-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập chương 6 kinh tế chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện trong sản xuất. Cách mang công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của internet kết nối vạn vật trí tuệ nhân tạo, big data, công nghệ in 3D. Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn đối với sự phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 51 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Bài tập chương 6 kinh tế chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện trong sản xuất. Cách mang công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của internet kết nối vạn vật trí tuệ nhân tạo, big data, công nghệ in 3D. Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn đối với sự phát triển. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 51 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM STT MỆNH ĐỀ
ĐÚNG/SAI GIẢI THÍCH
1. Nội dung cơ bản của cách mạng S Là chuyển từ lao động
công nghiệp lần thứ nhất là việc thủ công sang lao động
sử dụng năng lượng điện và động sử dụng máy móc, thực
cơ điện trong sản xuất. hiện cơ giới hoá sản
xuất bằng việc sử dụng
năng lượng nước và hơi nước
2. Cách mang công nghiệp lần thứ S Cách mang công
ba là sự xuất hiện của internet kết
nghiệp lần thứ ba là sự
nối vạn vật trí tuệ nhân tạo, big xuất hiện công nghệ data, công nghệ in 3D thông tin ,tự động hoá sản xuất
3. Cách mạng công nghiệp có vai Đ
trò to lớn đối với sự phát triển
4. Công nghiệp hóa là chuyển đổi S
Là quá trình chuyển đổi
hoạt động sản xuất sang sử dụng
nền sản xuất xã hội từ
những công nghệ mới nhất dựa trên lao động thủ công sang lao động máy móc
5. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển S Bắt đầu bằng công
băt đầu bằng công nghiệp nặng nghiệp nhẹ
6. Liên Xô đã thực hiện công S Con đường là ưu tiên
nghiệp hóa theo con đường rút phát triển công nghiệp ngắn nặng
7. Việt Nam tiến hành công nghiệp S Cho chủ nghĩa xã hội
hóa để xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật cho chủ nghĩa tư bản
8. Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa
chính vào tài nguyên thiên nhiên
và lao động cơ bắp để tăng trưởng kinh tế
9. Cách mạng 4.0 nổ ra vào những S Thể kỷ 18 năm 50 của thế kỷ XX
10. Nội dung chính của cách mạng S Ba cuộc cách mạng đã 4.0 là có khí hóa qua là cơ khí hóa, điện
khí hóa, tự động hóa, là máy móc thay lao động chân tay
11. Quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh
tế tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ
tăng nhanh hơn so với ngành
công nghiệp và dịch vụ.
12. Cơ cấu thành phần kinh tế phản Đ
ánh rõ nhất tốc độ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế
13. Cơ cấu lao động chuyển dịch
nhanh hơn cơ cấu ngành kinh tế
14. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế S Tri thức trở thành lực
trong đó tài nguyên thiên nhiên
lượng sản xuất trực tiếp
giữ vai trò quyết định đối với sự , là vốn quý nhất, là
tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải nguồn lực quan trọng cho xã hội. hàng đầu
15. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập S
kinh tế quốc tế là cách diễn đạt
khác nhau của một vấn đề
16. Các FTA thế hệ mới là biểu hiện
của toàn cầu hóa kinh tế
17. Nỗ lực tham gia các FTA thế hệ Đ
mới là quá trình hội nhập kinh tế của Việt nam
18. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gia S Là quá trình quốc gia
tăng nhanh chóng các hoạt động đó thực hiện gắn kết
kinh tế vượt qua mọi biên giới nền kinh tế của mình
quốc gia, khu vực tạo ra sự phụ
với nền kinh tế thế giới
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
dựa trên sự chia sẻ lợi
tế trong sự vận động phát triển
ích , đồng thời tuân thủ
hướng tới một nền kinh tế thế các chuẩn mực quốc tế giới thống nhất. chung
19. Việc tham gia vào các FTA có
nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam II. Tự luận
Trình bày khái quát lịch sử cách mạng công nghiệp của thế giới ể từ sau Diễn đàn
kinh tế thế giới năm 2017 tại Đa-vốt Thụy Sĩ, trên thế giới và ở Việt Nam nổi lên
một chủ đề nóng, bàn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gọi tắt là FIR
(Fourth industrial Revolution), hoặc gọn hơn nữa là 4G (Fourth Generation). FIR
là sự kế tục ba cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử văn minh nhân loại; mở
đầu từ thế kỷ XVIII, diễn ra dưới tác dộng của ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa
thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất phát từ sự
trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép tạo ra bước phát triển đột biến về tư
liệu lao động, trước hết trong lĩnh vực dệt vải sau đó lan tỏa ra các ngành kinh tế
khác của nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc
quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát
minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng
từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao
động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất
bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước.
Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái quát tính
quy luật của cách mạng công nghiệp qua ba giai đoạn phát triển là: hiệp tác giản
đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp. C.Mác khẳng định đó là ba giai
đoạn tang năng suất lao động xã hội; ba giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất
gắn với sự củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đồng thời cũng
là ba giai đoạn xã hội hóa lao động và sản xuất diễn ra trong quá trình chuyển biến
từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ khoảng năm 1870 đến khi
Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử
dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy
mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của
ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng
hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc
để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự tiếp nối cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất với những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới
được ra đời và phổ biến như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 2 cũng đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao thông vận
tải và thông tin liên lạc.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn một
từ giữa những năm 40 đến những năm 60 của thế kỷ XX. Giai đoạn hai bắt đầu từ
những năm 70 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI. Trong ranh giới giữa hai giai
đoạn này là thành tựu khoa học đột phá trong lĩnh vực sáng chế và áp dụng máy
tính điện tử trong nền kinh tế quốc dân, tạo động lực để hoàn thiện quá trình tự
động hóa có tính hệ thống và đưa tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế chuyển sang
một trạng thái công nghệ hoàn toàn mới.
Giai đoạn một chứng kiến sự ra đời vô tuyến truyền hình, công nghệ đèn
bán dẫn, máy tính điện tử, ra-đa, tên lửa, bom nguyên tử, sợi tổng hợp, thuốc
kháng sinh pê-nê-xi-lin, bom nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, máy bay chở khách phản
lực, nhà máy điện nguyên tử, máy công cụ điều khiển bằng chương trình, la-de, vi
mạch tổng hợp, vệ tinh truyền thông, tàu cao tốc. Giai đoạn hai chứng kiến sự ra
đời công nghệ vi xử lý, kỹ thuật truyền tin băng cáp quang, rô-bốt công nghiệp,
công nghệ sinh học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện siêu lớn, vật liệu
siêu cứng, máy tính thế hệ thứ 5, công nghệ di truyền, công nghệ năng lượng nguyên tử.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ
triễn lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức
đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
Ngoài những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ
ba, FIR còn dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất trong những lĩnh vực cơ
bản như công nghệ cảm biến cực nhạy dựa trên cơ sở vật liệu na-nô điện tử và sinh
học điện từ, có khả năng biến đổi những tín hiệu vô cùng yếu thành tín hiệu điện
như sóng tư duy, bức xạ hồng ngoại cực yếu .v…; trí tuệ nhân tạo có khả năng giải
mã, phân tích khối lượng thông tin cực lớn, với tốc độ cực nhanh, kể cả những
thông tin như trực cảm, sóng tư duy, xúc cảm; siêu máy tính quang tử sử dụng các
quang tử ánh sáng thay vì sử dụng tín hiệu điện tử như trong các máy tính điện tử,
có tốc độ tính toán cực nhanh, với khả năng lưu trữ thông tin vượt xa các máy tính
điện tử thông thường; công nghệ chế tạo vật liệu từ các nguyên tử; mạng In-tơ-nét
kết nối vạn vật sử dụng thế hệ máy tính có trí tuệ nhân tạo cho phép xây dựng các
nhà máy và xí nghiệp thông minh; công nghệ in 3D; các nguồn năng lượng tái sinh
(năng lượng mặt trời; năng lượng gió; năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt).
Như vậy, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện có những nội
dung cốt lõi về tư liệu lao động. Sự phát triển của tư liệu lao động đã thúc đẩy sự
phát triển của văn minh nhân loại
câu 2 Trình bày khái quát các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới Các mô hình
công nghiệp hóa đặc trưng trên thế giới
2.1 Mô hình công nghiệp hóa cổ điển:
Là mô hình công nghiệp hóa đầu tiên trong lịch sử phát triển công nghiệp, tương
ứng với thời gian giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, từ tác động ảnh hưởng
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và sản xuất cơ bản chuyển từ nền
kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Mô hình công nghiệp hóa cổ
điển diễn ra đầu tiên ở nước Anh, sau đến Pháp, rồi lan tỏa sang các nước Đức,
Nga, Mỹ... Mô hình công nghiệp hóa này có các đặc trưng cơ bản:
Thứ nhất, chuyển từ công nghệ thủ công sang công nghệ cơ khí,hầu hết đều ứng
dụng kỹ thuật công nghệ của chính mình vào phát triển công nghiệp và gần như
theo tiến trình phát triển công nghiệp nhẹ (khởi nguồn từ ngành dệt) tiếp đến phát
triển công nghiệp nặng (theo các phát minh phát triển ứng dụng từ cơ học và động lực học
đã đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp nặng chế tạo các loại máy động lực cơ
khí, và các ngành luyện kim cung ứng vật liệu cho ngành sản xuất máy cơ khí) từ
đó thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển (việc sản xuất phát triển các
phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy), đóng góp cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp,
thúc đẩy phát triển dịch vụ và lưu thông. Thời gian diễn ra theo mô hình công
nghiệp hóa cổ điển tương đối dài tính theo hàng trăm năm, theo nhu cầu về thời
gian tích lũy, các bước phát triển có tính tuần tự theo phát minh sáng kiến về kỹ
thuật công nghệ các ngành hóa học, cơ lý, luyện kim, chế tạo máy... (vào thời kỳ
đó, thời gian cần để đưa một phát minh khoa học kỹ thuật vào triển khai phải mất
hàng chục năm trở lên, thêm vào đó là tính bí mật cao, trình độ dân trí thấp cũng là
nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian công nghiệp hóa).
Thứ hai, thời kỳ đầu, công nghiệp hóa kiểu cổ điển ở các nền kinh tế châu Âu
diễn ra có tốc độ tăng trưởng thấp (chỉ vào khoảng 2%/năm) và bất bình đẳng xã
hội cao (do con đường tích lũy vốn duy nhất để công nghiệp hóa là phải giảm tiền
lương và thu nhập của người lao động).
Thứ ba, các ngành công nghiệp có tính hướng nội, do mới ra đời có trình độ phát
triển thấp, quy mô sản xuất không lớn, cùng với hệ thống giao thông vận tải và hệ
thống liên lạc kém, nên dường như phát triển cho thị trường trong nước là đủ.
Nguồn tài nguyên, thị trường trong giai đoạn này, thường áp dụng biện pháp thực
hiện các cuộc chiến tranh để chiếm đoạt. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước
như Anh, Pháp, Đức đã đi liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa và
công nghiệp hóa ở các nước nhỏ hơn ở Châu Âu mang tính lệ thuộc hơn các nước mạnh.
3.Phân tích tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam
1. Quy luật phổ biến của sự phát triển
Trước hết, công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta được xem như một quy luật
phổ biến của sự phát triển. Quy luật ấy thể hiện thông qua sự phát triển của lực
lượng sản xuất và sự phát triển của xã hội.
1.1. Quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản
xuất tiến tới phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển lực lượng sản xuất
được chỉ rõ ở những nội dung sau:
Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh mẽ tới nền sản xuất của
mỗi quốc gia. Nó thay đổi về chất của nền sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời chuyển biến nền
sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí dựa vào tiến bộ của khoa học – công nghệ.
Áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ
Sự ra đời của những thành tựu khoa học kỹ thuật là kết quả tất yếu của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đây, nhân loại vận dụng những thành tựu này
phục vụ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển nhanh chóng nền kinh tế.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ hội để các nước đang phát triển như
Việt Nam tiếp cận và chuyển giao khoa học – công nghệ ở trình độ tiên tiến. Muốn
phát triển nhanh chóng về mọi mặt không có cách nào khác là phải dựa vào những
thành tựu khoa học hiện đại.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng chính điều này là tiền đề để xây
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo, có tay nghề thành thạo, chủ
động, sáng tạo và nắm vững công nghệ.
Chuyển dịch cơ cấu lao động
Khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngoài chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
thì cơ cấu lao động cũng chuyển biến theo hướng tích cực. Nguồn lao động chuyển
từ khu vực sử dụng nhiều lao động chân tay sang lĩnh vực gắn liền với kinh tế tri thức.
1.2. Quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội Theo thời gian tính ,
tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ nằm ở sự
phát triển kinh tế mà hơn hết là sự phát triển mọi mặt của xã hội:
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Công nghiệp hóa hiện đại hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năng
suất lao động tăng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập. Bên cạnh đó người dân có
cơ hội hưởng phúc lợi xã hội, tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế…
Ổn định chính trị - xã hội
Công nghiệp hóa hiện đại hóa còn là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, củng cố quốc
phòng an ninh, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là mục tiêu hàng đầu.
4.Phân tích nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất:
+ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển nền kinh tế từ chỗ
dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí, chuyển nền văn minh nông
nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của
nền kinh tế quốc dân. Thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại gắn với “hiện đại
hóa”, gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, gắn với bước chuyển
từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, thực hiện bằng cách gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức.
- Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả:
+ Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh
tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất
vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế. Thực hiện nội dung này thông qua quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém
hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp kí, hiện đại, hiệu quả. Xu thế
của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông,
công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.
+ Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng dịch
chuyển cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta.
- Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và
tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, ba nội dung cơ bản của công ngiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc
dân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất của mối quan hệ này là mối quan
hệ biện chứng nhân quả giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Phân tích tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế Tính tất yếu khách quan
của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất
yếu khách quan: toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đã lôi cuốn tất cả các nước
vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản
xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước
trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm
bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh
tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu
đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của
cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của
các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ
hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lựuc bên ngoài như tài chính, khoa
học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và
kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng
cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy
công nghiệp hoá, tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng
cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
Phân tích các tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam
1. Phân tích các hình thức thội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam