởng vô cùng tiến bộ của nhân loại, đề cao giá trị của
con người. Đây cũng chính là sự mở đầu tốt đệp mà xã hội Hoa Kỳ hướng đến.
Chính vì vậy, ngày 25/09/1789, Tuyên ngôn nhân quyền ra đời thông qua 12 tu
chính hiến pháp, và gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính này, gọi
chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của
công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận; báo chí; hội họp và tôn
giáo,…. Tuy nhiên, trong bản Tuyên ngôn nhân quyền này đã gây chú ý khi ngay ở
Tu chính thứ 2 đã đề cập đến đối với công Quyền được mang và sử dụng vũ khí
dân Hoa Kỳ. Trong bản Tuyên ngôn nhân quyền có nêu rõ:
“ Tu chính thứ 2: Quyền mang vũ khí
Xét thấy lực lượng dự bị có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh
của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không
vi phạm.”
Có thể thấy, thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền, chúng ta có thể hiểu được
rằng việc sử dụng và giữ vũ khí ở Hoa Kỳ được cho là một hành vi hợp pháp, khác
với đại đa số những quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ như ở Việt Nam, Chủ nghĩa
xã hội không cho phép công dân được tự ý giữ và sử dụng vũ khí, các loại vũ khí
đặc biệt như súng chỉ được sử dụng bởi các lực lượng chuyên biệt như: quân đội
nhân dân; dân quân tự vệ; cảnh sát biển; công an nhân dân;……
Tuy nhiên, lợi dụng mặt trái của quyền sử dụng vũ khí tại Hoa Kỳ, nhiều đối tượng
có xu hướng sử dụng vũ khí gây tổn hại cho các cá nhân khác, điển hình là các vụ
xả súng hàng loạt diễn ra ở Hoa Kỳ trong nhiều thập kỉ qua. Theo một nghiên cứu,
các vụ xả súng có cơ chế “lây lan”. Từ 1996 đến 2012, ở Mỹ đã xảy ra 96 vụ xả
súng hàng loạt, chiếm 1/3 trên tổng số các vụ xả súng trên thế giới. Vậy nguyên
nhân gì là điều dẫn đến hàng loạt những thảm kịch trên?
Khi mỗi một vụ xả súng xảy ra, động cơ phạm tội của thủ phạm thường được điều
tra bắt đầu từ sơ yếu lý lịch, môi trường hoàn cảnh và tiền sử bệnh án. Và điểm
chung của các đối tượng là đều có tiền sử bệnh về tâm lý. Nhiều đối tượng đã từng
gặp các vấn đề về tâm thần như tâm thần phân liệt hay có xu hướng chống đối xã
hội. Trong vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook (2012), hung thủ Adam
Lanza đã bắn chết 20 học sinh và 6 người lớn khác trước khi dùng súng tự sát ngay
sau đó. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã phát hiện Adam Lanza cũng
mắc vấn đề liên quan đến tâm thần. Theo điều tra, Adam đã trải qua quãng thời
gian tuổi vị thành niên của mình khá trầm mặc, cậu ta khép kín, có ít giao tiếp xã
hội và dường như đã vật lộn với căn bệnh tâm thần xã hội. Khi bạn bè đồng trang
lứa được nhận vào các ngôi trường cấp ba thì Adam đã bị ngôi trường mơ ước của
mình từ chối và mẹ của cậu ta đã quyết định dạy học ở nhà cho Adam. Có lẽ, với
một người có các triệu chứng về tâm thần như Adam, việc cậu ta bị từ chối hoà
nhập xã hội đã gây ra những sang chấn mạnh mẽ. Tồi tệ hơn, mẹ của Adam đã cho
cậu ta tiếp xúc với súng đạn như là một cách để bà ta có thể kết nối và giao tiếp với
con trai mình. Việc không thể hoà nhập cộng đồng và sự giáo dục có hơi hướng
bạo lực đã dần hình thành những suy nghĩ và nhận thức sai lệch cho Adam Lanza.
Mẫu số chung của các thủ phạm trong hàng loạt vụ xả súng ở Mỹ đều liên quan
đến vấn đề tâm thần. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao những đứa trẻ có các triệu
chứng tâm lý không bình thường, ít giao tiếp, và bạo lực lại không được chú ý giáo
dục một cách đúng đắn? Như trường hợp của Adam Lanza, thậm chí nền giáo giục
Hoa Kỳ còn đã thẳng thừng từ chối việc cho phép một học sinh có vấn đề tâm lý
như Adam học tập. Từ đó, những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý lại càng tách biệt với
sự phát triển của xã hội, cảm thấy bị ruồng bỏ và hình thành sự “căm ghét” với
cộng đồng. Trong cuốn của tác giả Stanton E Samenow có Tâm lý học tội phạm
khẳng định: “ Tội phạm là một sự phản ứng có thể lý giải nhằm thích nghi và thậm
chí là bình thường trước hoàn cảnh nghèo đói khắc nghiệt đã cướp đi cơ hội và hy
vọng của con người.” Hành vi tấn công vào trường tiều học Sandy Hook của Adam
Lanza cũng thể hiện xu hướng phản kháng hay muốn gây hại đến điều đã làm tổn
thương hắn trong quá khứ, và đối với Adam việc phải chứng kiến những đứa trẻ
khác được xã hội đón nhận chính là động cơ dẫn đến hành vi phạm tội. Nhìn
chung, những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý nếu không được giáo dục và quan tâm
bởi xã hội thì rất có thể những thảm kịch như trên sẽ vẫn tái diễn trên đất nước đề
cao tự do dân chủ này. Bên cạnh đó, việc mua bán súng đạn tại Mỹ cũng diễn ra rất
sôi nổi. Một người có thể dễ dàng sở hữu một khẩu súng với thủ tục đơn giản. Tuy
chính quyền liêm bang Hoa Kỳ yêu cầu có thủ tục xác minh danh tính người mua
để đảm bảo tội phạm hay những người có vấn đề về tâm lý có thể sở hữu súng đạn
nhưng những thủ tục này không đủ tin cậy và còn nhiều lổ hổng. Tình hình căng
thẳng xã hội, xung đột, bất bình đẳng và sự mất cân đối kinh tế cũng dẫn đến
những hệ quả xung đột gay gắt, nguồn cơn tạo ra bạo lực xã hội ở Mỹ.
Sau hàng loạt vụ xả súng đẫm máu xảy ra, nhiều công dân Mỹ đã dấy lên lo ngại
về quyền sử dụng vũ khí vốn đã phổ biến trong suốt nhiều thập kỉ qua ở đất nước
mình. Những cuộc biểu tình phản đối quyền sử dụng súng đạn đã diễn ra, phần lớn
cho rằng việc cho phép sử dụng vũ khí là cách tốt nhất để tội phạm thực hiện hành
vi. Trái ngược với ý kiến này, Hiệp hội súng đạn Hoa Kỳ cho rằng: “Chỉ chặn được
một người xấu có súng bằng một người tốt có súng.”, Hiệp hội khẳng định quyền
sử dụng súng vốn là khả năng tự vệ chính đáng trước tình hình chính trị rối ren ở
Mỹ. Xoay quanh những tranh cãi trên, “văn hoá súng đạn” đang đại diện cho dân
chủ hay mất dân chủ tại Mỹ.
Để hiểu khái quát, dân chủ vốn là thể chế mà nhiều quốc gia mong muốn hướng
đến. Trong đó, tự do dân chủ - nhân quyền bao gồm những quyền lợi của công dân
và đề cao giá trị con người đặc biệt được Hiến pháp bảo vệ. Quan điểm về dân
chủ- nhân quyền và cách tiếp cận nó ở mỗi Quốc gia tuỷ khác nhau nhưng “quyền
được sống” vẫn luôn là điều cốt yếu nhất của khái niệm nhân quyền. Tuy nhiên,
với “văn hoá súng đạn” đặc trưng ở Mỹ, hàng năm đã có biết bao sinh mạng vô tội
đã buộc phải từ bỏ “quyền được sống” của mình. Chẳng phải chính “quyền sử
dụng vũ khí” bắt nguồn với tâm thức mỗi công dân được phép tự vệ chính đáng
đang trở thành “cú vả đau đớn nhất” vào chính những gì mà người Mỹ đã gây dựng
cho ngọn cờ tự do dân chủ của mình.
Súng đạn đã và đang tạo ra một “cơn ác mộng đen tối” tại Mỹ. Những vụ xả súng
xảy ra với tần suất thường xuyên, đặc biệt thường nhắm đến trường học hoặc bệnh
viện – là điểm yếu của cộng đồng. Có một số lý do cho việc cho rằng quyền sở hữu
súng đạn là một biểu hiện của mất dân chủ ở Mỹ. Đầu tiên, số lượng vụ thảm sát
bằng súng tại Mỹ rất cao và gây ra nhiều thương vong hàng năm. Thứ hai, việc sở
hữu súng dẫn đến việc tăng cường bạo lực và tạo ra một môi trường đe dọa cho
cộng đồng. Quyền tự do súng đạn đang tạo ra một lỗ hổng để tội phạm lợi dụng
thực hiện hành vi. Tóm lại, tự do dân chủ cần đi đôi với trách nhiệm cộng đồng và
đảm bảo không gây hại đến cộng đồng.
Chính vì thế, cần có những biện pháp khác nhau để ngăn chặn những vụ xả sủng
hàng loạt tiếp tục tái diễn. Thứ nhất, cần thay đổi từ nguyên căn nhận thức của con
người khi mà việc được tự do sử dụng súng đạn vốn đã in sâu vào ý thức của nhiều
công dân Mỹ. Thứ hai, tăng cường giáo dục về tình trạng tâm thần và các dịch vụ
hỗ trợ tâm lý đối với những các nhân có triệu chứng về bệnh tâm thần. Thứ ba,
tăng cường các biện pháp kiểm soát vũ khí, bao gồm đòi hỏi kiểm tra lý lịch tội
phạm và tâm thần trước khi mua vũ khí, giới hạn số lượng vũ khí mỗi người có thể
sở hữu và cấm sử dụng các loại vũ khí quân sự. Và hơn hết, xây dựng một xã hội
ổn định, bình đẳng và ít xung đột, khi đó xu hướng bạo lực sẽ dần được giảm bớt.
Tuy nhiên, quyền tự do sử dụng súng đạn đã gây ra nhiều tranh cãi và tranh luận về
việc kiểm soát súng đạn và mức độ cần thiết để bảo vệ quyền tự do cá nhân. nhà
lập pháp Mỹ thường cho rằng quyền sở hữu súng đạn là cần thiết để bảo vệ quyền
tự vệ và tự bảo vệ nhà cửa. Những người ủng hộ quyền tự do súng đạn cho rằng nó
là một cách để ngăn chặn hoặc tự bảo vệ trước mối đe dọa tiềm tàng từ phía tội
phạm hoặc chính phủ. Cuộc tranh cãi này tiếp tục tồn tại trong xã hội Mỹ và vẫn
chưa có một đồng thuận chung về vấn đề này.
Nhìn chung để thay đổi “văn hoá súng đạn” tại Mỹ là điều không hề dễ dàng. Các
nhà chức trách và chính phủ cần có cái nhìn đúng đắn, để tránh tạo ra những hệ luỵ
xung đột không đáng có.

Preview text:

BÀI TẬP TỰ HỌC CHƯƠNG 4 Họ và tên: Vũ Hoàng Mai MSSV: 2256070025
Đề bài: Nguyên nhân bạo lực xả súng ở Mỹ, tự do súng đạn là biểu hiện của
dân chủ hay mất dân chủ?
Bài làm:
Trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776 có
“khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng
Tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có
quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Nhìn chung, bản
Tuyên ngôn mang một tư tưởng vô cùng tiến bộ của nhân loại, đề cao giá trị của
con người. Đây cũng chính là sự mở đầu tốt đệp mà xã hội Hoa Kỳ hướng đến.
Chính vì vậy, ngày 25/09/1789, Tuyên ngôn nhân quyền ra đời thông qua 12 tu
chính hiến pháp, và gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính này, gọi
chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của
công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận; báo chí; hội họp và tôn
giáo,…. Tuy nhiên, trong bản Tuyên ngôn nhân quyền này đã gây chú ý khi ngay ở
Tu chính thứ 2 đã đề cập đến Quyền được mang và sử dụng vũ khí đối với công
dân Hoa Kỳ. Trong bản Tuyên ngôn nhân quyền có nêu rõ:
“ Tu chính thứ 2: Quyền mang vũ khí
Xét thấy lực lượng dự bị có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh
của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không vi phạm.”

Có thể thấy, thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền, chúng ta có thể hiểu được
rằng việc sử dụng và giữ vũ khí ở Hoa Kỳ được cho là một hành vi hợp pháp, khác
với đại đa số những quốc gia khác trên thế giới. Ví dụ như ở Việt Nam, Chủ nghĩa
xã hội không cho phép công dân được tự ý giữ và sử dụng vũ khí, các loại vũ khí
đặc biệt như súng chỉ được sử dụng bởi các lực lượng chuyên biệt như: quân đội
nhân dân; dân quân tự vệ; cảnh sát biển; công an nhân dân;……
Tuy nhiên, lợi dụng mặt trái của quyền sử dụng vũ khí tại Hoa Kỳ, nhiều đối tượng
có xu hướng sử dụng vũ khí gây tổn hại cho các cá nhân khác, điển hình là các vụ
xả súng hàng loạt diễn ra ở Hoa Kỳ trong nhiều thập kỉ qua. Theo một nghiên cứu,
các vụ xả súng có cơ chế “lây lan”. Từ 1996 đến 2012, ở Mỹ đã xảy ra 96 vụ xả
súng hàng loạt, chiếm 1/3 trên tổng số các vụ xả súng trên thế giới. Vậy nguyên
nhân gì là điều dẫn đến hàng loạt những thảm kịch trên?
Khi mỗi một vụ xả súng xảy ra, động cơ phạm tội của thủ phạm thường được điều
tra bắt đầu từ sơ yếu lý lịch, môi trường hoàn cảnh và tiền sử bệnh án. Và điểm
chung của các đối tượng là đều có tiền sử bệnh về tâm lý. Nhiều đối tượng đã từng
gặp các vấn đề về tâm thần như tâm thần phân liệt hay có xu hướng chống đối xã
hội. Trong vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook (2012), hung thủ Adam
Lanza đã bắn chết 20 học sinh và 6 người lớn khác trước khi dùng súng tự sát ngay
sau đó. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã phát hiện Adam Lanza cũng
mắc vấn đề liên quan đến tâm thần. Theo điều tra, Adam đã trải qua quãng thời
gian tuổi vị thành niên của mình khá trầm mặc, cậu ta khép kín, có ít giao tiếp xã
hội và dường như đã vật lộn với căn bệnh tâm thần xã hội. Khi bạn bè đồng trang
lứa được nhận vào các ngôi trường cấp ba thì Adam đã bị ngôi trường mơ ước của
mình từ chối và mẹ của cậu ta đã quyết định dạy học ở nhà cho Adam. Có lẽ, với
một người có các triệu chứng về tâm thần như Adam, việc cậu ta bị từ chối hoà
nhập xã hội đã gây ra những sang chấn mạnh mẽ. Tồi tệ hơn, mẹ của Adam đã cho
cậu ta tiếp xúc với súng đạn như là một cách để bà ta có thể kết nối và giao tiếp với
con trai mình. Việc không thể hoà nhập cộng đồng và sự giáo dục có hơi hướng
bạo lực đã dần hình thành những suy nghĩ và nhận thức sai lệch cho Adam Lanza.
Mẫu số chung của các thủ phạm trong hàng loạt vụ xả súng ở Mỹ đều liên quan
đến vấn đề tâm thần. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao những đứa trẻ có các triệu
chứng tâm lý không bình thường, ít giao tiếp, và bạo lực lại không được chú ý giáo
dục một cách đúng đắn? Như trường hợp của Adam Lanza, thậm chí nền giáo giục
Hoa Kỳ còn đã thẳng thừng từ chối việc cho phép một học sinh có vấn đề tâm lý
như Adam học tập. Từ đó, những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý lại càng tách biệt với
sự phát triển của xã hội, cảm thấy bị ruồng bỏ và hình thành sự “căm ghét” với
cộng đồng. Trong cuốn Tâm lý học tội phạm của tác giả Stanton E Samenow có
khẳng định: “ Tội phạm là một sự phản ứng có thể lý giải nhằm thích nghi và thậm
chí là bình thường trước hoàn cảnh nghèo đói khắc nghiệt đã cướp đi cơ hội và hy
vọng của con người.”
Hành vi tấn công vào trường tiều học Sandy Hook của Adam
Lanza cũng thể hiện xu hướng phản kháng hay muốn gây hại đến điều đã làm tổn
thương hắn trong quá khứ, và đối với Adam việc phải chứng kiến những đứa trẻ
khác được xã hội đón nhận chính là động cơ dẫn đến hành vi phạm tội. Nhìn
chung, những đứa trẻ có vấn đề về tâm lý nếu không được giáo dục và quan tâm
bởi xã hội thì rất có thể những thảm kịch như trên sẽ vẫn tái diễn trên đất nước đề
cao tự do dân chủ này. Bên cạnh đó, việc mua bán súng đạn tại Mỹ cũng diễn ra rất
sôi nổi. Một người có thể dễ dàng sở hữu một khẩu súng với thủ tục đơn giản. Tuy
chính quyền liêm bang Hoa Kỳ yêu cầu có thủ tục xác minh danh tính người mua
để đảm bảo tội phạm hay những người có vấn đề về tâm lý có thể sở hữu súng đạn
nhưng những thủ tục này không đủ tin cậy và còn nhiều lổ hổng. Tình hình căng
thẳng xã hội, xung đột, bất bình đẳng và sự mất cân đối kinh tế cũng dẫn đến
những hệ quả xung đột gay gắt, nguồn cơn tạo ra bạo lực xã hội ở Mỹ.
Sau hàng loạt vụ xả súng đẫm máu xảy ra, nhiều công dân Mỹ đã dấy lên lo ngại
về quyền sử dụng vũ khí vốn đã phổ biến trong suốt nhiều thập kỉ qua ở đất nước
mình. Những cuộc biểu tình phản đối quyền sử dụng súng đạn đã diễn ra, phần lớn
cho rằng việc cho phép sử dụng vũ khí là cách tốt nhất để tội phạm thực hiện hành
vi. Trái ngược với ý kiến này, Hiệp hội súng đạn Hoa Kỳ cho rằng: “Chỉ chặn được
một người xấu có súng bằng một người tốt có súng.”, Hiệp hội khẳng định quyền
sử dụng súng vốn là khả năng tự vệ chính đáng trước tình hình chính trị rối ren ở
Mỹ. Xoay quanh những tranh cãi trên, “văn hoá súng đạn” đang đại diện cho dân
chủ hay mất dân chủ tại Mỹ.
Để hiểu khái quát, dân chủ vốn là thể chế mà nhiều quốc gia mong muốn hướng
đến. Trong đó, tự do dân chủ - nhân quyền bao gồm những quyền lợi của công dân
và đề cao giá trị con người đặc biệt được Hiến pháp bảo vệ. Quan điểm về dân
chủ- nhân quyền và cách tiếp cận nó ở mỗi Quốc gia tuỷ khác nhau nhưng “quyền
được sống” vẫn luôn là điều cốt yếu nhất của khái niệm nhân quyền. Tuy nhiên,
với “văn hoá súng đạn” đặc trưng ở Mỹ, hàng năm đã có biết bao sinh mạng vô tội
đã buộc phải từ bỏ “quyền được sống” của mình. Chẳng phải chính “quyền sử
dụng vũ khí” bắt nguồn với tâm thức mỗi công dân được phép tự vệ chính đáng
đang trở thành “cú vả đau đớn nhất” vào chính những gì mà người Mỹ đã gây dựng
cho ngọn cờ tự do dân chủ của mình.
Súng đạn đã và đang tạo ra một “cơn ác mộng đen tối” tại Mỹ. Những vụ xả súng
xảy ra với tần suất thường xuyên, đặc biệt thường nhắm đến trường học hoặc bệnh
viện – là điểm yếu của cộng đồng. Có một số lý do cho việc cho rằng quyền sở hữu
súng đạn là một biểu hiện của mất dân chủ ở Mỹ. Đầu tiên, số lượng vụ thảm sát
bằng súng tại Mỹ rất cao và gây ra nhiều thương vong hàng năm. Thứ hai, việc sở
hữu súng dẫn đến việc tăng cường bạo lực và tạo ra một môi trường đe dọa cho
cộng đồng. Quyền tự do súng đạn đang tạo ra một lỗ hổng để tội phạm lợi dụng
thực hiện hành vi. Tóm lại, tự do dân chủ cần đi đôi với trách nhiệm cộng đồng và
đảm bảo không gây hại đến cộng đồng.
Chính vì thế, cần có những biện pháp khác nhau để ngăn chặn những vụ xả sủng
hàng loạt tiếp tục tái diễn. Thứ nhất, cần thay đổi từ nguyên căn nhận thức của con
người khi mà việc được tự do sử dụng súng đạn vốn đã in sâu vào ý thức của nhiều
công dân Mỹ. Thứ hai, tăng cường giáo dục về tình trạng tâm thần và các dịch vụ
hỗ trợ tâm lý đối với những các nhân có triệu chứng về bệnh tâm thần. Thứ ba,
tăng cường các biện pháp kiểm soát vũ khí, bao gồm đòi hỏi kiểm tra lý lịch tội
phạm và tâm thần trước khi mua vũ khí, giới hạn số lượng vũ khí mỗi người có thể
sở hữu và cấm sử dụng các loại vũ khí quân sự. Và hơn hết, xây dựng một xã hội
ổn định, bình đẳng và ít xung đột, khi đó xu hướng bạo lực sẽ dần được giảm bớt.
Tuy nhiên, quyền tự do sử dụng súng đạn đã gây ra nhiều tranh cãi và tranh luận về
việc kiểm soát súng đạn và mức độ cần thiết để bảo vệ quyền tự do cá nhân. nhà
lập pháp Mỹ thường cho rằng quyền sở hữu súng đạn là cần thiết để bảo vệ quyền
tự vệ và tự bảo vệ nhà cửa. Những người ủng hộ quyền tự do súng đạn cho rằng nó
là một cách để ngăn chặn hoặc tự bảo vệ trước mối đe dọa tiềm tàng từ phía tội
phạm hoặc chính phủ. Cuộc tranh cãi này tiếp tục tồn tại trong xã hội Mỹ và vẫn
chưa có một đồng thuận chung về vấn đề này.
Nhìn chung để thay đổi “văn hoá súng đạn” tại Mỹ là điều không hề dễ dàng. Các
nhà chức trách và chính phủ cần có cái nhìn đúng đắn, để tránh tạo ra những hệ luỵ
xung đột không đáng có.