Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 13
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 13 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 13 Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
Hai mươi tháng mười một
Bé cùng bạn thăm cô
Tặng cô nhiều hoa cúc
Và giọng hát ngây thơ
Với nụ cười đằm thắm
Cô gật đầu cảm ơn
Cô hiền như cô Tấm
Giữa muôn đoá hoa thơm
Cô xoa đầu của bé
Khen: - Bé ngoan hát hay!
(Sao cô giống mẹ thế
Cũng khen bé câu này!)
Bé mơ ngày khôn lớn
Học hành tiến bộ nhanh
Bé sẽ làm cô giáo
Dạy và thương học sinh.
(Thăm cô giáo, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thời gian được nhắc đến trong bài thơ? A. Hai mươi tháng mười
B. Hai mươi tháng mười một
C. Hai mươi tháng mười hai
Câu 2. Bé cùng với bạn bè làm gì?
A. Thăm và tặng hoa cô giáo B. Đi chơi ở biển C. Học thuộc bài
Câu 3. Trong bài thơ, cô giáo được so sánh với ai? A. Mẹ hiền B. Bà tiên C. Cô Tấm
Câu 4. Bé mơ ước điều gì? A. Làm cô giáo B. Làm bác sĩ C. Làm nông dân III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Cô giáo lớp em Sáng nào em đến lớp Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi. Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.
Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho. Câu 2. Điền: a. s hay x? - nắm …ôi - …iêng năng - …a …ôi b. ấc hay ât? - quả g… - m… mát - gi… ngủ
Câu 3. Cho biết phần in đậm trong các câu sau trả lời cho câu hỏi gì? a.
Tối mai, xóm em sẽ tổ chức trung thu.
b. Em và các bạn sẽ chuẩn bị những chiếc lồng đèn thật đẹp.
c. Ông trăng trên bầu trời tròn xoe như cái đĩa.
d. Em tưới cây bằng một chiếc bình nhỏ.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong
câu chuyện đã đọc (hoặc đã nghe). Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thời gian được nhắc đến trong bài thơ?
B. Hai mươi tháng mười một
Câu 2. Bé cùng với bạn bè làm gì?
A. Thăm và tặng hoa cô giáo
Câu 3. Trong bài thơ, cô giáo được so sánh với ai? C. Cô Tấm
Câu 4. Bé mơ ước điều gì? A. Làm cô giáo III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. Điền: a. s hay x? - nắm xôi - siêng năng - xa xôi b. ấc hay ât? - quả gấc - mất mát - giấc ngủ Câu 3. a. Khi nào? b. Ai? c. Ở đâu? d. Bằng gì? Câu 4.
Em vừa được nghe cô giáo kể chuyện Cây bút thần. Trong truyện, em thích nhất là
nhân vật Mã Lương. Bởi vì cậu vừa tài năng, vừa tốt bụng. Mã Lương rất thích vẽ
và có tài năng hội họa. Cậu thường xuyên tập vẽ. Một đêm, Mã Lương nằm mơ thấy
một cụ già. Cậu được tặng cho một chiếc bút thần. Cậu dùng cây bút thần để giúp
đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác. Em cảm thấy Mã Lương rất tốt bụng và dũng cảm. Đề 2
I. Luyện tập đọc hiểu
Ngày thứ Bảy xanh, các bạn học sinh hào hứng tạo nên nhiều mẫu chậu cây độc đáo
từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng.
Ở khung cửa sổ lớp 3A, những chậu cây trầu bà được làm từ những chai nhựa khoét
ngang, nối đuôi nhau giống đoàn tàu hoả đang chở bầu không khí tươi mát vào lớp
học. Hàng chục chậu cây mười giờ hình chú gấu ngộ nghĩnh được treo so le như
những đường thêu ngẫu hứng, chia khung cửa sổ lớp 3B thành ô hoạ tiết ca rô nhiều
màu sắc trông rất vui mắt. Khung cửa sổ lớp 3C thật duyên dáng với những bông
sen cạn đỏ thắm nở từ miệng chậu hình li rượu. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của các
bạn, những khung cửa sổ chỉ toàn song sắt mọi hôm giờ mềm mại hơn hẳn. Chúng
như được khoác chiếc áo mới dệt từ màu xanh tươi của lá trầu bà, màu hồng tím dịu
dàng của hoa mười giờ, màu đỏ thắm của hoa sen cạn,... Trong ánh nắng mai hồng,
mỗi chậu cây tái chế như một ánh mắt biết cười. (Thứ Bảy xanh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các bạn học sinh làm gì trong ngày thứ Bảy xanh?
A. Đi thăm quan nông trường trồng rau
B.Tạo nên nhiều mẫu chậu cây độc đáo từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng
C. Tham gia buổi biểu diễn văn nghệ của trường
Câu 2. Các chậu cây của lớp 3B có hình gì? A. Chú gấu ngộ nghĩnh B. Đoàn tàu hỏa C. Hình ly rượu
Câu 3. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của các bạn, những khung cửa sổ chỉ toàn song sắt thay đổi như thế nào? A. Lung linh hơn B. Màu sắc hơn C. Mềm mại hơn
Câu 4. Bài đọc gửi gắm bài học gì đến bạn đọc?
A. Tích cực bảo vệ môi trường, tái chế rác thải
B. Hãy yêu quê hương, đất nước
C. Đoàn kết, yêu thương bạn bè III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Bàn tay cô giáo (Trích) Một tờ giấy trắng Cô gấp cong cong Thoắt cái đã xong Chiếc thuyền xinh quá!
Câu 2. (*) Gạch chân dưới sự vật được so sánh hoặc nhân hóa:
a. Làn da của Hoài trắng như tuyết.
b. Ngoài đồng, đàn trâu đang chậm rãi gặm cỏ.
c. Bác trống trường nằm lặng lẽ suốt ba tháng hè.
d. Những giọt sương long lanh như viên đá.
Câu 3. Thêm trạng ngữ cho các câu sau: a. Em đi học.
b. Các bác nông dân đang làm việc.
c. Ai cũng háo hức đón Tết.
d. Bố đèo tôi đến trường.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong
câu chuyện đã đọc (hoặc đã nghe).
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các bạn học sinh làm gì trong ngày thứ Bảy xanh?
B. Tạo nên nhiều mẫu chậu cây độc đáo từ những chiếc chai nhựa đã qua sử dụng
Câu 2. Các chậu cây của lớp 3B có hình gì? A. Chú gấu ngộ nghĩnh
Câu 3. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của các bạn, những khung cửa sổ chỉ toàn song sắt thay đổi như thế nào? C. Mềm mại hơn
Câu 4. Bài đọc gửi gắm bài học gì đến bạn đọc?
A. Tích cực bảo vệ môi trường, tái chế rác thải III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. (*) Gạch chân dưới sự vật được so sánh hoặc nhân hóa:
a. Làn da của Hoài trắng như tuyết.
b. Ngoài đồng, đàn trâu đang chậm rãi gặm cỏ.
c. Bác trống nằm lặng lẽ suốt ba tháng hè.
d. Những giọt sương long lanh, trong suốt như viên đá.
Câu 3. Thêm trạng ngữ cho các câu sau: a. Hôm nay, em đi học.
b. Các bác nông dân đang làm việc trên cánh đồng.
c. Trong xóm, ai cũng háo hức đón Tết.
d. Bố đèo tôi đến trường bằng xe máy. Câu 4. Gợi ý:
Em đã được đọc truyện Quả hồng của thỏ con. Trong truyện, em ấn tượng nhất với
nhân vật thỏ con. Bởi vì, nhân vật này rất chăm chỉ và tốt bụng. Thỏ con đã chăm
sóc cây hồng để quả hồng mau chín. Dù thỏ chưa được ăn hồng bao giờ, nhưng vẫn
nhường lại quả hồng cho đàn chim đang đói lả. Cuối cùng, thỏ đã nhận được sự báo
đáp của đàn chim. Cậu đã được thưởng thức những trái hồng thơm ngon. Em rất yêu thích nhân vật này.