Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 28 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 28 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 28 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Bố em là bộ đội
Ở tận vùng đảo xa
Chưa lần nào về phép
Mà luôn luôn có quà.
Bố gửi nghìn cái nhớ
Gửi cả nghìn cái thương
Bố gửi nghìn lời chúc
Gửi cả nghìn cái hôn.
Bố cho quà nhiều thế
Vì biết em rất ngoan
Vì em luôn giúp bố
Tay súng luôn vững vàng. (Quà của bố, Sưu tầm)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Người bố của bạn nhỏ là gì? A. Bộ đội B. Bác sĩ C. Giáo viên D. Công an
Câu 2. Người bố ở đâu? A. Ở trên biên giới B. Ở trong quân đội C. Ở ngoài đảo xa D. Ở trên núi
Câu 3. Người bố đã gửi đến bạn nhỏ những gì? A. Nghìn cái nhớ
B. Nhìn cái ôm, nghìn cái hôn C. Nghìn lời chúc D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Vì sao người bố lại cho bạn nhỏ nhiều quà như vậy?
A. Vì bạn nhỏ học giỏi
B. Vì bạn nhỏ rất ngoan
C. Vì bạn nhỏ đáng yêu D. Không có lí do
Câu 5. Em có nhận xét gì sau khi đọc xong bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền l hay n? …ước …on …o …ê …í …ẽ …úi …ửa …àm …ụng …iềm …ở
Bài 2. Viết tên 5 nhà thơ mà em biết.
Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than:
a. Tôi đang học lớp 3A
b. Những chú chim hót hay quá
c. Cả nhà em rất yêu thương nhau III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Con người có cố, có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Hồi đó, có một tướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem
bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài,
rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua được ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.
Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần
phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có
người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu, v.v…
Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái
được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở
công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói
việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến vàng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang Rồi bảo:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói
mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến vàng đã xâu được sợi chỉ xuyên
qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ gia nước láng giềng.
Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự[16] ở
một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.
(Trích truyện cổ tích Em bé thông minh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Lương Thế Vinh có tài năng gì?
A. Rất giỏi toán, đã viết sách toán B. Nổi tiếng thơ văn
C. Được tôn là ông tổ nghề múa rối nước D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Sứ Minh đã đặt ra câu đố gì để thử tài Lương Thế Vinh?
A. cho lấy cái cân và nhờ Vinh cân xem voi nặng bao nhiêu
B. Đưa ra câu đố nhờ Lương Thế Vinh giải
C. Yêu cầu Lương Thế Vinh làm một bài thơ
D. Thử tài đối đáp thơ văn
Câu 3. Tìm từ ngữ miêu tả thái độ của sứ Minh trước hành động của Lương Thế Vinh? A. Ngơ ngác B. Hồi hộp C. Lo lắng D. Đắc ý
Câu 4. Lương Thế Vinh đã làm cách nào để giải câu đố của sư Minh?
Câu 5. Theo em, Lương Thế Vinh là người như thế nào?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Tôi chui tọt ngay vào hang[ ] lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ[ ] Bụng nghĩ
thú vị [ ] “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu
thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông
thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.
Chị Cốc liền quát lớn[ ] - Mày nói gì[ ]
- Lạy chị, em nói gì đâu[ ]
Rồi Dế Choắt lủi vào.
[ ] Chối hả? Chối này[ ] Chối này[ ]
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Bài 2. Sắp xếp các từ để tạo thành câu tục ngữ hoàn chỉnh: Ăn trồng kẻ quả cây nhớ
Bài 3. Em hãy đặt câu cảm thán:
a. Bộc lộ sự ngạc nhiên quả
b. Bộc lộ tâm trạng buồn bã III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhờ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết về một người anh hùng, trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm than. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản) IV. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bố của nhân vật em là? A. Bộ đội
Câu 2. Người bố ở đâu? C. Ở ngoài đảo xa
Câu 3. đã gửi đến bạn nhỏ những gì? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Vì sao người bố lại cho bạn nhỏ nhiều quà như vậy?
B. Vì bạn nhỏ rất ngoan
Câu 5. Bài thơ thể hiện tình cảm cha con gắn bó. V. Luyện từ và câu Bài 1. Điền l hay n? nước non no nê lí lẽ núi lửa làm lụng niềm nở
Bài 2. Tên 5 nhà thơ: Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi.
Bài 3. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than: A. Tôi đang học lớp 3A.
B. Những chú chim hót hay quá!
C. Cả nhà em rất yêu thương nhau. VI. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Học sinh tự kể. Đề 2 (Đề nâng cao) II. Đọc hiểu văn bản
Lớn lên, Lương Thế Vinh đỗ vào Trường Giám, học giỏi hiểu rộng. Ông thi đỗ
Trạng nguyên, đem tài năng của mình ra giúp nước. Lương Thế Vinh rất giỏi toán,
đã viết sách về toán, lại nổi tiếng thơ văn. Ông còn được tôn là ông tổ nghề múa rối nước của ta.
Có một lần, sứ thần của vua Minh bên Trung Quốc sang thăm dò người giỏi ở
nước ta. Vua Lê giao cho Lương Thế Vinh tiếp. Trong một buổi đi chơi dọc sông
Tô Lịch, sứ Minh cho lấy cái cân và nhờ Vinh cân xem voi nặng bao nhiêu. Tuy
biết Lương Thế Vinh là người giỏi, nhưng lần này sứ Minh yên trí sẽ làm ngượng
mặt được quan Trạng nước ta.
Biết được bụng dạ của viên sứ, Vinh mỉm cười cầm cân và cho quản tượng dắt voi
xuống mảng. Sứ Minh còn đang ngơ ngác thì thấy Vinh đã đo xong chiều cao của
phần mảng bị chìm. Sau đó, Vinh sai lính dắt voi lên và xếp đá xuống. Khi mảng
đã chìm sâu đến mức chở voi ban nãy, thì Vinh cho ngừng chuyển đá, và dùng cân, cân số đá trên mảng.
– Nước tôi chưa chắc có người hơn được tài quan Trạng. Xin bái phục! Xin bái phục!
(Trích Chuyện kể về Lương Thế Vinh)
Câu 1. Lương Thế Vinh có tài năng gì? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Sứ Minh đã đặt ra câu đố gì để thử tài Lương Thế Vinh?
A. cho lấy cái cân và nhờ Vinh cân xem voi nặng bao nhiêu
Câu 3. Tìm từ ngữ miêu tả thái độ của sứ Minh trước hành động của Lương Thế Vinh? A. Ngơ ngác
Câu 4. Lương Thế Vinh đã cho quản tượng dắt voi xuống mảng để đo chiều cao
của phần mảng bị chìm. Sau đó, Vinh sai lính dắt voi lên và xếp đá xuống. Khi
mảng đã chìm sâu đến mức chở voi ban nãy, thì Vinh cho ngừng chuyển đá, và
dùng cân, cân số đá trên mảng.
Câu 5. Theo em, Lương Thế Vinh là người thông minh, uyên bác. II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Tôi chui tọt ngay vào hang [,] lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ [.] Bụng
nghĩ thú vị [:] “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ
đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông
thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.
Chị Cốc liền quát lớn [: ] - Mày nói gì [?]
- Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
[-] Chối hả? Chối này! Chối này!
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Bài 2. Sắp xếp các từ dưới đây để tạo thành câu hoàn chỉnh:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Bài 3. Em hãy đặt câu cảm thán: A. Hồng vẽ đẹp quá!
B. Chúng mình đến muộn quá! III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Tập làm văn Gơi ý:
Kim Đồng là một thiếu niên anh hùng. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là thành
viên đầu tiên và là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng có nhiệm vụ
giao liên, đưa đón Việt Minh và vận chuyển thư từ. Một lần, khi các cán bộ đang
có cuộc họp, Kim Đồng phát hiện quân địch. Anh nhanh trí đánh lạc hướng giặc,
phát tín hiệu cho cán bộ rút lui. Sau này, Kim Đồng đã được truy tặng danh hiệu
Anh hùng lực lượng vũ trang. Em ngưỡng mộ và cảm phục anh Kim Đồng lắm!