Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 11
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 11 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp
bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.
Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang
ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm
giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.
Người thợ săn đứng im, chờ kết quả...
Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi
nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy
nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
(Người đi săn và con vượn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm có?
A. người đi săn, vượn mẹ B. vượn mẹ, vượn con
C. người đi săn, vượn mẹ, vượn con
Câu 2. Khi vào rừng, người đi săn đã thấy gì? A. Một con hổ rất to. B. Một con nai chạy qua.
C. Một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá.
Câu 3. Khi thấy con vượn, người đi săn đã làm gì?
A. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
B. Bác mặc kệ con vượn, tiếp tục đi vào rừng.
C. Cả 2 đáp án đều sai.
Câu 4. Vượn mẹ đã làm gì với đứa con?
A. Vượn mẹ bỏ mặc đứa con, rồi chạy mất.
B. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con.
C. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Câu 5. Theo em, bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
A. Cần phải bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.
B. Cần phải bảo vệ các loài động vật hoang dã. C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập Câu 1. Viết câu:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu 2.
a. Điền uênh hay ênh? - con k… - h… hoang - m… mông b. Điền l hay n? - lặn…ội - …ắm thóc - cao …ớn
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai làm gì?
a. Chú mèo mướp nằm dài trên chiếc ghế.
b. Bác nông dân đang gánh thóc về.
c. Đàn chim bay lượn trên bầu trời xanh.
d. Con gà trống gáy vang khắp xóm.
Câu 4. Ghi vào nhật kí đọc sách cảm nghĩ của em về một bài thơ em mới được học (hoặc được đọc) Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm có?
C. người đi săn, vượn mẹ, vượn con
Câu 2. Khi vào rừng, người đi săn đã thấy gì?
C. Một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá.
Câu 3. Khi thấy con vượn, người đi săn đã làm gì?
A. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Câu 4. Vượn mẹ đã làm gì với đứa con?
C. Vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
Câu 5. Theo em, bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
B. Cần phải bảo vệ các loài động vật hoang dã III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
a. Điền uênh hay ênh? - con kênh - huênh hoang - mênh mông b. Điền l hay n? - lặn lội - nắm thóc - cao lớn
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai làm gì?
a. Chú mèo mướp nằm dài trên chiếc ghế.
b. Bác nông dân đang gánh thóc về.
c. Đàn chim bay lượn trên bầu trời xanh.
d. Con gà trống gáy vang khắp xóm. Câu 4. Mẫu 1
Em vừa được học bài thơ Bận. Nội dung bài thơ kể về việc mọi người hăng say
làm việc. Hình ảnh em thích nhất là em bé bận ngủ, bận chơi. Vì hình ảnh này
khiến em cảm nhận được sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em. Bài thơ giúp em thêm yêu cuộc sống hơn. Mẫu 2
Em rất thích bài thơ Quạt cho bà ngủ. Bài thơ kể về việc người bà bị ốm nên bạn
nhỏ đã quạt cho bà ngủ. Hình ảnh em thích nhất là đôi bàn tay bé nhỏ vẫy quạt thật
đều. Vì hình ảnh này cho thấy tình yêu của em bé dành cho bà. Từng nhịp quạt
giúp xua tan cái oi nóng để bà có giấc ngủ ngon và sớm khỏi bệnh. Bài thơ giúp
em thấy được tình cảm quý giá. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có
một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ
nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.
Con trai tôi sốt sắng nói:
- Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.
- Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai
mẹ con trong bức ảnh này.
Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ
dùng,... Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào
phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó
yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:
- Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê con thích nhất mà. Con gái tôi gật đầu:
- Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.
Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết đem tặng niềm vui để em bé kia cũng được vui! (Chia sẻ niềm vui)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ở đoạn 1, điều gì đã khiến người mẹ xúc động?
A. Báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra
B. Bức ảnh một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình, đứng
cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Câu 2. Gia đình bạn nhỏ đã làm gì để giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão?
A. Ủng hộ quần áo, sách vở, đồ dùng,... B. Ủng hộ tiền mặt
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng?
Câu 3. Bé gái đã tặng quà gì cho các bạn nhỏ vùng bị bão? A. Một bô quần áo B. Một con búp bê C. Một quyển sách
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện trên?
A. Tinh thần tương thân, tương ái
B. Tấm lòng tốt bụng, biết sẻ chia
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bận (Trích) Trời thu bận xanh Sông Hồng bận chảy Cái xe bận chạy Lịch bận tính ngày Con chim bận bay Cái hoa bận đỏ Cờ bận vẫy gió Chữ bận thành thơ Hạt bận vào mùa Than bận làm lửa.
Câu 2. (*) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trồng:
Hồi còn đi học, Hải rất say mê … . Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất
cả các ... náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. … kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên
đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. ... ô tô xin đường
gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như ... hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a- nô ở một căn gác.
Hải đã ra Cẩm Phả nhận … . Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để
nghe bạn anh trình bày … Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm
thấy …. và đầu óc bớt căng thẳng.
(dễ chịu, Tiếng còi, âm thanh, âm nhạc, công tác, bản nhạc, Tiếng ve, im lặng,)
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Chiếc khăn này được dệt bằng len.
b. Em rất thích bộ phim hoạt hình này.
c. Mẹ đã tặng em một chiếc xe đạp mới nhân dịp sinh nhật.
d. Em tưới cây để chúng luôn tươi tốt.
Câu 4. Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bài thơ em mới được
học (hoặc được đọc).
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ở đoạn 1, điều gì đã khiến người mẹ xúc động?
B. Bức ảnh một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình, đứng
cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi
Câu 2. Gia đình bạn nhỏ đã làm gì để giúp đỡ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão?
A. Ủng hộ quần áo, sách vở, đồ dùng,...
Câu 3. Bé gái đã tặng quà gì cho các bạn nhỏ vùng bị bão? B. Một con búp bê
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện trên?
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. (*) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trồng:
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe
tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám
lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi
ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.
Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác.
Hải đã ra Cẩm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng
giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô.
Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Chiếc khăn này được dệt bằng gì?
b. Ai rất thích bộ phim hoạt hình này?
c. Mẹ đã tặng em một chiếc xe đạp mới khi nào?
d. Em tưới cây để làm gì? Câu 4. Gợi ý:
Em rất thích bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh. Em bé trong bài thơ đã so sánh
tình yêu với ông trời, Hà Nội, trường học và con dế. Những sự vật đều rất quen
thuộc và gắn bó với thế giới trẻ thơ. Qua đó, em thấy được tình cảm trong sáng,
hồn nhiên của em bé. Tình yêu của em dành cho mẹ rất đơn giản mà sâu sắc. Bài
thơ giúp em thêm yêu người mẹ của mình.