Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 26 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo - Tuần 26 sẽ giúp học sinh ôn tập và củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Tiếng Việt, tuần 26. Phiếu bài tập cuối tuần lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 26 (Nâng cao)
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 2 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 26 Đề ①
(Đề cơ bản) I. Luy n ệ đ c ọ di n ễ c m ả
Có một chú Rùa con, vừa mới
nở được mấy ngày đã vội vàng
đi tìm nhà của mình. Thấy tổ
ong trên cây, tưởng đó là nhà
của mình, Rùa con vươn cổ lên
hỏi: “Có phải nhà của tôi đây
không?”. Nhưng đàn ong bay túa ra làm Rùa con sợ quá, thụt cổ vào nằm im như
chết. Sau đó Rùa bò tới chân một bức tường. Thấy hang chuột, Rùa con định chui
vào thì một chú chuột ngăn lại: “Đây là nhà của chúng tôi. Không phải nhà của
bạn đâu, Rùa ạ”. Trông thấy dòng sông nhỏ, Rùa nghĩ: “Có lẽ nhà mình ở dưới
nước”. Thế là Rùa nhảy xuống sông. Bơi được một quãng ngắn, Rùa Con đã mệt
đứt cả hơi, đành bò lên bờ. Gặp ốc sên, Rùa lại hỏi: “Bạn có biết nhà tớ ở đâu
không?”. Ốc sên trả lời: “Ôi! Bạn hãy nhìn tớ đây rồi hãy nhìn lại lưng mình mà
xem”. Bấy giờ Rùa con mới quay đầu nhìn lại cái mai của mình. Rồi vừa tủm tỉm
cười vừa nói với ốc sên: “Cảm ơn bạn nhé! Nhờ có bạn mà tớ đã tìm được nhà của mình rồi”.
(Rùa con tìm nhà, Theo lời kể của Thanh Mai) II. Đọc hi u ể văn b n ả
Câu 1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là? A. biển B. tổ ong C. hang chuột D. sông
Câu 2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà? A. Ong B. Chuột C. Cá D. Ốc Sên
Câu 3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Cuối cùng, rùa tìm được nhà của mình ở đâu? A. Biển B. Rừng C. Cánh đồng D. Chiếc mai của rùa III. Luy n ệ t p ậ
Bài 1. Viết tên gọi của mỗi loài vật bé nhỏ có trong hình dưới đây:
Bài 2. Viết câu nêu đặc điểm hoặc nêu hoạt động của: - con bươm bướm: - con sâu: - con kiến: - con ốc sên:
Bài 3. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ: a. (sao/xao)
ngôi ……….ao; ………..xuyến; lao ………..; ……..nhi đồng; …….thuốc b. (sung/xung)
……….sướng; ……….phong; quả …………..; ……….kích
Bài 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu thành ngữ, tục ngữ:
a. ……………..sa chĩnh gạo.
b. …………..kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
c. Cõng ………….. cắn gà nhà.
d. Tháng bảy heo may, ……………………..bay thì bão.
Bài 5. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào [ ] cho phù hợp:
Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi [ ] Cô giáo giảng rằng:
- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi [ ] Các em đã nhớ chưa nào[ ] Chúng em đồng thanh đáp:
- Dạ chúng em nhớ rồi ạ! Đề ②
(Đề nâng cao) I. Luy n ệ đ c ọ di n ễ c m ả
“Mấy hôm nay trời đổ mưa
Cún buồn không đi chơi được
Ngoài vườn gió mưa ẩm ướt
Cún ngồi nhìn lá vàng bay
Cún buồn vì nhớ vườn cây
Có bạn chim về ca hót
Có hương ban mai rất ngọt
Có bươm bướm vàng nhởn nhơ
Ngoài trời mưa vẫn cứ mưa
Cún nằm lim dim đôi mắt
Hình như cún đang mơ ước
Ngày mai chị nắng vàng lên…”
(Nỗi buồn của cún, Nguyễn Lãm Thắng) II. Đọc hi u ể văn b n ả
Câu 1. Cún cảm thấy thế nào khi không đi chơi được? A. Buồn bã B. Vui vẻ C. Thích thú D. Sung sướng
Câu 2. Tìm từ ngữ miêu tả gió mưa? A. Mạnh mẽ B. Ẩm ướt C. Rì rào D. Trắng xóa
Câu 3. Vườn cây có những gì khiến cún nhớ? A. Bạn chim về ca hót
B. Hương ban mai rất ngọt
C. Bươm bướm vàng nhởn nhơ
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Cún mơ ước điều gì?
A. Ngày mai chị nắng vàng lên B. Trời tiếp tục mưa to C. Cô chủ nhở trở về
D. Không mơ ước điều gì
Câu 5. Em có cảm nhận gì về bạn cún trong bài thơ? III. Luy n ệ t p ậ
Bài 1. Em hãy đặt 1 câu: a. Sử dụng dấu chấm b. Sử dụng dấu hỏi
Bài 2. Tô màu vào ô có tên các loài vật nhỏ bé: chuột muỗi giun đất cáo hổ ong lợn trăn voi sư tử bướm khỉ
Bài 3. Tô màu vào chữ số đứng trước câu hỏi:
① Bác Năm đã về quê chưa?
② Anh Hùng đã đi làm lúc bảy giờ.
③ Minh là một người bạn tốt bụng.
④ Tớ sẽ làm công việc gì? ⑤ Lan có bút chì không?
Bài 4. Viết chính tả:
Dế Mèn phiêu lưu kí (Trích)
Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo:
- Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có
kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ lưng
chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên về cỏ nhìn sang cũng
biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm
thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà
đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
Bài 5. Viết đoạn văn kể về một việc làm bảo vệ môi trường. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nơi đầu tiên Rùa Con tưởng đó là nhà của mình là: B. tổ ong
Câu 2. Ai đã giúp Rùa Con tìm được nhà? D. Ốc Sên
Câu 3. Rùa con đã đi nhầm nhà mấy lần tất cả trong đoạn văn trên? C. 3
Câu 4. Cuối cùng, rùa tìm được nhà của mình ở đâu? D. Chiếc mai của rùa III. Luyện tập
Bài 1. Viết tên gọi của mỗi loài vật bé nhỏ có trong hình dưới đây:
Bài 2. Viết câu nêu đặc điểm hoặc nêu hoạt động của:
- con bươm bướm: Chị bươm bướm đang bay lượn trong vườn hoa.
- con sâu: Con sâu đang ăn những chiếc lá dâu.
- con kiến: Con kiến có thân hình thật nhỏ bé.
- con ốc sên: Con ốc sên có một chiếc vỏ thật cứng cáp.
Bài 3. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ: a. (sao/xao)
ngôi sao; xao xuyến; lao xao; sao nhi đồng; sao thuốc b. (sung/xung)
sung sướng; xung phong; quả sung; xung kích
Bài 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành câu thành ngữ, tục ngữ:
a. Chuột sa chĩnh gạo
b. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
c. Cõng rắn cắn gà nhà
d. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
Bài 5. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào [ ] cho phù hợp:
Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi. Cô giáo giảng rằng:
- Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi. Các em đã nhớ chưa nào? Chúng em đồng thanh đáp:
- Dạ chúng em nhớ rồi ạ! Đề 2 (Đề nâng cao)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Cún cảm thấy thế nào khi không đi chơi được? A. Buồn bã
Câu 2. Tìm từ ngữ miêu tả gió mưa? B. Ẩm ướt
Câu 3. Vườn cây có những gì khiến cún nhớ?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Cún mơ ước điều gì?
A. Ngày mai chị nắng vàng lên
Câu 5. Bạn cún trong bài rất hồn nhiên, ngây thơ và yêu thích thiên nhiên. III. Luyện tập
Bài 1. Em hãy đặt 1 câu:
a. Con ăn được ba bát cơm.
b. Chị đã quét nhà chưa?
Bài 2. Tô màu vào ô có tên các loài vật nhỏ bé: chuột muỗi giun đất cáo hổ ong lợn trăn voi sư tử bướm khỉ
Bài 3. Tô màu vào chữ số đứng trước câu hỏi:
① Bác Năm đã về quê chưa?
④ Tớ sẽ làm công việc gì? ⑤ Lan có bút chì không?
Bài 4. Học sinh tự viết. Bài 5. Gợi ý:
Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?
Ích lợi của việc làm đó là gì?
Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
Document Outline
- Đề ②
- (Đề nâng cao)
- I. Luyện đọc diễn cảm
- “Mấy hôm nay trời đổ mưa Cún buồn không đi chơi được Ngoài vườn gió mưa ẩm ướt Cún ngồi nhìn lá vàng bay Cún buồn vì nhớ vườn cây Có bạn chim về ca hót Có hương ban mai rất ngọt Có bươm bướm vàng nhởn nhơ Ngoài trời mưa vẫn cứ mưa Cún nằm lim dim đôi mắt Hình như cún đang mơ ước Ngày mai chị nắng vàng lên…”
- II. Đọc hiểu văn bản
- Câu 1. Cún cảm thấy thế nào khi không đi chơi được?
- A. Buồn bã
- B. Vui vẻ
- C. Thích thú
- D. Sung sướng
- Câu 2. Tìm từ ngữ miêu tả gió mưa?
- A. Mạnh mẽ
- B. Ẩm ướt
- C. Rì rào
- D. Trắng xóa
- Câu 3. Vườn cây có những gì khiến cún nhớ?
- A. Bạn chim về ca hót
- B. Hương ban mai rất ngọt
- C. Bươm bướm vàng nhởn nhơ
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
- Câu 4. Cún mơ ước điều gì?
- A. Ngày mai chị nắng vàng lên
- B. Trời tiếp tục mưa to
- C. Cô chủ nhở trở về
- D. Không mơ ước điều gì
- Câu 5. Em có cảm nhận gì về bạn cún trong bài thơ?
- III. Luyện tập
- Bài 1. Em hãy đặt 1 câu:
- a. Sử dụng dấu chấm
- b. Sử dụng dấu hỏi
- Bài 2. Tô màu vào ô có tên các loài vật nhỏ bé:
- Bài 3. Tô màu vào chữ số đứng trước câu hỏi:
- Bài 4. Viết chính tả:
- Dế Mèn phiêu lưu kí
- (Trích)
- Bài 5. Viết đoạn văn kể về một việc làm bảo vệ môi trường.
- Đáp án
- II. Đọc hiểu văn bản
- Câu 1. Cún cảm thấy thế nào khi không đi chơi được?
- A. Buồn bã
- Câu 2. Tìm từ ngữ miêu tả gió mưa?
- B. Ẩm ướt
- Câu 3. Vườn cây có những gì khiến cún nhớ?
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
- Câu 4. Cún mơ ước điều gì?
- A. Ngày mai chị nắng vàng lên
- Câu 5. Bạn cún trong bài rất hồn nhiên, ngây thơ và yêu thích thiên nhiên.
- III. Luyện tập
- Bài 1. Em hãy đặt 1 câu:
- a. Con ăn được ba bát cơm.
- b. Chị đã quét nhà chưa?
- Bài 2. Tô màu vào ô có tên các loài vật nhỏ bé:
- Bài 3. Tô màu vào chữ số đứng trước câu hỏi: