Bài tập Chương 4 môn Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài tập Chương 4 môn Kinh Tế Vĩ Mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bài tập 4.1
Có các số liệu của nền kinh tế như sau:
C = 200 + 0,7Yd I = 800 + 0,14Y G = 800 T = 0,2Y X = 500 M = 100 + 0,1Y YP = 6.000 Câu hỏi:
1. Tính sản lượng cân bằng
2. Tính cán cân ngân sách và cán cân thương mại
3. Nếu chính phủ muốn điều chỉnh chi tiêu để đạt mục tiêu sản lượng thì
phải thay đổi chi tiêu bao nhiêu? Nếu muốn điều chỉnh thuế thì phải
tăng hay giảm thuế bao nhiêu?
4. Nếu chính phủ vừa tăng chi tiêu 100 vừa giảm thuế 100 thì tổng cầu và
sản lượng sẽ thay đổi ra sao?
5. Từ kết quả câu 1 và 2, chính phủ có nên nỗ lực điều hành ngân sách
hướng về cân bằng hay không? Nếu muốn điều chỉnh chi tiêu để đạt
mục tiêu cân bằng NS thì phải thay đổi chi tiêu bao nhiêu để ngân sách cân bằng? Bài tập 4.2
Có các số liệu thống kê được như sau:
Chi tiêu tự định bằng 500
Tiết kiệm biên bằng 0,2
Đầu tư tự định bằng 800
Đầu tư biên bằng 0,12
Thuế tự định bằng 0
Thuế biên bằng 0,15
Chi tiêu chính phủ bằng 1.000
Xuất khẩu bằng 400
Nhập khẩu tự định bằng 200
Nhập khẩu biên bằng 0,05 Câu hỏi:
1. Tính sản lượng cân bằng, cán cân thương mại và cán cân ngân sách.
Tính tổng số tiền tiết kiệm của nền kinh tế.
2. Tính lượng chi tiêu hoặc thuế chính phủ cần điều chỉnh biết mức sản
lượng tiềm năng là 9.000
3. Nếu thuế biên không thay đổi thì chi tiêu chính phủ phải là bao nhiêu
ngân sách mới cân bằng?
4. Chính phủ muốn chi tiêu thêm 200 nhưng không muốn làm sản lượng
thay đổi thì phải tăng hay giảm thuế bao nhiêu?
Câu hỏi lý thuyết:
1. Cán cân thương mại của quốc gia sẽ được cải thiện hay xấu đi trong 2
trường hợp sau đây:
a. Kinh tế trong nước suy thoái
b. Kinh tế thế giới suy thoái
(Giả định tất cả các yếu tố khác là không đổi) 2.
Thâm hụt ngân sách có phải luôn là chỉ báo xấu của nền kinh tế?