-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 18
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 18 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 18
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 18 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 18 Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Ấy kìa! một chú nhện nâu
Giăng tơ mỏng dưới giàn bầu đầy hoa
Ngại gì cơn gió băng qua
Nhện làm xiếc… trông thật là kỳ khôi
Vừa giăng tơ, vừa bắt mồi
Không bảo hiểm, mà chẳng rơi bao giờ
Bé nhìn, thán phục lắm cơ!
Nhện tuy bé, mà lắm trò giỏi giang.”
(Chú nhện nâu, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Chú nhện đang giăng tơ ở đâu?
A. Dưới giàn bầu đầy hoa B. Trên giàn mướp C. Trong chum nước D. Trên cành cây
Câu 2. Nhện vừa giăng tơ, vừa làm gì? A. Làm xiếc B. Bắt mồi C. Ca hát D. Truyện trò
Câu 3. Từ trái nghĩa với từ “bé”? A. nhỏ B. to C. xa D. xinh
Câu 4. Câu thơ bày tỏ sự khen ngợi nhện nâu?
A. Bé nhìn, thán phục lắm cơ!
B. Nhện tuy bé, mà lắm trò giỏi giang C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng sau: hoa hồng ngoan ngoãn bác sĩ hiền lành nhảy nhót vui vẻ con bò ô tô con đường lo lắng cười nói hát múa bức tranh điện thoại sửng sốt bút chì
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Trời túng thế, đành mời Cóc vào. Cóc tâu [ ]
- Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước
mưa [ ]Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
[ ] Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống! Lại còn dặn thêm [ ]
- Lần sau, hễ muốn mưa [ ] cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng [ ]
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa [ ] (Cóc kiện Trời)
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? III. Viết
Câu 1. Viết chính tả Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm xương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. (Ca dao)
Câu 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập hoặc đồ vật khác gắn bó với em Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chú nhện đang giăng tơ ở đâu?
A. Dưới giàn bầu đầy hoa
Câu 2. Nhện vừa giăng tơ, vừa làm gì? B. Bắt mồi
Câu 3. Từ trái nghĩa với từ “bé”? B. to
Câu 4. Câu thơ bày tỏ sự khen ngợi nhện nâu? C. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật có trong bảng sau:
Các từ ngữ chỉ sự vật là: hoa hồng, con đường, bức tranh, điện thoại, bác sĩ, con bò, ô tô, bút chì.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Trời túng thế, đành mời Cóc vào. Cóc tâu [:]
[-] Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt nước
mưa [.] Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài.
Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói:
[-] Thôi cậu về đi. Ta sẽ cho mưa xuống! Lại còn dặn thêm [:]
- Lần sau, hễ muốn mưa [,] cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây!
Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruộng đồng [.]
Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa [.] (Cóc kiện Trời)
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Bạn Hồng đang làm bài tập về nhà.
b. Cô giáo vừa xinh đẹp, vừa hiền dịu. III. Viết
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Tập làm văn Gợi ý:
Vào dịp sinh nhật, em được tặng một chiếc cặp sách. Chiếc cặp hình chữ nhật, có
màu xanh nước biển. Chiều dài khoảng ba mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng
hai mươi lăm xăng-ti-mét. Bên trong cặp được chia làm hai ngăn, khá rộng rãi. Mặt
bên ngoài của cặp in hình búp bê rất dễ thương. Khóa cặp được làm bằng nhựa, có
thể đóng vào hoặc mở ra. Đằng sau cặp có hai chiếc quai đeo rất êm và chắc chắn.
Em dùng cặp để đựng sách vở, đồ dùng học tập. Thỉnh thoảng, em sẽ nhờ bố giặt
chiếc cặp để nó luôn sạch sẽ. Chiếc cặp giống như một người bạn của em vậy. Em
rất yêu quý và trân trọng chiếc cặp của mình. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên
là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố
mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng
tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du
ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ
lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên
bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một
chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh
nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng
và kết duyên với chàng.
Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp
nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên
trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng.
Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng
lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
(Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hai nhân vật chính trong bài là?
A. Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung B. Sơn Tinh, Thủy Tinh C. Lạc Long Quân, Âu Cơ D. Thạch Sanh, Lí Thông
Câu 2. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp nhân dân việc gì?
A. Truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải.
B. Hiển linh giúp dân đánh giặc. C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ? A. Lập đền thờ ông
B. Cứ đến mùa xuân lại tổ chức lễ hội C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Văn bản trên giải thích điều gì?
A. Sự ra đời của lễ hội Chử Đồng Tử
B. Phong tục thờ cúng thần linh
C. Truyền thống đánh giặc ngoại xâm D. Tinh thần yêu nước
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh để hoàn thiện câu văn sau: a. Mặt trăng… b. Trường học…
Câu 2. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong các trường hợp sau: a. Hoàng hỏi: - Cậu vẫn khỏe chứ?
Tôi mỉm cười và trả lời: - Tớ vẫn khỏe!
b. Tôi đã mua một số đồ dùng học tập: sách vở, hộp bút, cặp sách,... III. Viết
Câu 1. Viết chính tả: Khi mẹ vắng nhà (Trích)
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.
Câu 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hai nhân vật chính trong bài là?
A. Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung
Câu 2. Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp nhân dân việc gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Nhân dân làm gì để tưởng nhớ Chử Đồng Tử ? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Văn bản trên giải thích điều gì?
A. Sự ra đời của lễ hội Chử Đồng Tử
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Sử dụng biện pháp tu từ so sánh để hoàn thiện câu văn sau:
a. Mặt trăng giống như một quả bóng khổng lồ.
b. Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của em. Câu 2.
a. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại
b. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích III. Viết
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. Gợi ý:
Cuối tuần, mẹ phải đi công tác, chỉ có em và bố ở nhà. Em đã giúp bố làm việc nhà.
Buổi sáng, em cho quần áo vào máy giặt, rồi phơi quần áo. Đến trưa, em phụ bộ
nhặt rau, rửa rau. Mặc dù, bố không thường xuyên nấu cơm. Nhưng những món ăn
của bố cũng rất tuyệt. Chiều, em ra vườn giúp bố tưới cây. Hai bố con vừa làm việc,
vừa trò chuyện vui vẻ. Buổi tối, mẹ gọi điện về hỏi thăm. Em đã kể rằng mình đã
giúp bố việc nhà. Mẹ khen em là ngoan ngoãn, đảm đang. Em cảm thấy vui sướng vô cùng.