-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD) 63 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
TUẦN 25 Đề 1
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Nắm tay hát vang lên nào!
Đêm trung thu đẹp biết bao!
Nắm tay múa vui đêm này
Bạn ơi! bốn phương về đây!
Ánh trăng sáng trong vô cùng
Chị Hằng ơi! có biết không?
Xuống đây với em đêm này
Chị ơi! đời vui đắm say! Tùng tùng rinh!
Tiếng trống vang vang Tùng tùng rinh!
Nhịp trống rộn ràng Nào bạn ơi! Vui quá đi thôi! Cùng bên nhau
Rộn rã tiếng cười Bầu trời xanh Sao sáng lung linh Đèn ông sao Lấp lánh bên mình Quà trung thu Ta chén đi thôi! Và cùng nhau
Hát khúc yêu đời!”
(Đêm trung thu, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết về dịp lễ gì? A. Tết Trung thu B. Tết Nguyên Đán C. Giáng sinh D. Quốc tế phụ nữ
Câu 2. Nhân vật nào được nhắc đến trong bài thơ? A. Thạch Sanh B. Chị Hằng C. Thánh Gióng D. Bạch Tuyết
Câu 3. Các bạn nhỏ trong bài đang làm gì? A. Rước đèn ông sao B. Phá cỗ C. Ca hát D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Câu: “Đêm trung thu đẹp biết bao!” là câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến D. Câu hỏi
Câu 5. Tâm trạng của các bạn nhỏ trong bài như thế nào? A. Vui vẻ B. Chán nản C. Buồn bã D. Thất vọng
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Chọn câu kể: a. Tôi đang đọc sách. b. Bức tranh đẹp quá!
c. Nhà em có bốn thành viên
Bài 2. Đặt 2 câu theo mẫu Để làm gì?
Bài 3. Điền từ thích hợp vào dấu :
khung thành, nổi nóng, tán loạn, bắt đầu, cầu thủ
Trận đấu vừa thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải
cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt
nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như chỉ đợi có vậy,
dốc bóng nhanh về phía đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía
trước. Bỗng một tiếng “kít... ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe
gắn máy. Bác đi xe làm cả bọn chạy .
(Trích Trận bóng dưới lòng đường) III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Mùa thu của em (Trích) Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về một nhân vật em yêu thích. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con
Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ
mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con
đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú
vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng,
Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông
ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
(Theo Những câu chuyện về tình bạn, Bài học của gà con)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Vịt con, Gà con B. Cáo C. Ong D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Khi Cáo xuất hiện, Gà con đã làm gì? A. Dắt Vịt chạy trốn
B. Vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn
C. Chạy về nhà gọi Vịt mẹ tới giúp
D. Cùng Vịt đánh nhau với Cáo
Câu 3. Vịt con làm gì để thoát thân
A. Vịt con nhảy xuống ao
B. Vịt con giả vờ chết
C. Vịt con chạy về kêu cứu Vịt mẹ D. Vịt con la hét
Câu 4. Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt con đã làm gì? A. Bỏ mặc bạn B. Tìm người tới giúp
C. Không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ D. Không làm gì cả
Câu 5. Câu chuyện giúp em nhận ra bài học gì?
II. Luyện từ và câu Bài 1. Đặt câu:
a. Câu kể giới thiệu về gia đình của em.
b. Câu cảm bộc lộ cảm xúc vui sướng.
Bài 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a. Để được vào lớp chọn, Lan cố gắng học tập.
b. Để được đi chơi, Hùng giúp mẹ việc nhà.
Bài 3. Quan sát tranh, tìm từ thích hợp: ….………………….. ….………………. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Ba điều ước (Trích)
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước.
Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc,
chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh
ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.
Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền.
Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền
bạc cũng chẳng làm chàng vui.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn về một nhân vật hoạt hình mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về dịp lễ gì? A. Trung thu
Câu 2. Nhân vật nào được nhắc đến trong bài thơ? B. Chị Hằng
Câu 3. Các bạn nhỏ trong bài đang làm gì? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Câu: “Đêm trung thu đẹp biết bao!” là câu gì? B. Câu cảm
Câu 5. Tâm trạng của các bạn nhỏ trong bài như thế nào? A. Vui vẻ
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Chọn câu kể: a. Tôi đang đọc sách.
c. Nhà em có bốn thành viên Bài 2.
- Để được đến trường, các bạn nhỏ đã phải cố gắng.
- Để được khen thưởng, bạn phải được thành tích cao.
Bài 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh
phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ
giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi. Vũ chuyền bóng cho Long. Long như
chỉ đợi có vậy, dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua
của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít... ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút
nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Bác đi xe nổi nóng làm cả bọn chạy tán loạn. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
⚫ Giới thiệu tên truyện mới đọc (hoặc mới kể): Cóc kiện trời, Tấm Cám, Thạch Sanh…
⚫ Nhân vật em yêu thích: Cóc, Tấm, Thạch Sanh…
⚫ Nguyên nhân yêu thích nhân vật đó: Dũng cảm, Tốt bụng… Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Khi Cáo xuất hiện, Gà con đã làm gì?
B. Vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn
Câu 3. Vịt con làm gì để thoát thân
B. Vịt con giả vờ chết
Câu 4. Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt con đã làm gì?
C. Không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ
Câu 5. Bạn bè nên giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không nên bỏ mặc bạn bè khi gặp nguy hiểm, khó khăn.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Đặt câu:
a. Gia đình của em có năm thành viên.
b. Tôi cảm thấy hạnh phúc quá!.
Bài 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì?
a. Để được vào lớp chọn, Lan cố gắng học tập.
b. Để được đi chơi, Hùng giúp mẹ việc nhà.
Bài 3. Quan sát tranh, tìm từ thích hợp:
⚫ Tranh 1: sợ hãi, lo lắng, sợ sệt
⚫ Tranh 2: vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Em rất thích cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Trong truyện,
em cảm thấy ấn tượng với nhân vật Dế Mèn. Tác giả đã miêu tả Dế Mèn thật sinh
động. Một chàng dế cường tráng với thân hình khỏe mạnh. Nhưng Dế Mèn lại có
tính kiêu ngạo. Vì vậy, Dế đã phải nhận một bài học thích đáng. Sau này, Dế Mèn
đã thay đổi, cùng với Dế Trũi có một chuyến phiêu lưu kí thú. Em đã học được
nhiều bài học từ nhân vật này. Em yêu mến nhân vật Dế Mèn lắm!
Câu cảm: Em rất yêu mến nhân vật Dế Mèn.