Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 3
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 3 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3 Tuần 3 - CTST Đề 1
I. Luyện đọc diễn cảm
“Tranh vẽ chú thỏ Áo trắng như bông Cầm chùm hoa đỏ Đứng bên bờ sông Tranh vẽ chim non
Tập chuyền, tập hót Véo von véo von
Trên cành bưởi ngọt Tranh vẽ cô Tấm Gọi bống ăn cơm
Cháu nhìn cháu ngắm
Tranh vẽ cánh đồng Có mẹ cấy lúa Có ánh nắng hồng Và bức tranh thật Là cô giáo hiền Luôn bên chúng cháu
Tên là: “Lớp em”.”
(Những bức tranh trong lớp em, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những bức tranh vẽ gì? A. chú thỏ, chin nom
B. chú thỏ, chim non, cô Tấm
C. chú thỏ, chim non, cô Tấm, cánh đồng
Câu 2. Tranh vẽ cánh đồng có ai? A. mẹ B. bác nông dân C. cô lao công
Câu 3. Bức tranh thật là gì? A. cô giáo hiền B. học sinh C. ngôi trường III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: học tập, vui chơi Câu 2. Tìm các từ:
a. Chỉ người thân trong gia đình (Ví dụ: ông, bà…)
b. Chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: bác sĩ, công nhân…) Câu 3. Viết câu:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô…
Câu 4. Viết thông báo cho các bạn học sinh lớp Ba trường em về lễ ra mắt của Câu
lạc bộ Cây cọ nhí dựa vào gợi ý. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những bức tranh vẽ gì?
C. chú thỏ, chim non, cô Tấm, cánh đồng
Câu 2. Tranh vẽ cánh đồng có ai? A. mẹ
Câu 3. Bức tranh thật là gì? A. cô giáo hiền III. Luyện tập Câu 1.
Chúng em đều chăm chỉ học tập.
Các thành viên trong lớp cùng vui chơi. Câu 2.
a. Chỉ người thân trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, con, cháu...
b. Chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, y tá, công nhân, diễn viên, ca sĩ, biên tập viên, nhà báo,
họa sĩ, kĩ sư, luật sư, thẩm phán, công an, bộ đội, doanh nhân, nông dân…
Câu 3. Học sinh tự viết, chú ý về cách trình bày và lỗi chính tả. Câu 4. Gợi ý: THÔNG BÁO
Buổi ra mắt Câu lạc bộ Cây cọ nhí
Vừa qua, Câu lạc bộ Cây cọ nhí đã được thành lập. Chính vì vậy, chúng tôi xin
thông báo tới toàn thể các bạn học sinh lớp Ba của Trường Tiểu học Ban Mai đến
dự buổi lễ ra mắt của câu lạc bộ.
Thời gian: 9 giờ, ngày… tháng… năm…
Địa điểm: Sân vận động trường Tiểu học Ánh Dương.
Dress code: Trắng, xanh lá cây
Hy vọng các bạn sẽ đến tham dự đầy đủ và đúng giờ. Chủ nhiệm câu lạc bộ Hải Nguyễn Quang Hải Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
1. Gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác-boa
không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và
những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố,
với những chiếc cầu trắng phau.
2. Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái
tóc ngả màu xám. Thầy hỏi: - Con tên là gì?
- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Cậu bé lễ phép.
- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
- Thưa thầy, con thích đi học ạ! Thầy giáo gật gù: - Thế thì được!
Thầy bằng lòng nhận cậu vào trường.
3. Đường từ nhà đến trường không xa lắm, có những chặng nghỉ và những trò chơi
thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bị quyết liệt. Cái
bãi gần đường vào thị trấn là nơi đã diễn ra những “pha” bóng chớp nhoáng, đầy
hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, chính là nơi Lu-i thường rủ Véc-xen,
người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá.
4. Còn việc học của cậu thì khỏi phải nói. Gia đình và thầy giáo đều rất hài lòng.
Thầy giáo khen ngợi cậu chăm chỉ và đạt kết quả học tập tốt. (Cậu học sinh mới)
Đọc văn bản trên và chọn đáp án đúng trả lời cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Vì sao gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa?
A. Để Lu-i có thể tiếp tục đi học
B. Gia đình ông Giô-dép gặp nhiều khó khăn
C. Ông Giô-dép muốn tìm công việc khác.
Câu 2. Ác-boa là một nơi như thế nào?
A. Không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con
B. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hoà lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Thầy Rơ-nê đã hỏi Lu-i những gì?
A. Hỏi tên tuổi, quê quán của Lu-i
B. Hỏi tên của Lu-i và hỏi cậu thích đi học hay thích chơi
C. Hỏi thành tích học tập của Lu-i
Câu 4. Qua văn bản, em nhận thấy Lu-i có tích cách như thế nào? A. Lễ phép, ngoan ngoãn B. Chăm chỉ, ham học C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Viết chính tả:
Nhớ lại buổi đầu đi học (Trích)
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những
kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong
sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Câu 2. Gạch chân dưới phần trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Trong khu vườn, mấy khóm hoa hồng đã bắt đầu ra nụ.
b. Các bạn học sinh đang chơi nhảy dây trên sân trường.
c. Ở thành phố, xe cộ đi lại tấp nập trên đường.
d. Tôi sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội.
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
[…] được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng 7, thường kéo dài năm, sáu ngày.
Trai tráng từ khắp nơi trên […] Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy,
bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật... Những người […] được tấu nhạc
[…] và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho […] , chiến thắng.
Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc […] đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a
trở nên đông đúc, […] , náo nhiệt vì sự có mặt của người […]. (Ngọn lửa Ô-lim-pích)
(chúc mừng, vinh quang, tứ xứ, Đại hội, xung đột, tưng bừng, đất nước, đoạt giải, vinh quang, tứ xứ)
Câu 4. Viết thông báo cho các bạn học sinh lớp Ba trường em về lễ ra mắt của Câu
lạc bộ Cây cọ nhí dựa vào gợi ý. Đáp án
I. Luyện đọc diễn cảm
Câu 1. Vì sao gia đình ông Giô-dép chuyển về Ác-boa?
A. Để Lu-i có thể tiếp tục đi học
Câu 2. Ác-boa là một nơi như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Thầy Rơ-nê đã hỏi Lu-i những gì?
B. Hỏi tên của Lu-i và hỏi cậu thích đi học hay thích chơi
Câu 4. Qua văn bản, em nhận thấy Lu-i có tích cách như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Học sinh tự viết.
Câu 2. Gạch chân dưới phần trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Trong khu vườn, mấy khóm hoa hồng đã bắt đầu ra nụ.
b. Các bạn học sinh đang chơi nhảy dây trên sân trường.
c. Ở thành phố, xe cộ đi lại tấp nập trên đường.
d. Tôi sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội.
Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:
[Đại hội] được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng 7, thường kéo dài năm, sáu
ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên [đất nước] Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi
chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật... Những người [đoạt
giải] được tấu nhạc [chúc mừng] và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng
trưng cho [vinh quang] , chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc [xung đột]
đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, [tưng bừng] , náo
nhiệt vì sự có mặt của người [tứ xứ]. (Ngọn lửa Ô-lim-pích)
(chúc mừng, vinh quang, tứ xứ, Đại hội, xung đột, tưng bừng, đất nước, đoạt giải, vinh quang, tứ xứ) Câu 4. Gợi ý: THÔNG BÁO
Lễ ra mắt Câu lạc bộ Cây cọ nhí
Câu lạc bộ Cây cọ nhí thông báo tới toàn thể các bạn học sinh lớp Ba của Trường
Tiểu học Ánh Dương về buổi lễ ra mắt của Câu lạc bộ.
Thời gian: 8 giờ, ngày… tháng… năm…
Địa điểm: Sân trường Tiểu học Ánh Dương
Rất mong sự tham gia đầy đủ và đúng giờ của các bạn. Chủ nhiệm câu lạc bộ Phương Nguyễn Thảo Phương
Document Outline
- Đề 1
- Đáp án
- Đề 2
- Đáp án