-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 14 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 14 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng 7, thường kéo dài năm, sáu ngày.
Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy,
nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật... Những người đoạt giải được
tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho
vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm
ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1894, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế
giới. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai
mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị. (Ngọn lửa Ô-lim-pích)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước nào? A. Hy Lạp cổ B. Ai Cập C. Trung Quốc
Câu 2. Đại hội được tổ chức mấy năm một lần? A. 3 năm B. 4 năm C. 5 năm
Câu 3. Trong thời gian tổ lễ hội, việc gì phải tạm ngừng? A. Mọi cuộc xung đột B. Hoạt động tôn giáo
C. Việc buôn bán hàng hóa
Câu 4. Việc khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới của Đại hội có ý nghĩa gì?
A. Khuyến khích tinh thần thể thao của mọi người.
B. Tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia. C. Cả 2 đáp án trên. III. Luyện tập Câu 1. Viết câu: - Sức khỏe là vàng.
- Có sức khỏe là có tất cả.
Câu 2. Đặt câu với các từ: sức khỏe, rèn luyện
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Vào ban đêm, đường phố trở nên vắng vẻ hơn.
b. Những chiếc bát nằm im trong chiếc rổ.
c. Chú chó nhỏ chạy bằng qua con đường lớn.
d. Chiếc điện thoại đang nằm trên bàn là của mẹ em.
Câu 4. Làm đơn xin tham gia câu lạc bộ thể thao. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước nào? A. Hy Lạp cổ
Câu 2. Đại hội được tổ chức mấy năm một lần? B. 4 năm
Câu 3. Trong thời gian tổ lễ hội, việc gì phải tạm ngừng? A. Mọi cuộc xung đột
Câu 4. Việc khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới của Đại hội có ý nghĩa gì? C. Cả 2 đáp án trên. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Tuy ông nội đã lớn tuổi nhưng sức khỏe vẫn rất tốt.
- Em cố gắng rèn luyện mỗi ngày.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Vào ban đêm, đường phố trở nên vắng vẻ hơn.
b. Những chiếc bát nằm im trong chiếc rổ.
c. Chú chó nhỏ chạy bằng qua con đường lớn.
d. Chiếc điện thoại đang nằm trên bàn là của mẹ em. Câu 4. Mẫu 1
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐĂNG KÍ THAM GIA CÂU LẠC BỘ THỂ THAO
Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Tiếng Anh
Em tên là: Nguyễn Minh Chi
Sinh ngày: 12 tháng 1 năm… Nam/nữ: Nữ Học sinh lớp: 3B
Trường: Tiểu học Phương Đông
Em làm đơn này để được đăng kí tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh. Em xin hứa sẽ
thực hiện đúng quy định của Câu lạc bộ. Em trân trọng cảm ơn! Người làm đơn Minh Chi Nguyễn Minh Chi Mẫu 2
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐĂNG KÍ THAM GIA CÂU LẠC BỘ THỂ THAO
Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Cầu lông Em tên là: Hoàng Thùy Hà
Sinh ngày: 15 tháng 8 năm… Nam/nữ: Nữ Học sinh lớp: 3A2
Trường: Tiểu học Ban Mai
Em làm đơn này để đăng kí tham gia Câu lạc bộ cầu lông.Em xin hứa sẽ thực hiện
đúng quy định của Câu lạc bộ. Em trân trọng cảm ơn! Người làm đơn Hà Hoàng Thùy Hà Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
“Mùa thu giấu mất tiếng ve
Giấu luôn mấy cánh phượng hè hồng tươi
Và đem mây phủ xanh trời
Che cho cái nắng bớt oi bớt nồng
Cho vàng hương lúa trên đồng
Cho con chim đậu cành hồng líu lo
Cho em ăm ắp ước mơ
Tung tăng đến lớp giữa bờ lúa thơm.” (Mùa vui khai trường)
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết về mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu
Câu 2. Mùa thu đã giấu những gì? A. Tiếng ve B. Cánh phượng C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Ở khổ thơ thứ 2, từ nào được lặp lại nhiều lần? A. Cho B. Mùa thu C. em
Câu 4. Từ “tung tăng” là từ láy hay từ ghép? A. Từ láy B. Từ ghép C. Cả A, B đều sai III. Luyện tập
Câu 1. Tìm bộ phận trả lời cho Ai/Cái gì/Con gì?
a. Con bướm đang đậu trên cánh hoa.
b. Chiếc bàn có bốn cái chân.
c. Em thích học môn Toán.
d. Cây cam được ông em trồng trong vườn.
Câu 2. Thi tìm nhanh các từ đồng nghĩa với dũng cảm.
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Chiếc khăn này được dệt bằng len.
b. Hồng rất thích bộ phim hoạt hình này.
c. Mẹ đã tặng em một chiếc xe đạp mới nhân dịp sinh nhật.
d. Em tưới cây để chúng luôn tươi tốt.
Câu 4. (*) Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về nông thôn,
trong thư có sử dụng một biện pháp tu từ. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết về mùa nào? C. Mùa thu
Câu 2. Mùa thu đã giấu những gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Ở khổ thơ thứ 2, từ nào được lặp lại nhiều lần? A. Cho
Câu 4. Từ “tung tăng” là từ láy hay từ ghép? A. Từ láy III. Luyện tập
Câu 1. Tìm bộ phận trả lời cho Ai/Cái gì/Con gì? a. Con bướm b. Chiếc bàn c. Em d. Cây cam
Câu 2. Các từ: gan dạ, can đảm, can trường, quả cảm, bạo gan,...
Câu 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:
a. Chiếc khăn này được dệt bằng gì?
b. Ai rất thích bộ phim hoạt hình này?
c. Mẹ đã tặng em một chiếc xe đạp mới khi nào?
d. Em tưới cây để làm gì? Câu 4. (*) Gợi ý: Hà Anh yêu dấu,
Hằng năm, cứ đến hè là tớ lại được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Quê hương của
tớ là một vùng đất thanh bình và yên ả. Mỗi sáng, bà ngoại thường dắt tớ ra đồng
để ngắm nhìn khung cảnh quê hương. Những hạt sương sớm còn đọng trên cỏ non
xanh biếc. Lúc này, mặt trời chưa thức dậy mà vẫn còn lấp ló sau lũy tre làng. Xa
xa, tận trong làng, tiếng gà, tiếng vịt và cả tiếng trâu bò… kêu rộn lên đòi ăn. Khói
từ các chái nhà bốc lèn, quyện với vị phù sa theo gió từ sông thổi vào nghe ngai
ngái, ấm nồng và thân thuộc. Lúc tớ cùng bà ngoại về nhà thì mặt trời đã lên cao,
tỏa ánh nắng xuống vạt vật. Cây cối khắp nơi đều tràn trề sức sống. Con đường
làng cũng nhộn nhịp người qua lại. Người đi làm, người đi chợ… Ai cũng bận rộn
với công việc của mình. Cậu có thấy thích quê của tớ không? Hãy kể cho tớ nghe về nơi cậu sống nhé. Bạn của cậu Thanh Trúc
Biện pháp tu từ nhân hóa: Lúc này, mặt trời chưa thức dậy mà vẫn còn lấp ló sau lũy tre làng.