Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 33
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 33 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức.Tài liệu được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 3 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 33
Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 33
I. Luyện đọc diễn cảm Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu ... Em quay đầu đỏ Em vẽ nhà ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi Em tô đỏ thắm.
(Vẽ quê hương, Định Hải)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ màu sắc trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Hình ảnh quê hương hiện lên như thế nào?
Câu 3. Cảm nhận của em về bài thơ? III. Luyện tập
Câu 1. Điền l hoặc n? a. quả …ê b. … ước sôi c. lo …ắng 1 d. núi …on e. …ung …inh
Câu 2. Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với các từ sau: a. chăm chỉ b. hiền lành c. tốt bụng d. xinh đẹp
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:
“Ngày xưa [ ] có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi
trơ, chim muông khát khô cả họng [ ]
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện trời. Dọc đường, gặp Cua [ ] Gấu [ ]
Cọp [ ] Ong [ ] Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo [ ]
- Anh Cua bò vào chum nước này [ ] cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo,
anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên.
Câu 4. Đặt câu với các từ: nóng, lạnh, cao, thấp.
Câu 5. Thuật lại một việc làm của bạn em góp phần bảo vệ môi trường.
Đáp án Bài tập cuối tuần lớp 3 Tiếng Việt Tuần 33
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các từ ngữ chỉ màu sắc trong đoạn thơ trên: xanh, xanh mát, xanh ngắt,
đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
Câu 2. Hình ảnh quê hương hiện lên như thế nào?
Quê hương hiện lên tươi đẹp, nhiều màu sắc và tràn đầy sức sống.
Câu 3. Bài thơ giàu hình ảnh, gợi cho em cảm nhận về một quê hương tươi đẹp. 2 III. Luyện tập
Câu 1. Điền l hoặc n? a. quả lê b. nước sôi c. lo lắng d. núi non e. lung linh
Câu 2. Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với các từ sau:
a. chăm chỉ: lười biếng b. hiền lành: hung dữ c. tốt bụng: độc ác d. xinh đẹp: xấu xí
Câu 3. Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau:
“Ngày xưa [,] có một năm trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi
trơ, chim muông khát khô cả họng [.]
Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện trời. Dọc đường, gặp Cua [,] Gấu [,]
Cọp [,] Ong [,] Cáo. Tất cả đều xin đi theo.
Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo [:]
- Anh Cua bò vào chum nước này [,] cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo,
anh Gấu, anh Cọp thì nấp hai bên. Câu 4.
⚫ Hôm nay, thời tiết thật nóng!
⚫ Đêm qua, trời đã trở lạnh.
⚫ Bạn Hùng cao nhất lớp. 3
⚫ Chiếc ghế này khá thấp với em.
Câu 5. Thuật lại một việc làm của bạn em góp phần bảo vệ môi trường.
- Mẫu 1: Sáng chủ nhật, em và bạn Hường ra công viên chơi. Chúng em đang
chơi đùa rất vui vẻ. Bỗng nhiên, chúng em thấy một bạn nhỏ vứt chai nước vừa
uống vào vườn hoa. Hường liền chạy đến nói với bạn nhỏ rằng nếu vứt rác ra
nơi công cộng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Sau đó, Hường còn giải thích về
những tác hại của rác thải nhựa. Bạn nhỏ nghe xong đã hiểu ra và nhặt chai
nước bỏ vào thùng rác. Em thấy vui vẻ và cảm phục Hường lắm. Bạn đã làm
được một việc tốt bảo vệ môi trường.
- Mẫu 2: Chiều chủ nhật tuần này, em được bố mẹ đưa đi công viên chơi. Ở đây
có nhiều cây cối nên rất mát mẻ. Đặc biệt, bên trong công viên còn có một hồ
nước. Bỗng nhiên, em thấy một nhóm thanh niên tình nguyện đang nhặt rác
quanh hồ. Em còn phát hiện ra cô bạn thân là Hà cũng trong nhóm tình nguyện.
Em liền chạy lại trò chuyện với Hà. Thì ra, cuối tuần nào, Hà cũng tham gia
công việc tình nguyện này. Thật cảm phục và ngưỡng mộ bạn! Vì vậy, đã xin
phép bố mẹ gia nhập nhóm tình nguyện cùng với Hà. Chúng em đã cùng nhau
dọn sạch rác xung quanh hồ. Em cảm thấy công việc này thật ý nghĩa. 4