Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 9
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 9 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CD)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 - Cánh diều Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
1. Tiếng trống vật nổi lên dồn dập. Người tứ xứ đổ về như nước chảy. Ai ai cũng
náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Người ta chen lấn nhau, quây kín
quanh sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao gần đấy xem cho rõ.
2. Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái,
đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. Trái lại, ông
Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát
xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ… Keo vật xem chừng chán ngắt.
3. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt,
luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông. Người xem bốn phía xung
quanh reo ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi cũng phải ngã.
4. Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông vẫn
đứng như cây trồng giữa sới. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay, gò lưng lại,
không sao bê nổi chân ông lên. Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.
5. Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại
dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh
ta lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy. (Hội vật)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong văn bản có những nhân vật nào? A. Ông Cản Ngũ B. Quắm Đen C. Cả A và B đều đúng
Câu 2. Khi ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen đã làm gì?
A. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông.
B. Quắm Đen ôm lấy cả người ông Cản Ngũ.
C. Quắm Đen vật ngã ông Cản Ngũ.
Câu 3. Ông Cản Ngũ đã đánh bại Quắm Đen như thế nào?
A. Chờ Quắm Đen đã mệt, ông ôm lấy chân rồi vật ngã.
B. Ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên.
C. Cả A và B đều đúng. III. Luyện tập Câu 1. Viết câu:
Thăng Long, Hà Nội đô thành,
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
Câu 2. Đặt câu theo mẫu: a. Ai là gì? b. Ai làm gì? Câu 3. Điền: a. r, d hoặc gi? - …úp việc - quả …oi - hạt …ẻ b. ay hoặc ây - m… mắn - đám m… - bóng b…
Câu 4. Kể về một sự việc hoặc hoạt động mà em được chứng kiến hoặc tham gia ở trường. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trong văn bản có những nhân vật nào? C. Cả A và B đều đúng
Câu 2. Khi ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen đã làm gì?
A. Quắm Đen nhanh như cắt, luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông.
Câu 3. Ông Cản Ngũ đã đánh bại Quắm Đen như thế nào?
C. Cả A và B đều đúng. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đặt câu theo mẫu:
a. Tôi là học sinh lớp 3.
b. Mẹ đang nấu cơm trong bếp. Câu 3. Điền: a. r, d hoặc gi? - giúp việc - quả roi - hạt dẻ b. ay hoặc ây - may mắn - đám mây - bóng bay Câu 4. Gợi ý:
Đoạn văn mẫu số 1
Hôm nay, trường em tổ chức lễ mít tinh chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ
sáng sớm, trường học đã được quét dọn sạch sẽ, trang trí rực rỡ. Các thầy mặc áo
sơ mi trắng, quần âu. Các cô mặc áo dài truyền thống. Buổi lễ mít tinh diễn ra lúc
bảy giờ ba mươi phút. Buổi lễ mở đầu bằng chương trình văn nghệ, sau đó lời phát
biểu của thầy hiệu trưởng, phần khen tặng các thầy cô dạy tốt. Cuối cùng là lời tri
ân của các anh chị học sinh lớp năm dành cho các thầy cô. Em ngồi dưới lắng nghe
mà lòng cảm thấy bồi hồi, xúc động. Buổi lễ kết thúc với lòng biết ơn, tình yêu
thương và niềm tin tưởng của thầy và trò.
Đoạn văn mẫu số 2
Cuối tuần, trường em có tổ chức hoạt động “Ngày hội đọc sách”. Rất nhiều gian
hàng bày bán sách ở trên sân trường. Theo phổ biến của cô tổng phụ trách, s ố tiền
bán sách sẽ được đem ủng hộ các bạn học vùng cao. Ngày hội đọc sách sẽ diễn ra
trong một tuần lễ. Em đã rủ chị gái đến tham gia. Không khí ngày hội rất sôi nổi.
Mọi người vừa chọn sách, vừa trò chuyện. Em cũng chọn được một vài cuốn
truyện. Em cảm thấy rất vui vì được tham gia một hoạt động có ý nghĩa. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm Bút chì xanh đỏ Em gọt hai đầu Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm. Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ… Em quay đầu đỏ Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm Cây gạo đầu xóm Hoa nở chói ngời A, nắng lên rồi!
Mặt trời đỏ chót Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh… Chị ơi bức tranh Quê ta đẹp quá!
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chiếc bút của bạn nhỏ có màu gì?
Câu 2. Bạn nhỏ đã vẽ những sự vật gì bằng màu xanh?
Câu 3. Bạn nhỏ đã vẽ những sự vật gì bằng màu đỏ?
Câu 4. Nêu cảm nhận của em về bài thơ trên. III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bận (Trích)
Mọi người đều bận Nên đời rộn vui Con vừa ra đời
Biết chăng điều đó Mà đem vui nhỏ Góp vào đòi chung.
Câu 2. Điền từ phù hợp:
Từ dùng ở miền Bắc
Từ dùng ở miền Nam bố quả hổ thìa trời
Câu 3. (*) Tìm các sự vật được nhân hóa trong câu sau:
a. Những đám mây lười biếng, chầm chậm trôi trên bầu trời.
b. Trong vườn, anh Cam, chị Bưởi, bác Mít… tất cả đều đang vươn vai để đón lấy ánh nắng.
c. Anh xe đạp nằm im trong góc nhà.
d. Cô chích bông nhảy từ cành này sang cành khác.
Câu 4. Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chiếc bút của bạn nhỏ có màu xanh đỏ.
Câu 2. Bạn nhỏ đã vẽ những sự vật bằng màu xanh: tre, lúa, sông, trời, mây
Câu 3. Bạn nhỏ đã vẽ những sự vật bằng màu đỏ: mái ngói, trường học, hoa gạo,
mặt trời, lá cờ Tổ quốc
Câu 4. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của một bức tranh đẹp đẽ, giản dị. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Điền từ phù hợp:
Từ dùng ở miền Bắc
Từ dùng ở miền Nam bố ba quả trái hổ hùm, cọp thìa muỗng trời giời
Câu 3. (*) Tìm các sự vật được nhân hóa, sự vật nhân hóa trong câu sau:
a. Sự vật được nhân hóa: đám mây
b. Sự vật được nhân hóa: cam, bưởi, mít
c. Sự vật được nhân hóa: xe đạp
d. Sự vật được nhân hóa: chích bông Câu 4. Gợi ý:
Nghỉ hè năm nay, em được về quê chơi. Em đã có những kỉ niệm đẹp cùng bà
ngoại. Nhà bà ngoại ở quê có một mảnh vườn rất rộng. Chiều tối, em lại mang ghế
ra ngoài vườn ngồi cùng bà ngoại. Tiếng ve kêu râm ran nghe thật vui tai. Sau đó,
em được nghe bà kể chuyện. Những truyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám,
Cây tre trăm đốt rất hấp dẫn. Có lúc, bà còn hái cho em quả cam, quả xoài. Hai bà
cháu vừa ăn, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Em càng thêm yêu bà ngoại nhiều hơn.