Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 19 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 19 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 19 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Mặt trời thấp chừng gang tay
Từ từ nhô lên mép đảo
Sóng vui reo suốt đêm ngày
Bài ca hân hoan huyên náo
Trường Sa ngập đầy gió bão
Trường Sa nắng bụi dữ dằn
Phong sương làm phai màu áo
Khuya nghe tiếng thở chị Hằng
Chú ở Trường Sa... vậy đó
Rau xanh trong chậu đâm chồi
Cây ớt quả xanh quả đỏ
Bé xíu nhưng mà cay ơi!
Sóng dậy sớm hơn tiếng gà
Tiếng chim ngọt hơn sương sớm
Biết là mấy chú nhớ nhà
Nên chiều khói bay rất mỏng
Đêm ngày sống chung với biển
Đảo vẫn xanh màu biếc xanh
Chú kể cháu nghe nhiều chuyện
Hoan hô chú quá tài tình....”
(Chú ở Trường Sa, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Địa danh được nhắc đến trong bài là? A. Trường Sa B. Hoàng Sa C. Hà Nội D. Côn Đảo
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ? A. Cô giáo, học sinh B. Chú, cháu C. Ông, bà D. Anh trai, chị gái
Câu 3. Câu thơ nói về những khó khăn ở đảo Trường Sa là?
A. Trường Sa ngập đầy gió bão
B. Trường Sa nắng bụi dữ dằn C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu thơ dưới đây:
“Sóng dậy sớm hơn tiếng gà
Tiếng chim ngọt hơn sương sớm” A. sớm, ngọt B. sóng, chim C. gà, sương D. dậy, hơn
Câu 5. Nội dung của bài thơ là gì?
A. Vẻ đẹp thiên nhiên nơi đảo Trường Sa
B. Cuộc sống ở đảo Trường Sa C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xếp từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: gầy gò, ngoan ngoãn, hiền lành,
tốt bụng, mảnh mai, xấu xí, mập mạp, dữ tợn, chăm chỉ.
Từ ngữ chỉ đặc điểm ngoại hình
Từ ngữ chỉ đặc điểm tính cách …
Bài 2. Viết tên các quận (huyện) thuộc thành phố nơi em ở.
Bài 3. Điền c hay t?
a. Nướ… mắt chảy trên gò má. b. Mùa thu trong vắ… .
c. Anh ta chạy nhanh như cắ….
d. Tôi mong ướ… được làm bác sĩ. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Em nghĩ về Trái Đất Em vươn vai đứng dậy Trái Đất đã xanh rồi
Giữa biêng biếc mây trời Tiếng chim vui ngọt quá Quàng khăn xanh biển cả
Khoác áo thơm hương rừng Trái Đất mang trên lưng
Những đứa con của đất
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Đoạn văn nêu những điều em quan sát được trong bức ảnh giới thiệu một
cảnh đẹp của nước ta. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt
phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng,
mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống
như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo ... trĩu
quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải
nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận.
Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc
trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo
nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải.
Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối Cam Li. Thác xối ào ào tung bọt trắng xóa.” (Đà Lạt)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Những địa danh nổi tiếng của thành phố Đà Lạt được nhắc tới trong bài là? A. Hồ Xuân Hương B. Hồ Than Thở C. Suối Cam Li D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Khí hậu của thành phố Đà Lạt như thế nào? A. Mát mẻ, thoáng đãng B. Nóng bức, ngột ngạt C. Ẩm ướt, khó chịu D. Lạnh lẽo, khô cằn
Câu 3. Câu văn: “Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ
lạnh.” sử dụng biện pháp gì? A. So sánh B. Nhân hóa
Câu 4. Nội dụng của văn bản trên là gì?
A. Vẻ đẹp của thành phố Đà Lạt
B. Bức tranh thiên nhiên của Đà Lạt
C. Nét đặc sắc về ẩm thực của Đà Lạt
D. Những giá trị văn hóa của Đà Lạt
Câu 5. Câu văn cho thấy vai trò của thành phố Đà Lạt?
A. Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta.
B. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh.
C. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh.
D. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía
nam thành phố thì gặp suối Cam Li.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Ghép cột A với B: A B Phong cảnh thiên nhiên
là thủ đô của Việt Nam. Hà Nội
vẽ cánh đồng lúa chín vàng ươm. Bức tranh vô cùng đẹp đẽ. Con đường
tấp nập các phương tiện giao thông. Đáp án:
Bài 2. Hãy viết tên của thành viên trong tổ em.
Bài 3. Viết 2 - 3 câu miêu tả bức ảnh dưới đây: Đáp án: III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Bài 2. Tả cảnh quê hương hoặc nơi em sinh sống, trong câu có sử dụng biện pháp nhân hóa hoặc so sánh. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Địa danh được nhắc đến trong bài là? A. Trường Sa
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ? B. Chú, cháu
Câu 3. Câu thơ nói về những khó khăn ở đảo Trường Sa là? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu thơ dưới đây:
“Sóng dậy sớm hơn tiếng gà
Tiếng chim ngọt hơn sương sớm” A. sớm, ngọt
Câu 5. Nội dung của bài thơ là gì? C. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xếp từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: gầy gò, ngoan ngoãn, hiền lành,
tốt bụng, mảnh mai, xấu xí, mập mạp, dữ tợn, chăm chỉ.
Từ ngữ chỉ đặc điểm ngoại hình
Từ ngữ chỉ đặc điểm tính cách
gầy gò, mảnh mai, xấu xí, mập mạp, dữ ngoan ngoãn, hiền lành, tốt bụng, chăm tợn chỉ
Bài 2. Các quận huyện ở Hà Nội: - Quận Cầu Giấy - Quận Hoàn Kiếm - Quận Hai Bà Trưng - Huyện Đông Anh - Huyện Sóc Sơn - Huyện Gia Lâm …
Bài 3. Điền c hay t?
a. Nước mắt chảy trên gò má. b. Mùa thu trong vắt.
c. Anh ta chạy nhanh như cắt.
d. Tôi mong ước được làm bác sĩ. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Hôm qua, em được đến thăm hồ Gươm. Hồ ở thủ đô Hà Nội. Mẹ đã chụp cho em
rất nhiều bức ảnh đẹp. Em còn chụp được một bức ảnh phong cảnh hồ Gươm.
Trong ảnh, mặt hồ như một chiếc gương khổng lồ. Nhiều cây cổ thụ rủ bóng xuống
mặt hồ. Nằm ở giữa hồ là tháp Rùa cổ kính. Phía bên trái bức ảnh, cầu Thê Húc có
màu đỏ, cong cong như con tôm. Cầu dẫn đến ngôi đền Ngọc Sơn. Một vài người
đang đi dạo xung quanh hồ. Bức ảnh thật đẹp làm sao! Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những địa danh nổi tiếng của thành phố Đà Lạt được nhắc tới trong bài là? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Khí hậu của thành phố Đà Lạt như thế nào? A. Mát mẻ, thoáng đãng
Câu 3. Câu văn: “Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ
lạnh.” sử dụng biện pháp gì? A. So sánh
Câu 4. Nội dung của văn bản trên là gì?
A. Vẻ đẹp của thành phố Đà Lạt
Câu 5. Câu văn cho thấy vai trò của thành phố Đà Lạt?
A. Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Ghép cột A với B:
⚫ Phong cảnh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ.
⚫ Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
⚫ Bức tranh vô cùng đẹp đẽ.
⚫ Con đường tấp nập các phương tiện giao thông.
Bài 2. Học sinh tự viết.
Bài 3. Bức ảnh chụp cảnh Vịnh Hạ Long. Rất nhiều hòn núi đá to, nhỏ khác nhau
mọc lên giữa biển. Nước biển trong xanh, êm đềm. Phía xa xa, nhiều tàu thuyền
qua lại tấp nập. Phong cảnh Vịnh Hạ Long rất đẹp. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Quê hương của em là một vùng quê yên bình. Nơi đây có những cánh đồng lúa
mênh mông. Con sông hiền hòa quanh năm bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Mỗi
chiều đi học về, em lại cùng các bạn ra con đê ở đầu làng. Chúng em chơi thả diều,
ô ăn quan, trốn tìm… Các bác nông dân đang làm việc hăng say dưới cánh đồng.
Cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại. Nhưng quê hương em vẫn giữ được vẻ đẹp
bình dị. Em yêu quê hương của mình biết bao.
Nhân hóa: Con sông hiền hòa quanh năm bồi đắp phù sa cho đồng ruộng.