Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 2 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Nghỉ hè với bố Bé ra biển chơi
Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời. Như con sông lớn Chỉ có một bờ
Bãi giằng với sóng Chơi trò kéo co. Phì phò như bễ
Biển mệt thở rung Còng giơ gọng vó
Định khiêng sóng lừng.
Nghìn con sóng khỏe Lon ta lon ton Biển to lớn thế
Vẫn là trẻ con.”
(Bé nhìn biển, Trần Mạnh Hảo)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nghỉ hè, em bé trong bài được đi đâu? Cùng với ai?
Câu 2. Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng?
Câu 3. Những câu thơ cho thấy biển vẫn là trẻ con?
Câu 4. Em đã được đi biển chưa? Nêu cảm nhận của em về biển? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: to lớn, lon ton
Câu 2. Tìm các từ chỉ hương vị.
Câu 3. Viết chính tả: Mưa bóng mây (Trích) Cơn mưa nào lạ thế Thoáng qua rồi tạnh ngay Em về nhà hỏi mẹ
Mẹ cười: “Mưa bóng mây.” Cơn mưa rơi nho nhỏ Không làm ướt tóc ai Tay em che trang vở Mưa chẳng khắp bàn tay Mưa yêu em mưa đến Dung dăng cùng đùa vui Mưa cũng làm nũng mẹ
Vừa khóc xong đã cười.
Câu 4. Viết đoạn văn tả một đồ dùng học tập của em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nghỉ hè, em bé trong bài được đi biển, cùng với bố.
Câu 2. Những câu thơ cho thấy biển rất rộng:
Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời * Như con sông lớn Chỉ có một bờ
Câu 3. Những câu thơ cho thấy biển vẫn là trẻ con?
Nghìn con sóng khỏe Lon ta lon ton Biển to lớn thế Vẫn là trẻ con Câu 4.
⚫ Ý kiến: Rồi/chưa được đi biển
⚫ Cảm nhận về biển: biển rất rộng lớn, có gió thổi lồng lộng và tiếng sóng vỗ rì
rào, rất mát mẻ và dễ chịu,... III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Voi có những chiếc chân to lớn.
⚫ Em bé đang bước đi lon ton.
Câu 2. Các từ chỉ hương vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát,...
Câu 3. Học sinh tự viết, chú ý trình bày và các lỗi chính tả có thể gặp phải. Câu 4. Mẫu 1
Nhân dịp năm học mới, bố đã mua cho em một chiếc bàn. Nó được làm bằng gỗ,
hình chữ nhật. Chiếc bàn dài một trăm hai mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng
bảy mươi xăng-ti-mét. Còn chiều cao là tám mươi xăng-ti-mét. Bên ngoài, bàn được
phủ một lớp sơn bóng màu nâu. Bên phải chiếc bàn có hai ngăn tủ. Ngăn phía trên
nhỏ, có thể kéo ra vào. Ngăn phía dưới to hơn, có cánh tủ và chìa khóa. Các ngăn tủ
dùng để đựng sách vở, đồ dùng học tập. Phía dưới bàn còn có chỗ để chân. Em sẽ
trân trọng và giữ gìn chiếc bàn cẩn thận. Mẫu 2
Chiếc bút mực là món quà của bạn Hùng tặng cho em vào ngày sinh nhật. Chiếc bút
được làm bằng kim loại. Bên ngoài bút có phủ một lớp sơn màu vàng tươi. Nắp bút
có thể đóng vào mở ra. Đầu nắp còn có thanh cài. Ngòi bút có hình mũi tên, làm
bằng kim loại. Bên trong là phần ruột bút có ống chứa mực. Hằng ngày, em đều
bơm đầy mực cho bút để viết bài. Chiếc bút đã giúp em rèn luyện viết chữ thật sạch,
thật đẹp. Vì vậy, em luôn cất nó trong hộp bút rất cẩn thận. Em sẽ giữ gìn, trân trọng chiếc bút mực. Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám
mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy
cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm
tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm
lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì
chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn
một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn
quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao
thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(Nhớ lại buổi đầu đi học)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản viết về sự kiện gì?
A. Buổi đầu tiên đi học B. Tết Trung Thu C. Hội khỏe Phù Đổng
Câu 2. Câu thơ thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi?
A. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
B. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như
mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
C. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám
nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ.
Câu 3. Câu: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong
lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Điệp ngữ
Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì?
A. Cảnh đẹp của thiên nhiên đầu thu
B. Tâm trạng của bạn nhỏ khi được đến trường
C. Kỉ niệm đẹp đẽ của bạn nhỏ trong buổi đầu đi học III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả: Em vui tới trường (Trích) Mỗi ngày em đến lớp Là thêm nhiều niềm vui Cùng chơi và cùng học
Cùng trao nhau tiếng cười.
Câu 2. Tìm từ ngữ có bắt đầu bằng: - Chữ g - Chữ s
Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây: Hạt gạo làng ta Có vị … Của sông … Có … thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay ... làng ta Có … tháng bảy Có ... tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả … Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy.
(Hạt gạo, phù sa, hương sen, mưa, bão, cá cờ, Kinh Thầy)
(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) tả đồ dùng học tập của em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản viết về sự kiện gì?
A. Buổi đầu tiên đi học
Câu 2. Câu thơ thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi?
B. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như
mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Câu 3. Câu: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong
lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” sử dụng biện pháp tu từ gì? B. So sánh
Câu 4. Nội dung chính của văn bản là gì?
C. Kỉ niệm đẹp đẽ của bạn nhỏ trong buổi đầu đi học III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Tìm từ ngữ có bắt đầu bằng:
- Chữ g: gốc cây, gồ ghề, gọn gàng, gân guốc, gục ngã,...
- Chữ s: sôi động, suôn sẻ, so đo, sẵn sàng, sung sướng,...
Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy. Câu 4. Gợi ý:
Nhân dịp sinh nhật, em được tặng một chiếc cặp sách. Ông nội đã tặng cho em.
Chiếc cặp hình chữ nhật, có màu xanh nước biển. Chiều dài khoảng ba mươi xăng-
ti-mét. Chiều rộng khoảng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Bên trong cặp được chia làm
hai ngăn, khá rộng rãi. Mặt bên ngoài của cặp in hình búp bê rất dễ thương. Khóa
cặp được làm bằng nhựa, có thể đóng vào hoặc mở ra. Đằng sau cặp có hai chiếc
quai đeo rất êm và chắc chắn. Em dùng cặp để đựng sách vở, đồ dùng học tập.
Thỉnh thoảng, em sẽ nhờ bố giặt chiếc cặp để nó luôn sạch sẽ. Em tự hứa sẽ giữ gìn chiếc cặp cẩn thận.