-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 17 Đề 1 I. Đọc hiểu
“Mẹ của em ở trường
Là cô giáo mến thương,
Dạy dỗ em ngày tháng. Cô yêu em vô hạn,
Săn sóc em từng ly,
Từ nếp áo, dáng đi,
Từ cách ngồi, nét bút,
Như bà mẹ chăm chút
Đứa con nhỏ thân yêu.
Em yêu biết bao nhiêu
Người mẹ hiền: cô giáo.” (Cô giáo)
Câu 1. Mẹ của em ở trường là ai? A. Cô giáo B. Bạn bè C. Bác lao công
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 2. Câu thơ thể hiện tình cảm của cô dành cho nhân vật “em”? A. Cô yêu em vô hạn, B. Như bà mẹ chăm chút
C. Đứa con nhỏ thân yêu D. Em yêu biết bao nhiêu
Câu 3. Cô giáo săn sóc cho bạn nhỏ những gì? A. Từ nếp áo, dáng đi
B. Từ cách ngồi, nét bút C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Câu thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho cô giáo? A. Cô yêu em vô hạn, B. Săn sóc em từng ly
C. Đứa con nhỏ thân yêu D. Em yêu biết bao nhiêu
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu cảm dựa trên các trường hợp sau:
a. Bày tỏ tình cảm với thầy cô
b. Bày tỏ cảm xúc về một bức tranh
Bài 2. Điền uây hay ây? a. x… nhà b. đám m… c. q… quần d. kh… bột
Bài 3. Hoàn thiện câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: a. Ông trăng… b. Đàn cò… c. Đám mây…
d. Đôi mắt của chú mèo… III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Vẽ quê hương Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu ... Em quay đầu đỏ Em vẽ nhà ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn kể về buổi chiếu phim mà em đã được xem. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mẹ của em ở trường là ai? A. Cô giáo
Câu 2. Câu thơ thể hiện tình cảm của cô dành cho nhân vật “em”? A. Cô yêu em vô hạn
Câu 3. Cô giáo săn sóc cho bạn nhỏ những gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Câu thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho cô giáo? D. Em yêu biết bao nhiêu
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu cảm dựa trên các trường hợp sau:
a. Em yêu quý cô giáo nhiều lắm!
b. Bức tranh của bạn Huyền mới đẹp làm sao!
Bài 2. Điền uây hay ây? a. xây nhà b. đám mây c. quây quần d. khuấy bột
Bài 3. Hoàn thiện câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
a. Ông trăng tròn như cái đĩa.
b. Đàn trắng có bộ lông trắng như tuyết.
c. Đám mây trắng như bông.
d. Đôi mắt của chú mèo to tròn như hạt nhãn. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Chủ nhật tuần này, em đã đi xem phim cùng các bạn. Chúng em đến rạp chiếu
phim để xem bộ phim hoạt hình Những mảnh ghép cảm xúc. Bộ phim này kể về cô
bé Riley. Trong trung khu não bộ của cô là năm nhân vật chính là bản nhân cách
hóa của năm cảm xúc cơ bản: Joy (vui vẻ), Anger (giận dữ), Disgust (chán ghét),
Fear (sợ hãi) và Sadness (buồn bã). Họ đã bước ra cuộc sống và tác động đến hành
động của Riley qua một bảng điều khiển. Dưới sự chỉ huy của Joy (vui vẻ), các
mảnh ghép cảm xúc vận hành để tạo nên những ký ức hàng ngày cho chủ nhân.
Nhưng việc cô bé chuyển đến nơi ở mới đã tạo ra nhiều áp lực và khó khăn, nảy
sinh tình trạng hỗn loạn xảy ra giữa các cảm xúc. Một hôm, Joy (vui vẻ) và
Sadness (buồn bã) bị cuốn vào mê cung ký ức dài hạn. Họ đã gặp gỡ nhiều nhân
vật đã và đang tồn tại trong tâm trí Riley, trong đó có cả nhân vật người bạn tưởng
tượng của cô bé thời ấu thơ là Bing Boong. Bộ phim kết thúc khi Riley đã dần làm
quen được với môi trường mới, cảm thấy hạnh phúc hơn. Em rất thích bộ phim hoạt hình này. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một
nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức
cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm
viện, các em biết mẹ rất cần tiền.
Tình cờ trong lúc ra ga mua sữa, hai chị em gặp chú Lý, nhà ảo thuật. Các em giúp
chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc. Biết hai chị em thích xem ảo thuật,
chú Lý bảo các em chờ một lát. Nhưng chị em Xô-phi đã về nhà ngay vì nhớ lời
mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Thế rồi không biết hỏi thăm ai, buổi tối hôm ấy, chú Lý tìm tới nhà. Lúc đó, mẹ
đang chuẩn bị bữa tối. Bước vào nhà, chú nói :
- Tôi đến để cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan.
Mẹ mời chú Lý uống trà. Chú nhận lời. Nhưng từ lúc chú ngồi vào bàn, cả nhà cứ
chứng kiến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt
vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh,
vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân.
Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng.
Hai chị em thán phục nhìn chú Lý. Đúng là một nhà ảo thuật đại tài. (Nhà ảo thuật)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Kể tên nhân vật chính trong truyện?
Câu 2. Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện?
III. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền oay hay ay? - vòng x… - máy x… - t… trái - l… hoay
Bài 2. Chọn câu trả lời đúng:
a. Mẹ đưa Hoa đi xem phim. (Câu kể/Câu cảm thán)
b. Cháu hãy đọc cho bà bức thư này. (Câu cầu khiến/Câu hỏi)
c. Cậu đã ăn cơm no chưa? (Câu hỏi/Câu cảm thán)
d. Những bông hoa mới đẹp làm sao! (Câu cảm thán/Câu kể) III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Chiếc máy bơm (Trích)
Thấy những người nông dân phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho
ruộng nương ở tận trên dốc cao, anh thanh niên Ác-si-mét thầm nghĩ: “Liệu có
cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?”
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu tranh (ảnh) em tự vẽ (tự chụp, sưu tầm) về đề tài yêu thích. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật chính trong truyện: Xô-phi, Mác
Câu 2. Vì bố đang nằm viện, các em biết mẹ rất cần tiền.
Câu 3. Xô-phi lấy một cái bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái. Khi mẹ mở
nắp lọ đường, có hàng mét dải băng đỏ, xanh, vàng bắn ra. Còn Mác đang ngồi
bỗng cảm thấy có một khối nóng mềm trên chân. Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng.
Câu 4. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ, yêu thương mọi người xung quanh.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền oay hay ay? - vòng xoay - máy xay - tay trái - loay hoay
Bài 2. Chọn câu trả lời đúng:
a. Mẹ đưa Hoa đi xem phim. (Câu kể)
b. Cháu hãy đọc cho bà bức thư này. (Câu cầu khiến)
c. Cậu đã ăn cơm no chưa? (Câu hỏi)
d. Những bông hoa mới đẹp làm sao! (Câu cảm thán) III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Hôm nay, lớp em có tiết Mĩ Thuật. Cô Thu đã dạy chúng em cách vẽ tranh phong
cảnh. Cả lớp chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài. Sau đó, cô đã yêu cầu chúng
em thực hành vẽ tranh. Em đã vẽ cảnh bầu trời đêm đầy sao. Đầu tiên, em vẽ
những ngôi sao với nhiều kích thước khác nhau. Sau đó, em vẽ ông mặt trăng to
tròn ở giữa bức tranh. Cuối cùng, em tô màu cho bức tranh của mình. Nền trời pha
giữa màu đen và màu xanh dương. Những ngôi sao, ông trăng vàng lấp lánh. Em
cảm thấy bức tranh rất đẹp.