Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 27 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 27 (Nâng cao) được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 27
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Em bước vào tinh mơ
Con đường quen mát lạnh Mùa thu êm như thơ
Như cho em đôi cánh
Chim gọi năm học mới
Reo vang dọc con đường
Niềm vui thêm phơi phới
Trào dâng buổi tựu trường
Này cặp da, tập mới
Mũ giày cũng mới tinh
Này quần xanh, áo trắng
Này khăn quàng thắm xinh
Sân trường quen mà lạ
Nụ cười như mới hơn
Trống trường sao hối hả
Nghe rạo rực bàn chân.
(Sáng khai trường, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ kể lại ngày gì? A. Ngày khai trường B. Ngày bế giảng
C. Ngày kỉ niệm thành lập trường
D. Ngày Nhà giáo Việt Nam
Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã chuẩn bị những gì mới cho sự việc đó? A. cặp da, tập mới B. mũ giày cũng mới tinh
C. quần xanh, áo trắng, khăn quàng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Đâu là từ chỉ đặc điểm? A. Tinh mơ B. Đôi cánh C. Niềm vui D. Khăng quàng
Câu 4. Câu thơ có hình ảnh so sánh là?
A. Con đường quen mát lạnh B. Mùa thu êm như thơ C. Này cặp da, tập mới
D. Trống trường sao hối hả
Câu 5. Tìm những câu thơ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ trong bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền s hay x? nắm …ôi …iêu nhân nước …ôi …ức khỏe giọt …ương …a …ăm …ung …ướng …ã hội
Bài 2. Tô màu vào ô chứa các từ chỉ đặc điểm tính cách: siêng năng trà sữa ngoan ngoãn bông hoa hiền lành máy tính học tập cười nói bút chì dữ tợn chạy nhảy nhân hậu
Bài 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Hôm qua, lớp em có học sinh (mới/cũ) chuyển đến.
b. Đàn cò trắng (nhảy nhót/bay lượn) trên bầu trời.
c. Lúa đã (xanh/chín) vàng cả cánh đồng. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Cô Hiệu trưởng (Trích)
Mẹ đưa Tre đến trường mới để xin học. Vừa tới cửa phòng cô Hiệu trưởng, Tre đã la toáng lên: - Quê... Tây Nguyên...
Thế mà cô Hiệu trưởng hiểu ngay. Cô bảo:
- Kể cho cô về Tây Nguyên nào! Mẹ em ngập ngừng:
- Thưa cô, cháu... gặp khó khăn khi nói…
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một món đồ chơi mà em thích.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Một hôm, Vịt con và Gà con
đang chơi trốn tìm trong rừng,
bỗng nhiên có một con Cáo xuất
hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ
quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế
vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành
cây để trốn. Chú giả vờ không
nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú
vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng,
Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
- “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông
ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
- Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.”
(Theo Những câu chuyện về tình bạn, Bài học của gà con)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? A. Vịt con, Gà con B. Cáo C. Ong D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Khi Cáo xuất hiện, Gà con đã làm gì? A. Dắt Vịt chạy trốn
B. Vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn
C. Chạy về nhà gọi Vịt mẹ tới giúp
D. Cùng Vịt đánh nhau với Cáo
Câu 3. Vịt con làm gì để thoát thân
A. Vịt con nhảy xuống ao
B. Vịt con giả vờ chết
C. Vịt con chạy về kêu cứu Vịt mẹ D. Vịt con la hét
Câu 4. Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt con đã làm gì? A. Bỏ mặc bạn B. Tìm người tới giúp
C. Không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ D. Không làm gì cả
Câu 5. Câu chuyện giúp em nhận ra bài học gì?
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: Từ chỉ sự vật Từ chỉ đặc điểm 1. Con đường a. Tươi tắn 2. Bông hoa b. Rộng rãi 3. Ngôi nhà c. To lớn 4. Con thỏ d. Nhanh nhẹn
Bài 2. Tìm sự vật được so sánh trong các câu dưới đây:
a. Ông mặt trời giống như một quả bóng khổng lồ.
b. Những đám mây trắng như bông đang trôi trên bầu trời.
c. Ban đêm, bầu trời giống như một tấm thảm nhung khổng lồ.
d. Hai bàn tay của Phương như búp măng non.
Bài 3. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Tôi xoè hai càng ra bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ Hãy trở về cùng với tôi đây Ðứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn
hiếp kẻ yếu Ðời này không phải như thế. Tôi dắt Nhà Trò đi
Một quãng, tới chỗ mai phục của bọn Nhện.
Bọn nhện đã công phu chăng bên đường nọ sang bên kia chằng chịt biết bao
nhiêu tơ nhện, trùng trùng điệp điệp, một chú Muỗi Mắt nhỏ nhất loài muỗi cũng
không chui lọt. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh Nhện canh gác.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu một người bạn của em, trong đoạn văn có sử dụng
ít nhất 2 từ chỉ đặc điểm. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
Câu 1. Bài thơ kể lại ngày gì? A. Ngày khai trường
Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã chuẩn bị những gì mới cho sự việc đó?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Đâu là từ chỉ đặc điểm? A. Tinh mơ
Câu 4. Câu thơ có hình ảnh so sánh là? B. Mùa thu êm như thơ
Câu 5. Tìm những câu thơ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ trong bài thơ?
Sân trường quen mà lạ
Nụ cười như mới hơn
Trống trường sao hối hả
Nghe rạo rực bàn chân.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Điền s hay x? nắm xôi siêu nhân nước sôi sức khỏe giọt sương xa xăm sung sướng xã hội
Bài 2. Tô màu vào ô chứa các từ chỉ đặc điểm tính cách: siêng năng trà sữa ngoan ngoãn bông hoa hiền lành máy tính học tập cười nói bút chì dữ tợn chạy nhảy nhân hậu
Bài 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Hôm qua, lớp em có học sinh (mới) chuyển đến.
b. Đàn cò trắng (bay lượn) trên bầu trời.
c. Lúa đã (chín) vàng cả cánh đồng. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Học kì một, em đã đạt được kết quả học tập cao. Mẹ đã hứa sẽ tặng cho em một
món quà. Cuối tuần, hai mẹ con đi hiệu sách. Mẹ đã mua cho em một chiếc cặp
sách. Nó có hình chữ nhật, được làm bằng da. Chiều dài là ba mươi xăng-ti-mét.
Chiều rộng là hai mươi lăm xăng-ti-mét. Bên trong gồm có hai ngăn lớn, một ngăn
nhỏ. Mặt trước của cặp có in hình công chúa Elsa. Khóa cặp được làm bằng nhựa,
có thể đóng vào hoặc mở ra. Đằng sau cặp có hai chiếc quai đeo rất êm và chắc
chắn. Chiếc cặp thật đẹp. Em sẽ dùng cặp để đựng sách vở, đồ dùng học tập. Em sẽ
giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm? D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Khi Cáo xuất hiện, Gà con đã làm gì?
A. Vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn
Câu 3. Vịt con làm gì để thoát thân
B. Vịt con giả vờ chết
Câu 4. Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt con đã làm gì?
B. Không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ
Câu 5. Bạn bè nên giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không nên bỏ mặc bạn bè khi gặp nguy hiểm, khó khăn.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1 - b 2 - a 3 - c 4 - d
Bài 2. Tìm sự vật được so sánh trong các câu dưới đây: a. Ông mặt trời b. Những đám mây c. bầu trời
d. Hai bàn tay của Phương
Bài 3. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống:
Tôi xoè hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây Ðứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp
kẻ yếu Ðời này không phải như thế. Tôi dắt Nhà Trò đi
Một quãng, tới chỗ mai phục của bọn Nhện.
Bọn nhện đã công phu chăng bên đường nọ sang bên kia, chằng chịt biết bao nhiêu
tơ nhện, trùng trùng điệp điệp, một chú Muỗi Mắt nhỏ nhất loài muỗi cũng không
chui lọt. Lại thêm sừng sững giữa lối đi một anh Nhện canh gác.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Học sinh tự viết
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý: •
Giới thiệu chung về người bạn: tên, tuổi •
Đôi nét về ngoại hình: khuôn mặt, mái tóc… •
Sở thích của bạn: Vẽ tranh, đọc sách… •
Ước mơ của bạn: Bác sĩ, Nhà khoa học… •
Tình cảm dành cho bạn: yêu mến, trân trọng…