Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17 Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Ấy kìa! một chú nhện nâu
Giăng tơ mỏng dưới giàn bầu đầy hoa
Ngại gì cơn gió băng qua
Nhện làm xiếc… trông thật là kỳ khôi
Vừa giăng tơ, vừa bắt mồi
Không bảo hiểm, mà chẳng rơi bao giờ
Bé nhìn, thán phục lắm cơ!
Nhện tuy bé, mà lắm trò giỏi giang.”
(Chú nhện nâu, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Chú nhện đang giăng tơ ở đâu?
A. Dưới giàn bầu đầy hoa B. Trên giàn mướp C. Trong chum nước D. Trên cành cây
Câu 2. Nhện vừa giăng tơ, vừa làm gì? A. Làm xiếc B. Bắt mồi C. Ca hát D. Truyện trò
Câu 3. Từ trái nghĩa với từ “bé”? A. nhỏ B. to C. xa D. xinh
Câu 4. Câu thơ bày tỏ sự khen ngợi nhện nâu?
A. Bé nhìn, thán phục lắm cơ!
B. Nhện tuy bé, mà lắm trò giỏi giang C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xếp cặp từ trái nghĩa trong bảng dưới đây: to nhẹ nhỏ dữ béo gần gầy xinh xa nặng nóng ngoan xấu hiền hư lạnh Đáp án:
Bài 2. Điền ch hoặc tr?
a. …ăm nghe không bằng một thấy.
b. Vắng như …ùa Bà Đanh
c. …ời đánh …ánh miếng ăn d. Bụng làm dạ …ịu
Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:
a. Ngày mai, bố em sẽ đi công tác về.
b. Chúng em được đi tham quan ở Hà Nội.
c. Ông mặt trời giống như một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời.
d. Xưa kia, những con kiến sống thành từng đàn. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Bài học đầu cho con
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết thư cho người thân để hỏi thăm và kể về tình hình học tập. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Chú nhện đang giăng tơ ở đâu?
A. Dưới giàn bầu đầy hoa
Câu 2. Nhện vừa giăng tơ, vừa làm gì? B. Bắt mồi
Câu 3. Từ trái nghĩa với từ “bé”? B. to
Câu 4. Câu thơ bày tỏ sự khen ngợi nhện nâu? C. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xếp cặp từ trái nghĩa trong bảng dưới đây: to - nhỏ béo - gầy xa - gần xấu - xinh nhẹ - nặng hiền - dữ nóng - lạnh hư - ngoan
Bài 2. Điền ch hoặc tr?
a. Trăm nghe không bằng một thấy.
b. Vắng như chùa Bà Đanh
c. Trời đánh tránh miếng ăn d. Bụng làm dạ chịu
Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu sau:
a. Khi nào bố em sẽ đi công tác về?
b. Chúng em được đi tham quan ở đâu?
c. Ông mặt trời như thế nào trên bầu trời?
d. Những con kiến sống thành từng đàn khi nào? III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý: … ngày, tháng… năm… Bố kính yêu,
Con là Minh Thu, con gái của bố ạ. Đầu thư, con xin được gửi lời hỏi thăm sức
khỏe đến bố. Bố đi công tác đã được một năm rồi. Mẹ và hai chị em con đều rất
nhớ bố. Vậy nên, con đã ngồi viết lá thư này cho bố.
Mọi người trong gia đình vẫn khỏe mạnh. Công việc của mẹ khá bận rộn nhưng mẹ
vẫn dành thời gian cho hai chị em. Chị Phương vừa thi đỗ vào lớp 10. Năm nay,
con sẽ học lớp 3. Đầu năm học, con được bầu làm lớp trưởng. Con cảm thấy rất
vinh dự nhưng cũng hơi lo lắng. Bố có cảm thấy tự hào về chị em con không?
Bố ơi, không biết bao giờ đợt công tác mới kết thúc vậy ạ? Con nhớ và yêu bố rất nhiều. Con gái của bố Minh Thu Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước.
Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc,
chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh
ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.
Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền.
Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền
bạc cũng chẳng làm chàng vui.
Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay
được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối
cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.
Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của
dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ. (Ba điều ước)
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Rít được ai tặng cho ba điều ước? A. Một ông tiên B. Một bà lão C. Ngọc hoàng D. Cô Tấm
Câu 2. Các điều ước của Rít lần lượt là?
A. Trở thành vua, có nhiều tiền bạc, được như mây
B. Có nhiều tiền bạc, được như mây, trở thành vua
C. Trở thành mây, có nhiều tiền bạc, trở thành vua
D. Trở thành vua, được như mây, có nhiều tiền bạc
Câu 3. Cuối cùng, Rít thấy điều gì mới là điều đáng mơ ước?
A. Sống giữa sự quý trọng của dân làng. B. Sống có ích C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Bài học mà câu chuyện gửi gắm là gì?
A. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được lao động
B. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được mọi người yêu mến, trân trọng
C. Con người cần sống có ước mơ D. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a. hiền b. ngoan c. xấu d. to
Bài 2. Điền ch hoặc tr? - con …ó - ông …ời - …ủ tịch - …ẻ em III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Viếng lăng Bác (Trích)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng
Bài 2. Viết thư cho người thân để thăm hỏi và kể về việc học tập, rèn luyện… của em khi lên lớp Ba. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Rít được ai tặng cho ba điều ước? A. Một ông tiên
Câu 2. Điều ước đầu tiên của Rít là gì?
A. Trở thành vua, có nhiều tiền bạc, được như mây
Câu 3. Cuối cùng, Rít thấy điều gì mới là điều đáng mơ ước? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Bài học mà câu chuyện gửi gắm là gì? C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Bài 2. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: a. hiền - dữ/ác b. ngoan - hư c. xấu - đẹp/xinh d. to - bé/nhỏ
Bài 2. Điền ch hoặc tr? - con chó - ông trời - chủ tịch - trẻ em III. Viết
Câu 1. Viết chính tả: Viếng lăng Bác (Trích)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng Bài 2. Gợi ý:
..., ngày… tháng… năm… Ông nội kính mến,
Đầu thư, cháu chúc ông có thật nhiều sức khỏe. Nghỉ hè, cháu không được về quê
chơi. Cháu cảm thấy rất buồn và nhớ ông. Vậy là một năm học mới lại đến. Năm
nay, cháu đã là học sinh lớp ba rồi ạ. Đầu năm học, cháu được bầu làm lớp phó học
tập. Cháu còn gặt hái được rất nhiều điểm tốt. Ông có cảm thấy tự hào về cháu không ạ?
Ông ơi, mùa đông sắp đến. Ông nhớ giữ gìn sức khỏe thật tốt. Đến Tết, bố mẹ và cháu sẽ về thăm ông. Cháu của ông Ánh Tuyết