Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 25 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Tuần 25 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 25. Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 25 (Nâng cao)
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 25
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Luyện đọc diễn cảm “Đêm trăng sáng Có giọt sương Đi lạc đường Nằm trên lá Sáng ra sợ Ông mặt trời Làm bốc hơi Thì tan mất Lá khéo thật Cúi nhẹ nhàng Sương vội vàng Trốn vào đất.”
(Giọt sương đêm, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Giọt sương đi lạc vào thời gian nào? A. Buổi sáng sớm B. Trưa nắng C. Đêm trăng sáng D. Chiều tà
Câu 2. Khi trời sáng, giọt sương sợ điều gì?
A. Ông mặt trời làm bốc hơi
B. Giọt sương sẽ tan mất C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Chiếc lá đã làm gì để giúp sương? A. Che ánh nắng B. Cúi nhẹ nhàng C. Bảo vệ sương D. Không làm gì cả
Câu 4. Sương đã trốn vào đâu? A. Đất B. Ao C. Rễ cây D. Bông hoa
III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.
Câu 2. Đặt câu với các từ: quê hương, tự hào
Câu 3. Kể tên các tỉnh thành của đất nước Việt Nam.
Câu 4. Viết 4 - 5 câu thuật lại việc trồng cây.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Luyện đọc diễn cảm
Sông Hương là một bức tranh
phong cảnh gồm nhiều đoạn mà
mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng
của nó. Bao trùm lên cả bức
tranh là một màu xanh có nhiều
sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu
xanh thẳm của da trời, màu xanh
biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay
chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm
trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí
thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho
thành phố một vẻ đẹp êm đềm. (Sông Hương)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản viết về dòng sông nào? A. Sông Hương B. Sông Đà C. Sông Hồng D. Sông Lam
Câu 2. Những từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau của dòng sông?
A. xanh lơ, xanh rờn, xanh mượt
B. xanh thẳm, xanh biếc, xanh non
C. xanh thẳm, xanh rơn, xanh non
D. xanh lơ, xanh biếc, xanh rơn
Câu 3. Mùa hè tới, dòng sông có gì thay đổi?
A. như một đường trăng lung linh dát vàng
B. thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
C. như một tấm lụa đào C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế.
A. làm cho không khí thành phố trở nên trong lành,
B. B. tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm. C. C. Cả A, B đều đúng D. D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Nêu cảm nhận của em sau khi đọc văn bản trên?
III. Luyện tập Bài 1. Nối: Đất nước Thủ đô Việt Nam Pa-ri Trung Quốc Viêng Chăn Lào Luân Đôn Anh Bắc Kinh Pháp Hà Nội Đáp án:
Bài 2. Viết lại các từ sau cho đúng với quy tắc viết hoa:
hàn quốc, kiên giang, mê kông, phú quốc, cần thơ Đáp án:
Bài 3. Viết chính tả:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương.
Thuyền về xuôi mái sông Hương,
Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay.
Bài 4. Viết đoạn văn thuật lại việc trồng cây, trong đó có ít nhất một từ chỉ hoạt động. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Giọt sương đi lạc vào thời gian nào? C. Đêm trăng sáng
Câu 2. Khi trời sáng, giọt sương sợ điều gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Chiếc lá đã làm gì để giúp sương? B. Cúi nhẹ nhàng
Câu 4. Sương đã trốn vào đâu? A. Đất III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Quê hương của em là thành phố Hà Nội.
- Tôi rất tự hào về anh trai của mình.
Câu 3. Các tỉnh thành của đất nước Việt Nam: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà
Mau, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Lạng Sơn,. . Câu 4. Gợi ý:
Ông nội vừa mua một cây mít. Cây cao khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Chiều chủ
nhật, hai ông cháu cùng trồng cây ra khu vườn. Ông lấy một chiếc xẻng đào một
cái hố rộng và sâu. Sau đó, em giúp ông đặt cây vào hồ, giữ cho thẳng. Ông lấp đất
lại, đắp cho thật đều. Cuối cùng, em lấy bình nước để tưới cho cây. Công việc
trồng cây thật thú vị làm sao! Đề 2 (Đề nâng cao)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản viết về dòng sông nào? A. Sông Hương
Câu 2. Những từ ngữ chỉ màu xanh khác nhau của dòng sông?
B. xanh thẳm, xanh biếc, xanh non
Câu 3. Mùa hè tới, dòng sông có gì thay đổi?
B. thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Câu 4. Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế. C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập Bài 1. Nối: ⚫ Việt Nam: Hà Nội ⚫ Trung Quốc: Bắc Kinh ⚫ Lào: Viêng Chăng ⚫ Anh: Luân Đôn ⚫ Pháp: Pa-ri
Bài 2. Viết lại các từ sau cho đúng với quy tắc viết hoa:
Hàn Quốc, Kiên Giang, Mê Kông, Phú Quốc, Cần Thơ
Bài 3. Học sinh tự viết. Bài 4. Gợi ý:
Chủ nhật tuần trước, em đã tham gia hoạt động “Tết trồng cây” của khu phố. Cây
sẽ được trồng vào các bồn cây ở trên con đường của khu phố. Đầu tiên, các anh chị
thanh niên tình nguyện đã dùng xẻng đào những chiếc hố thật sau. Sau đó, chúng
em giúp đặt cây giống vào và giữ thẳng. Cây được trồng gồm có phượng, bằng
lăng, sấu… Cuối cùng, mọi người sẽ lấp đất lên, rồi tưới nước cho cây. Rất nhiều
cây xanh đã được trồng. Em mong chúng sẽ thật phát triển. Và nhiều năm nữa, con
đường sẽ rợp bóng mát.
Từ chỉ hoạt động: tham gia, đào, đặt, trồng,…