Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Một quả trứng gà to
Hai thìa đường cát trắng
Một nửa cốc sữa bò
Thêm một thìa nước nóng
Đường hoà với nước sôi
Đập trứng cho vào sữa
Ba thứ trộn vào thôi
Đánh cho đều thêm nữa Sau đó bỏ vào tô
Rồi đem chưng cách thuỷ
Bốn phút mở vung ra Cho hơi bay một tí
Để trứng đừng chín quá
Sẽ bị xơ không mềm
Bánh chín sau tám phút
Xin mời bạn thử xem… (Bé làm bánh trứng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 2. Đọc khổ thơ 1, kể tên những nguyên liệu để làm bánh trứng?
Câu 3. Chép những câu thơ viết về các bước làm bánh trứng.
Câu 4. Những lưu ý khi làm bánh trứng? III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bận (Trích)
Mọi người đều bận Nên đời rộn vui Con vừa ra đời
Biết chăng điều đó Mà đem vui nhỏ Góp vào đòi chung.
Câu 2. Đặt câu với các từ: phát minh, sản phẩm.
Câu 3. Sắp xếp các từ dưới đây vào nhóm: a. Chỉ hoạt động b. Chỉ đồ vật
Các từ gồm: sáng tác, cái quạt, điện thoại, ăn uống, giấy tờ, bàn học, vui chơi, phát
minh, thí nghiệm, xe đạp, bóng đèn.
Câu 4. (*) Viết đoạn văn ngắn tả đồ dùng cá nhân mà em thích, trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nội dung chính của bài thơ: cách làm bánh trứng
Câu 2. Những nguyên liệu để làm bánh trứng: một quả trứng gà to,
hai thìa đường cát trắng, một nửa cốc sữa bò, một thìa nước nóng
Câu 3. Những câu thơ viết về cách làm bánh trứng:
Đường hoà với nước sôi
Đập trứng cho vào sữa
Ba thứ trộn vào thôi
Đánh cho đều thêm nữa Sau đó bỏ vào tô
Rồi đem chưng cách thuỷ
Bốn phút mở vung ra Cho hơi bay một tí
Câu 4. Lưu ý: không để trứng bị chín quá, bánh chín sau tám phút. III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2.
⚫ Ê-đi-xơn đã phát minh ra bóng đèn.
⚫ Sản phẩm của chúng tôi là một con gấu bông.
Câu 3. Sắp xếp các từ dưới đây vào nhóm:
a. Chỉ hoạt động: sáng tác, ăn uống, vui chơi, phát minh, thí nghiệm
b. Chỉ đồ vật: cái quạt, điện thoại, giấy tờ, bàn học, xe đạp, bóng đèn. Câu 4.
Năm học mới, bố đã mua tặng cho em một chiếc xe đạp. Chiếc xe được khoác lên
một bộ áo màu xanh lá cây. Phía trước xe có một chiếc giỏ nhỏ để đựng đồ. Các bộ
phận như bàn đạp, yên xe, tay lái đều có màu đen. Xe có hai bánh xe hình tròn. Ở
giữa bánh xe có các nan hoa. Lốp xe bằng cao su bền và đẹp. Mỗi lần xe chuyển
động, hai bánh xe lăn đều như những vòng quay của chong chóng. Em rất thích
chiếc xe đạp này. Vì vậy, em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.
So sánh: Mỗi lần xe chuyển động, hai bánh xe lăn đều như những vòng quay của chong chóng. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Các bạn biết không, hôm nay tớ được ghé thăm một ngôi trường vô cùng đáng yêu
qua những trang sách nhỏ.
Đã bao giờ các bạn tưởng tượng trường học của mình được làm từ những toa tàu?
Ở Nhật Bản cách đây gần một trăm năm có một ngôi trường như thế. Đó là trường
Tô-mô-e do thầy Kô-ba-y-a-si làm Hiệu trưởng. Các bạn học sinh ở đây thường
được bắt đầu một ngày với môn học mình thích, được trải nghiệm cùng cây lá
trong vườn trường. Đặc biệt, các bạn ấy còn mang tới trường suất cơm trưa với
những món ăn vô cùng hấp dẫn đến từ "núi" và "biển" rồi cùng ăn với thầy Hiệu trưởng.
Hãy tìm đọc Totto-chan bên cửa sổ. Tớ tin chắc các bạn sẽ thích mê ngôi trường
hạnh phúc trong cuốn sách này. (Cuốn sách em yêu)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản giới thiệu về cuốn sách nào? A. Totto-chan bên cửa sổ B. Dế Mèn phiêu lưu kí C. Hoàng tử bé
Câu 2. Ngôi trường trong cuốn sách có gì đặc biệt?
A. Ngôi trường được xây dựng trên cây
B. Ngôi trường được làm từ những toa tàu
C. Ngôi trường ở gần bờ biển
Câu 3. Ngôi trường đó nằm ở đâu? A. Ở Hàn Quốc B. Ở Trung Quốc C. Ở Nhật Bản
Câu 4. Học sinh trong ngôi trường được làm những gì?
A. Bắt đầu một ngày với môn học mình thích, được trải nghiệm cùng cây lá trong vườn trường
B. Mang tới trường suất cơm trưa với những món ăn vô cùng hấp dẫn đến từ “núi”
và “biển” rồi cùng ăn với thầy Hiệu trưởng C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Đồng hồ Mặt Trời (Trích)
Năm hơn mười tuổi, trên đường đi học, Niu-tơn quan sát thấy bóng của mình cứ
chạy dài ở đằng trước. Đến trưa thì cái bóng ngắn lại. Buổi chiều, cái bóng đổi
hướng và lại dài ra. Mấy ngày liền đều như vậy, cậu cảm thấy Mặt Trời chuyển
động có quy luật. Hằng ngày, cậu "đuổi theo" bóng nắng khắp nơi, ghi lại sự thay
đổi vị trí của bóng mình theo từng giờ. Câu 2. (*) Nối: 1. nhân hậu
a. có tình cảm gắn bó tha thiết và quan tâm chăm sóc hết lòng 2. phai nhạt
b. hiền lành, tốt bụng và giàu lòng thương người…
3. yêu thương c. mờ dần đi, không còn đậm đà, không còn rõ nét
4. nhớ nhung d. nhớ đến, nghĩ đến một cách da diết khôn nguôi
Câu 3. Đặt câu với các từ: nhân hậu, phai nhạt, yêu thương, nhớ nhung.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn tả đồ dùng cá nhân mà em thích.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản giới thiệu về cuốn sách nào? A. Totto-chan bên cửa sổ
Câu 2. Ngôi trường trong cuốn sách có gì đặc biệt?
B. Ngôi trường được làm từ những toa tàu
Câu 3. Ngôi trường đó nằm ở đâu? C. Ở Nhật Bản
Câu 4. Học sinh trong ngôi trường được làm những gì? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. (*) Nối: 1 - b 2 - c 3 - a 4 - d Câu 3.
- Bà ngoại của em là một người nhân hậu.
- Kí ức của tuổi thơ trong tâm trí tôi đã dần phai nhạt.
- Mẹ rất yêu thương tôi và chị Hà.
- Bé Huyền về quê có một ngày, mà tôi đã cảm thấy nhớ nhung. Câu 4. Gợi ý:
Em có một chiếc cặp sách rất đẹp. Chiếc cặp có hình chữ nhật, được làm bằng da.
Chiều dài là ba mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng là hai mươi lăm xăng-ti-mét. Bên
trong gồm có hai ngăn lớn, một ngăn nhỏ. Mặt trước của cặp có in hình công chúa
Elsa. Khóa cặp được làm bằng nhựa, có thể đóng vào hoặc mở ra. Đằng sau cặp có
hai chiếc quai đeo rất êm và chắc chắn. Em dùng cặp để đựng sách vở, đồ dùng
học tập. Chiếc cặp như người bạn đồng hành của em.