Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 15
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 15 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 15 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ là lời của ai nói với ai? A. Cháu nói với bà B. Con nói với mẹ C. Anh nói với em
Câu 2. Lên mấy tuổi người cháu đã quen mùi khói? A. 3 B. 4 C. 5
Câu 3. Từ chờn vờn thuộc từ loại gì? A. Từ ghép B. Từ láy C. Từ đơn
Câu 4. Câu thơ thể hiện tình cảm của người cháu dành cho bà?
A. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
B. Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
C. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Khi mẹ vắng nhà
“Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng”.
Câu 2. Gạch chân dưới phần trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Những cánh chim bay lượn trên bầu trời.
b. Mấy khóm hoa hồng được trồng trong vườn đã bắt đầu ra nụ.
c. Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi nhảy dây.
d. Tiếng ve kêu râm ran trong từng tán lá.
e. Ở thành phố, xe cộ đi lại tấp nập trên đường.
g. Quán ăn này đã được xây dựng ở đây từ rất lâu rồi.
Câu 3. (*) Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: a. thân thiết b. bảo vệ c. chăm sóc d. vui vẻ
Câu 4. Kể những điều em biết về thành thị, sử dụng biện pháp so sánh.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ là lời của ai nói với ai? A. Cháu nói với bà
Câu 2. Lên mấy tuổi người cháu đã quen mùi khói? B. 4
Câu 3. Từ chờn vờn thuộc từ loại gì? B. Từ láy
Câu 4. Câu thơ thể hiện tình cảm của người cháu dành cho bà?
C. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Gạch chân dưới phần trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Những cánh chim bay lượn trên bầu trời.
b. Mấy khóm hoa hồng được trồng trong vườn đã bắt đầu ra nụ.
c. Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi nhảy dây.
d. Tiếng ve kêu râm ran trong từng tán lá.
e. Ở thành phố, xe cộ đi lại tấp nập trên đường.
g. Quán ăn này đã được xây dựng ở đây từ rất lâu rồi.
Câu 3. (*) Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: a. thân thiết: gần gũi b. bảo vệ: giữ gìn c. chăm sóc: chăm nom d. vui vẻ: vui tươi Câu 4. Gợi ý:
Em được sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam. Nơi
đây thường được gọi là vùng đất nghìn năm văn hiến, với nét đẹp cổ kính và hiện
đại. Hà Nội là một thành phố rộng lớn, nhiều nhà cửa và đường phố. Con đường
nào cũng có nhiều xe cộ. Nào là xe máy, ô tô, xe buýt… đi lại tấp nập. Hai bên
đường là các cửa hiệu sang trọng, có trưng bày những món đồ rất đẹp mắt. Nhiều
tòa nhà cao tầng mọc lên san sát nhau. Nhưng Hà Nội còn mang nét đẹp cổ kính
của ba mươi sáu phố phường. Những điểm đến tham quan như hồ Gươm, tháp Rùa,
đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột, Hoàng Thành Thăng Long… gợi nhớ về một Hà Nội
xưa. Những món ăn đặc sản của Hà Nội mà ai đến đây cũng đều muốn thưởng thức
như phở, bánh cuốn, bún thang… Đặc biệt nhất là con người Hà Nội thanh lịch,
hiếu khách. Tất cả đã làm nên vẻ đẹp của một thủ đô mà em yêu. Khung cảnh Hà
Nội giống như một bức tranh tuyệt đẹp. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng
náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín
quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ.
2. Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái,
đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông
Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát
xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ… Keo vật xem chừng chán ngắt.
3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt,
luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung
quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã.
4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn
đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại,
không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại
dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh
ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. (Hội vật)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện?
Câu 2. Ngay nhịp trống đầu, Quắn Đen đã làm gì?
Câu 3. Khi ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen đã làm gì?
Câu 4. Ông Cản Ngũ đánh bại Quắm Đen như thế nào? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Cô giáo tí hon (Trích)
Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước
dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt
đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô.
Câu 2. Đặt câu với các từ: khỏe mạnh, thể thao Câu 3. Điền: a. ch hay tr? - …iếc cặp - …ong lành - con …uột - cây … e b. oăn hay ăn? - kh… mặt - tóc x… - b… kh… - l… tăn
Câu 4. Viết một bản tin ngắn về một hoạt động thể thao ở trường em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện: Cản Ngũ, Quắm Đen.
Câu 2. Ngay nhịp trống đầu, Quắn Đen đã đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.
Câu 3. Khi ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh
tay ông, ôm lấy một bên chân ông.
Câu 4. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ
nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc
bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Em chăm chỉ tập luyện để có sức khỏe.
- Môn thể thao yêu thích của em là bóng chuyền. Câu 3. Điền: a. ch hay tr? - chiếc cặp - trong lành - con chuột - cây tre b. oăn hay ăn? - khăn mặt - tóc xoăn - băn khoăn - lăn tăn Câu 4. Mẫu 1
Tuần trước, tại trường Tiểu học Cầu Vồng, Hội khỏe Phù Đổng đã được tổ chức.
Nhiều môn thể thao được đưa vào thi đấu: đá cầu, chạy tiếp sức, bóng đá, kéo co,
cầu lông, bóng chuyền. Học sinh toàn trưởng đều tham gia nhiệt tình. Hội thi kết
thúc với nhiều giải thưởng đã được trao. Lớp 4A xếp thứ nhất toàn trường có 5 giải
nhất, 8 giải nhì và 10 giải ba. Lớp 5C xếp thứ 2 toàn trường có 4 giải nhất, 10 giải
nhì và 8 giải ba. Đồng giải ba là lớp 3A và 2C có 3 giải nhất, 11 giải nhì và 10 giải ba. Mẫu 2
Sáng thứ bảy, trận chung kết bóng rổ của khối lớp 5 đã diễn ra. Hai đội bóng tham
dự là 5A và 5C. Tám giờ ba mươi phút, trận đấu bắt đầu. Hai đội bóng tổ chức tấn
công và ghi được nhiều điểm. Rất đông khán giả cổ vũ cho hai đội. Kết thúc trận
đấu, đội bóng lớp 5A ghi được nhiều điểm hơn và giành chiến thắng.