Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 2. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 2 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc văn bản
Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp
Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi: - Ai hát đấy? Có tiếng trả lời:
- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Búp bê nói:
- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. (Đôi bạn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những nhân vật trong truyện gồm? A. Búp Bê B. Dế Mèn C. Cả 2 phương án trên
Câu 2. Búp Bê phải làm những công việc gì?
A. quét nhà, rửa bát, nấu cơm B. quét nhà, tưới cây C. rửa bát, nấu cơm
Câu 3. Vì sao Dế Mèn lại hát?
A. Dế Mèn cảm thấy vui vẻ
B. Thấy Búp Bê vất vả, Dế Mèn hát để tặng bạn C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Búp Bê đã làm gì khi nghe Dế Mèn nói? A. Hát cùng Dế Mèn B. Cảm ơn Dế Mèn C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bận Cô bận cấy lúa Chú bận đánh thù Mẹ bận hát ru Bà bận thổi nấu. Còn con bận bú Bận ngủ bận chơi Bận tập khóc cười Bận nhìn ánh sáng.
Câu 2. Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì?
Câu 3. Điền g hoặc gh? a. …ồ …ề b. cái …ế c. quyên …óp d. chiếc …ương e. …ập …ềnh
Câu 4. Viết thời gian biểu một buổi trong ngày của em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những nhân vật trong truyện gồm? C. Cả 2 phương án trên
Câu 2. Búp Bê phải làm những công việc gì?
A. quét nhà, rửa bát, nấu cơm
Câu 3. Vì sao Dế Mèn lại hát?
B. Thấy Búp Bê vất vả, Dế Mèn hát để tặng bạn
Câu 4. Búp Bê đã làm gì khi nghe Dế Mèn nói? B. Cảm ơn Dế Mèn III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Anh trai của em là học sinh lớp 12.
- Bác Sáu là một nông dân.
Câu 3. Điền g hoặc gh? a. gồ ghề b. cái ghế c. quyên góp d. chiếc gương e. gập ghềnh Câu 4. Gợi ý:
Thời gian biểu buổi sáng 6 giờ 30 Ngủ dậy
6 giờ 30 - 6 giờ 45 Vệ sinh cá nhân 6 giờ 45 - 7 giờ Ăn sáng 7 giờ Đi học
Thời gian biểu buổi chiều 12 giờ Ăn trưa
12 giờ 30 - 14 giờ Ngủ trưa 14 giờ - 17 giờ Học bài ở trường
17 giờ - 17 giờ 15 Về nhà 17 giờ 30 Tắm rửa
Thời gian biểu buổi tối 18 giờ - 18 giờ 30 phút Ăn tối
18 giờ 30 phút - 20 giờ 30 phút Học bài 20 giờ 30 phút - 21 giờ Vệ sinh cá nhân 21 giờ Đi ngủ Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Út Tin vừa theo ba đi cắt tóc về. Mái tóc đen dày được cắt cao lên, thật gọn gàng.
Quanh hai tai, sau gáy em chỉ còn vệt chân tóc đen mờ. Không còn vướng tóc mái,
cái trán dô lộ ra, nhìn rõ nét tinh nghịch. Gương mặt em trông lém lỉnh hẳn. Cái
mũi như hếch thêm, còn ánh mắt hệt đang cười. Tôi thấy như có trăm vì sao bé tí
cùng trốn trong mắt em.
Bên má em vẫn còn dính vụn tóc chưa phủi kĩ. Hai má phúng phính bỗng thành cái
bánh sữa có rắc thêm mấy hạt mè. Tôi định bẹo má trêu nhưng rồi lại đưa tay phủi
tóc cho em. Ngày mai, Út Tin là học sinh lớp Hai rồi. Em chẳng thích bị trêu vậy đâu! (Út Tin)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc văn bản và chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Út Tin B. Người ba C. Tôi
Câu 2. Út Tin vừa đi đâu về? A. Đi học B. Đi cắt tóc C. Đi tắm biển
Câu 3. Gương mặt của Út Tin trong như thế nào sau khi đi cắt tóc về? A. Điển trai B. Lém lỉnh hẳn C. Xấu xí
Câu 4. Vì sao nhân vật tôi nghĩa Út Tin không thích bị bẹo má?
A. Út Tin là học sinh lớp Hai rồi
B. Út Tin không thích bị trêu như vậy C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Ngày hôm qua đâu rồi? (Trích)
Em cầm tờ lịch cũ :
- Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười.
Câu 2. Điền g hoặc gh? - …ỗ lim - cái …ế - gập …ềnh - con …gà - chiếc …ương - gớm …iếc
Câu 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a. dũng cảm b. thật thà c. nhanh nhẹn d. mập mạp
Câu 4. Viết thời gian biểu một buổi trong ngày của em. Đáp án
I. Luyện đọc diễn cảm
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Út Tin
Câu 2. Út Tin vừa đi đâu về? B. Đi cắt tóc
Câu 3. Gương mặt của Út Tin trong như thế nào sau khi đi cắt tóc về? B. Lém lỉnh hẳn
Câu 4. Vì sao nhân vật tôi nghĩa Út Tin không thích bị bẹo má? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Điền g hoặc gh? - gỗ lim - cái ghế - gập ghềnh - con gà - chiếc gương - gớm ghiếc
Câu 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a. dũng cảm - nhát gan b. thật thà - dối trá
c. nhanh nhẹn - chậm chạp d. mập mạp - gầy gò Câu 4. Gợi ý:
Thời gian biểu buổi sáng - Mẫu 7 6 giờ 30 Ngủ dậy
6 giờ 30 - 6 giờ 45 Vệ sinh cá nhân 6 giờ 45 - 7 giờ Ăn sáng 7 giờ 15 Đi học 7 giờ 30 - 12 giờ Học các môn ở trường