-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Mặt trời gieo những tia nắng chói chang xuống khu vườn. Càng về trưa, không khí
càng oi ả. Mấy cây non trở nên lười biếng. Những chú dế chui sâu vào lòng đất mát
mẻ, để lại trò chơi trốn tìm còn dang dở trên vạt cỏ non xanh.
Tán hoàng lan xoè rộng như một chiếc dù khổng lồ. Nó đón lấy ánh nắng gắt gỏng
ban trưa và giữ lại trên tầng tán rộng. Chỉ những hạt nắng trong trẻo mới được thả
xuống mặt đất qua kẽ lá. Một hạt nắng đậu lên đôi mắt xoe tròn của bé gái ngồi
dưới gốc cây. Cô bé đưa tay hứng lấy hạt nắng đang rơi. Hạt nắng lọc qua những
phiến lá xanh, bỗng trở nên dịu dàng đến lạ!
Đám cây non tròn xoe mắt, ngước nhìn khoảng trời lá xanh tít trên cao. Những chú
dế thập thò ở cửa hàng, chừng như vừa nghĩ ra trò chơi mới: ú tim cùng nắng.
“Thật tuyệt nếu trở thành một người làm vườn!” Cô bé có đôi mắt đen láy thốt lên.
Ước mơ của em xanh ngát. (Ước mơ màu xanh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Càng về trưa, không khí như thế nào? A. càng oi nóng B. mát mẻ, dễ chịu C. trở nên lạnh lẽo
Câu 2. Tán hoàng lan được so sánh với sự vật gì?
A. một cái bàn khổng lồ
B. một chiếc dù khổng lồ
C. một cái mũ khổng lồ
Câu 3. Nhân vật cô bé ước trong bài có ước mơ gì?
A. trở thành một cô giáo B. trở thành bác sĩ
C. trở thành người làm vườn
Câu 4. Theo em, vì sao cô bé có ước mơ như vậy?
A. Cô bé là một người yêu thiên nhiên, cây cối
B. Cô bé là một người yêu gia đình
C. Cả 2 đáp trên đều đúng III. Luyện tập Câu 1. Viết câu:
Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh)
Câu 2. Vần iên hoặc iêng, thêm dấu thanh nếu cần: a. đất l… b. linh th… c. cồng ch… d. ph… dịch e. k… cường g. làm b… h. m… ăn
Câu 3. Đặt 2 câu có sử dụng hình ảnh so sánh.
Câu 4. Viết đoạn văn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Càng về trưa, không khí như thế nào? A. càng oi nóng
Câu 2. Tán hoàng lan được so sánh với sự vật gì?
B. một chiếc dù khổng lồ
Câu 3. Nhân vật cô bé ước trong bài có ước mơ gì?
C. trở thành người làm vườn
Câu 4. Theo em, vì sao cô bé có ước mơ như vậy?
A. Cô bé là một người yêu thiên nhiên, cây cối III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Vần iên hoặc iêng, thêm dấu thanh nếu cần: a. đất liền b. linh thiêng c. cồng chiêng d. phiên dịch e. kiên cường g. làm biếng h. miếng ăn Câu 3.
- Mặt trăng tròn như cái đĩa.
- Đôi cánh của chú chuồn chuồn mỏng như tờ giấy. Câu 4. Mẫu 1
Thảo Chi là người bạn thân thiết nhất của em. Bạn vừa là hàng xóm, vừa là bạn
cùng lớp của em. Em cảm thấy bạn rất xinh xắn và dễ thương. Khuôn mặt trái xoan
với mái tóc dài. Nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ. Đôi mắt to tròn, sáng ngời. Bạn học
rất giỏi, thường xếp thứ hạng cao trong lớp. Không chỉ vậy, bạn còn là rất tài năng
nữa. Chi hát hay và múa đẹp lắm. Chúng em rất quý mến nhau. Bạn luôn giúp đỡ
em khi gặp khó khăn. Em luôn yêu mến và trân trọng Chi. Mẫu 2
Với mỗi học sinh, thầy cô giáo là những người gần gũi nhất. Bởi vậy em rất yêu
quý và kính trọng cô Hoài Thương. Cô là giáo chủ nhiệm của em. Năm nay, cô ba
mươi tư tuổi. Cô rất xinh đẹp và dịu dàng. Em rất ấn tượng với giọng nói ấm áp,
trong trẻo của cô. Những giờ học, em luôn chăm chú nghe giảng. Những bài dạy
của cô thật hay và bổ ích. Không chỉ vậy, cô còn giống như một người bạn của học
trò. Em rất hay trò chuyện, chia sẻ với cô. Em mong cô sẽ thật khỏe mạnh để tiếp
tục dạy dỗ chúng em. Em rất kính trọng cô giáo của mình. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm. Mùa thu của em Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi Từ màu lá sen. Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi Lật trang vở mới Em vào mùa thu. (Mùa thu của em)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về mùa nào? A. Mùa hè B. Mùa thu C. Mùa đông
Câu 2. Những màu sắc xuất hiện trong bài thơ? A. Vàng B. Xanh C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì? “Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt” A. Nhân hóa B. So sánh C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm với mùa thu? A. Yêu thích B. Căm ghét C. Vui vẻ III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Chuyện xây nhà (Trích) Cả khu vườn mênh mông Sao chỉ toàn nhà nhỏ? Nhà của chị kiến gió Cuộn trong tàu lá khoai
Ụ đất – anh kiến lửa Xây thành lũy đến oai! Xén tóc thuê cây ổi
Mở cửa hiệu thời trang
Bác bọ ngựa luyện kiếm Vun vút trên cành xoan.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
a. Giọng hát của chị Mai nhẹ nhàng, cao vút
b. Hùng không chỉ cao lớn mà còn rất khỏe.
c. Chiếc cốc đang nằm trên bàn đã bị bẩn.
d. Những cuốn sách nằm gọn gàng trên giá sách.
Câu 3. (*) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
a. Hoàng rất hiền lành … tốt bụng.
b. Cô giáo của em không những xinh đẹp … dịu dàng.
c. Những bông hoa trong lọ … còn tươi.
d. Chiếc quạt nan đã … rách khá nhiều rồi.
Câu 4. Em hãy viết đoạn văn tả ngôi nhà của gia đình em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về mùa nào? B. Mùa thu
Câu 2. Những màu sắc xuất hiện trong bài thơ? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì? “Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt” B. So sánh
Câu 4. Bài thơ thể hiện tình cảm với mùa thu? A. Yêu thích III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
a. Giọng hát của chị Mai như thế nào? b. Hùng như thế nào?
c. Chiếc cốc đang nằm trên bàn như thế nào?
d. Những cuốn sách như thế nào trên giá sách?
Câu 3. (*) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
a. Hoàng rất hiền lành và tốt bụng.
b. Cô giáo của em không những xinh đẹp mà còn dịu dàng.
c. Những bông hoa trong lọ vẫn còn tươi.
d. Chiếc quạt nan đã bị rách khá nhiều rồi. Câu 4. Gợi ý:
Gia đình của em sống trong một ngôi nhà. Nó vừa được xây dựng một năm. Nhà
gồm có ba tầng. Diện tích khá rộng rãi. Tầng thứ nhất có phòng khách, phòng thờ
và phòng bếp. Tầng thứ hai có phòng ngủ của bố mẹ và chị Hồng. Tầng thứ ba là
một phòng ngủ của em và một nhà kho. Phía trước nhà có một khoảng sân. Bên
ngoài, nhà được sơn màu kem. Bên trong, các phòng được sơn màu khác nhau.
Phòng khách và phòng bếp được sơn màu vàng chanh. Còn các phòng ngủ được
màu theo sở thích của từng thành viên. Trong nhà có đầy đủ đồ dùng cần thiết. Em
rất yêu ngôi nhà của mình.