Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 16
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 16 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 16 Đề 1 I. Đọc hiểu
Nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ. Hôm đó chú Tiến Lê - hoạ sĩ,
bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, nó mừng
quýnh lên. Hai đứa lôi nhau ra vườn. Tại đây, Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó
vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ.
Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin
phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên
không biết có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người
ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
Và ông không kìm được, ôm thốc Mèo lên:
- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động.
Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của Mèo rất độc đáo, có thể đem đóng
khung treo ở bất cứ phòng tranh nào. Bố mẹ tôi rất tin vào thẩm định của chú Tiến
Lê. Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng.
(Trích Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ai là người đã phát hiện ra tài năng của Mèo? A. bé Quỳnh B. chú Tiến Lê C. nhân vật tôi D. Mèo
Câu 2. Tài năng của Mèo là gì? A. vẽ tranh B. ca hát C. bơi lội D. khiêu vũ
Câu 3. Phản ứng của người bố khi biết được tài năng của Mèo? A. ngạc nhiên, bất ngờ B. thất vọng, buồn bã C. lo lắng, hồi hộp D. chán nản, mệt mỏi
Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là tính từ? A. bức tranh B. lớn C. chứng kiến D. tin
Câu 5. Nhận xét của chú Tiến Lê về bức tranh của Mèo?
A. Những bức tranh của Mèo rất độc đáo
B. Có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: uyển chuyển, mỏng manh
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a. Hà Anh là một cô gái tốt bụng nên em rất yêu quý bạn.
b. Cả lớp giữ trật tự vì cô giáo đang giảng bài.
c. Em đã xin lỗi cô Hằng vì đã làm vỡ lọ hoa của cô.
d. Bức tranh rất đẹp nên đã đạt giải cao.
Câu 3. (*) Tìm tính từ trong đoạn văn dưới đây:
“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng
trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế
là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi
sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi”.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài) III. Viết
Câu 1. Viết chính tả Nói với con (Trích)
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Câu 2. Viết đoạn văn giới thiệu tiết mục hát (múa, đóng vai) mà em (nhóm em) đã hoặc sẽ biểu diễn.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án I. Đọc hiểu
Câu 1. Ai là người đã phát hiện ra tài năng của Mèo? B. chú Tiến Lê
Câu 2. Tài năng của Mèo là gì? A. vẽ tranh
Câu 3. Phản ứng của người bố khi biết được tài năng của Mèo? A. ngạc nhiên, bất ngờ
Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là tính từ? B. lớn
Câu 5. Nhận xét của chú Tiến Lê về bức tranh của Mèo? C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu Câu 1.
- Những bước đi của bạn Hoài thật nhẹ nhàng và uyển chuyển.
- Phương mặc một chiếc áo mỏng manh. Câu 2.
a. Hà Anh là một cô gái tốt bụng nên em rất yêu quý bạn.
b. Cả lớp giữ trật tự vì cô giáo đang giảng bài.
c. Em đã xin lỗi cô Hằng vì đã làm vỡ lọ hoa của cô.
d. Bức tranh rất đẹp nên đã đạt giải cao.
Câu 3. Tính từ trong đoạn văn: lớn, trắng, mênh mông, đày, mới, tấp nập, xuôi, ngược, xơ xác. III. Viết
Câu 1. Học sinh tự viết
Câu 2. Gợi ý:
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập trường, một cuộc thi văn nghệ đã được tổ chức.
Lớp em đăng kí tiết mục hát tập thể bài “Bụi phấn”. Cô giáo đã chọn ra một đội
văn nghệ bao gồm mười bạn vào nhóm hát, năm bạn vào nhóm múa. Em cũng
được chọn vào nhóm hát. Bạn Minh Thư làm nhóm trưởng của nhóm hát. Khoảng
một tuần nữa, buổi lễ mít tinh sẽ diễn ra. Mỗi ngày, chúng em đều ở lại trường ba
mươi phút để tập luyện. Cả nhóm tập hát từng câu cho đến khi thuộc cả bài. Giờ
tập luyện rất vui vẻ, còn giúp chúng em gắn kết hơn. Buổi cuối cùng, chúng em đã
xin ý kiến cô chủ nhiệm về trang phục biểu diễn. Nhóm hát sẽ mặc đồng phục của
trường, còn nhóm múa sẽ mắc áo dài. Vòng sơ khảo diễn ra, tiết mục của lớp em
đã được vào vòng chung kết. Đề 2 I. Đọc hiểu
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc
Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi
lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại
thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng
giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới
càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô, hỏi thăm sức khoẻ
anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. Trèo
lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180
độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà
càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.
(Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô như thế nào? A. Trong trẻo, sáng sủa B. U ám, buồn bã C. Bình yên, trong lành D. Lặng gió, trong trẻo
Câu 2. Những sự vật thiên nhiên nào trên đảo Cô Tô được miêu tả? A. Cây trên núi đảo B. Nước biển C. Bầu trời, cát
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Đâu là tính từ? A. Cô Tô B. nước biển C. trong trẻo D. sức khỏe
Câu 4. Nhân vật tôi đang làm gì?
A. leo dốc lên đồn Cô Tô
B. hỏi thăm sức khoẻ anh em bộ binh và hải quân C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Tình cảm của nhân vật tôi dành cho đảo Cô Tô là gì? A. ghét bỏ B. chán nản C. yêu mến D. đố kị
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Điền tính từ thích hợp vào bảng: đồ vật mái tóc tính cách
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
a. Giọng hát của chị Mai nhẹ nhàng, cao vút
b. Hùng không chỉ cao lớn mà còn rất khỏe.
c. Chiếc cốc đang nằm trên bàn đã bị bẩn.
d. Những cuốn sách vẫn còn mới.
Câu 3. Đặt câu với các tính từ: xinh đẹp, khỏe mạnh. III. Viết
Câu 1. Viết chính tả Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu ... Em quay đầu đỏ Em vẽ nhà ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm.
(Vẽ quê hương, Định Hải)
Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn về một người hàng xóm mà em quý mến.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án I. Đọc hiểu
Câu 1. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô như thế nào? A. Trong trẻo, sáng sủa
Câu 2. Những sự vật thiên nhiên nào trên đảo Cô Tô được miêu tả?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Đâu là tính từ? C. trong trẻo
Câu 4. Nhân vật tôi đang làm gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Tình cảm của nhân vật tôi dành cho đảo Cô Tô là gì? C. yêu mến
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Điền tính từ thích hợp vào bảng: đồ vật cũ, mới, đẹp,.. mái tóc dài, ngắn, mượt mà,... tính cách hiền, dữ, ác,...
Câu 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
a. Giọng hát của chị Mai nhẹ nhàng, cao vút.
b. Hùng không chỉ cao lớn mà còn rất khỏe.
c. Chiếc cốc đang nằm trên bàn đã bị bẩn.
d. Những cuốn sách vẫn còn mới. Câu 3.
- Hồng là một cô bạn xinh đẹp.
- Bố của em rất khỏe mạnh. III. Viết
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. Gợi ý:
Chú Lâm là hàng xóm của gia đình em. Chú năm nay ba mươi tư tuổi. Chú là một
chiến sĩ cảnh sát. Mỗi khi nhìn thấy chú mặc bộ cảnh phục màu xanh, em cảm thấy
rất ngưỡng mộ chú. Bởi ước mơ của em là trở thành một chiến sĩ cảnh sát. Hàng
ngày, công việc của chú rất bận rộn.Nhưng chiều chủ nhật hàng tuần, chú đều dành
thời gian dạy võ cho em. Với em, chú Lâm giống như một người bạn vậy.