Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 27 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 27 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 27 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản “Em ngắm bông hoa Tím tươi bỡ ngỡ Cánh hoa mới nở Màu còn rung rinh Màu đẹp hơn tranh
Càng nhìn càng thắm Như màu của nắng Như màu của mưa Dịu dàng non tơ... Yêu hoa đẹp thế Em đừng quên rễ Sần sùi xòe ra Như tay lắm đốt Bám vào sỏi cát Bám vào nắng rát Bám vào mưa dầm Làm lụng âm thầm
Cần cù dưới đất
Chẳng nhìn thấy đâu Chính chùm rễ ấy
Làm nên sắc màu.”
(Ngắm hoa, Trần Đăng Khoa)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Bông hoa có màu gì? A. Tím B. Đỏ C. Hồng D. Vàng
Câu 2. Cánh hoa như thế nào? A. Mỏng manh B. Mới nở C. Mềm mại D. Cứng cáp
Câu 3. Màu hoa được so sánh với màu? A. Nắng B. Mưa C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Rễ bám vào những đâu? A. Bám vào sỏi cát B. Bám vào nắng rát C. Bám vào mưa dầm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5. Tình cảm của nhân vật “em” với bông hoa? A. Yêu mến B. Ghét bỏ C. Chán nản D. Không có tình cảm gì
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền các từ có nghĩa trái ngược với từ trong bảng dưới đây: tươi tốt ngoan ngoãn dũng cảm gần gũi ghét bỏ
Bài 2. Khoanh tròn các các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây: Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện Hay chăng dây điện Là con nhện con Ăn no quay tròn Là cối xay lúa Mồm thở ra gió Là cái quạt hòm Không thèm cỏ non Là con trâu sắt (Trích kể cho bé nghe)
Bài 3. Đặt câu cảm trong trường hợp sau:
a. Em được đến thăm một khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ.
b. Em được thưởng thức một món ăn ngon. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Chõ bánh khúc của dì tôi (Trích)
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc,
trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá
long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp mà em thích. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay.
Trời nổi dông bão ào ào, mặc cho anh chị níu kéo,
nó quyết định thoát ra. Phựt, nó bị một cơn gió
mạnh bứt lìa cành. Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung. Nhưng
ngay lúc nó đang lâng lâng sung sướng, thì những hạt mưa ném tới tấp vào nó,
khiến nó quay cuồng rồi rơi xuống dòng nước lũ. Một lát sau, nó bị rách tơi tả,
vật vờ dạt vào bờ suối đầy bùn lầy. Nó bật khóc nức nở.
Nó chỉ muốn quay về với các anh chị ở trên cành cây cao nhưng không thể được nữa rồi. (Chiếc lá non)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi
Câu 1. Chiếc lá non có tích cách như thế nào? A. Bướng bỉnh B. Nhút nhát C. Hiền lành D. Dũng cảm
Câu 2. Chiếc lá non bị làm sao? A. Bị héo úa
B. Bị một cơn gió mạnh bứt lìa cành
C. Bị con người bứt khỏi cành D. Không bị làm sao
Câu 3. Sau khi bị bứt khỏi cành, rơi xuống nước, chiếc lá non như thế nào? A. Trôi theo dòng nước B. Bay lên không trung
C. Rách tơi tả, vật vờ dạt vào bờ suối đầy bùn lầy
D. Chìm xuống dòng nước
Câu 4. Chiếc lá non mong muốn điều gì?
A. Muốn quay về với các anh chị ở trên cành cây cao
B. Tiếp tục khám phá thế giới
C. Trôi theo dòng nước đi thật xa
D. Không mong muốn điều gì
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện trên?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Quan sát tranh, tìm cặp từ có nghĩa trái ngược nhau thích hợp:
….……………………… ….……………………
….………………………
Bài 2. Hoàn thành câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: a. Dòng sông… b. Ban đêm, bầu trời… c. Con mèo… d. Những chiếc đèn…
Bài 3. Các phần in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi gì?
a. Bạn Hùng được bố đưa đến trường bằng xe ô tô.
b. Chúng tôi cố gắng học hành chăm chỉ để được điểm cao.
c. Để hoàn thành công việc nhanh chóng, cả nhóm đều tập trung làm việc.
d. My đã cố gắng đan chiếc áo bằng len. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng câu cảm. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bông hoa có màu gì? A. Tím
Câu 2. Cánh hoa như thế nào? B. Mới nở
Câu 3. Màu hoa được so sánh với màu? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Rễ bám vào những đâu?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5. Tình cảm của nhân vật “em” với bông hoa? A. Yêu mến
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền các từ có nghĩa trái ngược với từ trong bảng dưới đây: tươi tốt héo úa ngoan ngoãn hư đốn dũng cảm hèn nhát gần gũi xa xôi ghét bỏ yêu thương
Bài 2. Khoanh tròn các các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:
Các từ: ầm ĩ, no, tròn, non,
Bài 3. Đặt câu cảm trong trường hợp sau:
a. Khung cảnh bãi biển mới đẹp làm sao!
b. Món bún trộn này thật ngon miệng quá! III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Thành phố Đà Nẵng là quê hương của em. Nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp. Nhưng
em ấn tượng nhất là bãi biển Mỹ Khê. Khung cảnh của bãi biển thật tuyệt vời.
Nước biển xanh, trong vắt. Những bãi cát vàng óng. Gió biển thổi lồng lộng. Phía
xa là núi Bà Nà hùng vĩ. Mỹ Khê được coi là bãi biển đẹp nhất hành tinh. Em rất
tự hào về cảnh đẹp của quê hương. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chiếc lá non có tích cách như thế nào? A. Bướng bỉnh
Câu 2. Chiếc lá non bị làm sao?
B. Bị một cơn gió mạnh bứt lìa cành
Câu 3. Sau khi bị bứt khỏi cành, rơi xuống nước, chiếc lá non như thế nào?
C. Rách tơi tả, vật vờ dạt vào bờ suối đầy bùn lầy
Câu 4. Chiếc lá non mong muốn điều gì?
A. Muốn quay về với các anh chị ở trên cành cây cao
Câu 5. Bài học rút ra từ câu chuyện trên: phải suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc
và cần lắng nghe ý kiến khuyên bảo của người lớn
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Quan sát tranh, tìm cặp từ có nghĩa trái ngược nhau thích hợp: ⚫ chín - xanh ⚫ lửa - nươc ⚫ nhỏ - to
Bài 2. Hoàn thành câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:
a. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa.
b. Ban đêm, bầu trời như một tấm thảm khổng lồ.
c. Con mèo có đôi mắt tròn như hạt nhãn.
d. Những chiếc đèn sáng như sao trên trời.
Bài 3. Các phần in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi gì? a. Bằng gì? b. Để làm gì? c. Để làm gì? d. Bằng gì? III. Viết
Bài 1. Học sinh tự làm.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Tôi đã nghe cô giáo kể chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Nhân vật ông lão
đánh cá khiến tôi rất yêu mến và trân trọng. Ông là một người tốt bụng, giàu tình
yêu thương và không ham vật chất. Khi nghe lời cầu xin của cá vàng, ông đã thả
nó về biển mà không mong nhận đền đáp. Ngoài ra, ông còn là một người hiền
lành nhưng lại có phần nhu nhược. Dù mụ vợ liên tục mắng mỏ, đánh đập nhưng
ông lão vẫn đi xin cá vàng đáp ứng yêu cầu của mụ. Nhân vật ông lão đánh cá đã
giúp tôi nhận ra bài học về lòng tốt. Em yêu quý nhân vật ông lão đánh cá lắm!
Câu cảm: Em yêu quý nhân vật ông lão đánh cá lắm!