-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST) 78 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 16 Đề 1 I. Đọc hiểu
“Ơi chích chòe ơi!
Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ. Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng. Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im. Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé. Hoa cam, hoa khế
Chín lặng trong vườn, Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm.” (Quạt cho bà ngủ)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ trong bài viết về ai? A. Người bà B. Người mẹ C. Người bố D. Người ông
Câu 2. Tìm những câu thơ kể về việc người bà bị ốm.
A. “Ơi chích chòe ơi!
Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ. B. Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng.
C. Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im. Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé. D. Hoa cam, hoa khế
Chín lặng trong vườn, Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm.”
Câu 3. Bạn nhỏ trong bài đã làm gì? A. Nấu cháo cho bà ăn B. Quạt cho bà ngủ C. Hát cho bà nghe
D. Đưa bà đi bệnh viện
Câu 4. Khung cảnh trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
A. Căn nhà đã vắng, cốc chén nằm im
B. Hoa cam, hoa khế chín lặng trong vườn C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Bài thơ cho thấy điều gì?
A. Tình yêu của bạn nhỏ dành cho quê hương
B. Tình cảm yêu thương dành của bạn nhỏ dành cho người bà
C. Vẻ đẹp của khung cảnh quê hương
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Điền dấu câu thích hợp:
Trên thế giới có hàng trăm nước [ ] hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi
dân tộc có phong tục, tập quán riêng [ ] Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi
nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình [ ]
bảo vệ môi trường sống [ ] đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật… (Ngôi nhà chung)
Câu 2. Tìm bộ phận trả lời cho Ai/Cái gì/Con gì?
a. Con bướm đang đậu trên cánh hoa.
b. Chiếc bàn có bốn cái chân.
c. Em thích học môn Toán.
d. Cây cam được ông em trồng trong vườn.
Câu 3. Tìm các từ chỉ người thân trong gia đình trong câu dưới đây:
a. Bố của em là một bác sĩ.
b. Dì Thảo làm việc ở trường học.
d. Bác Năm đang cấy lúa dưới ruộng.
e. Năm nay, em được về quê thăm ông bà. III. Viết
Câu 1. Viết chính tả: Bếp lửa (Trích)
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Câu 2. Viết lời chúc hoặc lời hứa trong thư thăm hỏi người thân. Đáp án I. Đọc hiểu
Câu 1. Bài thơ trong bài viết về ai? A. Người bà
Câu 2. Tìm những câu thơ kể về việc người bà bị ốm.
A. “Ơi chích chòe ơi!
Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ.
Câu 3. Bạn nhỏ trong bài đã làm gì? B. Quạt cho bà ngủ
Câu 4. Khung cảnh trong nhà, ngoài vườn như thế nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Bài thơ cho thấy điều gì?
B. Tình cảm yêu thương dành của bạn nhỏ dành cho người bà
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Điền dấu câu thích hợp:
Trên thế giới có hàng trăm nước [,] hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi
dân tộc có phong tục, tập quán riêng [.] Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi
nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình [,]
bảo vệ môi trường sống [,] đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật… (Ngôi nhà chung)
Câu 2. Tìm bộ phận trả lời cho Ai/Cái gì/Con gì? a. Con bướm b. Chiếc bàn c. Em d. Cây cam
Câu 3. Tìm các từ chỉ người thân trong gia đình trong câu dưới đây: a. bố b. dì d. bác e. ông, bà III. Viết
Câu 1. Học sinh tự viết Câu 2. Gợi ý:
…, ngày… tháng… năm… Ông nội kính mến,
Đầu tiên, cháu xin được gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến ông. Cháu và bố mẹ vẫn
khỏe mạnh ông ạ. Hôm nay, cháu viết lá thư này để kể cho ông nghe về tình hình
học tập của cháu. Học kì I vừa qua, cháu đã đạt danh hiệu học sinh giỏi. Điểm tổng
kết của các môn học đều rất cao. Ông có cảm thấy tự hào về cháu không ạ? Sang
học kì mới, cháu xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt, chăm chỉ rèn luyện. Cháu nội của ông Đức Tiến Đề 2 I. Đọc hiểu
“Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà qua quãng đường cong
Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau.” (Đồng dao)
Câu 1. Bà còng đi chợ trong hoàn cảnh nào A. Trời mưa B. Trời nắng C. Trời đã tối D. Trời sáng sớm
Câu 2. Ai đưa bà còng đi chợ? A. Cái tôm B. Cái tép C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Điều gì đã xảy ra trên đường đi? A. Bà còng bị ngã
B. Bà còng để quên đồ
C. Tiền của bà còng bị rơi
D. Bà còng cảm thấy mệt
Câu 4. Tôm tép nhặt được đã làm gì? A. Lấy đi mua kẹo B. Trả bà mua rau C. Mang về nhà
D. Không trả lại cho bà cong
Câu 5. Theo em, cái tôm cái tép có tính cách gì tốt đẹp? A. Trung thực B. Chăm chỉ C. Hiền lành D. Tốt bụng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Chọn từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Mọi người trong gia đình đều (yêu thương/xây dựng) nhau.
b. Anh em phải biết (bảo vệ/vui vẻ) lẫn nhau.
c. Khi em bị ốm, mẹ đã (giúp đỡ/chăm sóc) cho em.
Câu 2. Tìm 5 từ chỉ người thân trong gia đình.
Câu 3. Đặt câu với các từ sau: a. bà ngoại b. chờ đợi c. thương mến d. anh trai III. Viết
Câu 1. Viết chính tả: Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 2. Viết lời chúc hoặc lời hứa trong thư thăm hỏi người thân. Đáp án I. Đọc hiểu
Câu 1. Bà còng đi chợ trong hoàn cảnh nào A. Trời mưa
Câu 2. Ai đưa bà còng đi chợ? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Điều gì đã xảy ra trên đường đi?
C. Tiền của bà còng bị rơi
Câu 4. Tôm tép nhặt được đã làm gì? B. Trả bà mua rau
Câu 5. Theo em, cái tôm cái tép có tính cách gì tốt đẹp? A. Trung thực
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Chọn từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Mọi người trong gia đình đều (yêu thương) nhau.
b. Anh em phải biết (bảo vệ) lẫn nhau.
c. Khi em bị ốm, mẹ đã (chăm sóc) cho em.
Câu 2. Tìm 5 từ chỉ người thân trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, cô, dì, chú, bác,...
Câu 3. Đặt câu với các từ sau:
a. Bà ngoại của em đã ngoài bảy mươi tuổi.
b. Bạn nhỏ chờ đợi xe đến.
c. Em rất thương mến chị Hoa.
d. Anh trai của em là sinh viên đại học. III. Viết
Câu 1. Học sinh tự viết. Câu 2. … ngày, tháng… năm… Bố kính yêu của con,
Bố đã đi công tác đã được ba tháng rồi. Mẹ và hai chị em con đều rất nhớ bố. Vậy
nên, con mới ngồi viết thư cho bố. Dạo này sức khỏe của bố có tốt không? Công
việc của bố sắp xong chưa ạ?
Mọi người trong gia đình vẫn khỏe mạnh. Công việc của mẹ khá bận rộn nhưng mẹ
vẫn dành thời gian cho hai chị em. Chị Lan đã thi đỗ vào lớp 10 rồi bố ạ. Còn con,
con vẫn học tập thật chăm chỉ. Con hứa sẽ ngoan ngoãn, chăm chỉ. Bố cố gắng làm
việc và trở về sớm nhé!
Con nhớ và yêu bố rất nhiều! Con gái của bố Thu Hà