Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 7
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 7 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 7 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những nơi đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong bao giờ con tới!
- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Là con gặp ngay được mẹ
- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tình mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Giá có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế”
(Con yêu mẹ, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về cuộc trò chuyện của ai, với ai? A. Mẹ với con B. Ông với cháu C. Chị với em gái
Câu 2. Em bé trong bài đã yêu bằng những sự vật nào? A. Ông trời, Hà Nội B. Trường học, con dế C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu “Còn mẹ ở lại một mình” thuộc mẫu câu nào? A. Ai là gì? B. Ai như thế nào? C. Ai làm gì?
Câu 4. Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì?
A. Tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc
B. Sự hồn nhiên của trẻ em C. Cả 2 phương án trên III. Luyện tập Câu 1. Viết câu:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 2. Đặt câu theo mẫu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì?
Câu 3. Điền r, d hoặc gi? a. …a đình b. cái …oi c. …ép lê d. …úp việc g. …a vào
Câu 4. Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về cuộc trò chuyện của ai, với ai? A. Mẹ với con
Câu 2. Em bé trong bài đã yêu bằng những sự vật nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu “Còn mẹ ở lại một mình” thuộc mẫu câu nào? C. Ai làm gì?
Câu 4. Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì?
A. Tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc III. Luyện tập Câu 1. Viết câu:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Câu 2.
a. Tôi là học sinh lớp 3.
b. Ông nội đang tưới cây trong vườn.
Câu 3. Điền r, d hoặc gi? a. gia đình b. cái roi c. dép lê d. giúp việc g. ra vào Câu 4. Mẫu 1
Đầu năm học mới, em hứa với bố mẹ sẽ học tập thật tốt. Hằng ngày, em đi học đúng
giờ. Mỗi tối, em làm đầy đủ bài tập. Trước giờ học, em đều ôn lại bài cũ. Trong lớp,
em chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Điểm thi các môn học đều cao. Cuối kì,
em đã đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Bố mẹ đã khen ngợi và tặng cho em
một chiếc xe đạp. Em cảm thấy rất hạnh phúc. Mẫu 2
Hôm qua, mẹ phải đi công tác. Em đã hứa sẽ giúp mẹ trông coi nhà cửa. Buổi sáng,
em thức dậy thật sớm. Ăn sáng xong, em đã quét dọn nhà cửa. Sau đó, em đem
quần áo trong máy giặt ra phơi. Em còn tưới nước cho cây cối trong vườn. Đến trưa,
bố đi làm về và nấu ăn. Hai bố con ăn uống vui vẻ. Sau đó, em còn rửa bát đũa thật
sạch sẽ. Đến chiều, em thu dọn quần áo, cất vào tủ. Khi mẹ trở về thấy nhà cửa gọn
gàng. Mẹ đã khen ngợi em. Em cảm thấy rất vui vẻ. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm Ơi chích chòe ơi
Chim đừng hót nữa! Bà em ốm rồi Lặng cho bà ngủ. Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng. Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé! Hoa cam hoa khế
Chín lặng trong vườn Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm. (Quạt cho bà ngủ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao bạn nhỏ trong bài mong chim chích chòe đừng hót nữa?
A. Vì bà của bạn nhỏ bị ốm, cần yên lặng để ngủ
B. Vì bạn nhỏ đang học bài, cần yên tĩnh
C. Vì bạn nhỏ đang ngủ, cần yên tĩnh
Câu 2. Bạn nhỏ đã làm gì để chăm sóc bà? A. Nấu cháo cho bà ăn B. Quạt cho bà ngủ C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu thơ “Bà mơ tay cháu” thuộc mẫu câu nào? A. Ai là gì? A. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm trân trọng của học sinh với thầy cô
B. Tình cảm quý mến của bạn bè
C. Tình cảm yêu thương của cháu với bà III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Ba con búp bê (Trích)
Sáng hôm sau, Mai reo lên khi thấy trong chiếc bít tất treo ở đầu giường ló ra một
cái đầu búp bê. Dốc ngược chiếc bít tất, em thấy không phải một mà là ba con búp
bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm
mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi. Có một mảnh giấy rơi ra. Bố đọc cho Mai nghe những
chữ viết trên đó: “Ông già Nô-en tặng bé Mai.”.
Câu 2. Đặt dấu câu sau cho phù hợp:
Tôi chui tọt ngay vào hang [ ] lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ [ ] Bụng
nghĩ thú vị [ ] “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến
đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông
thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn [ ] - Mày nói gì [ ]
- Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
[ ] Chối hả? Chối này! Chối này!
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 3. (*) Cho đoạn văn sau:
Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, ban
đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua
mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn.
Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người
Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm.
Ở đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy
lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.
(Người con của Tây Nguyên)
a. Nhân vật chính trong đoạn văn là ai?
b. Câu “Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn” được viết theo mẫu câu gì?
c. Tìm trong đoạn văn năm từ ghép.
Câu 4. Kể một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Vì sao bạn nhỏ trong bài mong chim chích chòe đừng hót nữa?
A. Vì bà của bạn nhỏ bị ốm, cần yên lặng để ngủ
Câu 2. Bạn nhỏ đã làm gì để chăm sóc bà? B. Quạt cho bà ngủ
Câu 3. Câu thơ “Bà mơ tay cháu” thuộc mẫu câu nào? C. Ai làm gì?
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm gì?
C. Tình cảm yêu thương của cháu với bà III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đặt dấu câu sau cho phù hợp:
Tôi chui tọt ngay vào hang [,] lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ [.] Bụng
nghĩ thú vị [:] “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến
đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Một tai hoạ đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được. Đó là: không trông
thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang. Chị Cốc liền quát lớn [:] - Mày nói gì [?]
- Lạy chị, em nói gì đâu!
Rồi Dế Choắt lủi vào.
[-] Chối hả? Chối này! Chối này!
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 3. (*) Cho đoạn văn sau:
Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, ban
đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua
mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn.
Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người
Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm.
Ở đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy
lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.
(Người con của Tây Nguyên)
a. Nhân vật chính trong đoạn văn là Núp. b. Ai làm gì?
c. Từ ghép: ban ngày, kể chuyện, hạt ngọc, lũ làng, đất nước,... Câu 4. Gợi ý:
Tối qua, em và bé Thảo đang chơi đùa vui vẻ. Bỗng nhiên, bé Thảo đòi lấy con búp
bê Hồng Hoa. Em rất yêu quý con búp bê này, nên đã không đồng ý. Bé Thảo liền
òa khóc rất to. Em dỗ mãi nhưng Thảo không nín. Mẹ phải chạy ra hỏi han, dỗ dành
Thảo. Sau đó, mẹ còn giúp phân xử mọi chuyện. Mẹ đã nói với em rằng bé Thảo
còn nhỏ. Em làm chị phải biết nhường nhìn, yêu thương em. Kể từ đó, em luôn yêu
thương và nhường nhịn em gái.