-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 20 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 20 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 20 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 20 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
TUẦN 20 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mặt trời được so sánh với sự vật nào? A. Hòn lửa B. Quả cầu C. Chiếc gương D. Dòng sông
Câu 2. Câu thơ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” sử dụng biện pháp gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Đoàn thuyền đánh cá đang làm gì? A. Ra khơi B. Nằm nghỉ C. Về bến
C. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
A. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
B. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá lúc trở về.
C. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá khi ra khơi
D. Khung cảnh đoàn thuyền đang nằm nghỉ
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Em hãy viết tên 5 tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
Bài 2. Điền l hoặc n? - cái …ôi - …ũ …ụt - …ước …on - …ạnh giá
Bài 3. Đặt câu có sử dụng biện các từ ngữ chỉ đặc điểm: a. gầy gò b. nặng nề III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Góc sân và khoảng trời
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết về một cảnh đẹp của quê hương em. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Bé chọn màu xanh
Vẽ đồng lúa biếc Bé chọn màu xanh
Vẽ rừng trùng điệp Bé chọn màu đỏ Vẽ màu ngói tươi Bé chọn màu đỏ Vẽ ông mặt trời Bé chọn màu nâu
Vẽ con đường nhỏ Bé chọn màu nâu Vẽ màu áo mẹ
Mặt trời lên rồi
Trên đồng lúa biếc Nắng đã lên rồi Núi đồi xa tít
Mẹ từ cánh đồng
Băng con đường nhỏ
Mái ngói đỏ hồng Em chờ trước ngõ Bức tranh em vẽ Bằng màu ước mơ Em ngắm hàng giờ
Mẹ về... tặng mẹ.”
(Màu ước mơ, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Em bé trong bài thơ đang làm gì? A. Vẽ tranh B. Tập hát C. Học bài D. Đọc sách
Câu 2. Những màu sắc xuất hiện trong bài? A. Xanh, đỏ, nâu, hồng B. Xanh, đỏ, tím, vàng C. Đỏ, nâu, hồng, tím D. Đỏ, nâu, hồng, vàng
Câu 3. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu thơ:
“Mẹ từ cánh đồng
Băng con đường nhỏ” A. Mẹ B. Cánh đồng C. Băng D. Nhỏ
Câu 4. Bức tranh được vẽ đem tặng ai? A. Mẹ B. Bà C. Bố D. Anh trai
Câu 5. Em hãy nêu cảm nhận về bài thơ trên?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Sắp xếp các từ trong khung dưới đây vào hai nhóm:
Hà Nội, hiền lành, Cà Mau, Sài Gòn, dữ tợn, nhân hậu, xấu tính Điền vào: Từ chỉ địa danh Từ chỉ tính cách
Bài 2. Tìm trong đoạn văn sau từ ngữ chỉ đặc điểm:
“Ở nhiều nơi trong thành phố, người ta dán quảng cáo về buổi biểu diễn của một
nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chiều nay, trường của Xô-phi và Mác tổ chức
cho học sinh đi xem. Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé vì bố đang nằm
viện, các em biết mẹ rất cần tiền.”
Bài 3. Hoàn thiện câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, gạch chân dưới sự vật được so sánh: a. Trường học... b. Cô giáo …. c. Con bọ mắt ... d. Mặt Trăng… III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Hũ bạc của người cha (Trích)
1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành
được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy
hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền
xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra.
Bài 2. Tập làm văn
Quan sát bức tranh dưới đây và viết đoạn văn miêu tả bức tranh: Đáp án: Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mặt trời được so sánh với sự vật nào? A. Hòn lửa
Câu 2. Câu thơ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” sử dụng biện pháp tu từ gì? B. Nhân hóa
Câu 3. Đoàn thuyền đánh cá đang làm gì? A. Ra khơi
Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
C. Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá khi ra khơi
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Em hãy viết tên 5 tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.
Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,…
Bài 2. Điền l hoặc n? - cái nôi - lũ lụt - nước non - lạnh giá
Bài 3. Đặt câu có sử dụng biện các từ ngữ chỉ đặc điểm:
a. Em bé trông khá gầy gò, ốm yếu.
b. Những túi đồ khá nặng nề. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Em sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng là một thành phố du lịch. Rất
nhiều tòa nhà cao tầng được xây dựng. Những con đường rộng lớn, hiện đại. Ở đây
có nhiều cảnh đẹp. Trong đó, Mỹ Khê được coi là bãi biển đẹp nhất hành tinh. Gần
đó, núi Bà Nà thật hùng vĩ. Thành phố còn có nhiều cây cầu nổi tiếng bắc qua sông
Hàn. Nhưng em thích nhất là cầu Rồng. Cây cầu có thể phun nước và lửa vào mỗi
tối cuối tuần. Ẩm thực của Đà Nẵng cũng rất hấp dẫn. Con người sống chan hòa,
thân thiện. Em rất yêu mến và tự hào về quê hương của mình. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Em bé trong bài thơ đang làm gì? A. Vẽ tranh
Câu 2. Những màu sắc xuất hiện trong bài? A. Xanh, đỏ, nâu, hồng
Câu 3. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu thơ: Mẹ từ cánh đồng Băng con đường nhỏ D. Nhỏ
Câu 4. Bức tranh được vẽ đem tặng ai? A. Mẹ
Câu 5. Bài thơ ngắn gọn, dễ hiểu và giàu cảm xúc.
III. Luyện từ và câu
Bài 1. Sắp xếp các từ trong khung dưới đây vào hai nhóm: Từ chỉ địa danh Từ chỉ tính cách Hà Nội, Cà Mau, Sài Gòn
Hiền lãnh, dữ tợn, nhân hậu, xấu tính
Bài 2. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu:
Từ chỉ đặc điểm: nhiều, nổi tiếng
Bài 3. Hoàn thiện câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, gạch chân dưới sự vật được so sánh:
a. Trường học giống như ngôi nhà thứ hai của em.
b. Cô giáo như mẹ hiền.
c. Con bọ mắt nhỏ như hạt vừng.
d. Mặt Trăng tròn như cái đĩa. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Em có một bức tranh rất đẹp. Dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố.
Trên sông, con thuyền đang trôi lững lờ. Cầu Tràng Tiền bắc qua con sông như.
Phía xa, núi Ngự Bình trông thật hùng vĩ. Bức tranh giúp em thêm yêu thích thành phố Huế.