Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 6
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 6 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 6 - Cánh diều
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 6
I. Luyện đọc diễn cảm
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân
thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì
cả, chỉ ngồi ăn không. Nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:
- Phải đấy! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả
nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình đi tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không nào.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến nhà lão Miệng. Đi ngang qua nhà
bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào nói:
- Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến
nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như
bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.
Bác Tai gật đầu lia lịa:
- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
(Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện là? A. Chân, Tay, Tai B. Chân, Tay, Tai, Mắt
C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 2. Cô Mắt đã đến than thở với cậu Chân, cậu Tay điều gì?
A. Cảm thấy mệt mỏi, buồn chán.
B. Phải làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay quyết định làm gì? A. Họ cùng đi chơi
B. Họ cùng kéo đến nhà lão Miệng C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Họ muốn đến nói với lão Miệng điều gì?
A. Không làm cho lão Miệng ăn nữa
B. Đã vất vả nhiều rồi, muốn nghỉ ngơi C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập Câu 1. Viết câu:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu 2. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Câu 3. Điền ch hoặc tr? a. …ò chơi b. ông …ời c. …úc mừng d. cái …um e. …ương trình g. …ôm …ôm
Câu 4. Viết đoạn văn kể chuyện em tiết kiệm điện, nước, thức ăn.
Đáp án bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 6
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện là?
C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 2. Cô Mắt đã đến than thở với cậu Chân, cậu Tay điều gì?
B. Phải làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.
Câu 3. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay quyết định làm gì?
B. Họ cùng kéo đến nhà lão Miệng
Câu 4. Họ muốn đến nói với lão Miệng điều gì? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
- Mặt trời giống như một quả cầu lửa khổng lồ.
- Những đám mây trắng như bông.
Câu 3. Điền ch hoặc tr? a. trò chơi b. ông trời c. chúc mừng d. cái chum e. chương trình g. chôm chôm Câu 4. Mẫu 1
Mẹ thường dạy em rằng không được lãng phí thức ăn. Bởi rất nhiều người đang
phải chịu cảnh nghèo đói. Vì vậy, em luôn có ý thức tiết kiệm đồ ăn thức uống.
Những bữa ăn hằng ngày cùng mọi người trong gia đình, em chỉ gắp một lượng
thức ăn vừa đủ. Khi ăn ở các quán ăn, nhà hàng, em thường đều lấy vừa đủ lượng
thức ăn, ăn hết những món đã gọi. Tránh lãng phí thức ăn là một việc làm cần thiết. Mẫu 2
Vào giờ hoạt động trải nghiệm, cô giáo đã dạy cho chúng em những việc cần làm để
bảo vệ môi trường. Về nhà, em đã làm theo lời của cô giáo. Em sẽ tắt đèn khi không
sử dụng. Em sử dụng nước thật tiết kiệm. Những chai nhựa dùng xong, em thu lại
và đem đến khu tái chế. Em cảm thấy rất vui vì đã làm được những việc có ích.