Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 21 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 21 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 21
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Tre bùng nắng lên
Rộn vườn tiếng sáo
Nắng đẹp nhắc em
Giặt quần, giặt áo.
Lấy bọt xà phòng
Làm đôi găng trăng
Nghìn đốm cầu vồng Tay em lấp lánh. Nắng theo gió bay
Trên tre, trên chuối
Nắng vẫn đầy trời
Vàng sân, vàng lối Áo quần lên dây Em yêu ngắm mãi Trắng hồng tay...
Nắng đi suốt ngày Giờ lo xuống núi
Nắng vẫn còn đây
Áo thơm bên gối.” (Giặt áo)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ có những nhân vật nào? A. Nắng B. Em C. Mẹ C. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Nắng nhắc em làm gì? A. Giặt quần, giặt áo B. Học bài C. Quét dọn nhà cửa D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Khổ thơ tả nắng là? A. Tre bùng nắng lên Rộn vườn tiếng sáo Nắng đẹp nhắc em Giặt quần, giặt áo. B. Lấy bọt xà phòng Làm đôi găng trăng Nghìn đốm cầu vồng Tây em lấp lánh. C. Nắng theo gió bay Trên tre, trên chuối Nắng vẫn đầy trời Vàng sân, vàng lối D. Áo quần lên dây Em yêu ngắm mãi Trắng hồng tay...
Câu 4. Câu thơ: “Nắng đi suốt ngày/Giờ lo xuống núi” nói về điều gì?
A. Nắng có ở khắp mọi nơi B. Nắng rất đẹp đẽ C. Nắng sắp tắt rồi D. Nắng rất chói chang
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền iêu hoặc yêu - … thương - k… ngạo - l… x… - … đuối - tấm ph…
Bài 2. Đặt 1 câu khiến, 1 câu kể.
Bài 3. Kể tên các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Quê hương (Trích)
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Bài 2. Giới thiệu về một nhân vật trong truyện hoặc phim hoạt hình.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Nhưng mọi bí mật
của Mèo cuối cùng
cũng bị bại lộ. Hôm
đó chú Tiến Lê - hoạ
sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé
Quỳnh đến chơi. Vớ
được bạn gái, nó
mừng quýnh lên. Hai đứa lôi nhau ra vườn. Tại đây, Mèo đưa toàn bộ những bức
tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên
khe khẽ. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải
xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên
không biết có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người
ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
Và ông không kìm được, ôm thốc Mèo lên:
- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động.
Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của Mèo rất độc đáo, có thể đem đóng
khung treo ở bất cứ phòng tranh nào. Bố mẹ tôi rất tin vào thẩm định của chú Tiến
Lê. Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng.”
(Trích Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ai là người đã phát hiện ra tài năng của Mèo? A. bé Quỳnh B. chú Tiến Lê C. nhân vật tôi
Câu 2. Tài năng của Mèo là gì? A. vẽ tranh B. ca hát C. bơi lội
Câu 3. Phản ứng của người bố khi biết được tài năng của Mèo? A. ngạc nhiên, bất ngờ B. thất vọng, buồn bã C. lo lắng, hồi hộp
Câu 4. Nhận xét của chú Tiến Lê về bức tranh của Mèo?
A. Những bức tranh của Mèo rất độc đáo
B. Có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Mèo?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền hoạt động của các nghề nghiệp sau vào bảng: Ca sĩ Diễn viên Nhạc sĩ Họa sĩ
Bài 2. Đặt câu khiến cho các trường hợp:
a. Em muốn nhờ Hoa trực nhật giúp.
b. Hồng nhờ chị mua sách vở.
c. Lan nhờ mẹ nấu cơm cho bạn đến chơi
Bài 3. Điền dấu câu thích hợp: Hũ bạc của người cha (Trích)
Ngày xưa có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành
được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng Một hôm, ông bảo con
Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây
Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm,
khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống
ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng
Đây không phải tiền con làm ra. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Bài học đầu cho con (Trích)
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
Bài 2. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ có những nhân vật nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Nắng nhắc em làm gì? A. Giặt quần, giặt áo
Câu 3. Khổ thơ tả nắng là? C. Nắng theo gió bay Trên tre, trên chuối Nắng vẫn đầy trời Vàng sân, vàng lối
Câu 4. Câu thơ: “Nắng đi suốt ngày/Giờ lo xuống núi” nói về điều gì? C. Nắng sắp tắt rồi
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền iêu hoặc yêu - yêu thương - kiêu ngạo - liêu xiêu - yếu đuối - tấm phiếu Bài 2.
- Bà nội đang kể chuyện cho em.
- Bà hãy kể chuyện cho cháu.
Bài 3. Các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nghệ thuật: ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ, nghệ sĩ hài,… III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết Bài 2. Gợi ý:
Em rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh. Trong truyện, em ấn tượng nhất với nhân
vật Thạch Sanh. Một chàng trai khỏe mạnh và tài giỏi. Thạch Sanh đã một mình
đánh bại chằn tinh. Tiếp đó, chàng còn giết chết đại bàng và cứu được công chúa.
Thạch Sanh cũng là một người nhân hậu và tốt bụng. Chàng đã cứu con trai vua
Thủy tề. Sau này, Thạch Sanh còn tha chết cho Lí Thông. Nhân vật này rất đáng để em học tập. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Ai là người đã phát hiện ra tài năng của Mèo? B. chú Tiến Lê
Câu 2. Tài năng của Mèo là gì? A. vẽ tranh
Câu 3. Phản ứng của người bố khi biết được tài năng của Mèo? A. ngạc nhiên, bất ngờ
Câu 4. Nhận xét của chú Tiến Lê về bức tranh của Mèo? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 5. Mèo là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ và có tài năng. Em rất thích nhân vật này.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền vào bảng sau: Ca sĩ Hát, nhảy,… Diễn viên Diễn xuất, Nhạc sĩ Sáng tác Họa sĩ Vẽ tranh
Bài 2. Đặt câu có sử dụng câu khiến cho các trường hợp:
a. Cậu hãy trực nhật giúp tớ nhé!
b. Chị mua giúp em quyển vơ nhé!
c. Mẹ nấu cơm cho bạn con qan nữ nhé
Bài 3. Điền dấu câu: Hũ bạc của người cha (Trích)
Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được
một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm,
khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống
ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết Bài 2. Gợi ý:
Cô Việt Hương một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Cô còn là một người dẫn chương trình
đáng yêu. Cách nói chuyện của cô dí dỏm và duyên dáng. Em ấn tượng nhất với
giọng nói của cô. Nó rất đặc biệt và hấp dẫn. Cô không quá cao hay xinh đẹp.
Nhưng mọi người vẫn yêu mến cô. Bởi vì cô luôn biết đem lại tiếng cười cho khán
giá. Em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ cô Việt Hương.