Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 10
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 10 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm Dù ở gần con Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi.
(Trích Con cò, Chế Lan Viên)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đoạn thơ là lời của ai, nói với ai?
A. người mẹ nói với con
B. người bà nói với cháu
C. người chị nói với em
Câu 2. Con vật nào được nhắc đến trong bài thơ? A. con mèo B. con cò C. con ong
Câu 3. Theo em, đoạn thơ đọc lên giống như? A. một bài hát ru B. một bài ca dao C. một bài vè
Câu 4. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì?
A. tình yêu thương của người mẹ dành cho con
B. tình yêu quê hương, đất nước
C. lòng tự hào về dân tộc III. Luyện tập Câu 1. Viết câu: -
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. -
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 2. Tìm từ có nghĩa giống với từ: a. chăm chỉ b. dũng cảm c. xinh đẹp
Câu 3. Đặt câu với từ bận rộn, rảnh rỗi.
Câu 4. Làm đơn xin cấp thẻ đọc sách. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đoạn thơ là lời của ai, nói với ai?
A. người mẹ nói với con
Câu 2. Con vật nào được nhắc đến trong bài thơ? B. con cò
Câu 3. Theo em, đoạn thơ đọc lên giống như? A. một bài hát ru
Câu 4. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì?
A. tình yêu thương của người mẹ dành cho con III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Tìm từ có nghĩa giống với từ:
a. chăm chỉ: siêng năng, cần cù, chịu khó,...
b. dũng cảm: gan dạ, can đảm, quả cảm,...
c. xinh đẹp: xinh xắn, đẹp đẽ, xinh xinh Câu 3.
- Công việc của mẹ em khá bận rộn và vất vả.
- Lúc rảnh rỗi, em sẽ đọc sách hoặc chơi game. Câu 4. Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện thành phố Hà Nội
Em tên là: Nguyễn Minh Khôi
Sinh ngày: 11 tháng 6 năm… Nơi ở: …
Học sinh lớp: 3A2, trường Tiểu học Hòa Bình
Em viết đơn này với mong muốn được cấp thẻ đọc sách của thư viện. Em xin hứa
sẽ chấp hành nghiêm quy định của thư viện. Em rất mong sớm nhận được thẻ ạ!
Em xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn Minh Khôi Nguyễn Minh Khôi Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi: Thư viện thành phố Đà Nẵng
Em tên là: Trần Đức Anh
Sinh ngày: 2 tháng 8 năm… Nơi ở: …
Học sinh lớp: 3A2, trường Tiểu học Hai Bà Trưng
Em viết đơn này với mong muốn được cấp thẻ đọc sách của thư viện. Em xin hứa
sẽ chấp hành nghiêm quy định của thư viện. Em rất mong sớm nhận được thẻ ạ!
Em xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn Đức Anh Trần Đức Anh Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Một họa sĩ đang say sưa vẽ bức tranh phong cảnh đồng quê. Bỗng trời đổ mưa.
Họa sĩ vội lấy ô để che bức tranh đang vẽ dở.
Bị mưa làm ướt, các màu bắt đầu càu nhàu. Màu đỏ thấy thế bèn lên tiếng:
- Các bạn thật là những màu mềm yếu! Màu da cam phản ứng:
- Bạn nói ai vậy? Mình là màu da cam nổi tiếng. Các quả cam đều sơn màu của mình đấy! Màu vàng đáp:
- Nhưng màu vàng của tớ mới là màu của Mặt Trời, bạn nhé!
Thế là các màu quay ra tranh cãi xem màu nào đẹp nhất: Màu xanh lục nói rằng
mình là màu của cây cỏ, thiên nhiên. Màu xanh lam cho rằng mình là màu xanh
của bầu trời. Màu xanh dương bảo mình là sắc biếc của đại dương, sông suối.
Màu tím thì tự hào vì có vẻ đẹp đằm thắm giống như hoa vi ô lét…
Đúng lúc đó, mưa vụt tạnh. Mặt Trời ló ra. Một cây cầu vồng rực rỡ hiện lên trên
nền trời. Họa sĩ liền vẽ bức tranh một cây cầu vồng vắt ngang qua cánh đồng lúa
vàng rực. Các màu cùng bừng sáng. Chúng nắm tay nhau. Và trong vòng tay ấy,
các màu càng rực rỡ hơn cả ngàn lần khi đứng một mình. (Bảy sắc cầu vồng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Người họa sĩ đang vẽ bức tranh gì? A. Phong cảnh đồng quê B. Trường học
C. Phố phường đông đúc
Câu 2. Điều bất ngờ gì đã xảy ra? A. Trời đổ mưa
B. Các màu bị mưa làm ướt C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Các màu đã tranh luận điều gì? A. Màu nào có ích nhất B. Màu nào đẹp nhất C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? A. Ai cũng có ích.
B. Có đoàn kết mới thành công.
C. Sự hài hòa tạo nên cái đẹp. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Ba anh em (Trích)
Xưa, có ba anh em sống với nhau rất hòa thuận. Đến khi họ có gia đình riêng thì
tình cảm anh em không còn được như trước nữa.
Cha mẹ già lần lượt qua đời. Mấy anh em chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần
đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trong vườn, cành lá xum xuê. Một người em nhất
quyết đòi chia nốt. Mấy anh em gọi thợ về chặt cây để xẻ thành ván rồi chia.
Câu 2. Đặt câu với phần được gạch chân dưới đây:
a. Cây cổ thụ đã héo cũng xanh trở lại.
b. Chim sơn ca không muốn cất tiếng hót.
c. Em bé đang nằm ngủ ngon lành ở trong võng.
d. Bác đồng hồ đang làm việc.
Câu 3. (*) Gạch chân dưới sự vật được so sánh hoặc nhân hóa:
a. Đôi mắt của con mèo tròn như hai hòn bi ve.
b. Ngoài đồng, chú trâu đang chăm chỉ cày bừa.
c. Anh chổi rơm nằm im một góc.
d. Cô ấy xinh đẹp như một nàng tiên.
Câu 4. Ghi vào nhật kí đọc sách nhận xét về một nhân vật em thích trong một
truyện em mới đọc (hoặc mới kể).
(*): Bài tập nâng ca Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Người họa sĩ đang vẽ bức tranh gì? A. Phong cảnh đồng quê
Câu 2. Điều bất ngờ gì đã xảy ra? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Các màu đã tranh luận điều gì? B. Màu nào đẹp nhất
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
C. Sự hài hòa tạo nên cái đẹp. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đặt câu với phần được gạch chân dưới đây:
a. Cây cổ thụ như thế nào?
b. Con gì không muốn cất tiếng hót?
c. Em bé đang nằm ngủ ngon lành ở đâu?
d. Bác đồng hồ đang làm gì?
Câu 3. (*) Gạch chân dưới sự vật được so sánh hoặc nhân hóa:
a. Đôi mắt của con mèo tròn như hai hòn bi ve. (so sánh)
b. Ngoài đồng, chú trâu đang chăm chỉ cày bừa. (nhân hóa)
c. Anh chổi rơm nằm im một góc. (nhân hóa)
d. Cô ấy xinh đẹp như một nàng tiên. (so sánh) Câu 4. Gợi ý:
Truyện cổ tích mà em yêu thích nhất là “Em bé thông minh”. Trong truyện, em rất
ngưỡng mộ nhân vật em bé. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng cậu bé đã có trí tuệ hơn
người. Cậu không chỉ giúp dân làng thoát khỏi tình huống éo le, mà còn xuất sắc
giải được câu đố của nhà vua. Sau này, cậu còn giúp giải câu đố của sứ thần. Em
rất yêu thích nhân vật này.